Ví dụ về sự khác nhau giữa ngôn ngữ và lời nói

Sự khác biệt giữa Lời nói đầu và Lời nói đầu | Lời nói đầu vs Lời nói đầu

Ví dụ về sự khác nhau giữa ngôn ngữ và lời nói

Sự khác biệt giữa ngôn ngữ chữ và ngôn ngữ biểu tượng | Ngôn ngữ chữ và ngôn ngữ tượng trưng

Ví dụ về sự khác nhau giữa ngôn ngữ và lời nói

Sự khác biệt giữa ngôn ngữ chữ và ngôn ngữ biểu tượng là gì? Ngôn ngữ chữ sử dụng từ theo nghĩa ban đầu. Ngôn ngữ biểu tượng là gián tiếp; nó sử dụng ...

Sự khác biệt giữa ngôn ngữ ký hiệu và ngôn ngữ nói | Ngôn ngữ ký hiệu và ngôn ngữ đã nói

Ví dụ về sự khác nhau giữa ngôn ngữ và lời nói

Sự khác biệt giữa ngôn ngữ ký hiệu và ngôn ngữ nói - Ngôn ngữ nói là một ngôn ngữ thính giác và giọng nói. Ngôn ngữ ký hiệu sử dụng cử chỉ và khuôn mặt ...

Cơ sở ngôn ngữ

  • pdf
  • 47 trang

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP & XÂY DỰNG



BÀI GIẢNG MÔN HỌC

CƠ SỞ NGÔN NGỮ
Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp
(Lưu hành nội bộ)

Người biên soạn:

Nguyễn Thị Thu Thủy

Uông Bí, năm 2010

MỤC LỤC
Lời nói đầu
CHƯƠNG 1. NGÔN NGỮ VÀ XÃ HỘI
1.1.Bản chất xã hội của ngôn ngữ
1.2.Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ.
CHƯƠNG 2. CẤU TRÚC NỘI TẠI CỦA NGÔN NGỮ
2.1. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ
2.2. Đồng đại và lịch đại
2.3. Ngôn ngữ và lời nói
CHƯƠNG 3. NGỮ ÂM HỌC
3.1. Ngữ âm
3.2. Ngữ âm học
3.3. Sự phân tích ngữ âm
3.4. Các đơn vị ngữ âm
CHƯƠNG 4. TỪ VỰNG HỌC
4.1. Từ- từ vựng- từ vựng học
4.2. Một số khái niệm cơ bản trong từ vựng học
CHƯƠNG 5. NGỮ PHÁP HỌC
5.1. Khái niệm
5.2. Ý nghĩa ngữ pháp và phạm trù ngữ pháp
5.3. Phương thức ngữ pháp
5.4. Cấu trúc luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO

- -

Trang
2
3
11
14
16
17
19
19
20
22
26
33
42
42
44
45
47

1

LỜI NÓI ĐẦU
Như tên gọi, bài giảng này nhằm giới thiệu một cách giản dị và có hệ
thống những khái niệm cơ bản, mở đầu của ngôn ngữ học và tiếng Việt. Trên cơ
sở đó, sinh viên sẽ từ chỗ biết để rồi tiến tới hiểu những kiến thức sâu rộng hơn
về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng.
Do vậy, bài giảng này không phải là giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ như
vẫn thường gặp; nhưng cũng chưa phải là giáo trình mang tính chuyên sâu của
chuyên ngành hẹp. Nó không đi vào những phân tích, lí giải hoặc tranh biện
phức tạp, đa tuyến mà chỉ cố gắng trình bày một hệ thống, một cách hiểu. Mặt
khác, có những vấn đề trong bài giảng chỉ nêu ra mà không trình bày kĩ vì sinh
viên có thể tự tìm hiểu trong các tài liệu khác theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Tuy nhiên, người học có thể dùng bài giảng với tư cách một tài liệu chính
thức để thi nhận chứng chỉ cho học phần.
Nội dung bài giảng gồm năm chương:
- Chương 1: Ngôn ngữ và xã hội, cung cấp những kiến thức cơ bản về bản
chất xã hội của ngôn ngữ; nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ.
- Chương 2: Cấu trúc nội tại của ngôn ngữ, cung cấp cho người học những
hiểu biết về bản chất tín hiệu của ngôn ngữ; hai phương pháp nghiên cứu ngôn
ngữ phổ biến là đồng đại và lịch đại; khái niệm và sự phân biệt ngôn ngữ và lời
nói.
- Chương 3: Ngữ âm học, tìm hiểu về ngữ âm và ngữ âm học, sự phân tích
ngữ âm và các đơn vị ngữ âm cơ bản.
- Chương 4: Từ vựng học cung cấp những kiến thức cơ bản về từ - từ
vựng - từ vựng học; một số khái niệm cơ bản trong từ vựng học.
- Chương 5: Ngữ pháp học cung cấp những kiến thức cơ bản về khái niệm
ngữ pháp; ý nghĩa ngữ pháp và phạm trù ngữ pháp; Phương thức ngữ pháp; cấu
trúc luận.
Các chương mục không nhất thiết cân đối về số lượng trang in mà được
phân phối theo nội dung của vấn đề, khối lượng môn học là 02 tín chỉ.
Trong khi soạn thảo bài giảng này, chúng tôi có tham khảo các tài liệu là
các giáo trình, bài giảng đáng tin cậy của các giáo sư đầu ngành về ngôn ngữ
học như Mai Ngọc Chừ, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Diệp Quang Ban,
Hoàng Trọng Phiến... Bài giảng cũng được phản biện kĩ lưỡng và được phòng
Nghiên cứu khoa học của trường thẩm định.
Vì cố gắng để kịp đáp ứng nhu cầu tài liệu học tập của sinh viên nên bài
giảng này được soạn ra chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi chân thành
người sử dụng góp ý, phê bình để bài giảng được tốt hơn.
Uông Bí tháng 2 năm 2010
Nguyễn Thị Thu Thuỷ

- -

2

CHƯƠNG 1: NGÔN NGỮ VÀ XÃ HỘI
1.1. Bản chất xã hội của ngôn ngữ
1.1.1. Định nghĩa ngôn ngữ
1.1.1.1. Theo cách hiểu thông thường
Người ta có thể sử dụng ngôn ngữ để chỉ một hệ thống kí hiệu bất kì
dùng để diễn đạt, thông báo một nội dung nào đó. Ví dụ như ngôn ngữ điện ảnh
là toàn bộ những phương tiện nghệ thuật được các nhà làm phim sử dụng để
phản ánh hiện thực; ngôn ngữ hội hoạ là toàn bộ những đường nét, màu sắc,
hình khối mà hoạ sĩ sử dụng để phản ánh thế giới; ngôn ngữ của loài ong là toàn
bộ những “vũ điệu” mà loài ong sử dụng để báo cho nhau về nơi chốn có hoa và
lượng hoa...
Đôi khi người ta còn dùng ngôn ngữ để chỉ đặc điểm khái quát trong việc
sử dụng ngôn ngữ của một tác giả, một tầng lớp hay một lứa tuổi hoặc một
phong cách ngôn ngữ cụ thể, ví dụ: ngôn ngữ Nguyễn Du, ngôn ngữ trẻ em,
ngôn ngữ báo chí,...
Tuy nhiên, theo cách hiểu chủ yếu và phổ biến nhất, ngôn ngữ là hệ thống
kí hiệu bao gồm những âm, những từ và những quy tắc kết hợp các từ mà những
người trong cùng một cộng đồng sử dụng làm phương tiện để giao tiếp với nhau.
Ví dụ: tiếng Nga, tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác nhau.
1.1.1.2. Theo lối duy danh định nghĩa
Theo lối này, người ta có thể hiểu ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội gồm
hai mặt: ngôn và ngữ.
+ Ngôn là lời nói trong xã hội nói ra mà ta nghe được. Lời nói được tạo ra
bởi các âm, các thanh và chứa đựng nội dung thông tin, có thể gồm một hoặc
nhiều câu nói. Ở các xã hội phát triển, đã có chữ viết, lời nói có thể được ghi lại
dưới dạng lời viết.
+ Ngữ là phần trừu tượng tồn tại trong óc của một cộng đồng xã hội,
thường là một tộc người. Đấy là một kho tàng được thực tế nói năng của những
người cùng một cộng đồng ngôn ngữ lưu lại.
1.1.1.3. Theo cách hiểu của Ferdinand de Saussure (1857- 1913)
Ngôn ngữ được hiểu như một thuật ngữ ngôn ngữ học. Giáo trình Ngôn
ngữ học đại cương xuaats bản năm 1916 của F. Saussure đã quan niệm hoạt
động ngôn ngữ gồm hai mặt: mặt ngôn ngữ và mặt lời nói. Theo ông, ngôn ngữ
là một hợp thể gồm những quy uớc tất yếu được tập thể xã hội chấp nhận, (...).
Đó là một kho tàng được thực thực tiễn nói năng của những người cùng một
cộng đồng ngôn ngữ lưu lại, một hệ thống tín hiệu, một hệ thống ngữ pháp tồn
tại dưới dạng tiềm năng trong một bộ óc, hay, nói cho đúng hơn trong các bộ óc
của một tập thể. Những tín hiệu và quy tắc trừu tượng đó tồn tại ở cả mặt ngữ
âm, từ vựng và ngữ pháp. Hay nói khác đi, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu tồn
tại như một cái mã chung cho cả một cộng đồng ngôn ngữ dưới dạng tiềm năng
để họ sử dụng chung trong nói năng. Còn lời nói là sự vận dụng và thể hiện cái
mã chung đó vào hoàn cảnh nói năng cụ thể, do một con người cụ thể tiến hành.
Tình hình trên tương tự như trong âm nhạc, nốt la là một nốt nhạc trừu tượng,
cách si một quãng 8, cách đô một quãng 12. Nhưng trên các nhạc cụ, không có
- -

