Trường tis có tốt không

Trường Quốc tế TIS (The International School) – Nguyễn Trọng Tuyển theo đuổi tầm nhìn trở thành giải pháp hiệu quả cho mối quan hệ của phụ huynh và học sinh, là môi trường phát triển vững chắc cho các em cả về học vấn, năng khiếu và tính cách, phẩm chất.

TIS có cơ sở vật chất khang trang với tòa nhà 6 tầng lầu xây dựng trên khuôn viên 720m2, diện tích sử dụng: 3690 m2. Trường có nhà ăn thoáng mát, hội trường với 300 chỗ ngồi, sân chơi bãi tập 442 m2. Trường được thiết kế theo mô hình quốc tế và áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ trong công việc giảng dạy nên hầu hết các phòng học đều có máy chiếu, máy vi tính, máy lạnh… Ngoài ra, nhà trường còn có thư viện sáng tạo cung cấp nhiều nguồn tài liệu sách phong phú như: sách giáo khoa, sách chương trình quốc tế, sách thiếu nhi, sách tham khảo… bằng cả hai thứ tiếng Anh – Việt; phòng nhạc ấn tượng được trang bị các loại nhạc cụ cần thiết như: đàn organ, trống, kèn, đàn guitar...

Chương trình học tại Trường Quốc tế TIS (The International School) – Nguyễn Trọng Tuyển là sự kết hợp giữa Chương trình Mầm Non của Bộ GD&ĐT cùng Chương trình Quốc Tế được thiết kế phù hợp với lứa tuổi, tính cách và cá tính của từng bé. Chương trình Quốc Tế được thiết lập 6 tiết mỗi tuần, trong đó có 3 tiết giảng dạy bởi giáo viên bản ngữ. Nhiều bài học được minh họa qua các bài hát, trò chơi, xem phim, nghe nhạc. Việc tạo môi trường tiếng Anh như đang sống và sinh hoạt ở nước ngoài giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên như học tiếng mẹ đẻ, biết phát âm và nghe chuẩn ngay từ câu đầu. Bên cạnh đó, ngoài nâng cao kiến thức văn hóa, xã hội thì những tài năng tiềm ẩn (Đàn, Vẽ, Thể Thao, Âm Nhạc, Nghệ thuật, Tin học…) trong trẻ cũng sẽ được phát hiện và đầu tư đúng hướng từ rất sớm.

Đội ngũ giáo viên, nhân viên có bằng cấp chuyên môn, yêu nghề, dày dặn kinh nghiệm, giàu tình thương, năng động, nhiệt tình. Các cô luôn đảm bảo tỷ lệ 2.5 học sinh/1 GVNV, không ngừng nỗ lực và phấn đấu xây dựng sự tự tin, tính kỷ luật, óc sáng tạo cho mỗi trẻ qua môi trường học mà chơi, chơi mà học.

TIS có chuyên gia về sức khỏe thể chất để có thể nhận biết liệu trẻ có đang gặp phải vấn đề về dinh dưỡng hay không, từ đó kịp thời đưa ra những phương án điều chỉnh, can thiệp hợp lý. Nhà trường cũng phục vụ ăn sáng, ăn trưa, ăn xế chiều. Suất ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn tầm vóc.

Nhiều trường tự gắn tên quốc tế và quảng cáo rất hoành tráng để thu học phí ngất ngưởng, thế nhưng cơ sở vật chất chưa đúng tầm...

Trường tis có tốt không
Quảng cáo gây ngộ nhận về chương trình quốc tế tại một số trường

Thiếu sân chơi

Trong vai phụ huynh đi tìm trường quốc tế cho con em của mình, chúng tôi đã tiếp cận nhiều trường quốc tế tại TP.HCM. Hầu hết những trường chúng tôi đến đều có mặt bằng khá chật. Nhân viên tư vấn thừa nhận không có chỗ sinh hoạt và chỗ tập thể dục cho học sinh (HS) nên nhà trường phải “liên kết” với những trung tâm thể thao, sân vận động...

Không có tên trong website của Sở GD-ĐT

Cả 4 “trường quốc tế” trên địa bàn TP.HCM mà chúng tôi chọn ngẫu nhiên đi thực tế (TIS, APC, Trường THPT Nam Mỹ, Trường tiểu học - trung học Tây Úc) đều không có tên trong “Danh sách các trường quốc tế” trên website http://www.hcm.edu.vn của Sở GD-ĐT TP.HCM (cập nhật chiều 7.12.2011).

Chiều 30.11, chúng tôi tìm đến cơ sở Trường phổ thông Quốc tế (TIS) tại số 305 Nguyễn Trọng Tuyển, P.10, Q.Phú Nhuận. Một nhân viên tư vấn phân trần: “Tòa nhà 5 tầng đằng sau xây sắp xong, lúc đó sẽ có riêng một sân chơi trên tầng thượng cho HS. Còn cơ sở hiện hữu vốn là ngôi biệt thự được thuê lại, phòng được định hình sẵn nên khá nhỏ. Bình thường, HS chơi ở hành lang. Trong giờ thể dục, HS sang học tại Câu lạc bộ Đào Duy Anh”.

Trong khi đó, nhân viên tại Trường quốc tế châu Á - Thái Bình Dương (APC) trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1 cho hay do trường thuê mặt bằng ở khu vực trung tâm TP nên diện tích khá chật, sân chơi của HS hầu như không có. Giờ thể dục, nhà trường cũng đưa các em qua những sân vận động lân cận. Trường trung học phổ thông (THPT) Nam Mỹ (Q.8), Trường tiểu học - trung học Tây Úc (Q.3)... cũng nằm trong tình trạng thiếu sân chơi.

