Tỷ lệ pha lóc thịt heo

Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy giết mổ và pha lóc thịt lợn C.P Phú Nghĩa có công suất 1.200 m3/ngày đêm do nhà thầu Ecoba làm tổng thầu phụ trách, ứng dụng công nghệ tiên tiến và các thiết bị hiện đại chuyên dùng cho xử lý nước thải, đáp ứng các yêu cầu: tuổi thọ cao, vận hành ổn định, tiết kiệm năng lượng, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt….

Tọa lạc tại KCN Phú Nghĩa, nhà máy giết mổ và pha lóc thịt lợn C.P Phú Nghĩa thuộc Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, có diện tích gần 6 ha, công suất lên tới 2.000 con/ngày với tổng số vốn đầu tư gần 450 tỷ đồng, được xây dựng với mục tiêu giảm bớt trung gian, góp phần giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy giết mổ và pha lóc thịt lợn C.P Phú Nghĩa có công suất 1.200 m3/ngày đêm do nhà thầu Ecoba làm tổng thầu phụ trách từ: Thiết kế công nghệ; Thi công xây dựng; Cung cấp thiết bị, lắp đặt, kiểm tra và vận hành thử nghiệm; Đào tạo chuyển giao công nghệ và xin cấp phép xả thải. Đây cũng là dự án thứ 3 nhà thầu Ecoba hợp tác với chủ đầu tư C.P Việt Nam, sau thành công ở các dự án trước đây như: Trạm xử lý nước thải chế biến sản phẩm thịt Hà Nội và trạm xử lý nước thải Nhà máy chế biến Thực phẩm C.P Củ Chi. 

Video Quy trình xử lý nước thải tại Nhà máy giết mổ heo C.P Phú Nghĩa

Tại trạm xử lý nước thải nhà máy giết mổ và pha lóc thịt lợn C.P Phú Nghĩa, Ecoba đã ứng dụng công nghệ tiên tiến và các thiết bị hiện đại chuyên dùng cho xử lý nước thải, đáp ứng các yêu cầu: tuổi thọ cao, vận hành ổn định, tiết kiệm năng lượng, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt…. Cụ thể, nước thải được xử lý theo 3 bước:

  • Bước 1: Xử lý cơ học (song chắn, lưới chắn rác).
  • Bước 2: Xử lý hóa lý (keo tụ – tạo bông – tuyển nổi)
  • Bước 3: Xử lý sinh học (xử lý thiếu khí và hiếu khí) và khử trùng

Đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 40-2011/BTNMT (Cột B) trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Tỷ lệ pha lóc thịt heo

Sơ đồ Hệ thống xử lý nước thải và tái sử dụng tại Nhà máy giết mổ heo C.P Phú Nghĩa

Chi tiết Quy trình xử lý nước thải tại Nhà máy giết mổ heo C.P Phú Nghĩa

Bước 1: Xử lý cơ học:

Nước thải được đưa về bể thu gom, được loại bỏ rác cùng các thành phần gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành của bơm nhờ song chắn rác thô được lắp đặt trong bể. Sau đó, được bơm qua hệ thống máy tách rác tinh để tiếp tục chảy vào bể điều hòa.

Bước 2: Xử lý hóa lý:

Nước thải từ bể điều hòa sẽ được đưa vào bể điều chỉnh pH.Tại đây, pH sẽ được điều chỉnh tự động tại giá trị tối ưu (khoảng từ 6,0 – 7,0) và được kiểm soát liên tục bằng đầu đo pH trong bể. Bể được lắp đặt hệ thống sục khí khuấy trộn.

Sau đó, nước thải tiếp tục đưa vào bể keo tụ để khử bớt chất rắn lơ lửng. Tại bể này hóa chất keo tụ (PAC) sẽ được bơm định lượng DPC 3A/B châm vào bể, đồng thời Máy khuấy AG-03 làm nhiệm vụ khuấy trộn.

Nước thải từ bể keo tụ sẽ được đưa tiếp đến bể tạo bông. Tại đây, hóa chất tạo bông được châm vào bể để tăng cường quá trình tạo bông nhờ bơm định lượng. Máy khuấy AG-04 làm nhiệm vụ khuấy trộn.