3

một nốt la nào giống y hệt nốt la đó. Nốt la do các nhạc cụ tấu lên sẽ gồm các
đặc trưng của nốt la trừu tượng và nhiều nét riêng khác nữa. Ðiều đó khiến ta có
thể dễ dàng nhận ra nốt la của các nhạc cụ khác nhau. Chẳng hạn, với một cây
đàn có chất liệu tốt, nốt la nghe sẽ thanh hơn, vang hơn; với cây đàn có chất
liệu xấu, nốt la nghe sẽ rè hơn, đục, ồn hơn. Ngôn ngữ giống như nốt la trừu
tượng kia và lời nói giống như các nốt la trên các nhạc cụ cụ thể.
Sự khác biệt giữa ngôn ngữ và lời nói thể hiện ở các cấp độ sau:
+ Ở cấp độ ngữ âm : có sự khác biệt giữa âm vị và âm tố.
+ Ở cấp độ từ vựng : có sự khác nhau giữa từ vị và biến thể của từ vị.
+ Ở cấp độ cú pháp : có sự khác nhau giữa câu cú pháp và phát ngôn cụ thể.
Sự phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói như trên, dẫn đến một số hệ quả sau:
- Ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể, lời nói là sản phẩm của cá nhân.
Ban đầu có thể một âm, một từ nào đó xuất phát từ một người nào đó, nhưng sau
đó, trong quá trình lưu truyền từ người này đến người khác, nó đã được sàng lọc,
gọt giũa bởi tập thể. Trong quá trình đó, chỉ những đặc điểm cơ bản, khái quát
nhất được giữ lại, những đặc điểm cá nhân, riêng lẻ sẽ bị loại trừ. Như vậy,
những quy tắc trừu tượng của ngôn ngữ chính là sự khái quát hóa của hàng
ngàn, hàng triệu cái cụ thể trong thực tế. Do đó ngôn ngữ là sản phẩm của tập
thể, tồn tại dưới dạng tiềm năng trong óc của từng người bản ngữ giống như một
pho tự điển để khi cần người ta chỉ việc lật ra và sử dụng. Vì ngôn ngữ là sản
phẩm của tập thể nên ai cũng hiểu và sử dụng được. Còn lời nói là sản phẩm của
cá nhân nên việc hiểu được còn tùy thuộc vào trình độ, lứa tuổi và thời đại... của
cá nhân người đọc nữa.
- Ngôn ngữ mang tính khái quát và bền vững, lời nói mang tính cụ thể
và tạm thời. Trước hết, ngôn ngữ mang tính khái quát. Nó là kết quả của quá
trình trừu tượng hóa, khái quát hóa từ vô số câu nói cụ thể của các cá nhân trong
xã hội. Các từ ngữ và các kiểu câu đều có tính khái quát. Chẳng hạn, từ bàn
không chỉ một cái bàn cụ thể nào, nó được dùng để chỉ mọi vật dụng có đặc
điểm: nhân tạo, có mặt phẳng, có chân, được dùng để đặt, để, kê, tựa... Các câu
cú pháp cũng được khái quát hóa từ vô số câu cụ thể có cùng loại cấu trúc. Tính
khái quát ấy dẫn đến tính bền vững của ngôn ngữ. Ðể làm được chức năng thông
báo, đảm bảo mọi người có thể hiểu được nhau, ngôn ngữ tuy có phát triển trong
quá trình lịch sử dài lâu nhưng phải ổn định và cố định ở bộ phận cốt yếu. Do
đó, ngôn ngữ có tính bền vững. Hãy lấy một thí dụ, kiểu câu C-V là kiểu câu
được khái quát hóa từ rất nhiều câu khác nhau như: "Mẹ mắng.", "Hoa đẹp.",
"Bé ngủ.", "Nó khóc."... Dựa vào kiểu câu trừu tượng ấy, những con người cụ
thể trong cộng đồng ngôn ngữ có thể nói ra những câu rất phong phú đại loại:
Trời mưa., Mỹ Linh ca rất hay., Môn học này dễ ợt.... Các câu nói ấy, tức là lời
nói, chỉ mang tính cụ thể và tạm thời, vì sau khi làm xong nhiệm vụ giao tiếp thì
chúng không còn nữa.
- Số lượng đơn vị ngôn ngữ (âm vị, hình vị, từ vị) và phép tắc kết hợp
chúng là hữu hạn. Số lượng các âm tố, biến thể của từ và phát ngôn cụ thể là vô
hạn. Tương tự như trong âm nhạc, nốt nhạc và những quy tắc kết hợp chúng là
hữu hạn. Trên cơ sở ấy, người ta có thể có vô vàn bản nhạc với những tiết tấu và
giai điệu tuyệt vời khác nhau.
- -

4

Tuy nhiên, theo Saussure, không có sự tách biệt rạch ròi giữa ngôn ngữ và
lời nói. Theo ông, bằng cách nghe người khác nói mà ta học được tiếng mẹ đẻ.
Từ nhiều câu riêng lẻ trong lời nói mà ta nghe được, dần dần đọng lại trong ta
cách phát một âm, ý nghĩa một từ, cách tạo một câu... Như vậy có thể nói, ngôn
ngữ và lời nói là hai mặt của một thể thống nhất, chúng có quan hệ khắng khít
nhau và giả định lẫn nhau. Ngôn ngữ là cần thiết để cho lời nói có thể hiểu được
và gây được tất cả những hiệu quả của nó, nhưng lời nói lại cần thiết để cho
ngôn ngữ được xác lập. Về phương diện lịch sử, sự kiện lời nói bao giờ cũng có
trước. Làm sao người ta lại có thể nói được một từ nếu không được nghe nó ở
đâu đó trong thực tế? Làm sao người ta có thể nói được một câu nếu đã không
được nghe nhiều câu cùng một kiểu cấu trúc trong cuộc sống? Tuy nhiên, sau
khi được hình thành, ngôn ngữ tác động trở lại lời nói, làm cho lời nói phát triển,
sáng tạo, ngày càng trở thành một công cụ tinh vi, tế nhị để biểu đạt được mọi tư
tưởng, tình cảm của con người trong những điều kiện xã hội rất khác nhau .
Một sinh ngữ bao giờ cũng là một hệ thống hoạt động. Ngôn ngữ không
hoạt động sẽ là tử ngữ. Theo E. Côxeriu, ngôn ngữ hoạt động không phải vì nó là
một hệ thống mà trái lại nó là một hệ thống để mà hoạt động. Như thế, học ngoại
ngữ không chỉ là học lí thuyết về cách phát âm, ý nghĩa của từ, cách cấu tạo câu,
mà còn phải luyện tập sử dụng chúng nữa. Có như vậy chúng ta mới nhớ lâu và
đồng thời phát triển được khả năng sử dụng và sáng tạo lời nói của mình.
Tóm lại, theo cách hiểu thông thường, phổ biến nhất, ta có thể sử dụng
khái niệm ngôn ngữ để chỉ một hệ thống tín hiệu giao tiếp bằng âm thanh mà
một cộng đồng dân tộc nào đó sử dụng. Theo cách hiểu duy danh và khoa học,
người ta có thể tách ngôn ngữ thành hai mặt gắn bó khăng khít: Mặt ngôn hay
mặt lời nói là sản phẩm của cá nhân, và mặt ngữ hay mặt ngôn ngữ là sản phẩm
của tập thể, là phần trừu tượng tồn tại ở dạng tiềm năng trong óc của một cộng
đồng dân tộc. Nó là một hệ thống kí hiệu đặc biệt, có bản chất xã hội đặc biệt, là
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người và là công cụ của tư duy.
Trong giáo trình này, từ ngôn ngữ tùy trường hợp, có thể được sử dụng với một
trong hai ý nghĩa trên.
1.1.2. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
Nói rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội bởi vì một sự thật hiển nhiên:
Nó không phải là hiện tượng tự nhiên (vốn là những hiện tượng tồn tại một cách
khách quan, không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người) như sao băng,
thuỷ triều, động đất.....
Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và
nhu cầu: người ta phải giao tiếp với nhau trong quá trình sống và tồn tại, phát
triển. Bên ngoài xã hội loài người, ngôn ngữ không thể phát sinh. Điều này được
chứng minh qua hai câu chuyện sau đây. Chuyện thứ nhất: Theo nhà sử học
Hêđôrốt, Hoàng đế Zêlan Utđin Acba đã cho tiến hành một thí nghiệm để xem
một đứa trẻ không cần dạy bảo có biết được đạo của mình hay không, có biết nói
tiếng nói của tổ tiên mình và gọi tên vị thần của dòng đạo mình hay không...Ông
ta đã cho bắt cóc một số trẻ sơ sinh thuộc nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, dòng
đạo khác nhau, đem nuôi cách li hoàn toàn với xã hội trong một tháp kín, không
- -

