Từ ghép là gì ví dụ

Từ ghép là một yếu tố xuất hiện rất phổ biến trong văn viết cũng như văn nói của tiếng Việt. Kiến thức này đã được dạy từ cấp bậc tiểu học cho nên có thể với nhiều người, định nghĩa từ ghép là gì đã bị phai mờ. Hãy cùng ôn lại khái niệm từ ghép là gì và cách phân biệt từ ghép với từ láy trong bài viết này nhé!

Định nghĩa từ ghép là gì?

Định nghĩa từ ghép là gì? Từ ghép theo sách tiếng việt lớp 4 có thể hiểu rằng đây là từ loại được tạo thành bởi 2 từ đơn. Tuy nhiên, điều kiện của 2 từ đơn này là phải có nghĩa và có quan hệ về nghĩa bổ sung cho nhau.

Các trường hợp thường thấy về từ ghép là được hợp thành từ 1 danh từ và 1 động từ, 1 danh từ và 1 tính từ hoặc 2 động từ với nhau.

Từ ghép là gì ví dụ
Định nghĩa từ ghép là gì?

Từ ghép là gì cho ví dụ về từ ghép

Ví dụ 1 (về từ ghép):

Xét ví dụ ở trên, “bà ngoại” là từ phức và cũng là một từ ghép.

Cụ thể: “bà” và “ngoại” có mối quan hệ với nhau về ngữ nghĩa, âm tiết “ngoại” làm rõ nghĩa cho âm tiết “bà” (tức để làm rõ là đang đề cập đến bà, nhưng là bà ngoại chứ không phải là bà nội).

Ví dụ 2 (về từ KHÔNG phải là từ ghép):

“Đẹp đẽ” KHÔNG phải là từ ghép. “Đẹp đẽ” là một từ phức và cũng là một từ láy. Cụ thể:

“Đẹp” và “đẽ” là hai âm tiết có phụ âm đầu trùng lặp, có cấu tạo tương tự nhau.

Từ “đẹp đẽ” là một từ có nghĩa. Tuy nhiên, khi tách riêng thì “đẹp” là âm tiết có nghĩa còn “đẽ” là âm tiết không có nghĩa.

Từ ghép là gì có mấy loại từ ghép?

Từ ghép chính phụ

Đây là loại từ có phân ra rõ ràng từ chính và từ phụ. Từ chính bao quát nghĩa của cụm từ, từ phụ có vai trò bổ sung thêm giúp ý nghĩa được rõ ràng, xác thực hơn.

Ví dụ: bánh kem, miến gà, biển cả…

Đối với từ bánh kem, bản thân từ “bánh” đã giúp người đọc, người nghe hiểu được vấn đề đang được đề cập. Tuy nhiên, khi ghép với từ kem sẽ nhấn mạnh rằng đây là chiếc bánh kem, bánh ngọt hay bánh gato dùng trong các bữa tiệc sinh nhật.

Từ ghép với từ miến là từ “gà”. Khi ghép hai từ này lại với nhau sẽ giúp người nghe biết rõ đây là loại miến gì. Ngoài ra, từ miến cũng có thể ghép với các từ khác như: miến gạo, miến dong…

Còn trường hợp các từ ghép với từ biển như: biển cả, biển lớn, biển khơi… cũng được coi là từ ghép chính phụ, nhằm chỉ rõ đặc điểm của vùng biển đó.

Không chỉ từ ghép thuần việt chính phụ mà một số trường hợp đặc biệt, từ ghép hán việt chính phụ cũng được áp dụng nhiều vào cuộc sống như: gia sư, học viện, cách mạng, thủ môn, bạch mã…

Từ ghép đẳng lập

Từ ghép đẳng lập được tạo thành 2 hoặc nhiều từ, tuy nhiên chúng bình đẳng và không được phân rõ ràng chính phụ về mặt ngữ pháp.

Ví dụ:

  • Khăn ghép với từ gì, từ nào để tạo thành từ ghép đẳng lập? Câu trả lời đó có thể là: khăn áo, khó khăn
  • Từ ghép với từ công như: công tư, công kích, công bằng… cũng là từ ghép đẳng lập.
  • Các từ ghép với từ khăng
  • Từ ghép với từ khăng là khăng khít là từ ghép thuộc dạng này mà bạn không nên bỏ qua.

Từ ghép tổng hợp

Từ ghép tổng hợp có các từ cấu tạo thành mang một nghĩa tổng quát hơn những từ cấu thành nó, thể hiện một địa danh, hành động cụ thể nào đó. Ví dụ như: Võ thuật bao gồm các loại võ khác nhau; Phương tiện: bao gồm các phương tiện đi lại; Bánh trái, Xa lạ,..

