Tương lai trái đất sẽ như thế nào

Giờ đây, bằng việc phủ kín bầu trời bằng carbon dioxide (CO2), loài người chúng ta đã bắt đầu nhận ra mình may mắn nhường nào. Hiệu ứng nhà kính do con người tạo ra đã tàn phá khí hậu và những hệ sinh thái xung quanh Trái Đất, đe dọa chôn vùi mọi thành quả nhân loại đạt được trong nhiều thiên niên kỷ qua. Tuy vậy, bất chấp sự cấp bách của biến đổi khí hậu đang thay đổi thế giới, thiên nhiên còn có thể tạo ra những hủy hoại nghiêm trọng hơn thế. Không tin, hãy thử hỏi bọn khủng long.

Vũ trụ đôi khi gửi cho chúng ta những lời nhắc nhở về điều được nêu ở trên, từ những tiểu hành tinh bay ngang qua Trái Đất hay những vụ nổ thiên thạch mang sức mạnh của 440.000 tấn thuốc nổ ngay trong bầu khí quyển. Như một chu kỳ, Trái Đất lại bộc lộ ra sự bất ổn định của nó, làm con người kinh ngạc bởi các trận động đất và núi lửa phun trào. Ngay cả không gian vũ trụ ngoài kia cũng không nằm ngoài lưỡi hái của sự tận thế: điển hình như phát hiện gần đây về hạt Higgs có khả năng đặt dấu chấm hết cho toàn thể vũ trụ này.

Tương lai xa cũng sẽ mang đến cho loài người nhiều tin tức tốt và cả những điều kì quặc vô thưởng vô phạt, nhưng những thứ như vậy từ đầu đã không lôi cuốn chúng ta bằng những tai ương sẽ xảy ra. Dù vậy, tất cả đều đáng được xem xét, nếu điều đó nhắc nhở chúng ta biết tôn trọng những gì mình đang có và nỗ lực hơn trong việc gìn giữ chúng. Loài người sẽ khó có thể tồn tại trong vòng 1 nghìn tỉ năm tiếp theo – đặc biệt là khi chúng ta mới chỉ đi được 0.0000002% chặng đường đó – nhưng ít nhất suy ngẫm về điều đó sẽ cho chúng ta một cơ hội để biến nó thành sự thật.

Trên tinh thần đó, hãy cùng đến với cuộc du hành Trái Đất vào một tương lai xa. Dĩ nhiên, tất cả ở đây chỉ là phỏng đoán, và mọi người đang có mặt trên hành tinh này cũng sẽ chẳng thể sống đủ lâu để kiểm chứng hầu hết những thông tin dưới đây. Tuy vậy, không giống như nhiều lời tiên đoán về ngày tận thế, những thông tin này dựa trên nghiên cứu của các nhà thiên văn học, địa chất học và nhiều lĩnh vực khác. Những mốc sự kiện được liệt kê dưới đây được tính trong vòng nhiều năm tiếp theo kể từ thời điểm hiện tại:

:max_bytes(150000):strip_icc():format(webp)/__opt__aboutcom__coeus__resources__content_migration__mnn__images__2013__04__wheat-sunset-470614a7b8694a3197251df18734c56c.jpg)

Biến đổi khí hậu ngày một đe dọa ngành nông nghiệp bằng việc gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan, sâu bệnh và bệnh tật (Ảnh: Mikhail Mordasov/AFP/Getty Images)

100 năm sau: Một thế kỉ ngột ngạt

Trái Đất sẽ tiếp tục nóng lên (có thể lên tới 6 độ C) so với nhiệt độ trung bình hiện tại. Điều này dẫn tới một loạt các cuộc khủng hoảng trên thế giới, bao gồm những vụ hạn hán, cháy rừng, lũ lụt và thiếu hụt lương thực trầm trọng gây ra bởi biến đổi thời tiết. Nước biển sẽ dâng từ 0.3 đến 1.2 mét so với ngày nay, và biển Đại Tây Dương sẽ tạo ra nhiều hơn những trận “siêu” bão.

Vùng Bắc cực sẽ không còn băng vào mùa hè, khiến biến đổi khí hậu thậm chí trở nên trầm trọng hơn.

200 năm sau: Cuộc sống phồn thịnh và tuổi thọ kéo dài hơn?