5

ai được đến gần, cho ăn uống qua một đường dây....Mười hai năm sau, của tháp
được mở. Những đứa trẻ vẫn lớn lên, nhưng chúng có nhiều biểu hiện thú hơn là
người, và không có biểu hiện nào về tiếng nói hay tín ngưỡng, tôn giáo cả.
Chuyện thứ hai: Năm 1920, ở Ấn Độ, người ta phát hiện ra hai em bé gái được
chó sói nuôi sống trong một cái hang. Một em khoảng hai tuổi, em kia khoảng
bảy, tám tuổi. Sau khi được cứu trở về, em nhỏ bị chết, em lớn sống được,
nhưng chỉ có những tập tính của chó sói: không có ngôn ngữ, chỉ biết gầm gừ,
bò bằng cả tứ chi dựa trên hai bàn tay, hai bàn chân, thỉnh thoảng cất tiếng sủa
như sói vào ban đêm...Sau gần bốn năm em bé này mới học được 6 từ và qua 7
năm được gần 50 từ. Đến 16 tuổi, em mới nói như một đứa trẻ 4 tuổi và không
sống được nữa.
Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng của cá nhân tôi, cá nhân anh, mà
nó là của chúng ta. Chính vì nó là cái chung của xã hội, của chúng ta cho nên
anh nói tôi mới hiểu, và chúng ta hiểu nhau. Về mặt này, đối với mỗi cá nhân,
ngôn ngữ như một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ gìn và phát triển trong
kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cả cộng đồng. Thiết chế đó chính là
một tập hợp của những thói quen nói, nghe và hiểu, được tiếp thu một cách dễ
dàng và liên tục ngay từ thời thơ ấu của mỗi chúng ta. Vì thế, những thói quen
này về sau rất khó thay đổi. Nó như là một cái gì đấy bắt buộc đối với mỗi người
trong mọi người. Dầu sao thì tiếng Việt vẫn gọi con mèo, cái nhà, người mẹ
bằng những từ mèo, nhà, mẹ. Còn tiếng Anh thì gọi bằng các từ cat, house,
mother... chứ không thể dễ dàng thay thế bằng từ khác hoặc đánh đổi cho nhau.
Mặt khác, sự phân biệt giữa ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ văn hoá chung của
mỗi cộng đồng dân tộc với các biến dạng khác của nó trong các cộng đồng
người nhỏ hơn, phân chia theo phạm vi lãnh thổ hoặc tầng lớp xã hội (gọi là
tiếng địa phương, phương ngữ xã hội...) cũng chính là những biểu hiện sinh
động, đa dạng về tính xã hội của ngôn ngữ. Ví dụ, từ lời lẽ trong tiếng Việt
chuẩn mực được phát âm thành nhời nhẽ, đó là cách phát âm của phương ngữ
Bắc Bộ Việt Nam. Trong khi đó, nếu phát âm thành nời nẽ thì lại là hiện tượng
nói ngọng và bị coi là lỗi.
Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang tính
di truyền như màu mắt, nước da, màu tóc...Bỏ một em bé sơ sinh Việt Nam ở bất
cứ nước nào trên thế giới, dần dần em sẽ không biết gì về tiếng mẹ đẻ, nhưng lại
có thể nói được ngôn ngữ của cái tập thể mà em có quá trình chung sống và sinh
hoạt. Và tương tự, bắt một người trưởng thành nào đó dời xa quê hương và ngôn
ngữ mẹ đẻ của họ, đến một thời gian nào đó, ngôn ngữ mẹ đẻ đó cũng sẽ dần bị
lãng quên để nhường chỗ cho sự hoạt động của ngôn ngữ gắn liền với tập thể mà
họ đang sống. Ngôn ngữ có được là nhờ quá trình học tập, tiếp thu từ những
người cùng sống ở xung quanh.
Ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể, nó tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn
tại và phát triển của xã hội. Trong quá trình phát triển, con người đã hợp tác với
nhau trong lao động và hình thành ngôn ngữ. Mỗi tập thể khác nhau, có thể có một
ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ đó sẽ không ngừng được cải tiến và hoàn thiện gắn
liền với sự tồn tại và phát triển của tập thể xã hội ấy. Khi tập thể xã hội ấy không
còn, ngôn ngữ cũng dần bị mai một và biến mất. Điển hình là bên cạnh những sinh
- -

6

ngữ cũng có rất nhiều những tử ngữ mà nay chỉ còn tồn tại trên sách vở.
Mặt khác, so với tiếng kêu của các loài động vật, ngôn ngữ loài người
cũng khác hẳn về chất. Tiếng kêu đó, loài động vật có thể dùng để trao đổi thông
tin như: Kêu gọi bạn tình trong mùa hôn phối, báo tin có thức ăn, có sự nguy
hiểm...nhưng tất cả đều vô tình xuất hiện dưới ảnh hưởng của những “cảm xúc”
khác nhau. Chúng- những tiếng kêu đó- là bẩm sinh; sự “trao đổi thông tin” là
vô ý thức. Đó là những kết quả của quá trình di truyền chứ không giống nhau
như kết quả của trẻ em học nói.
Còn hiện tượng một số con vật học nói được tiếng người thì rõ ràng lại là
kết quả của quá trình rèn luyện phản xạ có điều kiện. Những con vật “biết nói”
đó dù có thông minh đến mấy cũng không thể nào tự lĩnh hội được hoặc phát âm
được những âm thanh để biểu thị khái niệm khi nó ở ngoài một hoàn cảnh cụ thể
với một kích thích cụ thể.
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội vì nó phục vụ xã hội với tư cách là
phương tiện giao tiếp, nó góp phần thể hiện ý thức xã hội. Mỗi tập thể khác nhau
có một phong tục, tập quán, một cách thức cộng cư khác nhau, và theo đó các từ
ngữ để gọi tên các khái niệm tương ứng cũng khác nhau. Thoát khỏi tập thể ấy,
những từ ngữ ấy sẽ không được sử dụng và thậm chí không còn tồn tại nữa.
Người ta đã bàn đến những nhân tố dân tộc, nhân tố văn hóa, nhân tố truyền
thống trong ngôn ngữ. Chúng xuất phát chính từ điểm này. Chẳng thế mà thông
qua ngôn ngữ, người ta có thể hiểu được ý thức của tập thể xã hội ấy. Trong
cuốn Hệ tư tưởng Ðức, Mác và Ăng ghen đã viết: Ngôn ngữ là ý thức thực tại,
thực tiễn; ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những người khác nữa, như vậy là cũng
tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa. Và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh
ra do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác.
1.1.3. Chức năng của ngôn ngữ
Hai chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là: chức năng làm công cụ
giao tiếp và chức năng làm công cụ tư duy.
1.1.3.1. Chức năng công cụ giao tiếp:
a. Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc giữa các thành viên trong xã hội
để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm và để bày tỏ thái độ của bản thân với
thế giới xung quanh.
Giao tiếp là nhu cầu có tính bản năng của sinh vật bậc cao và là nhu cầu
đặc biệt thiết yếu với con người. Hoạt động giao tiếp có ngay từ khi có con
người và xã hội loài người, và ngày càng phong phú, đa dạng cùng với sự phát
triển của con người và xã hội. Con người và xã hội không thể thiếu hoạt động
giao tiếp. Nhờ có hoạt động giao tiếp, con người mới dần trưởng thành để có
được những đặc trưng xã hội, và xã hội loài người mới dần hình thành và phát
triển. Ðặc điểm của hoạt động giao tiếp là bao giờ cũng xảy ra trong một hoàn
cảnh nhất định, với những phương tiện nhất định và nhắm một mục tiêu nhất
định.
b. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất
+ Về các công cụ giao tiếp xã hội không phải là ngôn ngữ: Loài người
- -

