Tìm hiểu chung về văn tự sự luyện tập

Sách giải văn 6 bài tìm hiểu chung về văn tự sự (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 6, sách giải ngữ văn lớp 6 bài tìm hiểu chung về văn tự sự sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 6 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 6, giải bài tập sgk văn 6 đạt được điểm tốt:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Soạn Văn Lớp 6
  • Soạn Văn Lớp 6 (Ngắn Gọn)
  • Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6
  • Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
  • Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6

I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự.

Câu 1 (trang 27 Ngữ Văn 6 Tập 1):

a) Trường hợp như thế người nghe muốn biết thông tin:

– Nội dung câu truyện cổ tích nào đó.

– Thông tin (hình dáng, tính tình, sở thích, thành tích học tập) của Lan.

– Lý do An thôi học.

– Một câu chuyện hay

→ Người kể phải dùng phương thức kể để cung cấp thông mà người nghe muốn biết.

b) – Trong trường hợp trên người được hỏi phải kể những việc tốt của Lan như trong học tập, lao động, giúp đỡ bạn bè. Người được hỏi phải kể như vậy vì những thông tin đó mới chứng tỏ được Lan là một người tốt và cung cấp đủ thông tin cho người hỏi.

– Nếu người kể, kể một câu chuyện không liên quan đến việc thôi học của An thì đó không được coi là một câu chuyện ý nghĩa vì nó không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

Câu 2 (trang 28 Ngữ Văn 6 Tập 1):

– Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự vì nó cũng cấp cho bạn đọc những thông tin sau:

     + Truyện kể về Gióng.

     + Ở thời Hùng Vương thứ 6

     + Gióng đi đánh giặc Ân.

     + Gióng đánh tan giặc Ân, cởi áo giáp sắt, bay về trời.

→ Ý nghĩa: ca ngợi lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của Gióng.

– Truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng vì câu chuyện kể về quá trình ra đời → trưởng thành → lập chiến công → thành Thánh của vị anh hùng giữ nước đầu tiên của dân tộc ta.

– Thứ tự các sự việc theo trình tự của câu truyện:

     + Việc Gióng ra đời

     + Gióng biết nói và nhận lời sứ giả

     + Gióng lớn nhanh, cưỡi ngựa đi đánh giặc

     + Giặc tan, Gióng bay về trời

     + Vua lập đền thờ và phong danh hiệu Phù Đổng Thiên Vương.

⇒ Phương thức tự sự (đặc điểm của phương thức tự sự) :

     + Trình bày chuỗi các sự việc, sự kiện này → sự vật sự kiện kia → kết quả ⇒ thể hiện một ý nghĩa.

     + Giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề ⇒bày tỏ thái độ khen chê.

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 28 Ngữ Văn 6 Tập 1):

– Truyện Ông già và thần chết sử dụng phương thức tự sự. Phương thức tự sự được thể hiện thông qua các lời thoại

– Ý nghĩa:Câu chuyện thể hiện sự thông minh, nhanh trí của con người.

Bài 2 (trang 28 Ngữ Văn 6 Tập 1):

– Bài thơ Sa bẫy của tác giả Nguyễn Hoàng Sơn được thể hiện theo phương thức tự sự: vì: Nội dung bài thơ như một câu chuyện, trình tự, có diễn biến và kết thúc bất ngờ.

– Có thể kể câu chuyện như sau: Bé mây rủ mèo đánh bẫy chuột nhắt bằng cá nướng rất thơm. Cả hai đều sung sướng khi nghĩ đến cảnh chuột sập bẫy nhưng không may bẫy sập, chuột chưa đến mèo đã bị sa bẫy.

Bài 3 (trang 28 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Cả 2 văn bản đều là văn bản tự sự. Vì cả hai văn bản đều dùng để trình bày nội dung sự việc. Tự sự ở đây có vai trò thuật lại sự việc.

Bài 4 (trang 29 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Có một vị thần nòi Rồng ở dưới nước kết duyên với một vị thần thuộc dòng tiên ở trên núi. Hai người kết duyên với nhau để ra bọc tram trứng,tram trứng nở ra trăm con người. 50 mươi người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên non. Người con trưởng theo mẹ lên non được tôn làm vua lấy hiệu là Vua Hùng lập ra nước Văn Lang.Đó là nguồn gốc của người Việt ta bây giờ.

Soạn bài "Tìm hiểu chung về văn tự sự" sách văn học lớp 6 tập 1. Giải các câu hỏi trong sách giáo khoa bài học văn tự sự lớp 6.

