Ví dụ về một chính sách công

ĐỀ CƯƠNG CSC.
Phần I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG.
Câu 1: Hãy nêu định nghĩa chính sách công và chỉ ra những đặc trưng quan trọng của CSC? Lấy ví dụ về một chính sách minh chứng cho một trong những đặc trưng nêu trên?
+, Định nghĩa CSC: Chính sách công là:những hành đông ứng xử của nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời song cộng đồng ,được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau,nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng.
+, Những đặc trưng quan trọng của CSC là ( 7 đặc trưng):
Thứ nhất, chủ thể ban hành CSC là Nhà nước. (phân tích).
Thứ 2, csc gồm nhiều quyết định có lien quan đến nhau.( phân tích).
Thứ 3,các quyết định này là những quyết định hành động.( phân tích).
Thứ 4, csc tập trung giải quyết 1 vấn đề đang đặt ra trong đời sống KT-XH theo những mục tiêu xác định. ( phân tích ).
Thứ 5, xét theo nghĩa rộng, CSC bao gồm những việc nhà nước định làm và k định làm ( phân tích).
Thứ 6, CSC tác động đến các đối tượng của CS. ( phân tích).
Thứ 7, CSC đc nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng hoặc của quốc gia. ( phân tích).
=> những đặc trưng nói trên của CSC cho phép chúng ta có 1 cái nhìn tổng thể về CSC. Vừa thể hiện bản chất của CSC là công cụ định hướng của Nhà nước cho mọi hành vi XH đối vs các quá trình phát triển. Định hướng đó đc thể hiện qua thái độ ứng xử vs những vấn đề đã, đang và sẽ nảy sinh trong đs cộng đồng. Để đạt đc mục tiêu phát triển trước hết CS phải tồn tại trong thực tế, nghĩa là Nhà nc phải hành động thực sự bằng CS. Đk tồn tại của 1 CS là tổng hòa những hành động tích cực theo định hướng chính trị của Nhà nc nhằm tác đông, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong từng giai đoạn phát triển.
Ví dụ theo mình mọi người tự lấy sau đó phân tích ra 1 trong số những đặc trưng trên là ok.
Câu 2: Hãy trình bày cấu trúc của một chính sách và phân tích mối liên hệ giữa mục tiêu và biện pháp của chính sách?
Chính sách công là:những hành đông ứng xử của nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời song cộng đồng ,được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau,nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng.
Cấu trúc chính sách bao gồm 2 bộ phận:
Chính sách công= Mục tiêu + biện pháp
Mục tiêu chính sách công là những giá trị hướng tới phù hợp với yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế, xã hội.
Biện pháp chính sách là cách thức mà chủ thể sử dụng trong quá trình hành động để tối đa hóa kết quả về lượng và chất của mục tiêu chính sách
Mối quan hệ giữa mục tiêu và biện pháp chính sách là mối quan hệ biện chứng lịch sử được thể hiện trên các phương diện :
+. quan hệ tương đồng :mục tiêu mang tính chất nào thì biện pháp mang tính chất đó
+ quan hệ tập hợp :để thực hiện mục tiêu cần có một hệ thống biện pháp
+ quan hệ vận động: thực hiện mục tiêu ởcác thời kì khác nhau thì phải sử dụng các biện pháp khác nhau.
Mối quan hệ tác động qua lại, thúc đẩy, cân bằng hoặc kìm hãm giữa biện pháp chính sách và mục tiêu.
Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa chính sách và các công cụ quản lý nhà nước khác (chiến lược, kế hoạch, luật pháp).
Trong hoạt động quản lí, nhất là quản lý công, Nhà nước phải sử dụng một hệ thống công cụ quản lí :chính sách ,chiến lược ,kế hoạch Mỗi loại công cụ có vai trò và tác dụng riêng chúng bổ sung cho nhau và kết hợp vs nhau để tạo thành 1 hệ thống công cụ quản lý của Nhà nc đv mọi mặt của ĐS-XH, nhưng chúng cũng khác nhau về mức độ tổng hợp, phạm vi tác động, tính chất của các giải pháp và time tác động. Để hiểu đc mối quan hệ giữa CS và các công cụ quản lý nhà nc trên trước hết ta đi tìm hiểu các khái niệm:
Chính sách là những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động và phát triển nhằm đạt được mục tiêu nhất định.