7

đã tiến hành giao tiếp bằng nhiều loại công cụ. Nhưng những công cụ này dù có
những ưu điểm mà ngôn ngữ không có nhưng lại có nhiều hạn chế và không thể
quan trọng bằng ngôn ngữ.
Cử chỉ, nét mặt, dáng điệu là những phương tiện giao tiếp quan trọng.
Nhưng so với ngôn ngữ, chúng thật nghèo nàn và hạn chế. Không một cử chỉ nét
mặt nào có thể diễn đạt một nội dung cụ thể, chẳng hạn: Thế nào là giao tiếp
bằng ngôn ngữ? Hơn nữa nhiều cử chỉ có ý nghĩa không rõ ràng, chính xác.
Người tạo cử chỉ nghĩ một đằng, người tiếp thu nó hiểu một cách khác.
Các ngành nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, khiêu vũ... đều là
những công cụ giao tiếp rất quan trọng của con người. Chúng có những khả
năng to lớn và kì diệu nhưng vẫn bị hạn chế nhiều mặt so với ngôn ngữ. Chúng
không thể truyền đạt khái niệm và tư tưởng mà chỉ khơi gợi chúng trên cơ sở
những hình ảnh thính giác hay thị giác gây ra được ở người xem. Những tư
tưởng, tình cảm này thường thiếu tính chính xác, rõ ràng. Ngay cả ở những hội
nghị về âm nhạc, hội họa, điêu khắc... người ta cũng không thể nào chỉ giao tiếp
nhờ các tác phẩm âm nhạc, hội họa hay điêu khắc mà không cần dùng đến ngôn
ngữ. Những hệ thống kí hiệu được dùng trong giao thông, toán học, tin học,
hàng hải, quân sự... cũng tương tự. Chúng chỉ được dùng trong những phạm vi
hạn chế nên chỉ có thể là phương tiện giao tiếp bổ sung quan trọng bên cạnh
phương tiện ngôn ngữ là cái được dùng chung trong phạm vi toàn xã hội.
+ Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người: Ta đã
biết, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt, có khả năng biểu hiện đến độ
vạn năng và vô hạn; tuy phức tạp nhưng đối với người bản ngữ, để nói được, lại
tự nhiên, giản đơn lạ kì nếu họ sống bình thường trong xã hội. Chính vì vậy,
ngôn ngữ là phương tiện được dùng phổ biến ở mọi nơi, mọi lúc trong sinh hoạt
xã hội. Tất cả các ngành hoạt động ngoài hệ thống kí hiệu dùng riêng cho mình
vẫn phải dùng ngôn ngữ làm công cụ chung, chủ yếu để giao tiếp. Không dùng
ngôn ngữ, lập tức hoạt động giao tiếp sẽ bị kém hiệu quả hoặc ngưng trệ. Cũng
vì vậy, hầu hết kho tàng trí tuệ, tư tưởng, tình cảm đồ sộ của loài người đã được
ngôn ngữ lưu trữ, truyền đi và phát huy tác dụng to lớn của nó. Trong lao động,
ngôn ngữ là công cụ đấu tranh sản xuất. Nó không trực tiếp sản xuất ra của cải
vật chất nhưng giúp con người giành được tri thức trong sản xuất, giúp con
người hợp tác tốt với nhau để làm cho sức sản xuất ngày càng phát triển to lớn.
Trong xã hội, ngôn ngữ là công cụ đấu tranh giai cấp. Ngôn ngữ không có tính
giai cấp nhưng các giai cấp lại dùng nó như một vũ khí đấu tranh sắc bén. Nếu
không có ngôn ngữ, chỉ có các công cụ giao tiếp khác thì chắc chắn xã hội
không thể đạt tới trình độ phát triển như hiện nay được. Nhận rõ chức năng công
cụ giao tiếp quan trọng của ngôn ngữ, Ðảng và Chính phủ ta, trong quá trình đấu
tranh cách mạng lâu dài, đã luôn coi trọng việc xây dựng tiếng Việt cũng như
các ngôn ngữ của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam để chúng không
ngừng phát triển và phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp cứu nước và xây dựng chủ
nghĩa xã hội trên đất nước ta.
+ Vai trò của các yếu tố ngôn ngữ khi thực hiện chức năng giao tiếp:
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp giữa người với người. Ðiều đó không có nghĩa là
các yếu tố, các đơn vị ngôn ngữ tham gia như nhau vào quá trình giao tiếp.
- -

8

Trong thực tế, các yếu tố, các đơn vị ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp xã
hội một cách khác nhau. Từ, cụm từ có chức năng định danh, gọi tên sự vật,
được dùng để tạo câu, tạo đơn vị có chức năng thông báo. Câu, văn bản làm
được chức năng thông báo, tham gia trực tiếp vào việc giao tiếp. Còn âm vị,
hình vị chỉ gián tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp. Chúng chỉ là chất liệu để
tạo nên các đơn vị kể trên.
Tóm lại, chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là làm công cụ chủ yếu
cho hoạt động giao tiếp xã hội. Tất cả các phương tiện giao tiếp khác dù có những
ưu điểm nhất định chỉ là các phương tiện giao tiếp bổ sung quan trọng mà thôi.
1.1.3.2. Chức năng công cụ tư duy
a. Khái niệm tư duy
Trong quá trình tác động vào thế giới xung quanh, con người đồng thời
nhận thức các mặt khác nhau của nó. Việc này diễn ra dưới dạng những cảm
giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy lí. Những cảm giác, tri giác,
biểu tượng cho phép ta nhận thức được một cách cảm tính các thuộc tính của sự
vật, hiện tượng. Ở giai đoạn nhận thức này, con người không nhận biết được
mối liên hệ có tính quy luật, tất yếu giữa các thuộc tính của một sự vật, hiện
tượng và giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Ðó là giai đoạn nhận thức cảm
tính mà cả loài người và loài vật đều có tuy không giống nhau về mức độ. Trên
cơ sở nhận thức cảm tính, loài người còn nhận thức thế giới thông qua tư duy.
Ðây là giai đoạn nhận thức thế giới khách quan một cách gián tiếp, khái quát, là
giai đoạn nhận thức lí tính. Ở giai đoạn này của quá trình nhận thức, trí tuệ con
người hình thành các khái niệm, các phán đoán về sự vật, hiện tượng, và tiến
hành các suy luận về chúng. Như vậy, quá trình nhận thức có hai giai đoạn: giai
đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lí tính. Tư duy là giai đoạn nhận
thức lí tính, nhận thức gián tiếp, khái quát. Hình thức của tư duy là khái niệm,
phán đoán, suy lí; chúng liên hệ mật thiết với ngôn ngữ.
b. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy
+Tư duy định hình nhờ ngôn ngữ, ngôn ngữ là phương tiện vật chất
của tư duy:
Các khái niệm, phán đoán, suy lí, các tư tưởng của chúng ta bao giờ cũng
được hình thành trên cơ sở ngôn ngữ. Các nhận thức cảm tính có thể tồn tại dưới
dạng các cảm giác, tri giác, biểu tượng, còn các tư tưởng về các thuộc tính, các
mối quan hệ của sự vật, hiện tượng mà ta tri giác được bao giờ cũng tồn tại trong
các từ ngữ tương ứng. Mọi khái niệm đều tồn tại dưới dạng từ ngữ. Mọi phán
đoán đều xuất hiện dưới dạng các câu ngữ pháp. Theo Saussure, ngôn ngữ và tư
duy xuất hiện cùng một lúc và là một thể thống nhất, (...) nếu trừu tượng hóa sự
thể hiện ra bằng từ ngữ, tư duy của chúng ta chỉ là một khối vô hình thù và
không tách bạch... Xét bản thân nó, tư duy cũng tựa hồ như một đám tinh vân,
trong đó không có gì được phân giới một cách tất nhiên. Không làm gì có những
ý niệm được xác lập từ trước... trước khi ngôn ngữ xuất hiện. Trong đời thường,
khi chúng ta không suy nghĩ hoặc có một hành động nhanh như một phản xạ thì
ngôn ngữ không hoạt động. Nhưng chỉ cần suy nghĩ (tư duy) một chút về bất cứ
cái gì là lập tức phải dùng đến ngôn ngữ. Ðây không phải là tư tưởng được vật
chất hóa, cũng không phải là âm thanh được tinh thần hóa; đây là một sự kiện
- -