Bất cập ở chỗ trong khi những trường chuẩn quốc gia thì Bộ GD-ĐT có quy định về sân chơi, cơ sở vật chất nhưng trường quốc tế lại không có quy định cụ thể nào cả.

Có cả phí... giữ chỗ!

Mặc dù cơ sở vật chất chưa xứng tầm quốc tế nhưng để được vào học những trường trên, HS phải đóng những khoản phí rất cao. Chẳng hạn, Trường tiểu học và trung học Tây Úc đưa ra mức học phí từ 200 - 280 USD/tháng. Còn ở TIS, riêng bậc tiểu học dao động từ 285 - 305 USD/tháng. APC từ 7,5 - 20,9 triệu đồng/tháng… APC còn đưa ra một khoản rất đặc biệt gọi là “phí ghi danh”, cụ thể: 4,3 triệu đồng (lớp mầm non); 6,5 triệu đồng (từ lớp 1 đến lớp 5); 10,8 triệu đồng (từ lớp 6 đến lớp 12). Cô nhân viên giải thích: “Phí ghi danh là phí đăng ký giữ chỗ tại APC, tức là trong quá trình học, chúng tôi sẽ cam kết giữ chỗ cho bé suốt 12 năm học. Phí này đóng một lần duy nhất và không hoàn lại”.

\n

Lập lờ liên kết

Trong tài liệu phát cho phụ huynh, Trường THPT Nam Mỹ tự giới thiệu là trường THPT được cấp phép thành lập theo Quyết định 2728/QĐ-UB của UBND TP.HCM, giảng dạy chương trình trung học Việt Nam theo quy định của Bộ GD-ĐT từ lớp 6 đến lớp 12. Ngoài ra, có chương trình tăng cường Anh ngữ được thiết kế theo chuẩn mực trung học Mỹ, tạo điều kiện cho HS chuyển tiếp đến Mỹ hoặc các nước sử dụng tiếng Anh khác... Thế nhưng cũng trong tờ giới thiệu này, trường đã phân ra đến ba chương trình giảng dạy: Trung học VN (từ lớp 6 đến lớp 12); Tăng cường Anh ngữ; Trung học Hoa Kỳ (từ lớp 9 đến lớp 12). Trong bảng liệt kê học phí lớp 11, 12 cũng có chương trình “Trung học Hoa Kỳ” để HS lựa chọn với mức thu 3.740 USD/học kỳ/HS.

Chúng tôi được bà Tô Thu Thủy - Hiệu trưởng Trường THPT Nam Mỹ - tư vấn: “Đây là phân hiệu của một trường tại Mỹ nên không có gì phải lo. Ở đây, con chị được nhận bằng trung học của Mỹ, còn nơi khác là bằng trung học quốc tế. Nếu lấy bằng quốc tế thì phía Mỹ có quyền từ chối. Nhưng với bằng THPT Mỹ thì được hệ thống giáo dục Mỹ công nhận và không nước nào từ chối con chị”, bà Thủy khẳng định.

Phần tự giới thiệu trên website của APC nêu rõ có 2 chương trình: Chương trình Bộ GD-ĐT và quốc tế được thiết kế theo khung chuẩn của Mỹ cho bậc trung học, của Úc cho bậc mầm non và tiểu học.

Trao đổi về tính pháp lý của các chương trình liên kết trên, ông Nguyễn Hoài Chương - Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định: “APC có quyết định là dạy chương trình VN hoàn toàn. Còn Trường THPT Nam Mỹ đang xin ý kiến của Bộ GD-ĐT để dạy chương trình Mỹ”.

Trong các tờ rơi quảng cáo, TIS khẳng định “là hệ thống giáo dục phổ thông quốc tế giảng dạy liên thông từ lớp 1 đến lớp 12”. Thế nhưng khi chúng tôi hỏi kỹ về chương trình đào tạo, cô tư vấn nói: “Trường chỉ lấy giáo trình gốc của Mỹ biên soạn lại cho phù hợp chứ không có sự liên kết. Ở đây chỉ là lò đào tạo, trường trung chuyển đào tạo tiếng Anh để đi du học, còn bằng là do VN cấp”.

Ý kiến

Chỉ là quốc tế... lắp ghép

“Trường quốc tế có điểm khác biệt đáng kể là dạy chương trình tú tài quốc tế (International Baccalaureate - IB) hay giáo trình thực sự của một quốc gia tiên tiến, có giáo viên quốc tế, phương pháp sư phạm quốc tế, thi bằng quốc tế chính gốc. Những trường sử dụng danh xưng quốc tế mà vẫn dạy giáo trình VN và tăng cường Anh ngữ thì đó là không chính danh hay còn gọi là quốc tế... lắp ghép”.

Ông NGUYỄN TRỌNG TƯỜNG (Chủ tịch - Giám đốc điều hành Công ty tư vấn tiếp thị quốc tế CMI Vietnam, nguyên giáo viên thỉnh giảng tại Úc và tại Viện Nghiên cứu châu Á ở Việt Nam) 

Vi phạm luật Quảng cáo

“Nếu dạy chương trình nước ngoài thì bao giờ cũng phải có ý kiến của Bộ GD-ĐT. Trên cơ sở đó, UBND TP mới ra quyết định cho phép trường hoạt động. Những trường nào không có quyết định công nhận dạy chương trình nước ngoài mà quảng cáo, thu học phí mức “quốc tế” thì đã vi phạm luật Quảng cáo”.