Từ ghép phân loại

Từ ghép này các từ cấu tạo thành một nghĩa nhất định chỉ một địa danh, sự vật, hành động cụ thể nào đó. Ví dụ: Nước ép cam, bánh sinh nhật,…

Từ ghép là gì ví dụ

Làm thế nào để nhận biết một từ là từ ghép?

Để phân biệt từ ghép với các loại từ khác, hay giữa các loại từ ghép với nhau thì chúng ta sẽ nhìn vào cấu tạo của từ về cấu trúc và nghĩa, tiến hành phân tách để chúng ta biết.

Các tiếng trong từ có quan hệ nghĩa và cả quan hệ về âm thì đó chính là từ ghép. Ví dụ: thúng mủng, mơ mộng, phẳng lặng

Trong từ có 1 tiếng có nghĩa, 1 tiếng không có nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ âm là từ ghép.

Trong từ có một từ có gốc Hán, hình thức giống như từ láy, nhưng các tiếng đều có nghĩa, đó là từ ghép: bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, hoan hỉ, ban bố, chân chất, hảo hạng.

Từ không có quan hệ về âm lẫn về nghĩa, từ thuần việt: tắc kè, bù nhìn, bồ hóng và các từ vay mượn: mì chính, xà phòng.. đó là từ ghép đặc biệt.

Từ mà chúng ta nhìn vào nó có nghĩa bao trùm: sách vở, ăn uống, hoa quả,…

Từ mà phân loại người hay vật: “hạt ngô” phân biệt với hạt lúa, hạt mè,.. hay “hoa hồng” phân biệt với hoa lan, hoa huệ,..

Phân biệt từ ghép và từ láy

Từ ghép và từ láy là bộ phận quan trọng thuộc từ phức. Tuy nhiên, giữa hai từ loại này lại có điểm khác biệt rất rõ rệt. Nếu như từ láy là sự lặp lại của một phần nguyên âm, phụ âm hoặc toàn bộ tiếng thì từ ghép được ghép từ 2 hoặc nhiều tiếng có quan hệ với nhau về mặt tiếng.

Cách 1: Đảo lộn các tiếng trong từ

Cách đơn giản nhất để phân biệt từ ghép và từ láy là đảo lộn các tiếng với nhau nếu đảo được mà đọc lên vẫn hiểu nghĩa thì đó là từ ghép, nếu không có nghĩa gì là từ láy âm.

Ví dụ: từ “loè loẹt” là từ láy âm vì đảo ngược lại “loẹt loè” không có ý nghĩa gì, nhưng từ hoa quả đổi lại quả hoa cũng có nghĩa.

Các từ tương tự như: mờ mịt, tối tăm, thẫn thờ, giữ gìn,…

Ngược lại nếu đảo không được là từ láy

Xem xét các tiếng tạo thành có tiếng nào là từ Hán việt hay không?

Từ láy âm có 1 trong 2 âm tiết thuộc từ Hán Việt thì nó là từ ghép, cho dù nhìn nó có vẻ là dạng láy tự nhiên:

Ví dụ: minh mẫn, cập kê, tử tế, tương tư,…

Cách 2: Xem xét nghĩa hai tiếng tạo thành

Từ có hai tiếng đều có nghĩa như: máu mũ, che chắn, trai trẻ thì mặc dù chúng giống nhau phụ âm đầu hay phần vần thì nó vẫn không phải là từ láy, mà là từ ghép.

Nếu từ có một tiếng có nghĩa thì là từ láy âm: lạnh lùng, đau đớn, ngất ngây,..

Từ ghép là gì ví dụ

Từ ghép có những tác dụng gì?

Từ ghép là loại từ quan trọng trong câu và giúp cho người sử dụng dễ dàng biểu đạt các ý kiến của mình.

Từ ghép là công cụ quan trọng để xác định nghĩa của các từ trong cả văn nói và văn viết một cách chính xác. Nếu từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa một cách khái quát và tổng hợp thì từ ghép chính phụ lại có vai trò phân loại, chuyên biệt hóa và sắc thái hóa một sự vật, sự việc.

Từ đó, Từ ghép giúp cho câu trở nên logic về cả hình thức lẫn nội dung, khiến cho câu văn mạch lạc, dễ hiểu, biểu thị rõ ràng vấn đề được nói đến.

Kết luận

Như vậy chúng ta đã cùng nhau ôn lại khái niệm từ ghép là gì, đồng thời cũng biết cách phân biệt từ ghép và từ láy. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ có giá trị với bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.

Thông qua đặc điểm cấu tạo từ láy và từ ghép, cô Vân Anh – giáo viên Tiểu học thuộc Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ tháo gỡ vướng mắc về các bài tập liên quan.