9

có phần huyền bí, trong đó cái tạm gọi là tư duy cũng như âm thanh chỉ là một thể
liên tục không hình thù, còn ngôn ngữ xuất hiện giữa hai khối không hình thù này
và chia cắt cả hai thành những đơn vị tách biệt như ta cắt hai mặt của một tờ giấy.
Khi âm thanh không xuất hiện, nghĩa là chỉ nghĩ mà không nói ra lời, thì mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy vẫn khăng khít với nhau. Hệ cơ của bộ máy phát
âm vẫn truyền lên vỏ não những xung động như lúc người ta nói ra lời.
Các nhà khoa học cũng suy nghĩ bằng cái gọi là ngôn ngữ bên trong gồm
các từ các câu. Einstein đã từng nói “Không có nhà bác học nào chỉ suy nghĩ
bằng công thức”. (Theo Ðái Xuân Ninh)
Ðuyrinh cho rằng ý thức đã tồn tại từ lâu trước khi có ngôn ngữ và “Kẻ
nào mà chỉ dùng ngôn ngữ mới suy nghĩ được thì kẻ ấy chưa bao giờ cảm thấy
được thế nào là tư duy trừu tượng, tư duy thật sự”. Ăng ghen đã bác bỏ luận
điểm này một cách châm biếm: Như vậy thì động vật đều là những nhà tư tưởng
trừu tượng nhất vì tư duy của chúng chẳng bao giờ bị rối lộn lên vì sự can thiệp
sỗ sàng của ngôn ngữ. Lại có ý kiến cho rằng tư duy logic của con người hiện
nay đã đạt đến độ diệu kì, có thể dự đoán cả tương lai. Nhưng cái tương lai ấy
nếu chưa được định hình nhờ ngôn ngữ thì không ai biết nó là cái gì, ra sao?
Tóm lại, ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là công cụ để diễn đạt các kết
quả tư duy. Ngôn ngữ và tư duy là hai mặt của một chính thể gắn bó khăng khít
với nhau. Ngôn ngữ phát triển thì tư duy cũng phát triển và tư duy càng phát
triển thì ngôn ngữ cũng càng phát triển. Không thể có ý tưởng tồn tại ngoài ngôn
ngữ. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. (...) Ngôn ngữ không có tư
tưởng thì không thể tồn tại, còn tư tưởng thì phải thể hiện trong cái chất tự
nhiên của ngôn ngữ. (Mác, Hệ tư tưởng Ðức)
+ Tư duy không phải là ngôn ngữ :
Ta đã thấy mặt thống nhất giữa ngôn ngữ và tư duy. Nhưng tư duy và
ngôn ngữ không phải là một. Chúng khác nhau về nhiều mặt.
- Về bản chất: tư duy là hoạt động của hệ thần kinh cao cấp; ngôn ngữ là
một hệ thống kí hiệu và quy tắc ngữ pháp được trừu tượng hóa từ lời nói của
một cộng đồng.
- Về chức năng: chức năng của tư duy là nhận thức thế giới, xã hội, con
người; chức năng của ngôn ngữ là làm công cụ giao tiếp, công cụ tư duy. Là công
cụ giao tiếp, ngôn ngữ có những từ không biểu thị khái niệm (đại từ, phụ từ, kết từ,
trợ từ ...), có những câu không biểu thị phán đoán (câu hỏi, câu hô gọi...).
- Về hệ thống sản phẩm: sản phẩm của tư duy là khái niệm, phán đoán,
suy lí. Sản phẩm của ngôn ngữ là từ, ngữ , câu, đoạn văn, văn bản. Các khái
niệm được thể hiện ra trong từ, ngữ, các phán đoán được thể hiện ra trong các
câu, các suy lí được thể hiện ra trong các đoạn văn, các tư tưởng được diễn đạt
trong văn bản. Các khái niệm về sản phẩm của hai hệ thống ấy là khác nhau.
Một từ có thể biểu thị nhiều khái niệm khác nhau (hiện tượng nhiều nghĩa, hiện
tượng đồng âm), một khái niệm có thể được thể hiện bằng nhiều từ ngữ khác
nhau (hiện tượng đồng nghĩa) và một ý tưởng có thể được biểu thị trong một
hoặc nhiều câu.
- Về quy luật hoạt động: tư duy chỉ chấp nhận sự hợp lí, logic; ngôn ngữ
nhiều khi hoạt động theo quy luật của thói quen. Các hiện tượng bất quy tắc trong
- -

10

các ngôn ngữ chính là biểu hiện cụ thể của thói quen ngôn ngữ mà bằng tư duy
logic không thể nào lí giải được. Không hiểu rõ điều này, nhiều người học ngoại
ngữ đã áp dụng những suy lí logic để tạo ra những câu nói "đúng ngữ pháp"
nhưng lại rất xa lạ với thói quen nói năng của người dân sử dụng ngôn ngữ ấy.
Trên đây chỉ là vài nét sơ giản về hai chức năng giao tiếp và tư duy của
ngôn ngữ, về mối quan hệ giữa hai chức năng này và về mối quan hệ giữa ngôn
ngữ và tư duy, một vấn đề lớn và phức tạp, đã được nhiều ngành khoa học quan
tâm lí giải từ rất sớm và còn đang được nghiên cứu tiếp tục.
1.2. Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ
1.2.1. Nguồn gốc của ngôn ngữ
Có nhiều giả thuyết khác nhau về ngôn ngữ trong đó thuyết được nhiều
người nhắc đến và tán thành là thuyết lao động (tham khảo bài “Quá trình
chuyển biến từ người vượn thành người trong cuốn Nguồn gốc gia đình, chế độ
tư hữu và của nhà nước, Mác- Ăngghen”)
Theo các tác giả này thì từ thời mông muội, khi mà trên mặt đất chỉ có
những con vượn người sống thành từng bầy đàn. Trong cuộc sống bầy đàn có rất
nhiều tình huống khiến cho những con vượn người có nhu cầu cần phải nói với
nhau, nhu cầu đó đã tác động ngược trở lại khiến cho một số cơ quan trong cơ
thể tác động ngược trở lại. Rồi qua hàng triệu năm nhờ có lao động, dần dần con
vượn người đã đứng thẳng lên, hai chi trước được giải phóng khỏi việc đi lại để
tập chung vào việc lao động. Quá trình lao động đã cải tiến dần dần làm cho bàn
tay có thể làm được những việc tinh xảo. Sự phát triển của bàn tay đã dẫn đến sự
thay đổi bộ óc, xuất hiện khả năng tư duy trừu tượng. Chế độ ăn thịt chín cũng
làm thay đổi bộ óc. Kết quả là làm xuất hiện khả năng phát ra tiếng nói gẫy gọn.
Tóm lại có ba điều kiện làm xuất hiện tiếng nói của loài người: Một là đời
sống tập thể, hai là cơ thể sinh học phát triển tạo ra những tiền đề có khả năng tư
duy trừu tượng, ba là bộ máy phát âm có khả năng phát ra tiếng nói gẫy gọn.
1.2.2. Sự phát triển của ngôn ngữ
Trong từng giai đoạn lịch sử, một ngôn ngữ phải đảm bảo trạng thái đứng
yên để cho mỗi thành viên trong cộng đồng vận dụng nó. Nhưng nếu xét theo
thời gian thì ngôn ngữ lại có những biến đổi không ngừng, tức là ngôn ngữ có
phát triển với những quá trình mất đi những yếu tố không cần thiết, quá trình
xuất hiện những yếu tố mới.
Động lực của sự phát triển là mâu thuẫn giữa nhu cầu diễn đạt và khả
năng diễn đạt của hệ thống ngôn ngữ, khi trong xã hội xuất hiện những sự vật,
hiện tượng, những khái niệm mới cần phải gọi tên nó mà trong ngôn ngữ vốn có
thì không đáp ứng được, khi đó ngôn ngữ sẽ xuất hiện những yếu tố mới. Khi
nội dung các khái niệm đã thay đổi mà tên gọi cũ không còn phù hợp với khái
niệm mới thì người ta làm cho ngôn ngữ biến đổi đi.
Ví dụ: Trước cách mạng tháng tám, từ “quan” dùng để chỉ những người
có địa vị cao trong xã hội, có chức vụ trong bộ máy chính quyền. Sau cách mạng
tháng tám khái niệm “quan” không còn phù hợp với những người trong bộ máy
chính quyền.
Suy cho cùng, nguồn gốc của sự phát triển chính là nhu cầu sử dụng ngôn
- -

