Trước khi đi tiêm vaccine cần chuẩn bị gì

Vaccine giúp bảo vệ trẻ và phòng ngừa lây nhiễm

Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer đã được WHO chính thức cấp phép tiêm cho trẻ 5-11 tuổi. Vaccine của Pfizer cũng được Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) và Cơ quan Quản lý dược châu Âu (EMA) phê duyệt sử dụng. Đến nay có hơn 60 quốc gia đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi.

Ngày 1/3/2022, Bộ Y tế đã đánh giá vaccine Pfizer-BioNTech/Comirnaty COVID-19 là an toàn và đã phê duyệt tiêm chủng vaccine này nhằm ngăn ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến 11 tuổi theo quyết định số 457/QĐ-BYT.

Trước khi đi tiêm vaccine cần chuẩn bị gì
Trước khi đi tiêm vaccine cần chuẩn bị gì

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi, mang lại nhiều lợi ích để bảo vệ trẻ

Việc tiêm vaccine không những giúp bảo vệ trẻ mà còn giúp giảm đi sự lây nhiễm trong gia đình...

Ở trẻ lứa tuổi 5-11 khi mắc COVID-19 thường ít có triệu chứng và triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn. Tuy nhiên, các di chứng hậu COVID-19, trong đó có hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) gây ra tình trạng viêm khắp cơ thể trẻ, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng lớn của trẻ, khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Việc tiêm vaccine không những giúp bảo vệ trẻ mà còn giúp giảm đi sự lây nhiễm trong gia đình, nhất là gia đình có người thân thuộc nhóm nguy cơ cao. Đồng thời, tiêm vaccine cũng giúp trẻ có thể tự tin, thoải mái tham gia các hoạt động ngoài trời…

Ngoài ra, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi có tác dụng phụ thường nhẹ hoặc trung bình và hết trong vài ngày. Các tác dụng phụ nghiêm trọng (như phản ứng dị ứng nghiêm trọng và viêm cơ tim hay viêm màng ngoài tim…) là rất hiếm.

Lợi ích của tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi đã được đánh giá là lớn hơn nguy cơ. Do đó, khuyến cáo trẻ em từ 5 tuổi trở lên nên tiêm chủng. 

Việc tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi có tác dụng phụ thường nhẹ hoặc trung bình và hết trong vài ngày.

Tầm soát trước khi tiêm

Trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, nên chuẩn bị những câu trả lời để khám tầm soát trước tiêm:

- Trẻ có bị dị ứng không?

- Trẻ đã bị viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim?

- Trẻ bị sốt?

- Trẻ có bị rối loạn đông máu?

- Trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng một loại thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch hệ thống?

- Trẻ đã được tiêm vaccine khác?

- Trẻ đã từng ngất xỉu liên quan đến tiêm thuốc?

Cha mẹ cần cung cấp đầy đủ các thông tin nếu trẻ có một hoặc nhiều tình trạng sức khỏe trên. Điều này giúp bác sĩ có thông tin để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi tiêm phòng.

Trước khi tiêm, cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của tiêm vaccine COVID-19.

Cần chuẩn bị gì cho trẻ trước khi tiêm?

Trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi, cha mẹ nên:

- Giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của tiêm vaccine COVID-19.

- Nên cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ sớm trước ngày tiêm.

- Cho trẻ ăn nhẹ trước tiêm, không để trẻ bị đói khi đi tiêm.

- Có thể cho trẻ ăn hoa quả, uống đủ nước (sữa hoặc nước trái cây, nước dừa…).

- Có thể cho trẻ uống vitamin C trước tiêm.

- Cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng mát.

- Không cần trì hoãn lịch tiêm chủng các loại vaccine khác. Nên mang theo sổ tiêm chủng của trẻ.

- Không nên dừng các thuốc trị bệnh mà trẻ đang uống.

- Ghi nhớ các loại thuốc trẻ đang dùng.

- Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của điểm tiêm.

- Khai báo y tế trước khi đến điểm tiêm theo quy định.

- Đưa trẻ đến điểm tiêm chủng theo đúng lịch đã được đăng ký.

- Thực hiện nghiêm túc khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, luôn đeo khẩu trang, rửa tay sạch, giữ khoảng cách an toàn và thực hiện đầy đủ các quy định tại điểm tiêm./.

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức - Bộ môn Nhi- Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

Chị N.T.T (Mỹ Đình 2, Mỹ Đình, Hà Nội) có 4 con, trong đó có 3 cháu trong độ tuổi tiêm chủng vaccine Covid-19. Theo chị T, cả nhà chị đều mắc Covid-19 và điều trị tại nhà nay đã khỏi. 2 anh chị đã tiêm vaccine đủ 2 mũi trở lên, chị cũng đã đăng ký cho 3 con được tiêm chủng khi Hà Nội triển khai tiêm ngừa cho trẻ từ 5-11 tuổi. Thế nhưng chị vẫn cảm thấy phân vân, lo lắng không biết nên chuẩn bị gì cho các con trước và sau tiêm chủng để có thể hạn chế phần nào các phản ứng phụ, nếu có.

“Khi có lịch tiêm chủng cho trẻ từ 5-11 tuổi, tôi sẽ đưa con đi tiêm ngay. Thế nhưng trẻ con và người lớn sẽ có những cách chuẩn bị trước và sau tiêm khác nhau cũng như biểu hiện sau tiêm. Vì thế bản thân tôi mong muốn các con được chuẩn bị về mọi mặt trước khi tiêm chủng, hạn chế các phản ứng phụ sau tiêm”, chị T chia sẻ.

