Uống thuốc bao lâu thì được ăn xoài

Ảnh minh họa: Shutterstock

Chuối

Với những người dùng thuốc như Captopril, thuốc ức chế ACE hoặc đối kháng thụ thể Angiotensin trong điều trị huyết áp cao, nên tránh ăn thực phẩm giàu kali như chuối, rau lá xanh và cam.

Hỗn hợp các loại thuốc này kết hợp với những thực phẩm giàu kali có thể gây ra nồng độ kali cao, tiến sĩ Hillick nói. Quá nhiều kali có thể gây rối loạn nhịp tim và hồi hộp.

Trái cây giống cam quýt

Hãy cẩn thận với chanh hoặc cam nếu bạn đang dùng các loại thuốc ho có dextromethorphan. Trái cây giống cam quýt có thể can thiệp vào quá trình phân hủy thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như ảo giác hoặc buồn ngủ.

Tác dụng phụ của các loại trái cây này có thể kéo dài trong 24 giờ hoặc nhiều hơn, vì vậy nên tránh ăn cam quýt khi dùng thuốc ho.

Rượu

Nếu đang dùng thuốc kháng histamine, thuốc trị tiểu đường hoặc thuốc giảm đau thì nên tránh uống rượu vì rượu, paracetamol và codein được chuyển hóa ở gan và gan cần phải làm việc chăm chỉ hơn để phá vỡ rượu và các loại thuốc cùng một lúc. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của các loại thuốc, bao gồm buồn ngủ.

Ngoài ra, gan làm việc quá sức làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Cà phê

Nếu đang dùng thuốc làm giãn phế quản Bronchodilator để điều trị hen suyễn. Bệnh nhân mắc hen suyễn thường được hỗ trợ để thở dễ hơn bằng cách thư giãn các cơ ở phổi và mở rộng đường hô hấp. Tác dụng phụ thường gặp ở bệnh nhân dùng thuốc này bao gồm đánh trống ngực, căng thẳng và dễ bị kích thích. Khi uống thuốc này cùng với caffeine, rủi ro trên sẽ tăng lên, tiến sĩ Hillick nói.

Ngoài ra, quá nhiều caffeine cũng có thể hạn chế hiệu quả của thuốc.

Rau lá xanh

Nếu đang dùng Anticoagulant - thuốc chống đông máu - thì nên tránh ăn rau lá xanh cùng giờ uống thuốc. Rau lá xanh giàu vitamin K giúp đông máu, trong khi thuốc chống đông máu lại được dùng để ngăn chặn việc sản xuất vitamin K, vì vậy nếu bạn đột nhiên ăn nhiều rau xanh sẽ gây trở ngại cho thuốc.

Cam thảo đen

Cam thảo làm giảm kali trong cơ thể, có thể nguy hiểm cho những người có bệnh về tim. Mức độ kali trong cơ thể thấp có thể làm tăng tác dụng phụ liên quan đến digoxin, được sử dụng để điều trị suy tim sung huyết và nhịp tim bất thường.

Ngoài ra, nhóm thuốc lợi tiểu để điều trị huyết áp cao, bệnh tăng nhãn áp, suy tim và vấn đề về gan và thận, cũng làm thấp kali, nên nếu uống thuốc này mà dùng cam thảo có thể khiến lượng kali giảm mạnh gây suy nhược, đau bụng và rối loạn nhịp tim, tiến sĩ Hillick nói.

Sữa

Nếu đang dùng thuốc kháng sinh như Ciprofloxacin và tetracycline nên uống một ly nước một giờ trước bữa ăn hoặc hai giờ sau bữa ăn. Thực phẩm sẽ can thiệp vào cách các loại thuốc được hấp thụ bởi cơ thể và sữa sẽ có tác dụng tương tự. Vì vậy, trong khi dùng thuốc kháng sinh, không nên uống sữa gần giờ.

Bưởi

Nếu bạn đang dùng statin để hạ huyết áp thì bưởi hoặc nước ép bưởi sẽ không là loại thực phẩm lành mạnh, bởi bưởi có chứa một loại chất hóa học làm dừng quá trình phá vỡ statin tạo ra tác dụng phụ là đau cơ và đau.

Cá hồi hun khói / xúc xích / pate

Cá hồi xông khói không phải là loại thực phẩm tốt khi dùng thuốc chống trầm cảm bởi thuốc chống trầm cảm loại ức chế monoamine oxidase [MAOIs], trong khi xúc xích, cá hồi hun khói hoặc pate gan gà rất giàu tyramine, hợp chất làm phân hủy axit amin. Khi dùng MAOI và các loại thực phẩm trên có thể khiến nồng độ tyramine tăng vọt dẫn đến huyết áp cao nguy hiểm.