Tìm hiểu chung về văn tự sự luyện tập

Tìm hiểu chung về văn tự sự luyện tập

Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự

Câu 1: Trang 27 - sgk ngữ văn 6 tập 1

Trong đời sống hằng ngày ta thường nghe những yêu cầu và câu hỏi như sau:

  • Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi !
  • Cậu kể cho mình nghe, Lan là người như thế nào.
  • Bạn An gặp chuyện gì mà lại đòi thôi học nhỉ?
  • Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe chuyện này hay lắm.

a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?

b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có được coi là một câu chuyện có ý nghĩa được không? Vì sao?

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Trả lời câu hỏi:

a) Khi chúng ta gặp những trường hợp như trên, người nghe muốn biết thông tin về một sự việc, một câu chuyện thì người kể phải kể, thông báo và giải thích cho người nghe hiểu và giải đáp được thắc mắc của họ.

b) Nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể ra những việc làm tốt, những suy nghĩ và tâm tư tình cảm mà bạn Lan đã thể hiện như:

  • Giúp đỡ bạn bè trong học tập.
  • Sẵn sàng chia sẻ khó khăn với những người có hoàn cảnh éo le, hay lui tới thăm hỏi những cụ già neo đơn ở gần nhà.
  • Là một người bạn thân thiện, luôn động viên các bạn cùng lớp phấn đấu trong học tập.

Chúng ta phải kể chi tiết từng việc thì người nghe mới hiểu được một cách tường tận về tính cách và con người của bạn Lan, và sau khi nghe người kể kể về Lan thì họ mới thỏa mãn được cái mục đích ban đầu của người hỏi.

Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì nó không được coi là một câu chuyện có ý nghĩa. Vì nó không giúp người nghe giải đáp được thắc mắc ban đầu, nó không làm thỏa mãn mục đích của người hỏi.

Câu 2: Trang 27- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Truyện Thánh Gióng mà em đã học là văn bản tự sự. Văn bản tự này cho ta biết những điều gì? (Truyện kể về ai, ở thời nào, làm việc gì, diễn biến của sự việc, kết quả ra sao, ý nghĩa của sự việc như thế nào? ) Vì sao có thể nói truyện Thánh Gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng Gióng?

Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện. Truyện bắt đầu từ đâu, diễn biến như thế nào, kết thúc ra sao? Từ thứ tự các sự việc đó, em hãy suy ra đặc điểm của phương thức ( cách thức) tự sự.

Trả lời câu hỏi:

Sau khi đã học truyện Thánh Gióng chúng biết đây là một văn bản tự sự. Truyện kể về Thánh Gióng ở thời Hùng Vương thứ mười sáu. Là một cậu bé lên ba mà vẫn không biết làm gì, đặt đâu nằm đó. Cho đến khi nhà vua tìm người đánh giặc thì cậu mới nói và cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt và cầm roi sắt để đi đánh giặc. Không còn roi sắt thì cậu nhổ bụi tre bên đường đánh tan quân thù, sau đó Gióng cùng ngựa sắt từ từ bay lên trời.

Câu chuyện mang ý nghĩa to lớn nêu cao tinh thần dũng cảm đấu tranh để cho đất nước được hòa bình độc lập.

Truyện Thánh Gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng Gióng vì cậu đã đứng lên đấu tranh mang lại hạnh phúc cho nhân dân, là chiến công của một trong những vị anh hùng của dân tộc.

Chúng ta có thể liệt kê các sự việc theo một trình tự sau:

  1. Thánh Gióng ra đời một cách kì lạ.
  2. Gióng biết nói và xin đi đánh giặc ngay sau đó.
  3. Gióng lớn nhanh như thổi và cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc.
  4. Đánh tan quân giặc, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời.
  5. Nhà vua lập đền thờ và phong danh hiệu cho Gióng.
  6. Những dấu tích còn lại mà Gióng đã đi qua.

Qua cách sắp xếp trên thì chúng ta có suy ra được sự việc mở đầu, sự việc diễn biến và sự việc kết thúc câu truyện. Từ đó rút ra được đặc điểm của phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến kết thúc và ý nghĩa.

Ghi nhớ

Tự sự ( kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.

II. Luyện tập

Bài 1: Trang 28- sgk ngữ văn lớp 6 tập1

Đọc mẫu truyện trong sgk ( trang 28) và trả lời câu hỏi: Trong truyện này, phương thức tự sự thể hiện như thế nào? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?

Trả lời:

Câu chuyện “ Ông già và thần chết”, được trình bày theo phương thức tự sự. Phương thức tự sự ấy được thể hiện như sau: Truyện được kể theo một trình tự thời gian nhất định nó đi từ sự kiện này đến sự kiện kia, các sự việc được nối tiếp nhau. Sau đó đi đến kết thúc câu chuyện. Câu chuyện được kể lại bởi ngôi kể thứ ba, trong truyện xuất hiện nhân vật ông lão và thần chết.

