Từ nặng trong cụm từ nặng vương nghĩa tình có nghĩa là gì

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý

1. Mở Bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân Bài

* Nghĩa thực:

- Tình yêu gắn với những điều bình dị mà bền chặt.

+ "Gừng" và "muối" là những sự vật quen thuộc, dân dã trong đời sống của người nông dân, không điều gì có thể thay thế.

+ Muối để càng lâu, thậm chí là ba năm, vị mặn mòi trong muối vẫn không đổi, gừng dẫu chín tháng chất cay nồng "hãy còn" giữ được bên trong.

=> Thách thức của thời gian không làm mất đi những đặc trưng của nó.

* Nghĩa biểu tượng:

- Tình nghĩa thủy chung, bền chặt của con người, dẫu qua bao thách thức của thời gian thì tình yêu vẫn nồng đượm, thiết tha.

- " Ba vạn sáu ngàn ngày mới xa'", đó là cả một đời người, là trăm năm bên nhau, sướng khổ cùng nhau, dẫu có xa cũng là lúc chúng ta già đi, răng long đầu bạc rồi.

- Tình nghĩa hai ta cao hơn núi, rộng hơn sông, mênh mông hơn sóng biển, bởi vậy mà dẫu thời gian có trôi, dẫu có khó khăn cách trở cũng không làm lung lay mối tình trọn vẹn thủy chung

=> Nghĩa tình vượt thời gian.

3. Kết Bài

- Nêu cảm nhận chung

Bài mẫu

       Nghĩa tình vợ chồng thủy chung sắt son, keo sơn gắn bó từ lâu đã trở thành một đề tài phổ biến trong nền văn học nước nhà. Từ xa xưa tình cảm này cũng đã được ông cha ta nhắc đến trong những bài ca dao thiết tha. Tiêu biểu trong số đó là bài “ Muối ba năm” :

 “Muối ba năm muối đang còn mặn
 Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
 Đôi ta nghĩa nặng tình dày
 Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”

       Mở đầu bài ca dao đã sử dụng những hình ảnh chân thực, mộc mạc, gần gũi với người nông dân Việt Nam ấy là hình ảnh “muối” và “gừng”. Đây là hai gia vị thường dùng và rất dễ thấy trong những bữa cơ bình dân, đặc biệt chúng còn được biết đến là những vị thuốc hữu dụng để chữa bệnh trong lúc ốm đau. Tác giả dân gian đã khéo léo đưa những hình ảnh đơn sơ mà tinh tế vào để tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng đậm đà mà sâu nặng. Có thể nói trong hai câu đầu bài ca dao đã nhấn mạnh bản chất khó thay đổi bởi thời gian của “muối” và “ gừng”. Những cụm từ chỉ thời gian như “ba năm”, “ chín tháng” không đơn thuần chỉ là những con số cụ thể mà còn có hàm ý chỉ khoảng thời gian dài lâu. Muối chính là sự kết tinh của nước biển đọng lại, màu trắng, hạt nhỏ và có vị mặn. Cái dư vị mặn mòi của muối đã được người xưa nhấn mạnh trong cụm từ “ muối ba năm”, trải qua biết bao nhiêu năm tháng hạt muối vẫn luôn mặn mà cũng giống như tình nghĩa vợ chồng dù thời gian càng trôi qua vẫn luôn đậm đà, gắn bó, không hề đổi thay.

       Gừng là loại cây thường được trồng trong vườn, ngoài đồng với vị cay nồng và thơm. Độ cay của gừng trải qua chín tháng được ngầm so sánh với mức độ thắm thiết của tình cảm vợ chồng, dù trong gian nan, vất vả của cuộc đời thì tình cảm ấy càng thêm sâu nặng, keo sơn. Việc khéo léo sử dụng cặp câu thơ bảy chứ đối xứng, nhịp thơ cân đối nhịp nhàng kết hợp với điệp từ “ muối” và “gừng” lặp đi lặp lại hai lần ở mỗi câu có tác dụng khắc sâu ý niệm về sự bền lâu.Muốn mặn và gừng cay chính là những hình ảnh tượng trưng ý nghĩa nhất cho tình cảm vợ chồng tuy trải qua biết bao khổ cực, sóng gió vẫn luôn keo sơn, khăng khít với nhau. Hai hình ảnh này cũng đã đi vào rất nhiều bài ca dao khi nói đến tình nghĩa của con người :

“ Tay bưng đĩa muối chấm gừng
 Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

       Câu thứ ba của bài ca dao là một câu thơ sáu chữ với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng đan xen giữa các cụm từ như “ đôi ta”, “nghĩa nặng tình dày” thể hiện sự khăng khít, gắn bó, hòa hợp tuy hai mà như một của đôi vợ chồng. Đặc biệt cụm từ “ nghĩa nặng tình dày” giống như một lời khẳng định rằng tình cảm vợ chồng vững bền như một hòn đá tảng, không gì có thể thay đổi, di chuyển được. “Nghĩa” là nghĩa vụ, trách nhiệm, “tình” là tình cảm, nghĩa càng dày thì tình càng nặng, không bao giờ nhạt phai.