Các thực phẩm khác trong danh sách có nguy cơ bao gồm phô mai hoặc thịt và cá hun khói hoặc qua chế biến.

Sô cô la

Caffeine trong sô cô la có thể gây ra tác dụng kích thích nếu dùng chung với thuốc kích thích như Ritalin, được sử dụng để điều trị ADHD - chứng tăng động giảm chú ý. Tất nhiên, thỉnh thoảng một cốc cà phê, nước giải khát chứa caffeine hoặc thanh sô cô la vẫn tốt, nhưng nếu ăn nhiều khi đang dùng thuốc này sẽ gây ra tác dụng phụ bao gồm bồn chồn, mất ngủ và hồi hộp.

Tin liên quan

Có những loại thực phẩm được khuyến cáo không nên sử dụng chung khi đang uống thuốc tây vì có thể dẫn tới việc kém hiệu quả trong dùng thuốc, làm ảnh hưởng tới quá trình chữa bệnh hoặc có thể gây ra những tác dụng phụ.

Không nên tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ khi đang sử dụng một loại thuốc tây, vì sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ thuốc của dạ dày, làm việc chữa trị cũng không được hiệu quả. Ăn loại thực phẩm này khi uống thuốc chống suy nhược cơ thể sẽ có thể đem lại kết quả ngược lại.

Không nên tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ khi đang sử dụng một loại thuốc tây

Những loại thực phẩm giàu vitamin K như trái bơ, rau ngò, rau diếp cá, cần tây, trái su, bắp cải xanh… rất tốt cho những người thiếu tiểu cầu – nguyên nhân gây nên hiện tượng máu loãng. Thế nhưng, có một điều cần lưu ý là nếu bạn nào mắc bệnh máu chứa nhiều tiểu cầu, máu quá đông đặc làm cản trở tình trạng lưu thông của máu trong cơ thể thì phải tránh xa những loại thực phẩm này.

Những loại thực phẩm chứa nhiềuvitamin K sẽ làm giảm tác dụng điều trị của thuốc, càng làm gia tăng tình trạng đông máu và lượng tiểu cầu trong cơ thể.

Một số loại thuốc tây bao gồm Cipro có thể đóng cục với canxi, sắt và các khoáng chất khác trong thực phẩm từ sữa. Sự kết hợp này làm giảm khả năng hấp thu thuốc của cơ thể, giảm hiệu quả của thuốc. Khi bạn nhận được một đơn thuốc để điều trị mụn trứng cá hoặc nhiễm trùng, hãy hỏi nếu thuốc thuộc nhóm tetracycline hoặc flouroquinolones.

Nếu như vậy, cần tránh ăn uống sữa, sữa chua, pho mát… trước và sau khi uống thuốc tây ít nhất 2 giờ. Bạn cũng nên hỏi dược sĩ về thời gian thích hợp nếu bạn đang uống các vitamin tổng hợp chứa các khoáng chất. Bởi những vitamin này cũng như các sản phẩm từ sữa, có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc kháng sinh.

Các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc kháng sinh

Khi bạn đang uống thuốc tây, bạn nên lưu ý không nên uống nước ép trái cây. Nên nhớ rằng chỉ được phép uống nước táo, cam, bưởi… cách thời điểm uống thuốc Allegra [fexofenadine] ít nhất 4 giờ. Các loại nước ép ức chế peptide [là những protein có cấu trúc đoạn ngắn khoảng từ hai đến vài chục axit amin nối với nhau] vốn vận chuyển thuốc từ đường ruột vào máu.

Không nên uống các loại nước quả này khi uống các loại thuốc chống dị ứng

Sự kết hợp của các loại nước quả này với thuốc tây, đặc biệt là thuốc chống dị ứng Allegra khiến hiệu quả của thuốc trong việc ngăn chặn hắt hơi, sổ mũi giảm tới 70%. Các loại thuốc tây khác cũng được vận chuyển với sự giúp đỡ của peptide, vì thế không nên uống các loại nước quả này khi uống các loại thuốc chống dị ứng như Cipro hay Levaquin, các thuốc chữa bệnh tuyến giáp như Synthroid hoặc thuốc điều trị dị ứng và hen suyễn như Singulair.