11

ngữ của cộng đồng. Ngôn ngữ bao giờ cũng gắn liền với một cộng đồng người
nhất định. Vì vậy những đặc điểm về ngôn ngữ, về văn hoá, lịch sử dân tộc in
dấu một cách sâu sắc trong hệ thống ngôn ngữ. Người ta chỉ có thể hiểu được
thực sự một ngôn ngữ sau khi đã hiểu biết lịch sử của nhân dân sử dụng ngôn
ngữ đó.
Quy luật phát triển của ngôn ngữ là càng ngày càng hoàn thiện, ngôn ngữ
biến đổi nhằm làm cho con người giao tiếp một cách hiệu quả hơn. Quá trình
phát triển của ngôn ngữ có thể dẫn tới hai hệ quả sau đây: Có thể dẫn tới sự hoà
nhập: Các ngôn ngữ của các tộc người khác nhau, các bộ lạc khác nhau trong
quá trình phát triểndo có sự tiếp xúc ngôn ngữ mà dẫn tới sự hoà nhập. Không
có hiện tượng hai ngôn ngữ hoà lại làm một mà là một ngôn ngữ phát triển cao
hơn và tiếp thu những yếu tố cần thiết của ngôn ngữ kia. Dần dần một ngôn ngữ
mất đi và chỉ để lại dấu ấn ở một ngôn ngữ khác.
Quá trình ngược lại là quá trình chia tách: Từ một ngôn ngữ chung trong
quá trình phát triển lịch sử sẽ dần dần tách ra những ngôn ngữ khác nhau.
Ví dụ: Từ thời thượng cổ cách đây khoảng 8000 năm, toàn bộ khu vực
Nam Á có chung một ngôn ngữ. Nhưng do những điều kiện địa lý, các tộc người
dần dần không tiếp xúc được với nhau. Do những sự phát triển kinh tế- xã hội
không đồng đều cho nên ngôn ngữ chung đó bị chia tách thành những ngôn ngữ
khác nhau. Cách đây khoảng 6000 năm, ngôn ngữ Nam Á đã tách ra thành 3 thứ
tiếng khác nhau: + Ngôn ngữ Đông Thái
+ Ngôn ngữ Môn Khơme
+ Ngôn ngữ Việt Mường
Cho đến thời gian cách đây khoảng 4000 năm, ngôn ngữ Môn Khơme đã
phân ra thành ngôn ngữ Môn Khơme và Việt Mường.
Một nghìn năm sau (Khoảng thế kỉ X sau công nguyên), ngôn ngữ Việt
Mường tách ra thành hai ngôn ngữ khác nhau: Tiếng Việt và tiếng Mường.
Dưới thời phong kiến và thời Pháp đô hộ, các ngôn ngữ Việt Nam bị phân
tán ra thành các ngôn ngữ biệt lập, ngay nội bộ ngôn ngữ Việt của người Kinh
cũng bị phân hoá thành các phương ngữ và thổ ngữ.
Sau khi giành được độc lập, nhất là khi nước nhà thống nhất, dưới chủ
trương đúng đắn của Đảng ta, các ngôn ngữ Việt Nam phát triển theo xu hướng
thống nhất hoá và xích lại gần nhau.
Trong điều kiện của một quốc gia, xu hướng ngôn ngữ phát triển như thế
nào phụ thuộc vào chính sách về ngôn ngữ của một nhà nước (chính sách ngôn
ngữ là toàn bộ những chủ trương của giới cầm quyền nhằm tác động và điều
khiển quá trình phát triển ngôn ngữ).
Ngôn ngữ là sản phẩm của xã hội, nó tồn tại một cách khách quan với
từng cá nhân nhưng nó lại chịu sự tác động của xã hội.

Chương 2. CẤU TRÚC NỘI TẠI CỦA NGÔN NGỮ
2.1. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ
- -

12

2.1.1. Tín hiệu và những đặc tính của tín hiệu
2.1.1.1. Khái niệm tín hiệu
Lấy cái này để biểu thị, thay thế cho cái kia.
Tín hiệu là những thực thể có hai mặt: Mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện.
Ví dụ: + Ba đèn đỏ, xanh, vàng ở ngã tư đường phố dùng để biểu thị ba
nội dung: cấm, cho phép, cẩn thận.3
+ Người Trung Quốc ngày xưa cứ mỗi lần trông thấy vua là chín
lần cúi đầu xuống đất biểu thị sự tôn trọng và vua cũng nhận ra điều này qua
chín lần cúi đầu của thần dân.
2.1.1.2. Đặc tính của tín hiệu
a. Tính hai mặt: Tín hiệu nào cũng có hai mặt biểu hiện và được biểu
hiện, hai mặt này không trùng làm một, Cái được biểu hiện không nằm ngay
trong bản thân cái biểu hiện.
Ví dụ: bản thân đèn đỏ nó không có ý nghĩa là dừng lại.
b. Tính võ đoán: Nghĩa là không có căn cứ, không có lí do.
Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và được biểu hiện là có tính võ đoán
nghĩa là sự kết hợp giữa hai mặt của tín hiệu không có căn cứ nào cả, do họ gán
ghép mà thôi. Như vậy giữa mặt biểu hiện và được biểu hiện kết hợp với nhau
một cách tuỳ tiện, không có căn cứ, không có sự phù hợp nào giữa hai phương
diện đó của ngôn ngữ. Tuy nhiên nó tồn tại được với nhau, nó gán ghép được
với nhau nhờ tính qui ước do tập thể những người sử dụng tín hiệu thoả thuận
với nhau, quy ước với nhau. Chẳng hạn những người ở thành phố qui ước với
nhau rằng ở ngã tư khi đèn đỏ sáng lên thì phải dừng lại. Tín hiệu vì thế nó có
đặc trưng là mang tính tập thể, do tập thể quy ước và tạo nên.
c. Tính phụ thuộc: Giá trị của tín hiệu không phụ thuộc vào vật chất làm
nên nó mà phụ thuộc vào tín hiệu khác trong cùng hệ thống. Giá trị của đèn đỏ
là biểu hiện yêu cầu dừng lại vì nó đối lập với đèn vàng, đèn xanh. Trên thực tế
nhờ có đèn vàng và xanh đã cung cấp cho đèn đỏ yêu cầu dừng lại. Nếu không
có sự đối lập thì đèn đỏ sẽ mất đi giá trị đó.
Hoặc tiếng trống biểu thị yêu cầu vào học rồi tiếp theo là biểu thị lệnh ra
chơi. Mỗi lần nó có giá trị như thế nhờ sự đối lập giữa mỗi lần đánh trống, lúc
có tiếng trống và không có tiếng trống…..
Giá trị chính là khả năng chuyển đổi giữa các sự vật với nhau. Trên thị
trường khả năng đánh đổi giữa các sự vật phụ thuộc vào nhu cầu, vào độ quý
hiếm của các vật. Trong tín hiệu, giá trị của nó hay cái khả năng đánh đổi, biểu
thị của mặt biểu hiện cho mặt được biểu hiện.
Ví dụ: Yêu cầu dừng lại đã được chuyển đổi thành đèn đỏ. Như vậy cái
đèn đỏ đã được chuyển đổi, được thay thế cho yêu cầu dừng lại.
d. Tính hệ thống: Hệ thống là bất cứ cái gì bao gồm các yêu tố và quan hệ
giữa các yếu tố đó.
Ví dụ: Bảng chữ cái
Hệ thống bao gồm hai bộ phận: các yếu tố và quan hệ giữa các yếu tố.
Nếu không có các yếu tố thì cũng không có quan hệ. Thế nhưng nằm trong hệ
thống thì những quan hệ lại đóng vai trò quan trọng hơn yếu tố. Ở đây ta thấy
một hiện tượng là quan hệ tạo ra yếu tố, quan hệ quyết định sự tồn tại của các
- -

13

yếu tố, giá trị của mỗi yếu tố trong hệ thống là do quan hệ tạo nên.
Toàn bộ những mối quan hệ của các yếu tố trong hệ thống được gọi là cấu
trúc của hệ thống. Như vậy cấu trúc là một mặt của hệ thống. Tuy nhiên khi
nghiên cứu xem xét một hệ thống nào đó, người ta trừu tượng hoá các yếu tố đi,
chỉ chú ý riêng các quan hệ thôi. Cách xem xét sự vật như vậy người ta gọi là
phương pháp cấu trúc luận.
Tín hiệu có tính hệ thống, do đó giá trị của tín hiệu phụ thuộc vào mối quan
hệ giữa các tín hiệu với nhau, giá trị tín hiệu này tạo nên giá trị của tín hiệu kia.
2.1.2. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu:
2.1.2.1. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu: Trong ngôn ngữ cũng có đơn vị
hai mặt âm thanh và ý nghĩa. Quan hệ giữa hai phương diện âm thanh và ý nghĩa
cũng mang tính võ đoán, kết hợp được với nhau nhờ tính quy ước.
Giá trị của tín hiệu ngôn ngữ cũng phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các tín
hiệu với nhau, tức là giá trị của các tín hiệu ngôn ngữ cũng được xác định ở
trong hệ thống, nhờ vào mối quan hệ giữa các tín hiệu khác.
Ví dụ: Ý nghĩa của một từ không nằm trong bản thân từ đó mà nằm trong
các từ khác tồn tại xung quanh nó.
Tóm lại, ngôn ngữ có đầy dủ tất cả những đặc điểm của hệ thống tín hiệu,
do đó có thể nói về bản chất ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu.
2.1.2.2.Những đặc tính của tín hiệu ngôn ngữ:
a. Tính hình tuyến: Tuyến là cái gì đó có độ dài, theo một chiều.
Mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ bao giờ cũng là âm thanh mà âm thanh lại
là một dạng vật chất có một bề rộng nhưng bề rộng đó chỉ có thể đo được theo
một chiều, đó là chiều thời thời gian. Vì vậy, tín hiệu ngôn ngữ bao giờ cũng có
một độ dài nhất định. Đây là một đặc điểm cực kì quan trọng, nó khiến cho
người ta không thể phát âm hai tín hiệu một lúc mà phải lần lượt phát âm theo
trình tự thời gian tạo thành một chuỗi. Trên cái trục thời gian ấy các tín hiệu
hình thành nên những mối quan hệ tạo nên giá trị.
Khi thay đổi trật tự các tín hiệu trên trục thời gian dẫn đến sự thay đổi
quan hệ. Do đó sẽ kéo theo sự thay đổi giá trị.
Ví dụ: Ai- đi- đằng- ấy- xa- xa- để- ai- ôm- bóng- trăng- tà- năm- canh.
b. Tính bất khả biến: Sự kết hợp giữa mặt biểu hiện và được biểu hiện của
tín hiệu ngôn ngữ là sự kết hợp võ đoán. Về nguyên tắc thì người ta có thể thay
đổi cái biểu hiện này bằng cái biểu hiện khác cho cùng một cái được biểu hiện.
Chẳng hạn ta có thể thay tiếng trống bằng tiếng chuông mà vẫn giữ được yêu cầu
ra chơi hay vào học. Một sự vật có tên gọi là a có thể thay thế nó bằng b.
Nhưng trên thực tế, tín hiệu ngôn ngữ không có khả năng thay đổi. Chẳng
hạn như một sự vật đã được gọi là cái bàn thì không thể đổi tên bằng tên gọi
khác. Tín hiệu ngôn ngữ bền vững trong không gian, thời gian. Nó có tính bất
khả biến.
Nguyên nhân:
- Do tính võ đoán: Không có lí do để kết hợp cái biểu hiện và được biểu
hiện thì cũng không có lí do gì để thay đổi.
- Do tính phức tạp của hệ thống ngôn ngữ. Số lượng các tín hiệu quá lớn,
nhiều kiểu loại khác nhau, quan hệ giữa các tín hiệu cũng hết sức phức tạp. Theo
- -

