Trong quá trình quang hợp, ôxi được tạo ra ở pha nào viết phương trình

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

Câu hỏi: Quang hợp là gì? Phương trình quang hợp

Lời giải:

- Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng oxi từ khí cacbonic và nước:

-Phương trình:

6CO2+ 12H2O --> C6H12O6+ 6O2+ 6 H2O

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Quang hợp nhé

I. Khái niệm

- Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ

- Phương trình tổng quát:

II. Các pha của quá trình quang hợp

Quá trình quang hợp được chia làm 2 pha: pha sáng và pha tối

1. Pha sáng

– Diễn ra ở màng tilacôit (hạt grana trong lục lạp) cần ánh sáng.

– NLAS được các sắc tố quang hợp hấp thu qua chuỗi truyền êlectron quang hợp để tổng hợp ATP, NADPH đồng thời giải phóng O2(có nguồn gốc từ nước).

NLAS + H2O + NADP++ ADP + Pi→NADPH + ATP + O2

2. Pha tối

– Diễn ra tại chất nền của lục lạp (strôma) và không cần ánh sáng.

– Sử dụng ATP và NADPH của pha sáng để khử CO2(cố định) thành cacbohyđrat.

–Có một số con đường cố định CO2: C3, C4, CAM. Trong đó, con đường C3là con đường phổ biến nhất (chu trình Canvin).

Phân biệt Pha sáng – pha tối

Pha sáng

Pha tối

Nơi diễn raMàng tilacoitChất nền của lục lạp
Nguyên liệuH2O; ADP; NADP+CO2; NADPH
Diễn biến

Gồm 2 giai đoạn:

+ Hấp thụ ánh sáng

+ Tạo ATP và NADPH

Xảy ra theo chu trình C3ở thực vật.
Sản phẩmO2; NADPH; ATP(CH2O); ADP; NADP+

Phân biệt hô hấp và quang hợp

Hôhấp

Quang hợp

Phương trình tổng quátC6H12O6+6O2→ 6CO2+ 6H2O+ Q (ATP+to)6CO2+6H2O→C6H12O6+ 6O2
Nơi thực hiệnTế bào chấtvà ty thểLục lạp
Năng lượngGiải phóngTích luỹ
Sắc tốKhông có sắc tố tham giaCó sự tham gia của sắc tố
Đặc điểm khácXảy ra ở mọi tế bào sống và suốt ngày đêm.Xảy ra ở tế bào quang hợp(lục lạp) khi đủ AS.

III. Bài tập về quang hợp trong SGK

Bài 1 (trang 70 sgk Sinh học 10):Quang hợp được thực hiện ở những nhóm sinh vật nào?

Lời giải:

Quang hợp được thực hiện ở nhóm: thực vật, tảo và một số vi khuẩn

Bài 2 (trang 70 sgk Sinh học 10):Quang hợp thường được chia thành mấy pha là những pha nào?

Lời giải:

Quang hợp thường được chia thành hai pha: pha sáng và pha tối.

+ Pha sáng (giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng):

- Điều kiện: có ánh sáng

- Năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành dạng năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH .

+ Pha tối (quá trình cố định CO2):

- Diễn ra trong chất nền của lục lạp

- CO2bị khử thành cacbôhiđrat sử dụng năng lượng ATP và NADPH

Bài 3 (trang 70 sgk Sinh học 10):Những phân tử nào chịu trách nhiệm hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang hợp?

Lời giải:

Trong quang hợp, các phân tử hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quá trình quanh hợp là các sắc tố quang hợp: clorophyl (chất diệp lục), carotenoit (sắc tố vàng, da cam, tím đỏ), phicobilin.

Bài 4 (trang 70 sgk Sinh học 10):Oxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp?

Lời giải:

Trong quá trình quang hợp, oxi được sinh ra trong pha sáng, từ quá trình quang phân li nước. Quá trình quang phân li nước diễn ra nhờ vai trò xúc tác của phức hệ giải phóng oxi.

Bài 5 (trang 70 sgk Sinh học 10):Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu và tạo ra sản phẩm gì để cung cấp cho pha tối?

Lời giải:

Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở màng talacoit của lục lạp. Pha sáng tạo ra ATP và NADPH để cung cấp cho pha tối.

Bài 6 (trang 70 sgk Sinh học 10):Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu? Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3là gì? Tại sao người ta lại gọi con đường C3là chu trình?