Chiến lược một chương trình hành động tổng quát ,triển khai các nguồn lực để đạt dược các mục tiêu toàn diện về phát triển kinh tế -xã hội trong một thời gian tương đối lâu dài.
Kế hoạch là những chương trình hành động cụ thể nhằm đạt được mục tiêu định trước.
Luật pháp là những quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động do Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục luật đinh nhắm điều chỉnh các quan hệ XH và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nc.
MQH giữa chính sách và chiến lược:
Từ khái niệm chiến lược nêu trên ta thấy: thông thường một chiến lược của nhà nước bao gồm 1 CS cần thiết để giải quyết 1 vấn đề búc xúc, nhắm hỗ trợ cho tiến trình thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra. Còn CS có tác dụng hỗ trợ cho chiến lược, tạo những động lực quan trọng và môi trườn thuận lợi để thực hiện chiến lược phát triển KT-XH của đất nước. Khi nói đến chiến lược với ý nghĩa là sự chọn lựa 1 mục tiêu phát triển, thì CS là tập hợp những biện pháp đối xử của các nhóm Xh có liên quan để thực hiện chiến lược trong đời sống. ( các bạn có thể lấy ví dụ và phân tích giống giáo trình trang 20).
MQH giữa chính sách và pháp luật:
Trong hoạt động quản lý Nhà nc, sự phối hợp giữa công cụ luật và công cụ CS là vô cùng cần thiết.
Nếu PL tạo ra hành lang pháp lý, môi trường pháp lý để XH vận động, phát triển theo định hướng của Nhà nc và mang tính bắt buộc, thì CS khuyến khích các Hđ KTXH, định hướng đi đến mục tiêu.
=> sự phối hợp giữa 2 công cụ này sẽ giúp cho đối tượng quản lý có them nội lực để phát triển. Nó k chỉ đảm bảo duy trì trật tự XH mà còn tạo MT thuận lợi hơn , tích cực hơn cho các quá trình KTXH. Tạo ra sự công bằng giữa các đối tượng , các địa phương và giúp huy động sức mạnh tổng hợp, các nguồn lực cho sự phát triển. Vì thế, nếu sự phối hợp đc thực hiện tốt thì mục tiêu quản lý sẽ đc đảm bảo và ngược lại, thiếu sự phối hợp tất yếu hiệu quả quản lý sẽ bị a/h tiêu cực.
Để có đc sự phối hợp giữa công cụ luật và công cụ CS cần lưu ý đến 1 số khía cạnh của vấn đề về sự tác động qua lại giữa công cụ luật va CS:
Một là, pl đôi khi cản trở việc hoạch định và thực thi CS mới. ( phân tích gt 21)
Hai là, hoạch định cs mới cũng thách thức sự nhất quán của hệ thống pl quốc gia ( phân tích gt 21).
Câu 4: Chính sách công là gì? Trình bày phân loại chính sách công theo tiêu chí cấp độ ban hành chính sách? Hãy lấy ví dụ cụ thể đối với từng cấp độ ban hành đó?
Chính sách công là:những hành đông ứng xử của nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời song cộng đồng ,được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau,nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng.
Trình bày phân loại CSC theo tiêu chí cấp độ ban hành CS :
Theo tiêu chí cấp độ ban hành CS, CSC do chính quyền TW ban hành gồm những CS do Quốc hội, CP, liên Bộ hoặc các Bộ ban hành.
- Những CS này có tác dụng nhằm điều chỉnh những MQH phát sinh trên phạm vi QG, có a/h đến lợi ích của nhiều địa phương, nhiều nhóm dân cư khác nhau trong XH.
- CS do địa phương ban hành là những CS do các cấp CQ địa phương đề ra nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh trong phạm vi địa phương đó.
- Các CS do địa phương ban hành k đc trái vs pl và những CS của TW.
ví dụ cụ thể đối với từng cấp độ ban hành đó:
VD: Văn bản 6323 của BGTVT-VT về việc cán bộ nghành giao thông vận tải sử dụng đi xe bus ít nhất 1 lần 1 tuần ( các bạn tự lấy them VD.)
Câu 5: Quy trình chính sách là gì? Hãy vẽ sơ đồ quy trình chính sách, phân tích các bước/giai đoạn trong quy trình và cho ví dụ minh họa cho từng bước?