Trao đổi về vấn đề này, TS.BS Phạm Quang Thái – Trưởng văn phòng tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết: “Lần đầu đưa con em đi tiêm vaccine phòng Covid-19, cha mẹ hẳn sẽ có chút lo lắng. Điều quan trọng là cha mẹ, người chăm sóc cần cập nhật thông tin từ những nguồn đáng tin cậy như cơ quan y tế địa phương, Bộ Y tế, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, Tổ chức Y tế thế giới về vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em”.

Trước khi đi tiêm vaccine cần chuẩn bị gì
Trước khi đi tiêm vaccine cần chuẩn bị gì

TS.BS Phạm Quang Thái – Trưởng văn phòng tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

Cha mẹ cần chuẩn bị gì trước và sau khi con đi tiêm?

Theo TS.BS Phạm Quang Thái, khi đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng Covid-19, cha mẹ và người chăm sóc cần lưu ý: Tìm hiểu đầy đủ về tác dụng của tiêm vaccine phòng Covid-19 đối với trẻ; trước khi đưa trẻ đi tiêm, cần chuẩn bị tâm lý thật tích cực cho trẻ; cho trẻ ăn đủ no; ký giấy đồng ý cho trẻ tiêm vaccine phòng Covid-19; tại điểm tiêm chủng, cần thực hiện đúng các hướng dẫn của cán Bộ Y tế; ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm và thông báo ngay với cán bộ y tế khi trẻ có dấu hiệu bất thường.

“Để giúp trẻ thoải mái hơn khi đi tiêm chủng, các gia đình hãy trao đổi với trẻ trước khi đi tiêm chủng; cho trẻ ăn uống đầy đủ tránh để trẻ bị đói, khát trước khi tiêm; nhắc để trẻ hiểu và thực hiện đúng quy định 5K tại điểm tiêm để phòng tránh lây nhiễm SARS-CoV-2. Ngoài ra, tùy từng điểm tiêm chủng cha mẹ nên chuẩn bị cho trẻ đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu và mang theo sổ tiêm chủng của trẻ. Trẻ cũng không cần dừng các loại thuốc điều trị đang uống khi tiêm vaccine và cũng không cần trì hoãn lịch tiêm chủng các loại vaccine khác”, TS.BS Phạm Quang Thái cho biết.

Sau khi về nhà, để trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh như tập thể thao trong 3 ngày sau tiêm, cho trẻ uống nhiều nước, ăn đủ dinh dưỡng, tránh các loại thực phẩm chứa chất kích thích. Trẻ có thể sốt, sưng, đau tại vết tiêm… vì đây là những phản ứng thông thường sau khi tiêm vaccine. Tuy nhiên cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ cho trẻ.

Nếu trẻ sốt dưới 38 độ C cần cởi bớt quần áo cho trẻ thoáng mát, chườm/lau cơ thể cho trẻ bằng nước ấm. Nếu nhiệt độ trên 38 độ C cha mẹ cho trẻ dùng thuốc theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Ngoài ra, tại vị trí tiêm khi thấy bị sưng, đau, nổi cục, có các dấu hiệu bất thường cha mẹ cần tiếp tục theo dõi nếu thấy sưng to không được chườm hoặc đắp bất kỳ thứ gì vào mà cần đưa đi khám ngay tại các cơ sở y tế. Lưu ý theo dõi nếu trẻ có các dấu hiệu nặng, nguy hiểm sau tiêm, nếu có cần liên hệ ngay với cơ sở tiêm chủng để đưa trẻ đi khám kịp thời.

“Gia đình cũng đóng vai trò rất quan trọng khi theo dõi trẻ tại nhà sau tiêm. Các trẻ từ 5-11 tuổi đa phần hiếu động, chưa biết bày tỏ sự khó chịu, các bất thường của cơ thể. Trong khi đó, các phản ứng sau tiêm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, có thể vào ban đêm khi gia đình đã đi ngủ. Vì vậy, phụ huynh cần theo dõi thật sát, để ý, động viên trẻ sau tiêm”, TS.BS Phạm Quang Thái lưu ý.

Học sinh lớp 6, trường THCS Trần Quốc Toản (Quảng Ninh), là những học sinh ở độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi đầu tiên cả nước được vaccine Moderna phòng chống Covid-19.

Những lưu ý khi trẻ 5-11 tiêm vaccine Covid-19

Theo TS.BS Phạm Quang Thái, các phản ứng phụ có thể gặp ở trẻ gồm đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm... Các phản ứng này là một phần của đáp ứng miễn dịch nhưng có thể nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác. Do đó, khi cơ thể trẻ có bất thường không nhất thiết đúng theo bảng hướng dẫn, cha mẹ nên tham khảo ý kiến thầy thuốc và đưa con tới cơ sở y tế gần nhất.

Nếu trẻ đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển như sốt, nhiễm trùng, hóa trị ung thư, viêm đa cơ quan (MIS-C, thường biểu hiện bằng sốt, phát ban, mắt đỏ…)... nên hoãn tiêm cho đến khi khỏi bệnh. Trẻ mắc Covid-19 có triệu chứng vẫn cần thiết tiêm chủng để được bảo vệ tốt hơn tuy nhiên thời điểm tiêm cách thời gian mắc khoảng 3 tháng. Nếu trẻ có tiền sử dị ứng, rối loạn tri giác, có hội chứng tăng động, giảm chú ý... thì cần thận trọng khi tiêm. Trẻ có bệnh tim bẩm sinh, khám sàng lọc thấy tim phổi bất thường... nên được đưa đến tiêm chủng tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên./.