Qua câu chuyện trên chúng ta thấy được trí thông minh của con người, ca ngợi lòng dũng cảm và hi vọng sống một cuộc sống tươi đẹp.

Bài 2: Trang 29- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Bài thơ sau đây có phải tự sự không? Vì sao? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng.

Sa bẫy

Bé Mây rủ mèo con
Đánh bẫy bầy chuột nhắt
Mồi thơm: cá nướng ngon
Lửng lơ trong cạm sắt.
Lũ chuột tham hoá ngốc
Chẳng nhịn thèm được đâu!
Bé Mây cười tít mắt
Mèo gật gù, rung râu.
Đêm ấy Mây nằm ngủ
Mơ đầy lồng chuột sa
Cùng mèo con đem xử
Chúng khóc ròng, xin tha !
Sáng mai vùng xuống bếp:
Bẫy sập tự bao giờ
Chuột không, cá cũng hết
Giữa lồng mèo nằm… mơ !
(Nguyễn Hoàng Sơn, Dắt mùa thu qua phố )

Trả lời:

Bài thơ “Sa bẫy” chính là một bài thơ tự sự. Tuy là một bài thơ nhưng khi đọc bài thơ ấy chúng ta cũng hiểu được nội dung của câu chuyện đầy đủ nhân vật, diễn biến rõ ràng. Tất cả có mục đích là phê phán thói tham ăn của con mèo, chính vì thế mà đã tự mình sa vào bẫy.

Chúng ta có thể kể lại câu chuyện bằng miệng một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung như sau: Bé Mây rủ mèo cùng nướng cá và treo trong bẫy sắt để tóm gọn bọn chuột nhắt. Đêm ấy, bé Mây nằm mơ chuột bị bẫy vào trong chiếc lồng sắt, mơ thấy thế bé Mây thầm mừng. Sáng dậy, khi hí hửng đến coi lồng sắt thì bé Mây ngạc nhiên khi trong lồng không hề có một con chuột nào mà chính là chú mèo tham ăn lại bị sập bẫy.

Bài 3: Trang 29-30 - sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Hai văn bản “ Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba” và “ Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược” có nội dung tự sự không? Vì sao? Tự sự ở đây có vai trò gì?

Trả lời:

Cả hai văn bản ấy đều nội dung tự sự vì: Trong cả hai văn bản đều có nhân vật, các sự kiện được diễn ra theo trình tự và nội dung của nó được trình bày theo một chuỗi sự việc.

Vai trò của tự sự ở đây chính là giới thiệu và tường thuật lại một câu chuyện thời sự hay lịch sử. Nó làm cho người nghe thấy hấp dẫn hơn.

Bài 4: Trang 30- sgk ngữ văn lớp 6 tập 1

Em hãy kể câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là Con Rồng cháu Tiên?

Trả lời:

Người Việt chúng ta luôn luôn tự hào mình là con Rồng cháu Tiên bởi vì: Tổ tiên của chúng ta là Lạc Long Quân là một vị thần thuộc nòi rồng, kết duyên cùng với Âu Cơ là một vị thần dòng dõi nhà tiên. Sau khi kết hôn thì Âu Cơ sinh ra được một bọc trăm trứng và nở ra được một trăm người con. Khi chia tay nhau thì những người con cũng được chia ra một nửa đi theo cha và một nửa đi theo mẹ để cai quản khắp các phương. Người con trưởng đi theo mẹ được lên làm vua tại vùng Phong Châu lấy hiệu là Hùng Vương và truyền ngôi từ đời này sang đời sau. Để thể hiện lòng biết ơn và tự hào về nòi giống của mình nên người Việt đã xưng mình là con Rồng cháu Tiên.

Bài 5: Trang 30- sgk ngữ văn lớp 6 tập1

Trong cuộc họp lớp đầu năm Giang đề nghị bầu Minh làm lớp trưởng, vì bạn Minh đã chăm học, học giỏi, lại thường giúp đỡ bạn bè. Theo em, Giang có nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn cùng lớp hay không?

Trả lời:

Bạn Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn cùng lớp, từ đó các bạn trong lớp có thể hiểu hơn về Minh là một người có học lực tốt và hay giúp đỡ bạn bè, như vậy sẽ tạo niềm tin cho các bạn trong lớp để các bạn bầu Minh làm lớp trưởng.

Vậy là chúng ta vừa Tìm hiểu chung về văn bản tự sự, qua bài viết này mình tin chắc các bạn đã hiểu văn tự sự là gì và nó sẽ bổ trợ cho các bạn khi thực hiện viết các bài tập làm văn.