Quy trình chính sách được hiểu là quá trình luân chuyển các giai đoạn từ khởi sự chính sách đến khi xác định được hiệu quả chính sách trong đời sống xã hội.
Sơ đồ hoạch định CS: ( sơ đồ các bạn tự vẽ vào nhé).
Hoạch định CS ---------------------à thực thi CS-----------àđánh giá CS
Phân tích sơ đồ :
Đây là 3 giai đoạn cơ bản trong quy trình hoạch định chính sách .Nó là một vòng tuần hoàn khép kín được lặp lại liên tục và biến động .
Hoạch định chính sách là toàn bộ quá trình nghiên cứu xây dựng và ban hành đầy đủ chính sách. Trong giai đoạn này, các chính sách đc nghiên cứu đề xuất để Nhà nc phê chuẩn và ban hành công khai. Quá trình đề xuất CS bao gồm việc xđ vấn đề cần ra CS, xđ các mục tiêu mà CS đó cần đạt đc và xđịnh các giải pháp cần thiết để đạt tới mục tiêu đó. Muốn xác định đc vấn đề CS, cần phải thường xuyên quan sát và phân tích tình hình thực tế để dự báo những mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của XH. Trên cơ sở lựa chọn phương án CS, cơ quan Nhà nc có thẩm quyền phê chuẩn 1 p/a tối ưu và ban hành CSC để bảo đảm sự thành công của CS.
Thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu định hướng của nàh nước. Đây là giai đoạn thực hiện các mục tiêu CSC trên thực tế. Nói cách khác, đây là giai đoạn vận dụng những giải pháp định trước để đạt đc các mục tiêu CS. Trong GĐ này CS đc biến thành kết quả thực tế. GĐ này bao gồm các hoạt động triển khai, phối hợp thực hiện, kiểm tra đôn đốc và hiệu chỉnh CS cùng các biện pháp tổ chức thực thi để CS phát huy tác dụng trong CS. Tuy nhiên GĐ này thường chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan làm a/h đến kết quả thực thi, trong đó việc tổ chức thực thi và duy trì cs là yếu tố quan trọng hang đầu để bảo đảm sự thành công của CS.
Đánh giá chính sách là việc xem xét ,nhận định về giá trị các kết quả thu được khi thực thi một chính sách công . Đây là gđ quan trọng trong quy trình CS. Trong gđ này, ng ta tiến hành so sánh các kết quả của CSC vs các mục tiêu đề ra, phân tích hiệu quả KT-XH đạt đc thông qua việc thực thi CS trên thực tế. việc đánh giá CSC đc tiến hành dựa vào 1 số kỹ thuật đánh giá và các tiêu chí KT-Xh nhất định . Sau khi đánh giá CS có thể phát hiện thấy những vđ mới nảy sinh cần đc giải quyết bằng cs mới.Cứ như thế, qt cs đc lặp lại vs mức độ ngày càng hoàn thiện cả về lượng và chất.
VD tự lấy và phân tích.
Câu 6: Anh chị hãy liệt kê các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay và cho biết vai trò của các tổ chức này trong quá trình hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách? Lấy ví dụ minh họa, chỉ rõ vai trò của một trong các tổ chức chính trị - xã hội đó?
Các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay:
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
- Hội nông dân Việt Nam
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- Tổ chức xã hội khác như: các hiệp hội kinh tế, hội nghề nghiệp, các hội quần chúng tập hợp theo sở thích, ý nguyện, các tổ chức hoạt động tương trợ xã hội không nhằm mục đích lợi nhuận .
Vai trò của các tổ chức trong tổ chức thực thi CS:
- Tiếp nhận chính sách
- Đóng vai trò phản biện chính sách
- Là một kênh đề xuất sáng kiến chính sách .
Lấy 1 ví dụ về tổ chức có vai trò thuộc 1 trong 3 vai trò trên.
PHẦN 2: HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG
Câu 7: Hoạch định chính sách là gì? Vì sao nói: Hoạch định chính sách tốt sẽ có ý nghĩa to lớn đối với đời sống xã hội?
Hoạch định chính sách là toàn bộ quá trình nghiên cứu xây dựng và ban hành đầy đủ chính sách.