Có thể bạn đã được biết trà xanh là một trong những thứ đồ uống có nhiều chất chống oxy hóa cùng khả năng “đánh bại” những tế bào ung thư. Tuy nhiên tác dụng này hầu như không còn khi bạn kết hợp trà xanh cùng uống thuốc tây, mà cụ thể là  thuốc chống ung thư.

Trong khi uống viên sắt thì không nên uống trà. Bởi hợp chất tanin sẵn có trong trà sẽ kìm hãm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì thế khi uống trà xanh trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém hoặc không có hiệu quả. Trường hợp muốn thưởng thức nước trà xanh, có thể uống vào thời điểm tối thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc tây.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

TPO - Xoài là loại trái cây bổ dưỡng, có thể hỗ trợ chữa nhiều bệnh hiệu quả nhưng nếu ăn sai cách có thể biến xoài thành 'thuốc độc', gây hại cho sức khỏe.

Những công dụng của xoài đối với sức khỏe
  Theo nghiên cứu khoa học, một cốc sinh tố xoài sẽ cung cấp cho cơ thể 103 calo, nhiều loại vitamin như vitamin C, A, B cùng các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như kali, đồng, magie... Ăn một quả xoài mỗi ngày không chỉ giúp bạn phòng chống bệnh ung thư, chống thoái hóa điểm vàng, tốt cho tiêu hóa... mà còn hỗ trợ làm đẹp da, giảm cân. Sau đây là những tác dụng cụ thể mà loại quả này mang lại:

Phòng chống ung thư

Trong quả xoài chín có rất nhiều chất chống oxy hóa như quercitrin, astragalin, isoquercitrin, axit gallic hay methyl gallate giúp cơ thể chống lại bệnh đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú hay bệnh bạch cầu. Chính vì vậy, bạn đừng quên bổ sung lượng xoài hợp lý vào khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày nhé.

Tốt cho mắt

Chất chống oxy hóa zeaxanthin trong quả xoài có tác dụng giúp giảm thoái hóa điểm vàng vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, xoài cũng rất giàu vitamin A, có tác dụng hỗ trợ thị lực, chống lại bệnh khô mắt và tránh được chứng mù đêm.

Ngăn ngừa dị tật thai nhi

Trong quả xoài có chứa nhiều axit folic, đây là một trong những dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai, giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Ngoài ra, xoài cũng cung cấp nhiều khoáng chất có lợi cho bà bầu như canxi, magie, hay một số vitamin nhóm B khác.

Hỗ trợ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ dồi dào có trong quả xoài sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Bên cạnh đó, xoài còn chứa một số enzym có lợi cho việc chữa kiết lị hay nhiễm trùng đường tiết niệu rất hiệu quả nữa đấy.

Giúp bổ não và cải thiện trí nhớ

Trong xoài có chứa glutamine [một protein quan trọng cho sự tập trung và trí nhớ] nên rất có lợi cho những người làm việc bằng trí óc hay người bị suy nhược thần kinh. Ngoài ra, xoài còn là thực phẩm có tác dụng chữa thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ rất tốt.

Tăng cường miễn dịch

Sự kết hợp của vitamin A, vitamin C cùng 25 loại carotenoid khác nhau có trong xoài có tác dụng giúp cho hệ miễn dịch của bạn luôn khỏe mạnh. Vì thế, bổ sung xoài vào khẩu phần ăn hằng ngày là cách đơn giản để bạn có một hệ miễn dịch tốt, giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tăng cường khả năng sinh dục

Trong xoài có nhiều vitamin có liên quan mật thiết tới sự cân bằng hormone giới tính, tạo ra sự ham muốn cho cả 2 giới, đặc biệt là nam giới. Bên cạnh đó, vitamin E có trong xoài còn giúp chất lượng tinh trùng của nam giới tăng lên, từ đó làm tăng khả năng có con cho các cặp đôi.

Kiểm soát cholesterol hiệu quả

Xoài có chứa hàm lượng vitamin C và chất xơ dồi dào, giúp làm giảm mức cholesterol xấu trong máu. Ngoài ra, lượng kali trong xoài cũng là một thành phần cần thiết của tế bào, giúp kiểm soát nhịp tim cũng như huyết áp hiệu quả hơn.

