Trứng gà trống có tốt không

Theo bà V.T.N, vào sáng 24 tháng chạp (tức 29-1), đang cho gà ăn như thường lệ thì bà thấy con gà trống bay ra khỏi chuồng, kiểm tra ổ bà phát hiện một quả trứng nhỏ hơn nhiều so với những quả trứng mà đàn gà mái nhà bà vẫn thường đẻ. Quả trứng này nhìn bề ngoài như những quả trứng gà bình thường khác nhưng lại nhỏ hơn.    

Trứng gà trống có tốt không

Hai quả trứng do con gà trống nhà bà V.T.N đẻ vào dịp gần Tết

Hôm sau, bà N. tiếp tục phát hiện con gà trống nằm lì trong ổ. Khi con gà trống vừa ra khỏi ổ thì bà N. phát hiện thêm một quả trứng tương tự. Chính vì thế, bà N. khẳng định chính con gà trống là chủ nhân của hai quả trứng gà kia.

Theo bà N., con gà trống đẻ trứng nặng khoảng 4,5 kg là gà trống đầu đàn mà bà đã nuôi nhiều năm. "Mấy chục năm nuôi gà, đây là lần đầu tiên tôi thấy gà trống đẻ trứng. Thấy mọi người nói gà trống đẻ trứng sẽ mang lại may mắn nên tôi cất hai quả trứng vào tủ lạnh chứ không ăn" – bà V.T.N nói.

Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao, trong trứng có đủ chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các men và hoocmon.

Tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng tương quan với nhau rất thích hợp, cân đối. Thành phần của trứng có lòng đỏ và lòng trắng. Lòng đỏ là thành phần quan trọng nhất của trứng trong đó tập trung phần chủ yếu của các chất dinh dưỡng. Lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng.

Chất đạm trong lòng đỏ trứng có thành phần các acid amin tốt nhất, hoàn thiện nhất. Lòng trắng chiếm phần lớn là nước, có 10,3% chất đạm, béo và chất khoáng rất thấp. Chất đạm của lòng đỏ trứng chủ yếu thuộc loại đơn giản và nằm ở trạng thái hoà tan, chất đạm của lòng trắng chủ yếu là Albumin và cũng có thành phần các axit amin tương đối toàn diện. Chất đạm của trứng là nguồn rất tốt các acid amin cần thiết có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, đặc biệt cần thiết cho sự phát triển cả về cân nặng và chiều cao của trẻ.

Thành phần của lòng trắng có ít chất dinh dưỡng hơn, trong 100 gam có 10,3 gam protein; canxi 19mg. Chất đạm của lòng trắng chủ yếu là Albumin và cũng có thành phần các acid amin tương đối toàn diện.

Trứng có nguồn chất béo rất quý đó là Lecithin. Lecithin thường có ít ở các thực phẩm khác, nó tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức đặc biệt là tổ chức não.

Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích luỹ cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách và bài xuất nó ra khỏi cơ thể. Trứng cũng chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng trứng cũng có tương quan thuận lợi giữa Lecithin và Cholesterol do vậy Lecithin sẽ phát huy vai trò điều hòa cholesterol ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.

Nếu trứng còn sống, khả năng hấp thu của dạ dày và tá tràng đối với những protein này rất kém. Do không được hấp thu tốt ở dạ dày và tá tràng, khi xuống ruột, trứng gà sống sẽ bị phân hủy ở đại tràng sản sinh ra nhiều chất độc có hại cho cơ thể.

Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn chứa một loại chống chất biotin (vitamin H), làm ngăn ngừa sự hấp thụ vitamin H. Vitamin H thuộc loại vitamin tan trong nước, có nhiều trong gan động vật, lòng đỏ trứng, men và các loại rau xanh, là yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein, hợp chất hydrocacbon, protein, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể.

Vì vậy ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhất thiết phải ăn trứng được luộc hoặc rán chín.

Mặt khác, trứng sống và chưa chế biến có thể chứa vi khuẩn salmonella có hại. Vi khuẩn này có thể được tìm thấy không chỉ trên vỏ trứng mà còn bên trong trứng. Ăn trứng bị nhiễm loại vi khuẩn này có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Người dễ bị ảnh hưởng từ nhiễm khuẩn salmonella bao gồm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành. Ở phụ nữ mang thai, salmonella có thể gây một số triệu chứng dẫn đến sinh non.

Bên cạnh đó, người trên 65 tuổi thường dễ gặp các trục trặc do các bệnh nhiễm khuẩn ở thực phẩm. Do đó, người lớn tuổi ăn trứng sống có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Đặc biệt, người bị suy giảm miễn dịch, có bệnh tiểu đường, HIV và u ác tính cũng không nên ăn trứng sống.

Trứng là một tế bào, chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, trong một trái trứng có chứa tới 220mg cholesterol và nhiều axit bão hòa. Các nhà khoa học đã cảnh báo, mỗi ngày cơ thể chúng ta không nên hấp thu quá 300mg cholesterol.

Vậy một tuần chúng ta ăn trứng gà mấy quả? Không nên ăn quá 2 lòng đỏ trứng mỗi ngày và không quá 3 lòng đỏ trứng mỗi tuần. Riêng lòng trắng trứng thì bạn có thể ăn thoải mái, không hạn chế vì lòng trắng trứng rất tốt cho sự phát triển của cơ bắp.

Những người bệnh tăng huyết áp, xơ hoá động mạch vành thì tốt nhất không nên ăn nhiều trứng gà đặc biệt là lòng đỏ trứng. Sau khi ăn trứng gà tốt nhất nên ăn những loại rau và hoa quả có chứa hàm lượng vitamin C phong phú để tăng sự hấp thu sắt, protein, canxi.

Theo các nhà dinh dưỡng học, nếu ăn trứng gà sống thì tỷ lệ hấp thu và tiêu hoá chỉ chiếm 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%, do đó tốt nhất là nên ăn trứng luộc, không những đảm bảo được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất... mà các vitamin bị mất đi ít.

Vậy nên, nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã khuyên rằng khi dùng trứng gia cầm để chế biến món ăn, nên sử dụng ít lòng đỏ và cố gắng tăng lượng lòng trắng trứng sẽ rất tốt cho sức khỏe.