Nói Hoạch định chính sách tốt sẽ có ý nghĩa to lớn đối với đời sống xã hội vì :
Hoạch định chính sách là toàn bộ quá trình nghiên cứu xây dựng và ban hành đầy đủ chính sách.Nó là điểm khởi đầu trong tiến trình chính sách nhằm cho ra đời một chính sách có ảnh hưởng tốt đến đời sống kinh tế- xã hội.( phân tích thêm gt- trang 50).
HĐCS cũng đc coi là 1 loại quyết định quản lý đặc biệt cho 1 gđ tồn tại phát triển của Xh nhằm đạt đc mục tiêu quản lý. Một Cs tốt sẽ có những ý nghĩa quan trọng đv đs Xh :
- Hoạch định chính sách mở đường cho cả tiến trình chính sách ,định hướng cả về mục tiêu và cách thức hành động cho các chủ thể trong xã hội
-.Khởi xướng được những vấn đề mà xã hội quan tâm cần giải quyết bằng chính sách .
-Củng cố niềm tin vào dân chúng vào đảng và nhà nước.
-Thu hút rộng rãi các nguồn lực ,các bộ phận chức năng của toàn hệ thống quản lý vào những hoạt động theo định hướng.
-Truyền đạt được cơ chế quản lí của nhà nước đến nền kinh tế trong từng thời kì.
Câu 8. Hoạch định chính sách là gì? Trình bày ưu và nhược điểm của phương pháp hoạch định theo mô hình tiến hóa? Cho ví dụ minh họa?
Hoạch định chính sách là toàn bộ quá trình nghiên cứu xây dựng và ban hành đầy đủ chính sách.Nó là điểm khởi đầu trong tiến trình chính sách nhằm cho ra đời một chính sách có ảnh hưởng tốt đến đời sống kinh tế- xã hội.
Trình bày ưu và nhược điểm của phương pháp hoạch định theo mô hình tiến hóa:
HĐCS theo pp mô hình tiến hóa, thực chất là xây dựng CS mới trên cơ sở những cs đã tồn tại trong thực tế. Những CS đã tồn tại và phát huy tác dụng với các đối tượng CS cho đến khi đối tượng đã chuyển hóa và cần đc đối xử bằng cs khác cao hơn, đầy đủ hơn và toàn diện hơn.
HĐCS theo mô hình tiên hóa này có ưu, nhược điểm cơ bản sau:
Ưu điểm
Nhược điểm
- dễ thực hiện đv cả người hoạch định và thực thi.
- tiết kiệm time, chi phí, công sức cho HĐCS.
- ít gây xáo trộn cho ĐSXH và bộ máy quản lý CS của Nhà nước.
- K tạo ra những biến đổi những bước ngoặt làm thay đổi bộ mặt XH.
- hạn chế tính năng động, sang tạo trong hoạch định và thực thi CS.
- CS mới thường bị động và khó tồn tại.
Ví dụ tự lấy.
Câu 9. Anh chị hãy chỉ ra ba yếu tố mà anh chị cho rằng chúng có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạch định chính sách? Lấy ví dụ minh họa cho những ảnh hưởng của các yếu tố này?
Câu này là chọn 3 trong số 4 yếu tố a/h đến qt HĐCS các bạn tự làm trang 60 giáo trình nhé.
Câu 10. Hãy nêu các bước trong quy trình hoạch định chính sách? Theo anh/chị bước nào là quan trọng nhất? Tại sao?
Quy trình hoạch định chính sách gồm có 7 bước:
Bước 1: Nêu lí do hoạch định chính sách.
Bước 2: Xây dựng dự thảo các phương án chính sách.
Bước 3:lựa chọn phương án dự thảo tốt nhất.
Bước 4: hoàn thiện phương án lựa chọn.
Bước 5: thẩm định phương án CS.
Bước 6: quyết nghị ban hành chính sách.
Bước 7: Công bố chính sách.
Theo mình bước 1 quan trọng nhất do phải đc chấp nhận lý do HĐCS mới thực hiện đc các bước tiếp theo. ( phân tích cụ thể trang 70 +71 giáo trình).
Câu 11. Anh (chị) hãy trình bày các căn cứ để hoạch định một chính sách?
Chính sách công là:những hành đông ứng xử của nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng ,được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau,nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng.
Hoạch định chính sách là toàn bộ quá trình nghiên cứu xây dựng và ban hành đầy đủ chính sách.