14

nguyên lý hệ thống thì các yếu tố phải có quan hệ lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau,
mỗi một yếu tố tồn tại nhờ những quan hệ đó. Vì vậy chỉ cần biến đổi một yếu tố
trong hệ thống thì sẽ kéo theo sự thay đổi các quan hệ, do đó dẫn tới sự thay đổi
toàn bộ hệ thống.
- Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, nó cần giữ nguyên trạng thái đứng yên để
cho mọi người có thể vận dụng. Khối người sử dụng quá lớn, hơn nữa, trong
khối người sử dụng này các thế hệ lại đan xen vào nhau. Quán tính của tập thể
tức là thói quen của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ kháng cự lại mọi sự cách tân.
Đối với mỗi người, ngôn ngữ bao giờ cũng là cái hình thành rồi. Đối với cả cộng
đòng, ngôn ngữ bao giờ cũng là sản phẩm của thời đại trước cho nên người ta
không có quyền thay đổi và một khi đã có thói quen sử dụng thì lại hình thành
quán tính không thích thay đổi.
Giải thích nguyên nhân bất khả biến có thể rút ra hai điều: Tín hiệu ngôn
ngữ là một hệ thống cực kỳ phức tạp; tín hiệu ngôn ngữ có tính tập thể, nó là
hiện tượng xã hội. Ngôn ngữ là sản phẩm của xã hội và phục vụ cho hoạt động
của xã hội.
+ Tính khả biến, tính võ đoán tương đối: Ngôn ngữ có tính võ đoán và
tính bất khả biến. Nhưng nếu theo dõi quá trình vận động lịch sử và phân tích kỹ
một số tín hiệu ngôn ngữ, chúng ta thấy một bộ phận không hoàn toàn võ đoán,
không hoàn toàn đứng yên. Trong ngôn ngữ, bên cạnh những tín hiệu có tính võ
đoán tuyệt đối thì cũng có những tín hiệu ngôn ngữ có tính tương đối. Ví dụ
những từ tượng thanh: gâu gâu, bìm bịp, chích choè, chẽo chuộc….
Trong quá trình phát triển các tín hiệu cũng có sự biến đổi: âm thanh, ý
nghĩa…dần dần. Điều này nói lên rằng trong diễn trình lịch sử ngôn ngữ có phát
triển. Sự phát triển ấy làm cho hệ thống ngày càng phức tạp thêm, sẽ xuất hiện
những tín hiệu có lí do tương đối bởi vì các tín hiệu này được cấu tạo nên trên
nền tảng các tín hiệu võ đoán.
2.2. Đồng đại và lịch đại
2.2.1. Đồng đại
Đồng đại là một quan điểm, một phương pháp nghiên cứu khoa học mà
trong đó người ta xem xét đối tượng ở một thời điểm, một giai đoạn lịch sử nhất
định tạm thời cô lập đối tượng khỏi quá khứ và tương lai của nó.
Ngôn ngữ nếu chúng ta xét trong quan điểm đồng đại thì chúng ta sẽ thấy
nó là một hệ thống tín hiệu trong đó bao gồm một số lượng các yếu tố hoàn toàn
được xác định, mối quan hệ giữa các yếu tố cũng hoàn toàn xác định. Tất cả các
yếu tố trong hệ thống đều phụ thuộc lẫn nhau, nương tựa vào nhau, giá trị của
mỗi yếu tố là do những mối quan hệ với các yếu tố khác trong hệ thống quy
định. Cho nên, khi nghiên cứu ngôn ngữ theo quan điểm đồng đại thì chúng ta
thấy ngôn ngữ được coi như là đang ở trạng thái đứng yên, quan điểm tĩnh trạng
tức là quan điểm xem xét ngôn ngữ coi nó ở trong một trạng thái bất biến.
2.2.2. Lịch đại
Lịch đại là một quan điểm, một phương pháp nghiên cứu mà theo đó
người ta xem xét đối tượng bằng cách theo dõi nó trong quá trình chuyển biến,
phát triển theo thời gian. Tức là nghiên cứu ngôn ngữ (các yếu tố, các bộ phận
- -

15

của nó) đã có những biến đổi gì, biến đổi như thế nào...trong các trạng thái xét
theo tiến trình lịch sử.
2.2.3. Quan hệ đồng đại và lịch đại
Đồng đại và lịch đại không đối nghịch nhau mà thống nhất biện chứng với
nhau. Nếu ta coi mỗi trạng thái ngôn ngữ như một “lát cắt” đồng đại thì lịch đại
chính là một dãy liên tục mang tính kế thừa của chính những lát cắt đồng đại đó.
Ngược lại, đối với lịch đại, mỗi lát cắt đồng đại chỉ là một sự phân cắt mang tính
chất ước lượng mà thôi.
Ở trong ngôn ngữ, mỗi một yếu tố bao giờ cũng nằm ở giao điểm giữa hai
quan hệ đồng và lịch đại. Nói cách khác hai yếu tố này bao giờ cũng tác động
đồng thời lên từng yếu tố ngôn ngữ ở cùng một thời điểm
Ví dụ: Nhà - lầu
- cửa
- lâu đài
- lều
quan hệ đó được gọi là đồng đại.
Mỗi yếu tố ngôn ngữ có mặt ở diện đồng đại thì lại đồng thời có mối quan
hệ với những trạng thái của chính nó tại các thời đại khác. Do đó ngôn ngữ bao
giờ cũng có hai mối quan hệ đồng và lịch đại.
Để minh họa cho hai quan hệ này F. Saussure có so sánh với thân cây,
mặt cắt ngang thân cây cho ta nhìn thấy những yếu tố cùng hiện ra một lúc, mặt
cắt ngang đó được coi như diện đồng đại. Chiều bổ dọc thân cây lại cho ta thấy
được quá trình phát triển của một yếu tố. Tuy nhiên, đồng đại và lịch đại là hai
quan điểm khác nhau, cho nên nếu nhìn mặt đồng đại thì sẽ không thấy lịch đại
và ngược lại. Cho nên đồng đại và lịch đại là hai phương pháp độc lập tính với
nhau. Trên thực tế nghiên cứu ngôn ngữ thì người ta phải sử dụng kết quả của
hai phương pháp nghiên cứu.
Ví dụ: Đối với tiếng Việt hiện nay để giải quyết chính tả: giăng hay trăng
thì dựa vào lịch đại để xác định chiều hướng phát triển. Nếu dựa vào đồng đại:
so sánh trăng với mặt trời.
2.3. Ngôn ngữ và lời nói
2.3.1. Hoạt động của ngôn ngữ
Một trong những công lao lớn nhất của F.Saussure là phân biệt ngôn ngữ
và lời nói. Có thể nói toàn bộ cuốn giáo trình Ngôn ngữ học đại cương là sự
trình bày học thuyết về sự phân biệt ngôn ngữ và lời nói.
Theo ông ngôn ngữ là một hiện tượng cực kỳ phức tạp, nó có một mặt tự
nhiên được xem như mặt tự nhiên: âm thanh, sinh lý, tâm lý. Nó là một hiện
tượng lịch sử tức là lời nói của ta như là một cái gì đã hình thành rồi nhưng đang
được tồn tại, đang được sử dụng. Ngôn ngữ là hành động của cá nhân, do cá
nhân phát ra mang tư tưởng, tình cảm… nhưng nó lại là sản phẩm của tập thể.
Như vậy cái mà ta vẫn gọi là ngôn ngữ là một hiện tượng rất phức tạp,
theo ông được phân ra thành ba yếu tố cơ bản: Hoạt động ngôn ngữ, ngôn ngữ,
lời nói.
Hoạt động ngôn ngữ là một vòng tuần hoàn: người này nói người kia nghe
- -