Tuổi thọ được dự đoán sẽ kéo dài hơn, giúp ngày càng nhiều người sống trên 100 tuổi. Mặc dù tốc độ tăng trưởng dân số khi đó đã giảm, vẫn có khoảng 9 tỉ người khai thác những nguồn tài nguyên của Trái Đất. Biến đổi khí hậu đã giết chết vô số người, xóa sạch đời sống hoang dã và làm cho các hệ sinh thái quan trọng sụp đổ. Thế hệ con cháu sẽ phải cố gắng tha thứ cho chúng ta vì mớ hỗn độn đó, mặc dù khí thải CO2 còn sót lại từ thời chúng ta vẫn đang làm tích tụ nhiệt trong bầu khí quyển. Tuy vậy, nếu nhìn nhận vấn đề một cách tích cực hơn, công nghệ khi đó đã bù đắp một phần các vấn đề liên quan tới khí hậu, cải thiện sản lượng mùa màng, y tế và hiệu quả trong sử dụng năng lượng.

300 năm sau: Loài người tạo thành một liên minh lớn

Được tạo ra bởi nhà thiên văn học người Liên Xô Nikolai Kardashev, thang đo Kardashev xếp hạng các nền văn minh tiên tiến dựa trên nguồn năng lượng của chúng. Văn minh loại I tận dụng tất cả các nguồn năng lượng có trên hành tinh mẹ của nó, trong khi loại II khai thác toàn bộ năng lượng của một hành tinh, còn loại III chế ngự sức mạnh của toàn thể Dải Ngân Hà. Nhà vật lí học người Mỹ Michio Kaku dự báo rằng vào những năm 2300, con người chúng ta sẽ ở vào nền văn minh loại I.

:max_bytes(150000):strip_icc():format(webp)/__opt__aboutcom__coeus__resources__content_migration__mnn__images__2013__04__asteroid20130204-full-5000b03a9a18489eb2e366aa915558f3.jpg)

Minh họa của một nghệ sĩ về một tiểu hành tinh bay gần Trái Đất (Ảnh: NASA/Jet Propulsion Lab/Caltech)

860 năm sau: Cúi đầu thấp xuống!

Tiểu hành tinh 1950 DA sẽ bay qua Trái Đất ở một khoảng cách gần đến đáng sợ vào ngày 16 tháng 3 năm 2880. Dù khả năng va chạm không phải là không có, NASA dự báo nó sẽ đi trượt trong gang tấc, phát đi một thông điệp nhắc nhở về những điều sắp đến – thêm một lí do nữa để ăn mừng lễ Thánh Patrick.

1.000 năm sau: Thấp xuống nữa đi!

Nhờ vào quá trình tiến hóa không ngừng nghỉ (đúng vậy đấy, loài người chúng ta vẫn đang tiến hóa) mà theo một số đối chiếu, vào năm 3000, con người sẽ trở thành những tên khổng lồ cao 7 feet (khoảng 213 cm), tuổi thọ có thể lên đến 120 tuổi.

2.000 năm sau: Vị trí hai điểm cực

Như một chu kỳ, hai cực hút nhau Bắc và Nam của hành tinh chúng ta sẽ đảo ngược. Quá trình này có thể đã tái khởi động vào thời điểm hiện tại, nhưng vì nó diễn ra một cách chậm chạp, Bắc Cực sẽ chưa thể trở thành Nam Cực ngay cho đến vài nghìn năm nữa. Lần cuối hai cực này đổi chiều đã diễn ra từ thời kì Đồ Đá.

:max_bytes(150000):strip_icc():format(webp)/__opt__aboutcom__coeus__resources__content_migration__mnn__images__2018__11__summer-triangle-asterism-hubble-c86c9684188c411680698e2881b2e67a.jpg)

Nhóm sao 'Tam Giác Mùa Hè' bao gồm hai ngôi sao sẽ thống trị phương Bắc trong tương lai: sao Thiên Tân (góc giữa bên trái) và sao Chức Nữ (góc trên bên trái) - cùng với đó là sao Ngưu Lang (góc dưới chính giữa) (Ảnh: A. Fuji/NASA/ESA)

8.000 năm sau: Vũ điệu của các vì sao

Như thể chuyện đảo cực còn chưa đủ để “gây lú”, những thay đổi từ từ của vòng quay Trái Đất nay còn giúp sao Thiên Tân soán ngôi sao Bắc Cực để trở thành “bá chủ” phương Bắc. Tuy vậy thì sau đó sao Thiên Tân sẽ lại bị sao Chức Nữ hạ bệ, rồi sao này lại nhường ngôi cho sao Thuban, để rồi cuối cùng lại mở ra thời kì sao Bắc Cực đòi lại ngai vàng vào thời điểm 26.000 năm sau.