Có 6 căn cứ để hoạch định chính sách: ( các căn cứ nên phân tích cụ thể giáo trình trang 52-56).
Thứ nhất là định hướng chính trị của Đảng cầm quyền.
Thứ hai là quan điểm phát triển của chủ thể.
Thứ ba là nguyên tắc hoạch định chính sách.
Thứ tư là năng lực thực tế của đối tượng thực thi chính sách.
Thứ năm là tình trạng pháp luật.
Thứ 6 là môi trường tồn tại chính sách.
Mỗi chính sách của nhà nước đều phải dựa các căn cứ trên .Những căn cứ này làm cho chính sách đề ra phù hợp với thực tiễn và góp phần thực hiện mục tiêu chung của quốc gia.
Câu 12: Hoạch định chính sách là gì? Trình bày các tiêu chuẩn của một chính sách tốt?
Hoạch định chính sách là toàn bộ quá trình nghiên cứu xây dựng và ban hành đầy đủ chính sách.
Tiêu chuẩn của một chính sách tốt là: ( phân tích cụ thể các tiêu chuẩn )
Thứ nhất là chính sách tốt phải hướng đến mục tiêu phát triển chung .
Thứ hai là chính sách tốt phải tạo ra động lực mạnh.
Thứ ba là chính sách tốt phải phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ tư là chính sách tốt phải có tính khả thi cao.
Thứ năm là chính sách tốt phải đảm bảo tính hợp lí.
Thứ 6 là chính sách tốt phải mang lại hiệu quả cho đời sống xã hội.
Căn cứ vào những yêu cầu trên mà các nhà quản lí sẽ tìm kiếm được mục tiêu và giải pháp tốt trong quá trình hoạch định chính sách, đồng thời cũng đánh giá được mức độ hoàn thiện của một chính sách khi được ban hành.
PHẦN 3: TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH CÔNG
Câu 13: Thực thi chính sách công là gì? Thực thi chính sách công có ý nghĩa như thế nào trong quy trình chính sách và quản lý Nhà nước?
Chính sách công là:những hành đông ứng xử của nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng ,được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau,nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng
Thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu định hướng của nhà nước.
Ý nghĩa của việc thực thi CSC:
Thực thi CSC là giai đoạn có ý nghĩa quyết định đối vs việc thành công hay thất bại của 1 CS. Cụ thể, hoạt động này mang lại những ý nghĩa to lớn sau đây:
- Tổ chức thực thi CS là giai đoạn biểu hiện ý đồ CS thành hiện thực.
- Tổ chức thực thi CS để từng bước thực hiện mục tiêu CS và mục tiêu chung.
- Thực thi CS là để khẳng định tính đúng đắn của CS.
- Qua thực thi CS giúp cho CS ngày càng hoàn chỉnh.
Phân tích cụ thể từng ý nghĩa trong giáo trình
Câu 14: Thực thi chính sách công là gì? Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực thi chính sách công? Lấy ví dụ minh họa sự ảnh hưởng của một yếu tố cụ thể?
Chính sách công là:những hành đông ứng xử của nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng ,được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau,nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng
Thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu định hướng của nhà nước.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực thi chính sách công:
Yếu tố khách quan:
Thứ nhất là tính chất của vấn đề chính sách .
Thứ hai là môi trường tồn tại chính sách.
Thứ ba là mối quan hệ giữa các đối tượng thực thi chính sách.
Thứ tư là tiềm lực của đối tượng thực thi chính sách.
Thứ năm là đặc tính của đối tượng chính sách .
Yếu tố chủ quan :
Thứ nhất là thực hiện đúng quy trình thực thi chính sách
Thứ hai là năng lực thực thi chính sách của cán bộ công chức
Thứ ba là điều kiện vật chất của thực thi chính sách
Thứ tư là sự đồng tình ủng hộ của dân chúng.
Tất cả các yếu tố đều phân tích ngắn gọn ( thêm khoảng 2-3 câu).
Ví dụ trong giáo trình trang 93.
Câu 15: Hãy kể tên các bước trong quy trình tổ chức thực thi CSC? Theo anh chị, (những) bước nào có ý nghĩa quan trọng cho sự thành công của chính sách? Hãy giải thích và cho ví dụ minh họa?
Có 7 bước trong quy trình tổ chức thực thi CSC:
Bước 1: xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện CS.