Trong chương trình Tiếng Việt 4, học sinh được làm quen với các bài tập về cấu tạo từ , phân biệt từ đơn, từ phức và từ ghép, từ láy. Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn bị nhầm lẫn giữa từ láy và từ ghép. Cô Trần Thị Vân Anh – giáo viên Tiếng Việt tại Hocmai.vn  đã đưa ra các khái niệm và đặc điểm tiêu biểu giúp học sinh phân biệt rạch ròi hai loại từ trên.

Qúy phụ huynh có thể tham khảo về các bài giảng Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 4, cũng như từ lớp 2-9 tại https://hocmai.link/Hoc-thu-Tieng-Viet-tieuhoc

Lý thuyết về từ và cấu tạo từ

Để học sinh nắm được kiến thức tổng quát về cấu tạo từ, cô Vân Anh đã tổng hợp lại các bài học trước, liên kết và khái quát thành sơ đồ giúp học trò dễ theo dõi, ghi nhớ.

Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Trong đó “từ” bao gồm từ đơn và từ phức. Mỗi từ mang đầy đủ một nghĩa nhất định.

Từ đơn là những từ chỉ có một tiếng tạo thành. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như từ mượn nước ngoài (ghi-đông, tivi, ra-đa,…) được xếp vào từ đơn đa âm tiết.

Ví dụ: mẹ, cha, mèo, cây, hoa, mây, mưa,…

Từ phức là từ gồm ít nhất hai tiếng tạo thành.

Ví dụ: cha mẹ, chó mèo, cây cối, mưa gió, lạnh lẽo, sạch sành sanh,…

Trong từ phức bao gồm hai loại: Từ láy và từ ghép

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.

Ví dụ:

Quần áo => quần, áo đều mang nghĩa về trang phục, ăn mặc.

Cha mẹ => cha, mẹ đều mang nghĩa là người thân trong gia đình.

Cây cỏ => cây, cỏ là những loài thực vật sống bằng dinh dưỡng từ đất, ánh sáng và không khí.

Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần phụ âm hoặc nguyên âm, hay toàn bộ tiếng ban đầu.

Ví dụ:

Long lanh  => láy phụ âm đầu

Lấm tấm => láy vần “ấm”

Ầm ầm => láy toàn bộ.

Mẹo phân biệt từ láy và từ ghép

Cấu tạo của từ rất phức tạp và dễ gây nhầm lẫn, để học sinh tháo gỡ những khúc mắc và có phương pháp nhận diện tiện ích, cô Vân Anh đã tổng hợp 4 đặc điểm thường gặp ở từ láy và từ ghép để phân biệt chúng:

Ngoài ra, để phân biệt từ láytừ đơn đa âm tiết, cô Vân Anh cũng nhấn mạnh: “Nếu hai hoặc nhiều tiếng không có nghĩa, có quan hệ âm vần nhưng tạo thành một từ chỉ sự vật thì từ đó là từ đơn đa âm tiết.

Ví dụ: “tivi” là từ láy hay từ đơn?

“ti” và “vi” khi tách riêng đều không mang nghĩa, giữa hai chữ lặp lại vần “i” nên rất giống các dấu hiệu của một từ láy. Tuy nhiên, tivi là danh từ chỉ sự vật, vì vậy đây là từ đơn đa âm tiết. Thực chất từ “tivi” là từ mượn nước ngoài để chỉ một hệ thống điện tử viễn thông.

Ta cũng có thể dựa vào một số đặc điểm hình thức viết như có dấu “-” nối giữa các từ thì từ đó là từ mượn nước ngoài – từ đơn đa âm tiết.

Ví dụ: ra-đa, ghi-đông,…

Thông qua video bài giảng, cô Vân Anh đã tổng quan kiến thức, gợi ý cách phân biệt các từ loại, giúp học sinh nắm vững kỹ năng nhận dạng và phân biệt từ láy, từ phức. Ngoài ra, cô cũng đưa ra các ví dụ và đi vào giải quyết các bài tập cụ thể giúp học sinh theo dõi, kiểm tra lại kiến thức đã học.

Qúy phụ huynh và học sinh có thể điền thông tin tại đây để nhận tư vấn và hướng dẫn học thử các bài giảng khác của cô Vân Anh, cũng như các môn học khác ở lớp 4 nói riêng và từ lớp 2-9 nói chung.

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp con học tiến bộ, cha mẹ tiết kiệm chi phí mà vẫn theo sát được quá trình học của con

Để nhận tư vấn và học thử miễn phí, cha mẹ điền thông tin tại đây https://hocmai.link/Hoc-thu-Tieng-Viet-tieuhoc