50.000 năm sau: Thời kì “làm mát”

Nếu tàn dư của khí thải nhà kính không còn lởn vởn trong khí hậu Trái Đất, kỷ nguyên gian băng hiện tại cuối cùng cũng sẽ chấm dứt và mở ra một thời kì băng giá mới thuộc kỷ nguyên băng hà đang diễn ra vào thời điểm này.

100.000 năm sau: Sao VY Caris Majoris “gây náo loạn”

Ngôi sao lớn nhất được biết đến trong Dải Ngân Hà cuối cùng cũng đã phát nổ, tạo ra một trong những siêu tân tinh ngoạn mục nhất trong lịch sử. Vụ nổ này có thể được nhìn thấy vào ban ngày ở Trái Đất.

Vẫn là 100.000 năm sau: Một siêu núi lửa phun trào

Có khoảng 20 núi lửa được biết đến trên Trái Đất, bao gồm cả ngọn núi nổi tiếng Yellowstone, và cùng nhau chúng tạo ra trung bình một cuộc phun trào lớn trong vòng khoảng 100.000 năm. Ít nhất cho đến nay một núi lửa đã phun trào, thải ra đến 100 dặm khối (khoảng 417 km khối) magma, gây phá hủy và chết chóc trên diện rộng.

200.000 năm sau: Một bầu trời đêm như chưa từng được nhìn thấy

Nhờ vào “chuyển động riêng”, hay còn được biết đến là chuyển động dài hạn của các thiên thể qua không gian vũ trụ, những chòm sao (như chòm Lạp Hộ hay chòm Anh Tiên) hay nhóm sao (như nhóm Bắc Đẩu) sẽ không còn tồn tại nguyên trạng như cách chúng ta thấy từ Trái Đất ngày hôm nay.

250.000 năm sau: Hawaii ‘nhí’ ra đời

Loihi, một núi lửa ngầm mới hình thành của chuỗi núi ngầm thuộc Hawaii, sẽ trồi lên bề mặt Thái Bình Dương và trở thành một hòn đảo mới. (Vài tính toán cho rằng chuyện này sẽ còn diễn ra sớm hơn, có thể là trong 10.000 hay 100.000 năm tới, nhưng cũng có thể nó sẽ chẳng bao giờ xảy ra.)

1 triệu năm sau: Thêm một siêu núi lửa phun trào (lần này còn khủng khiếp hơn!)

Nếu bạn nghĩ 100 dặm khối magma đã đủ tệ thì hãy chờ thêm vài nghìn thế kỉ nữa, bạn hẳn sẽ bắt gặp một siêu núi lửa phun lên không trung một lượng gấp 7000 lần thế.

:max_bytes(150000):strip_icc():format(webp)/__opt__aboutcom__coeus__resources__content_migration__mnn__images__2013__05__comets-eta-corvi-d2deaa3b65fd41cc9f9351eb617d18d8.jpg)

Minh họa của một nghệ sĩ về trận bão sao chổi Trái Đất có thể phải đương đầu trong 1.5 triệu năm tới (Ảnh: NASA/JPL/Caltech)

1.4 triệu năm sau: Bão sao chổi

Ngôi sao lùn vàng Gliese 710 sẽ bay ngang cách Mặt Trời của chúng ta 1.1 triệu năm ánh sáng, gây ra tình trạng đứt gãy lực hấp dẫn trong Đám mây Oort. Điều này giải phóng những vật thể trong quầng băng giá của Hệ Mặt Trời, có thể dội hàng loạt sao chổi vào thẳng Mặt Trời – và cả Trái Đất chúng ta.

10 triệu năm sau: Nước biển lại dâng

Biển Đỏ sẽ quét vào thung lũng tách Đông Phi rộng lớn, tạo ra một bồn trũng đại dương nằm giữa Sừng châu Phi và phần còn lại của lục địa.

30 triệu năm sau: Bruce Willis đâu rồi?

Trung bình cứ 100 triệu năm lại có một tiểu hành tinh rộng khoảng 6 đến 12 dặm (10 đến 19 km) đâm vào Trái Đất, và lần cuối cùng đã diễn ra vào 65 triệu năm về trước. Điều này đồng nghĩa lần tiếp theo sẽ diễn ra đâu đó khoảng 30 triệu năm nữa, giải phóng năng lượng tương đương 100 triệu triệu tấn thuốc nổ TNT, bao phủ hành tinh này trong đống đổ nát, châm ngòi những trận cháy rừng diện rộng và gây ra hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng. Bụi sẽ phủ kín bầu trời trong nhiều năm, hẳn sẽ bù đắp phần nào cho hiệu ứng nhà kính, nhưng cũng sẽ cản trở sự phát triển của thực vật.