Bước 2: phổ biến, tuyên truyền CS.
Bước 3: phân công phối hợp thực hiện CS.
Bước 4: duy trì CS.
Bước 5: Điều chỉnh CS.
Bước 6: theo dõi, kiểm tra, đôn đóc việc tổ chức thực thi CS.
Bước 7: Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm.
Bước quan trọng nhất tự trả lời. theo mình là bước 1.
Câu 16: Thực thi chính sách công là gì? Hãy chỉ ra ưu nhược điểm của hình thức triển khai thực thi chính sách công từ trên xuống?
Chính sách công là:những hành đông ứng xử của nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng ,được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau,nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng
Thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu định hướng của nhà nước.
Ưu, nhược điểm của hình thức triển khai thực thi CSC từ trên xuống:
Ưu điểm
Nhược điểm.
-CSC do Nhà nc hoạch định và tổ chức thực thi, nên hình thức tổ chức thực hiện từ trên xuống dưới nói chung là thuận lợi.
- Nhà nc chủ động kiểm tra, đôn đốc bằng các phương tiện kỹ thuật hay đội ngũ cán bộ, công chức của mình.
- Nhà nc có thể kịp thời điều chỉnh, bổ sung làm cho hoạt động thực thi CS diễn ra đúng định hướng.
- Nhà nc có thể dung quyền lực công để điều chỉnh bố sung nếu việc điều chỉnh gặp khó khăn-> tạo ra sự tập trung, thống nhất cao độ trong qt thực thi CS.
- ít phát huy đc tính chủ động sang tạo của cấp dưới trong quá trình thực thi Cs.
- các cán bộ, công chức tham gia tổ chức thực thi Cs không hoàn toàn đồng chất với đối tượng CS -> làm các cán bộ công chức trở nên quan liêu.
- hình thức này triển khai thường thiên về ý chí của cấp điều hành mà ít quan tâm đến nguyện vọng của đối tượng CS -> làm qt tực thi CS ít thiết thực, mang nặng tình phong trào, gây lãng phí nguồn lực trong thực thi CS.
Câu 17: Thực thi chính sách công là gì? Hãy chỉ ra ưu nhược điểm của hình thức triển khai thực thi chính sách công từ dưới lên?
Thực thi CSC:.
ưu nhược điểm của hình thức triển khai thực thi chính sách công từ dưới lên:
Ưu điểm
Nhược điểm.
- địa phương có thể chủ động triển khai thực hiện CS theo những ĐK hiện có, nhằm đạt đc mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ.
- địa phương có thể chủ động tìm các giải pháp tổ chức thực thi CS có hiệu quả nhất.
- mang lại lợi ích thiết thực hơn cho các đối tượng CS.
- dễ dẫn đến tình trạng phân tán, thiếu tập trung trong việc triển khai CS vào CS.
- vì mục tiêu phát triển trước mắt các địa phương có thể lầm cải biến mục tiêu chung của CS nhà nc.
- thường bị động trong việc điều chỉnh, bổ sung Cs và cung cấp nguồn lực cho thực thi CS.
- dễ xày ra tình trạng cục bộ, căn cứ theo địa phương .., làm giảm tính thống nhất trong QLNN.
Câu 18.: Anh (chị) hãy trình bày các phương pháp tổ chức thực thi chính sách? Lấy ví dụ minh họa cho một phương pháp cụ thể?
Có 4 pp tổ chức thực thi CS:
- Phương pháp kinh tế (dùng lợi ích kinh tế để kích thích/hạn chế hành vi con người, sử dụng trong chính sách kinh tế)
- Phương pháp thuyết phục (mang tính giáo dục, đánh vào nhận thức và tình cảm, ý thức tự giác con người)
- Phương pháp hành chính (dùng mệnh lệnh hành chính, hình phạt)
- Phương pháp kết hợp.
Ví dụ : lấy ví dụ cho 1 pp thôi nhé.
Câu 19: Đánh giá chính sách công là gì?
Vì sao nói: giai đoạn đánh giá chính sách có vị trí quan trọng trong quy trình chính sách? Hãy minh họa bằng ví dụ cụ thể?
Đánh giá chính sách là việc xem xét, nhận định về giá trị các kết quả thu đc khi thực thi 1 CSC.