Lời giải:

+ Pha tối của quang hợp diễn ra trong chất nền của lục lạp.

+ Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3là một hợp chất có ba cacbon (do đó chu trình này có tên là chu trình C3).

+ Người ta gọi con đường C3là chu trình vì ở con đường này, chất kết hợp với CO2đầu tiên là RiDP (một phân tử hữu cơ có 5C) lại được tái tạo trong giai đoạn sau để con đường tiếp tục quay vòng.

Giải bài tập trang 70 SGK Sinh học lớp 10: Quang hợp

Giải bài tập trang 70 SGK Sinh học lớp 10: Quang hợp tóm tắt kiến thức cơ bản, đồng thời hướng dẫn giải các bài tập trong sách giáo khoa giúp các em học sinh dễ dàng hiểu được bài giảng và nhanh chóng nắm bắt các nội dung chính của bài học.

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 70 SGK Sinh 10: Quang hợp

A. Tóm tắt lý thuyết: Quang hợp

Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. Trong sinh giới, chỉ có thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp.

Quang hợp ở vi khuẩn có những điểm khác biệt nhỏ so với quang hợp ở thực vật và tảo. Bài này chủ yếu đề cập tới quá trình quang hợp ở mức độ tế bào của phần lớn các cơ thể quang hợp là thực vật và tảo.

Phương trình tổng quát của quang hợp như sau:

CO2 + H2O + Năng lượng ánh sáng → (CH2O) + O2

Trong quá trình quang hợp, ôxi được tạo ra ở pha nào viết phương trình

Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành dạng năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH. Vì vậy, pha này còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng.

Quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng thực hiện được nhờ hoạt động của các phân tử sắc tố quang hợp.

Trong pha tối, CO2 sẽ bị khử thành cacbohiđrat. Quá trình này còn được gọi là quá trình cố định CO2 vì nhờ quá trình này các phân tử CO2 tự do được “cố định” lại trong các phân tử cacbohiđrat.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 70 Sinh học lớp 10: Quang hợp

Bài 1: (trang 70 SGK Sinh 10)

Quang hợp được thực hiện ở những nhóm sinh vật nào?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. Trong sinh giới, những nhóm thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp. Quang hợp ở vi khuẩn có những điểm khác biệt so với quang hợp ở thực vật tảo nhưng sự sai khác đó là không nhiều.

Bài 2: (trang 70 SGK Sinh 10)

Quang hợp thường được chia thành mấy pha? Là những pha nào?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Quang hợp thường được chia thành hai pha: pha sáng và pha tối. Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành dạng năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH. Vì vậy, pha này còn được gọi là giai đoạn chuyển đổi năng lượng ánh sáng.

Pha tối của quang hợp diễn ra trong chất nền của lục lạp. Trong pha tối, CO2 sẽ bị khử thành cacbohiđrat. Quá trình này còn được gọi là quá trình cố định CO2 (có nghĩa là nhờ quá trình này, các phân tử CO2 tự do được “cố định” lại trong các phân tử cacbohiđrat.

Bài 3: (trang 70 SGK Sinh 10)

Những phân tử nào chịu trách nhiệm hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang hợp?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Trong quang hợp, các phân tử hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quá trình quang hợp là các sắc tố quang hợp: clorophyl (chất diệp lục), carôterôit (sắc tố vàng, da cam, tím đỏ), phicôbilin.

Bài 4: (trang 70 SGK Sinh 10)

Oxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Trong quá trình quang hợp, ôxi được sinh ra trong pha sáng, từ quá trình quang phân li nước. Quá trình quang phân li nước diễn ra nhờ vai trò xúc tác của phức hệ giải phóng ôxi.

Bài 5: (trang 70 SGK Sinh 10)

Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu và tạo ra sản phẩm gì để cung cấp cho pha tối?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 5:

Ở thực vật, pha sáng diễn ra khi có ánh sáng được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP và NADPH để cung cấp cho pha tối.

Bài 6: (trang 70 SGK Sinh 10)

Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu? Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là gì? Tại sao người ta lại gọi con đường C3 là chu trình?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 6:

Pha tối của quang hợp diễn ra trong chất nền của lục lạp. Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là một hợp chất có ba cabon (do đó chu trình này có tên là chu trình C3). Người ta gọi đây là chu trình vì trong con đường này, chất kết hợp với CO2 đầu tiên là RuBP lại được tái tạo trong giai đoạn sau để con đường tiếp tục quay vòng.