50 triệu năm sau: Mực nước biển âm

Châu Phi sẽ va chạm với lục địa Á – Âu, đóng cửa biển Địa Trung Hải và thay thế bằng một dãy núi có phạm vi tương đương dãy Himalaya. Cùng thời gian đó, nước Úc sẽ trôi dạt về phía Bắc và Đại Tây Dương tiếp tục mở rộng.

Clip minh họa về chuyển động mảng kiến tạo trong tương lai và Tân Toàn Lục Địa

250 triệu năm sau: Cuộc hội ngộ của các lục địa

Trôi dạt lục địa một lần nữa biến phần đất liền trên Trái Đất thành một siêu lục địa, giống như Toàn Lục Địa (Pangea) ngày trước. Các nhà khoa học thậm chí đã đặt tên cho nó là Tân Toàn Lục Địa (Pangea Proxima).

600 triệu năm sau: Trái Đất cần chút bóng râm

Ánh sáng chói chang của Mặt Trời làm thay đổi sự phong hóa của lớp đá bề mặt Trái Đất, khiến cho khí CO2 bị kẹt lại trên mặt đất. Những tảng đá khô đi và rắn lại nhờ sự bốc hơi của nước. Kiến tạo mảng sẽ chậm lại, núi lửa ngừng thải carbon vào không khí và lượng CO2 sẽ bắt đầu giảm. Điều này rốt cục ngăn cản thực vật C3 phát triển, và hẳn sẽ giết chết 95% sự sống thực vật trên hành tinh.

800 triệu năm sau: Không còn sự sống đa bào

Quá trình giảm thiểu khí CO2 khiến cho việc phát triển của thực vật C4 trở nên không thể. Trừ khi lúc đó con người đã nghĩ ra một cách thức làm mát để bảo tồn mạng lưới thực phẩm – mà không chẳng may gây ra một thảm họa trong quá trình đó, bằng không sinh quyển Trái Đất sẽ chỉ còn lại những cá thể đơn bào.

:max_bytes(150000):strip_icc():format(webp)/__opt__aboutcom__coeus__resources__content_migration__mnn__images__2018__11__dry-cracked-earth-terrain-921b96e8fa7b4d43bba150ca8e1b0ec3.jpg)

Bề mặt Trái Đất có thể trở nên khá xấu xí trong vài trăm triệu năm nữa (Ảnh: Anatolii Mazhora/Shutterstock)

1 tỉ năm sau: Trái Đất không còn khả năng giữ nước

Vào lúc này, Mặt Trời đã sáng hơn tới 10%, khiến bề mặt Trái Đất nóng lên đến mức trung bình 116 độ F (47 độ C). Đại dương sẽ bắt đầu bốc hơi, dội hơi nước vào bầu khí quyển và gây hiệu ứng nhà kính trầm trọng.

1.3 tỉ năm sau: Cuối cùng cũng đến lượt sao Hỏa!

Sự cạn kiệt khí CO2 đã xóa sổ sinh vật nhân thực trên Trái Đất, khiến chỉ còn lại sự sống nhân sơ. Nhưng xét về mặt tích cực (theo nghĩa đen hoặc cũng có thể là cách nói hơi bóng bảy), độ sáng của Mặt Trời lại làm cho khu vực có sự sống trong Hệ Mặt Trời giờ được chuyển sang sao Hỏa, nơi nhiệt độ bề mặt có thể đạt mốc nhiệt độ Trái Đất thời kì băng hà.

2 tỉ năm sau: Mặt Trời có thể “đi chơi”

Theo các nhà vật lý thiên văn từ trường Đại học Durham (Vương quốc Anh), cần một vụ va chạm mang tầm cỡ ngân hà giữa các phần tử thảm họa bên trong Đám Mây Magellan Lớn - thiên hạ vệ tinh rực rỡ nhất trong Dải Ngân Hà để Dải Ngân Hà có thể đánh thức hố đen đang “ngủ quên” trong vũ trụ của chúng ta. Nếu hố đen được kích hoạt, nó sẽ hút cạn khí xung quanh và tăng kích thước gấp 10 lần. Sau đó, hố đen này nhả ra phóng xạ năng lượng cao. Trong khi các nhà nghiên cứu cho rằng điều này sẽ không ảnh hưởng đến Trái Đất, nó thực sự có khả năng làm cho Hệ Mặt Trời của chúng ta “chạy lung tung” xuyên vũ trụ.