Nói: giai đoạn đánh giá chính sách có vị trí quan trọng trong quy trình chính sách vì những lý do sau:
Sơ đồ quy trình CS: hoạch định CSà thực thi CS à đánh giá CS.
Giai đoạn đánh giá cs có vị trí quan trọng trong quá trình CS. Đánh giá CS đc tiến hành trên cơ sở 1 CS đã đc hoạch định và thực thi phản ánh kết quả của gia đoạn hoạch định và thực thi, có mqh nhân quả vs 2 gđ này ,đồng thời nó chịu tác động trở lại 2 gđ trên.
Các thông tin về thực thi CS k hoàn hảo có thể đóng góp vào việc cơ cấu lại vấn đề, chẳng hạn , sau khi CS đc đánh giá, người ta có thể nhận thức lại đc vấn đề CS à có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ trong CS, những cũng có thể đòi hỏi đặt lại vấn đề CS ,trong TH đó quy trình CS có thể phải quay lại từ đầu hoặc CS cơ thể bị chấm dứt hoàn toàn.
Đánh giá CS cũng cho phép nhận định lại mục tiêu của CS.Ở giai đoạn đánh giá CS người ta có thể căn cứ vào thực tiễn để xác định xem lý do tồn tại CS có hợp lý hay k.
Các giá trị còn đc đánh giá bằng cách xem xét tính hợp lý của các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra có sát vs đòi hỏi thực tiễn hay k. tuy nhiên, điều này thường k dễ dàng bởi vì mục tiêu đôi khi k rõ rang hay chỉ đc nêu chung chung.
Đánh giá Cs có thể tham gia vào việc xác định lại hay đưa ra phương án CS mới bằng cách chỉ ra những phương án CS cũ là k còn phù hợp và cần đc thay thế. Việc k hoàn thành Cs theo những giá trị mong muốn đòi hỏi các nhà quản lý phải xem xét lại việc tổ chức và quản lý thực thi CS. Cuối cùng, các kết quả thực thi CS cũng là căn cứ có giá trị định hướng cho việc phân tích CS.
à như vậy thông qua đánh giá cs các nha hoạch định có thể xác định lại vấn đề chính sách, sửa đổi chính sách và hoàn chỉnh chính sách.
Lấy ví dụ minh họa một chính sách đã hết thời một chính sách chệch hướng và đã sửa đổi thành công.
Câu 20. Đánh giá chính sách có những đặc trưng gì? Anh (chị) hãy trình bày tác dụng của đánh giá chính sách?
Đánh giá cs là việc xem xét, nhận định về giá trị các kết quả thu đc khi thực thi 1 CSC.
Đánh giá Cs có 2 đặc trưng sau:
- đánh giá cs tập trưng vào việc phán xét các giá trị thu đc. Đánh giá Cs là 1 nỗ lực để xác định giá trị hay tính hữu dụng XH của 1 CS. Quan trọng nhất, đánh giá cs cung cấp các thông tin thực tế và có giá trị về thực thi CS. Đánh giá thể hiện mức độ đạt đc các mục tiêu hoặc các chỉ tiêu cụ thể.
- đánh giá CS căn cứ vào những kết quả thực tế. Các ý kiến đánh giá phải dựa vào thực tiễn, điều đó có ý nghĩa là các kết quả của CS thực thi là thành quả của hành động giải quyết các vấn đề cụ thể. Đánh giá Cs căn cứ vào những kết quả đã có trong quá khứ và hiện tại.
Tác dụng của việc đánh giá Cs:
- Nuôi dưỡng hay thúc đẩy sự phát triển của CS. Nhiều Cs sau khi đc đề ra đã dần đi vào quên lãng. Nếu k có khâu đánh giá CS, các cơ quan hoạch định CS có thể rút bỏ trách nhiệm của mình sau khi Cs đã ban hành. Đánh giá Cs là 1 gia đoạn quan trọng để bắt buộc các nhà hoạch định cũng như các nhà thực thi CS luôn phải quan tâm đến kết quả cuối cùng.
- tăng cường tính hiệu quả của CS: việc đánh giá Cs sẽ chỉ ra những thiếu sót trong quản lý, trong việc sử dụng các nguồn lựcđòi hỏi các nhà quản lý phải k ngường tính toán và nâng cao hiệu quả hoạt động.