Nước sau quá trình keo tụ – tạo bông sẽ được chuyển đến bể tuyển nổi để tách và loại bỏ các chất rắn hòa tan. Từ đây bùn nổi được đưa về bể chứa bùn tuyển nổi. Các hạt bùn nặng sẽ được lắng xuống đáy bể và chảy về bể chứa bùn cùng với bùn nổi. Nước thải sau khi được loại bỏ chất ô nhiễm sẽ chảy sang bể thiếu khí.

Bước 3: Xử lý sinh học và khử trùng:

Quá trình xử lý sinh học của hệ thống áp dụng quy trình A-O. Nước thải từ bể tuyển nổi, nước tuần hoàn từ bể hiếu khí và bùn tuần hoàn từ bể lắng sinh học sẽ được chảy vào bể Anoxic và được hòa trộn với thiết bị khuấy trộn chìm giúp tăng thêm lượng oxy hòa tan trong nước, giúp phân hủy 1 phần hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Nước từ bể Anoxic sẽ được chuyển đến bể Aeroten để tiếp tục xử lý chất hữu cơ hòa tan, BOD5, COD, H2S, nitơ, ammonia…

Sau đó nước thải được đưa đến bể lắng sinh học, để tách pha rắn ra khỏi pha lỏng. Bể lắng thứ cấp gồm 2 ngăn riêng biệt, ngăn thứ nhất làm nhiệm vụ tách dòng nước trong và bùn vi sinh, ngăn thứ 2 làm nhiệm vụ thu bùn. Ngoài ra, tại đây cũng được lắp đặt hệ thống thu bùn nổi để hạn chế tối đa tình trạng bùn nổi gây ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu ra.

Nước từ bể lắng thứ cấp, theo máng tràn sẽ chảy đến bể khử trùng. Tại đây, NaClO (Javen) sẽ được bơm định lượng DPC-05A/B châm vào để khử trùng để đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt QCVN 40:2011/ BTNMT cột B.

Tái sử dụng nước sau xử lý: 

Đặc biệt, tại nhà máy giết mổ và pha lóc thịt heo CP Phú Nghĩa còn được lắp đặt hệ thống tái sử dụng nước sau xử lý. Theo đó, nước thải từ bể khử trùng sẽ được tiếp tục bơm cạn đưa vào bể điều chỉnh PH 2, tại đây PH sẽ được điều chỉnh tự động tại giá trị tối ưu (khoảng 7.0 – 8.0) bằng hóa chất NaOH, sau đó tiếp tục được đưa vào bể keo tụ 2, nước đã kết bông sẽ được dẫn vào bể lắng Lamen và được phân phối đều khắp bề mặt qua dàn phân phối đặt trong thiết bị. Phần nước dâng lên được đưa ra ngoài theo hệ thống máng thu và dẫn sang bể trung gian. Phần bùn lắng dưới đáy được xả định kỳ theo van điện đã được lập trình trên tủ điện và được bơm bùn đưa về bể chứa bùn hóa lý. Nước trong từ bể lắng Lamen được dẫn sang bể trung gian, lên bể lọc áp lực để tách các chất rắn lơ lửng ra khỏi nước thải vào bể chứa nước rò rỉ, phần nước trọng được dẫn vào bể chứa nước tái sử dụng.

Tỷ lệ pha lóc thịt heo

Toàn cảnh trạm xử lý nước thải Nhà máy giết mổ heo C.P Phú Nghĩa sau khi hoàn thiện

Trạm xử lý nước thải là hạng mục quan trọng của Nhà máy giết mổ và pha lóc thịt lợn C.P Phú Nghĩa, góp phần rất lớn vào việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho quy trình sản xuất và các sản phẩm đầu ra của nhà máy.

Nhà thầu Ecoba cam kết trạm xử lý nước thải sau khi hoàn thiện và đưa vào hoạt động sẽ giải quyết triệt để vấn đề nước thải, góp phần vào công tác ổn định hoạt động sản xuất của nhà máy. Mọi thông tin chi tiết về trạm xử lý nước thải Nhà máy giết mổ và pha lóc thịt lợn C.P Phú Nghĩa hoặc yêu cầu tư vấn môi trường, quý khách hàng vui lòng liên hệ nhà thầu Ecoba qua hotline 0901 68 7788 | 08 8899 0789 | 08 9966 0789.