       Câu kết của bài ca dao đột ngột kéo dài ra thành mười ba chữ, nhân vật trữ tình đã đặt ra một giả thiếthay cũng là tâm trạng băn khoăn lo lắng “ nếu xa nhau”. Chúng ta đều biết rằng trong cuộc sống đặc biệt là cuộc sống vợ chồng dẫu có hạnh phúc đến đâu song cũng luôn có những yếu tố tác động đến, vì vậy dù có sống trong bình yên người ta vẫn sẽ phải nghĩ đến những gian lao, thử thách đang ở trước mắt, tác giả dân gian ở đây cũng như vậy. Dù lo lắng nhưng ngay sau đó nhân vật trữ tình đã tự trả lời cho giả thiết của chính mình “ ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”. “ Ba vạn sáu nghìn ngày” là con số ước tính là một trăm năm,tức là cả một đời người cũng có nghĩa là tình nghĩa vợ chồng sẽ gắn bó với nhau suốt đời suốt kiếp, nếu có lìa xa thì đến chết mới xa nhau. Câu tự trả lời giống như một lời khẳng định, lời khắc cốt ghi tâm thề nguyện rằng tình cảm vợ chồng sẽ bền chặt đến khi đầu bạc răng long.

       Bài ca dao với những hình ảnh giản dị, mộc mạc và gần gũi kết hợp với nhịp điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển đã để lại ấn tượng sâu sắc cho chúng ta về tình cảm vợ chồng đồng thời thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: gắn bó, thủy chung trong nghĩa tình vợ chồng và trong tình yêu đôi lứa.

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,
Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình.
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,
Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

(Ca dao)

Câu 1. Bài ca dao đươc viết theo thể thơ nào? Cho biết những dấu hiệu nào giúp em nhận ra thể thơ đó?

Câu 2. Bài ca dao  sử dụng từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả thiên nhiên xứ Huế?

Câu 3. Hãy giải thích nghĩa của từ “nặng” trong câu “Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non”. Lấy ví dụ về từ “nặng”  nhưng mang nghĩa khác với nghĩa từ “nặng”  trong câu thơ trên.

MÃ ĐỀ 14802

Bài 1:  Điền vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ, tục ngữ sau:
1.       Nam……..nữ tú 

Từ nặng trong cụm từ nặng vương nghĩa tình có nghĩa là gì

Đáp án: thanh

2.       Trai tài gái…………. 

Đáp án: sắc

3.       Cầu được ước ……..

Đáp án: thấy

4.       Ước của ……….mùa 

Đáp án: trái

5.       Đứng núi này………núi nọ. 

Đáp án: trông

6.       Non xanh nước ……… 

Đáp án: biếc

7.       Kề vai ……….cánh. 

Đáp án: sát

8.       Muôn người như………. 

Đáp án: một

9.       Đồng cam……..khổ 

Đáp án: cộng

10.     Bốn biển một…………

Đáp án: nhà

Bài 2. Xếp các từ sau thành các cặp đồng nghĩa: Dũng cảm, phi cơ, coi sóc, buổi sớm, phồn thịnh, giang sơn, gián đoạn, nơi, mĩ lệ, nhát gan, can đảm, hèn nhát, chăm nom, tươi đẹp, thịnh vượng, bình minh, chốn, đứt quãng, sơn hà, tàu bay.

Đáp án:

Dũng cảm – can đảm

Phi cơ – tàu bay

Coi sóc – chăm nom

Buổi sớm – bình minh

Giang sơn – sơn hà

Gián đoạn – đứt quãng

Nơi – chốn

Mĩ lệ – tươi đẹp

Nhát gan – hèn nhát


Bài 3.  Điền từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu dưới đây. 

1.       Từ “nặng” trong cụm từ “ốm nặng” và cụm “việc nặng” là các từ …………nghĩa. 

Đáp án: nhiều

2.       Câu ghép là câu do nhiều ……..câu ghép lại. 

Đáp án: vế

3.      

Hà Nội có Hồ GươmNước xanh như pha mựcBên hồ ngọn ……………. Viết thơ lên trời cao. 

               (Hà Nội – Trần Đăng Khoa)

Đáp án: Tháp Bút

4.       Xét về mặt cấu tạo từ, các từ “lung linh, mong mỏi, phố phường, tin tưởng” đều là từ………….

Đáp án: phức

5.       Câu “Cửa sông chẳng dứt cội nguồn” thuộc kiểu câu: Ai……….?

Đáp án: thế nào

6.       Tác giả của bài thơ “Chú đi tuần” là nhà thơ ……………………..

Đáp án: Trần Ngọc

7.      

Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi ………..mới ngoan.

Đáp án: cơ đồ

8.       ………..từ là những từ dùng để xưng hô hay để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy. 

Đáp án: Đại từ

9.       Xét về mặt từ loại, từ “anh em” trong câu “Anh em như thể chân tay/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” là ……….từ. 

Đáp án: danh

10.     Từ “đồng” trong cụm “trống đồng” và “đồng” trong cụm “đồng lúa” là hai từ đồng………………..

Đáp án: âm

Xem đầy đủ và tải về file word  TẠI ĐÂY

=> Xem thêm : 

Đề ôn luyện phần luyện từ và câu lớp 5 (Mã đề 14803) – Ôn tập Tiếng Việt 5 tại đây.