2.8 tỉ năm sau: Kết thúc của Trái Đất

Nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất tăng lên mức gần 300 độ F (khoảng 150 độ C) kể cả ở hai cực. Dấu vết còn sót lại của sự sống đơn bào có khả năng sạch bóng, để lại một Trái Đất không có sự sống lần đầu tiên trong vòng nhiều tỉ năm. Nếu loài người vẫn còn tồn tại, tốt hơn chúng ta đang ở một nơi khác.

Minh họa về va chạm giữa tinh vân Tiên Nữ (Andromeda) và Dải Ngân Hà

4 tỉ năm sau: Chào mừng đến với ‘Milkomeda’!

Khả năng cao vào lúc này vũ trụ của tinh vân Tiên Nữ (Andromeda) đã va chạm với Dải Ngân Hà, bắt đầu một sự hợp nhất tạo ra một vũ trụ mới có tên là “Milkomeda.”

5 tỉ năm sau: Mặt Trời trở thành một ‘tên khổng lồ màu đỏ’

Mặt Trời lúc này đã xài hết nguồn cung khí hyđrô của nó và sẽ phóng đại với bán kính gấp 200 lần ngày nay. Những hành tinh xa nhất trong Hệ Mặt Trời bị phá hủy.

8 tỉ năm sau: Titan? Nghe hay đấy!

Mặt Trời đã bước qua giai đoạn ‘phát tướng’ của nó và có thể đã tiêu diệt Trái Đất. Giờ đây nó trở thành một ngôi sao lùn trắng, teo nhỏ lại hơn một nửa kích cỡ. Trong khi đó, nhiệt độ gia tăng trên bề mặt của ‘Mặt Trăng sao Thổ’ Titan có khả năng nuôi dưỡng một sự sống như chúng ta vẫn biết. Đó có thể là một sự thay đổi thú vị so với điều kiện hiện tại trên Titan, thứ mở ra phỏng đoán về sự sống ngoài hành tinh, tuy nó sẽ không quá thân thiện với loài người Trái Đất.

15 tỉ năm sau: Ngôi sao lùn đen mang tên Mặt Trời

Chuỗi sự sống chính của Mặt Trời nay đi đến hồi kết, nó hạ nhiệt và tối lại thành một ngôi sao lùn đen giả tưởng (nói ‘giả tưởng’ là bởi quá trình được tính toán nay đã dài hơn cả tuổi thọ hiện tại của vũ trụ, nên sao lùn đen hẳn chưa tồn tại vào ngày hôm nay.)

1 nghìn tỉ năm sau: Trận bụi vũ trụ đạt đỉnh điểm

Nguồn cung của các đám mây liên sao, thứ tạo ra các vì sao dần cạn, rất nhiều thiên hà bắt đầu cháy rụi.

:max_bytes(150000):strip_icc():format(webp)/__opt__aboutcom__coeus__resources__content_migration__mnn__images__2013__02__blackhole-diet-b0d74c5368ed44f99317e994e38f7e3e.jpg)

Kỉ Nguyên Của Những Vì Sao hứa hẹn sẽ chấm dứt vào 100 nghìn tỉ năm nữa, để lại một vũ trụ tối tăm với những hố đen cư ngụ (Ảnh: M. Alvarez, T. Abel and J. Wise/KIPAC/SLAC/NASA)

100 nghìn tỉ năm sau: Kỉ Nguyên Của Các Vì Sao kết thúc

Sự hình thành sao đã dừng lại và những ngôi sao cuối cùng sẽ chết dần, chỉ còn lại những ngôi sao lùn, sao neutron và hố đen, thứ sẽ từ từ ăn hết những hành tinh lang thang còn sót lại. Vũ trụ ở vào một giai đoạn chấm dứt của Kỉ Nguyên Của Các Vì Sao, khi mà năng lượng lúc đó đến chủ yếu từ phản ứng tổng hợp nhiệt hạch trong lõi của các hành tinh.

10^36 năm sau: Một mớ phân hủy!

Kỉ Nguyên Của Các Vì Sao nay đã nhường chỗ cho Kỉ Nguyên Phân Rã, khi nguồn năng lượng duy nhất trong vũ trụ nay chỉ là từ phân rã proton và sự hủy diệt hạt.