Hỗ trợ giảm cân

Xoài có hàm lượng chất xơ cao, có tác dụng làm chậm tiến trình hấp thu đường vào máu. Vì vậy, ăn xoài sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc xay sinh tố, làm gỏi... Ngoài ra, theo các chuyên gia, bạn cũng có thể sử dụng cả vỏ xoài bởi những chất được phát hiện trong vỏ xoài cũng có tác dụng làm giảm sự hình thành mỡ trong cơ thể. Vì thế, nếu bạn đang muốn giảm cân, lấy lại vóc dáng thon gọn thì đừng bỏ qua loại quả tuyệt vời này nhé.

Những lưu ý khi ăn xoài

Ăn xoài khi đói bụng

Dù là xoài chín hay xoài xanh, bạn cũng không ăn chúng khi đói bụng. Axit có trong xoài sẽ kích thích dạ dày, làm tăng dịch vị và tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột. Ăn xoài khi đói còn dễ bị say, ngộ độc tạm thời.

Ăn xoài xanh sau khi uống rượu

Bạn có thể cho rằng xoài xanh là món đồ nhắm rượu tuyệt vời. Nhưng sự thật không phải như vậy. Quả xoài xanh kết hợp với chất cồn trong rượu sẽ tạo ra độc tố khiến bạn dễ bị ngộ độc, hủy hoại niêm mạc dạ dày.

Ăn xoài và hải sản cùng lúc

Xoài và hải sản là hai thực phẩm dễ gây dị ứng. Ăn chúng cùng lúc có thể gây ra khó tiêu, chướng bụng hoặc tiêu chảy.

Ăn xoài khi bị thừa cân, tiểu dường

Xoài là loại quả chứa nhiều đường do đó người bị thừa cân, tiểu đường nên hạn chế ăn. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá nhiều xoài. Các chuyên gia cho rằng, mỗi người chỉ nên ăn từ 200 – 250g/ngày là cách tốt nhất để cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Ăn xoài với các thực phẩm cay nóng

Xoài cũng không được ăn với đồ cay nóng như tỏi, hành, hẹ, gừng, rượu, ớt, hạt tiêu, quế, hồi, thì là... vì có thể gây hại thận.

Ăn xoài khi đang ăn dứa

Trong thành phần dinh dưỡng của dứa có tác dụng phụ đối với da và mạch máu. Hai loại trái cây này ăn cùng sẽ dễ gây dị ứng vì xoài và dứa đều chứa thành phần hóa học gây dị ứng da.

Những người không nên ăn xoài


Cơ địa dị ứng Những người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng với chất urushiol khi ăn xoài rất dễ gây dị ứng. Biểu hiện nhẹ có thể gây ngứa xung quanh miệng và trên môi, rát lưỡi, mắt khô, nổi mề đay.

Người mắc bệnh hen suyễn

Xoài có tính bình và chứa thành phần gây dị ứng. Người mắc bệnh hen suyễn không nên ăn xoài vì nó có thể gây dị ứng, khiến cho bệnh tình tái phát, thậm chí gây nguy hiểm cho người bệnh. Người mắc bệnh ngoài da: Lượng đường cao trong loại quả chín sẽ khiến tình trạng bệnh tăng nặng. Ngoài ra, người mắc bệnh mẩn ngứa, vết thương lở loét, mưng mủ cũng nên hạn chế ăn xoài.

Người bị bệnh thận

Ăn nhiều xoài có hại cho thận, do đó, người bị viêm thận cấp và mãn tính không được ăn. Ăn xoài nhiều sẽ gây dị ứng. Lá xoài và nước xoài gây viêm da cho người cơ địa mẫn cảm. Cách tốt nhất là cắt xoài thành miếng nhỏ rồi ăn trực tiếp, ăn xong súc miệng rửa miệng, tránh nước xoài đọng lại.

Người mắc bệnh ngoài da

Trung y cho rằng sự suy giảm chức năng của tỳ khiến cho da nổi mụn. Quả xoài tính bình, thấp hàn, mà tỳ “sợ” nhất là thấp hàn. Do vậy người có mụn nhọt không nên ăn xoài. Ngoài ra bệnh mẩn ngứa, vết thương lở loét, mưng mủ cũng không thể ăn xoài, bởi vì ăn vào sẽ làm cho bệnh tình nặng thêm.

Người bị tiêu chảy

Một quả xoài thường chứa tới 3gr chất xơ nên việc ăn xoài nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy cao hơn. Khi bị tiêu chảy mà ăn xoài sẽ càng làm cho tình trạng bệnh thêm tồi tệ. Do đó, trong thời kỳ đang bị tiêu chảy, bạn nên tránh ăn loại quả nóng này.

Video liên quan