- xác định đo lường kết quả thực thi Cs: đây là nội dung hay bản chất của đánh giá CS. Thông qua đánh giá người ta so sánh các kết quả đạt đc theo những chuẩn mực nhất định. Đó là căn cứ để đưa ra những nhận định về các kết quả của CS hiên hành.
- xác định mức độ thỏa mãn của các đối tượng CS: thông qua đánh giá CS người ta có thể xác định xem CS đó đáp ứng đến mức độ nào yêu cầu của những đối tượng CS.

- cải tiến CS: bằng việc chỉ ra cho cơ quan hoạch định và các tổ chức thực thi CS thấy đc những thiếu sót trong chương trình của họ. Đánh giá kết quả Cs là tấm gương phản ánh rõ nhất những thiếu sót mắc phải trong các khâu hoạch định vf thực thi CS. Vì thế nó góp phần cải tiến CS thông qua việc giúp các cơ quan hoạch định và thực thi CS sửa chữa những thiếu sót.
Câu 21: Anh (chị) hãy trình bày các hình thức đánh giá chính sách.? Lấy ví dụ minh họa cho một hình thức đánh giá?
Các hình thức đánh giá CS:
Thứ nhất, đánh giá theo pp chuyên môn: là hình thức đánh giá bằng cách sử dụng các pp chuyên môn hay những thước đo giá trị k thể tranh cãi để đánh giá những kết quả đạt đc so vs tinh trạng trước khi thực hiện CS, cũng như với các nguồn lực đã huy động vào quá trình thực thi. Các pp đc sd: kế toán, kiểm toán, nghiên cứu và tổng hợp.
Thứ 2, đánh giá dựa vào các mục tiêu và chỉ tiêu chính thức: đây là hình thức đánh giá dựa trên cơ sở so sánh các kết quả đạt đc với những mục tiêu và chỉ tiêu chính thức mà các cơ quan hoạch định và thực thi CS công bố.
Thứ 3, đánh giá thông qua thăm dò ý kiến của các đối tượng CS: hình thức này lấy căn cứ là nguyện vọng hay các mục tiêu mà các đối tượng Cs mong muốn đạt đc. Các pp đc sd: phỏng vấn, phiếu thăm dò, điều tra nhanh.
Câu 22: Anh (chị) hãy trình bày các tiêu chí đánh giá chính sách? Liên hệ thực tiễn.
Các tiêu chí đánh giá CS:
1. Tính hiệu lực của Cs: phản ánh mức độ tác động, a/h của CS đó trên thực tế, làm biến đổi hoặc duy trì thực tế theo mong muốn của CP. Đánh giá hiệu lực của CS trả lời cho câu hỏi: CS có đạt đc các kết quả có giá trị hay k?
2. tính hiệu quả của CS: việc đánh hiệu quả của 1 CS nhằm trả lời cho câu hỏi: cs có đạt đc các mục đích và mục tiêu đã đạt đc xác định hay chưa? Liệu chương trình này đạt đc các kết quả hay tác động CS đc kỳ vọng chưa?
3. tính hiệu quả của CS: tính hữu hiệu của CS phản ánh sự đạt đc các mục tiêu cảu chương trình hay những lợi ích trong mối quan hệ với các chi phí. Chi phí thấp nhất đối vs 1 lợi ích đã biết hoặc tương đương lợi ích lớn nhất cho 1 phí tổn đã biết.
4. tính công bằng: tính công bằng của Cs có thể đúc kết lại thành: các chi phí và lợi ích phân bổ công bằng giữa những các nhân và các nhóm người khác nhau trong quá trình và kết quả của CS hay k?
5. tính khả thi về chính trị và chấp nhận của XH: tính khả thi về chính trị thể hiện ở mức độ mà qua đó các nhà chính trị chấp nhận và ủng hộ 1 đề xuất CS. Ngoài ra Cs còn đc công chúng chấp nhận, ủng hộ đề xuất CS. Tuy nhiên cũng có nhiều CS k đc sự đón nhận, ủng hộ của công chúng. Vì thế 1 CS tốt cần nghiên cứu kỹ, dẫn truyền CS phù hợp, và áp dụng vào thời điểm phù hợp.
6. tính khả thi về kỹ thuật: thể hiện ở mức sẵn có và mức độ tin cậy của công nghệ cần thiết cho việc thực hiện CS.
Liên hệ thực tiền thì tìm ví dụ liên quan đến 6 đặc trưng trên.