10^42 năm sau: Lại là hố đen

Kỉ Nguyên Hố Đen bắt đầu, với dân cư không gì khác ngoài hố đen và các hạt hạ nguyên tử. Bởi vũ trụ vẫn đang trong quá trình mở rộng, ngay cả những thứ trên cũng khó để mà được tìm thấy.

10^100 năm sau: Chỉ là phỏng đoán!

Sau rất nhiều niên kỉ bốc hơi của hố đen, vũ trụ mà chúng ta biết bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn là một bãi phế thải thưa thớt của các hạt photon, neutrino, electron và positron. Rất nhiều giả thuyết được đưa ra về chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo, bao gồm the Big Freeze (Cái chết nhiệt của vũ trụ), the Big Crunch (Vụ Co Lớn), the Big Bounce (Vụ Nảy Lớn) – chưa kể đến ý tưởng về đa vũ trụ - nhưng phần lớn tin rằng vũ trụ của chúng ta sẽ mở rộng ra đến vĩnh cửu.

1010^10^76.66 năm sau: Vũ trụ thứ hai xuất hiện, là phiên bản của cái trước?

Vũ trụ có thể đã bị hủy diệt, nhưng những người theo chủ nghĩa vị lai tin rằng nếu có đủ thời gian, điều không tưởng sẽ xuất hiện, giống như vòng luẩn quẩn trong bài Poker: rốt cục bạn sẽ phải đấu với một đối thủ trong nhiều lần. Theo nhà toán học thế kỉ 19 Henri Poincaré, lượng tử dao động bên trong một hệ thống với một năng lượng tổng cố định sẽ kiến tạo lại phiên bản giống hệt các phiên bản trước của lịch sử trên những niên đại địa chất không thể nắm bắt được. Năm 1994, nhà vật lý học Don N. Page ước tính thời gian xảy ra ‘vòng lặp của Poincaré’ và mô tả nó như “giới hạn thời gian xa nhất mà một nhà vật lý học có thể tính toán một cách rõ ràng.”

***

Tuy nhiên, ngay cả khi những hố đen trên đà diệt vong chẳng để lại cho chúng ta bất cứ thứ gì, hay dao động lượng tử không ban phát cho vũ trụ này một khởi đầu mới – nhiều nhà vật lý học và triết học vẫn tin rằng hư vô rất có thể cũng là một dạng tồn tại. Năm 2013, nhà vật lý học không gian Neil deGrasse Tyson phát biểu trong một cuộc tranh luận về bản chất cõi hư vô: “Nếu các định luật vật lý vẫn còn có thể áp dụng, thì mọi chuyện đều có thể xảy ra.”

Điều gì sẽ xảy ra khi Mặt Trời biến mất?

Khi Mặt Trời biến mất, Trái Đất sẽ chìm vào bóng tối và nhiệt độ trên Trái Đất cũng theo đó mà tiếp tục giảm xuống. Một ngày sau khi Mặt Trời biến mất, nhiệt độ toàn cầu bắt đầu giảm đáng kể, loài người biết mình sẽ phải đối mặt với thứ gì và bắt đầu lên kế hoạch cho sự sống còn trong tương lai.

Trái Đất sẽ tồn tại được bao lâu?

Các đặc điểm vật lý của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quỹ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta ước tính rằng Trái Đất chỉ còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên (trở thành sao khổng lồ đỏ) và tiêu diệt hết sự sống.

Bao nhiêu năm nữa Trái Đất sẽ bị hủy diệt?

Đến thời điểm đó, hầu hết hoặc tất cả sự sống trên Trái Đất sẽ không còn tồn tại. Kết cục nhiều khả năng xảy ra nhất là Trái Đất sẽ bị Mặt Trời nuốt chửng vào khoảng 7,5 tỉ năm tới, khi nó đã trở thành một sao khổng lồ đỏ và nở rộng ra tới quỹ đạo Trái Đất.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Mặt Trời không chiếu sáng?

Khi không có ánh sáng Mặt Trời, quá trình quang hợp sẽ dừng lại. Điều này sẽ khiến hầu hết thực vật sẽ nhanh chóng chết. Những vẫn có một số cây lớn có thể tồn tại thêm vài thập kỷ mà không cần đến quang hợp. Trong vòng 1.000 năm, bầu khí quyển của Trái Đất cũng sẽ sụp đổ.