16

và hiểu nhau. Phân tích hoạt động ngôn ngữ thì chúng ta thấy có những yếu tố
được gọi là ngôn ngữ. Đó là cái bộ phận chung cho cả người nói và người nghe.
Cái chung đó tồn tại ở trong trí nhớ của mỗi người, ngôn ngữ tồn tại trong tập
thể dưới dạng những dấu vết đọng lại trong mỗi bộ óc cá nhân. Vì vậy ngôn ngữ
có tính khái quát và trừu tượng.
2.3.2. Lời nói
Lời nói là những biểu hiện ở bên ngoài, nó là sản phẩm của cá nhân có
tính vật chất (âm thanh).. Lời nói tồn tại trong thực tế được biểu hiện ra bên
ngoài, có tính cụ thể.
Tóm lại F.Saussure đã phân chia ngôn ngữ ra ba yếu tố, ba yếu tố này liên
quan mật thiết đến nhau nhưng không phải là một.
2.3.3. Phân biệt ngôn ngữ và lời nói
Ngôn ngữ và lời nói là hai phương diện, hai yếu tố khác nhau trong hoạt
động ngôn ngữ. Tuy nhiên về thực chất ngôn ngữ và lời nói lại có mối quan hệ
mật thiết. Nó chỉ là hai mặt của cùng một hiện tượng mà ta có thể quan niệm
rằng chúng có mặt này mà không thể thiếu mặt kia. Đó là mối quan hệ giữa cái
chung và cái riêng, cái cụ thể và cái trừu tượng. Theo phép biện chứng của Ăngghen thì bất cứ cái chung nào cũng được biểu hiện ra thành cái cụ thể, bất kỳ cái
riêng lẻ cụ thể nào bằng cách này hay cách khác cũng liên hệ với cái chung.
Ngôn ngữ là cái khái quát, cái chung đó bao giờ cũng được biểu hiện ra
thành những lời nói cụ thể cho nên mỗi lời nói là một hình thức biểu hiện của
ngôn ngữ và ngôn ngữ bao giờ cũng có mặt trong lời nói. Về điều này F.Saussure
có giải thích như sau: Nhờ có lời nói mà ngôn ngữ có được hình thức tồn tại trong
thực tế. Ngược lại nhờ có ngôn ngữ mà lời nói trở nên có thể hiểu được.
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói thể hiện ở trong tất cả các cấp độ của
ngôn ngữ. Ở cấp độ ngữ âm là các âm vị, còn ở mặt lời nói chính là các âm tố.
Phân biệt và thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói là điều có ý nghĩa
phương pháp luận. Để nắm một ngôn ngữ chúng ta cần phải nắm bắt được các
quy tắc, các mô hình tồn tại trong nhận thức của tập thể nhưng muốn nắm bắt và
sử dụng những mô hình đó thì chúng ta phải thông qua các sự kiện lời nói.
Theo F.Saussure thì phân biệt ngôn ngữ và lời nói là ta tách lấy một bộ
phận ổn định làm chuẩn cho mọi hoạt động trong vòng tuần hoàn của hoạt động
ngôn ngữ, đối tượng chân chính và duy nhất của ngôn ngữ học là ngôn ngữ xét
trong bản thân nó, vì bản thân nó. Nhà nghiên cứu cần phải gạt bỏ những hiện
tượng của lời nói tức là gạt bỏ những cái có tính chất cá nhân và nhất thời.

- -

17

Chương 3. NGỮ ÂM HỌC
3.1. Ngữ âm
3.1.1. Khái niệm ngữ âm
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Tuy
nhiên cần phải nhấn mạnh rằng, ngay từ khi mới xuất hiện, ngôn ngữ đã tồn tại
dưới hình thức âm thanh. Con người giao tiếp được với nhau chính là nhờ ở hình
thức vật chất này. Mặt âm thanh đã làm nên tính chất hiện thực của ngôn ngữ.
Bởi vậy, nói đến ngôn ngữ là nói đến ngôn ngữ bằng âm thanh. Hiện nay chưa
có dân tộc nào dùng một ngôn ngữ phi âm thanh để trao đổi tư tưởng.
Trong ngôn ngữ học, người ta gọi hình thức âm thanh của ngôn ngữ là
ngữ âm. Ngữ âm, vì vậy, là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ, là hình thức tồn tại của
ngôn ngữ.
Ngữ âm là âm thanh nhưng không phải bất kì âm nào do con người phát
ra cũng là ngữ âm. Tiếng nấc, tiếng ho, ợ không phải là ngữ âm vì chúng không
phải là phương tiện biểu đạt của ngôn ngữ, không có chức năng giao tiếp.
3.1.2. Phân biệt ngữ âm và âm thanh tự nhiên
3.1.2.1. Giống nhau
Cả hai đều là hiện tượng vật lý do các vật thể tạo thành. Do đó cả âm
thanh ngôn ngữ và âm thanh tự nhiên đều có thể đo đạc được bằng các phương
tiện kỹ thuật.
3.1.2.2. Khác nhau
Âm thanh ngôn ngữ là hiện tượng có tính tâm lý, nghĩa là nó được sản
sinh ra do cơ quan phát âm của con người dưới sự chỉ huy của trung ương thần
kinh. Âm thanh ngôn ngữ là hiện tượng có tính xã hội tức là được phát ra theo
những quy ước tập thể. Do đó có thể nói rằng mặc dù có những thuộc tính của
hiện tượng tự nhiên nhưng xét về bản chất thì ngữ âm là một hiện tượng xã hội
và người ta nghiên cứu nó với tư cách là một hiện tượng xã hội.
3.2. Ngữ âm học:
Là một ngành khoa học nghiên cứu về âm thanh ngôn ngữ.
3.2.1. Đối tượng của ngữ âm học là toàn bộ các âm các thanh trong tất cả các
trạng thái của nó và mối liên hệ của âm thanh ngôn ngữ với văn tự (chữ viết).
Khi nghiên cứu người ta có thể quan sát âm thanh của ngôn ngữ theo diện đồng
đại hoặc lịch đại. Khi sử dụng phương pháp đồng đại thì chúng ta có chuyên
ngành gọi là ngữ âm học miêu tả. Nhiệm vụ của nó là xác định trong ngôn ngữ
được nghiên cứu có bao nhiêu âm vị. Mối quan hệ giữa các âm vị bao gồm quan
hệ phân biệt và kết hợp. Chẳng hạn như chúng ta nghiên cứu ngữ âm học tiếng
Việt hiện đại, nhiệm vụ của việc nghiên cứu này là xác định tiếng Việt hiện nay
có bao nhiêu âm vị, chỉ ra các quy tắc kết hợp và biến hoá của các âm vị và cuối
cùng là mối liên hệ giữa âm vị và chữ viết. Còn khi sử dụng phương pháp lịch
đại thì chúng ta có chuyên ngành ngữ âm học lịch sử. Nhiệm vụ của nó là
nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử của hệ thống ngữ âm.
3.2.2. Mục đích của ngữ âm học là:
- -

18

- Cung cấp những căn cứ để xây dựng cải cách hoặc cải tiến chữ viết.
- Cung cấp cơ sở khoa học cho việc dạy và học bất cứ một ngôn ngữ nào
nhất là học ngoại ngữ. Học một ngôn ngữ nào đó trước hết phải học cách phát
âm.
- Cung cấp cơ sở khoa học cho việc phân tích giá trị thẩm mỹ của ngôn
ngữ văn chương, chẳng hạn như bài “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư ta thấy các
các câu thơ đều kết thúc bằng những âm tiết có âm trầm dẫn tới cảm giác buồn
man mác.
3.2.3. Phương pháp của ngữ âm học: Ngữ âm có phương diện tự nhiên và
phương diện xã hội. Với tư cách là hiện tượng vật lý (hiện tượng âm học), người
ta có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu khách quan bằng những thiết bị cơ
học, quang học. Chẳng hạn ta có thể biến âm thanh thành màu sắc, ánh sáng và
ghi chép lại bằng sơ đồ. Cũng có thể đo đạc âm thanh theo các chỉ số: tần số,
thời gian...Nhờ việc sử dụng các phương pháp của khoa học tự nhiên cho nên
ngữ âm học trở thành các khoa học chính xác nhất trong các ngành khoa học xã
hội.
Tuy nhiên, ngữ âm như ta đã nói là hiện tượng xã hội. Vì vậy có thể áp
dụng các phương pháp chủ quan: dựa vào giác quan của người nghiên cứu: Mắt
nhìn, tai nghe, bằng sự suy luận dựa trên một hệ thống lý thuyết....
3.3. Sự phân tích ngữ âm:
3.3.1. Cơ sở tự nhiên (mặt vật lý học- âm học):
Ngữ âm trước hết là một hiện tượng của âm học, vì vậy khi phân tích ngữ
âm người ta dựa vào những tiêu chuẩn dùng để phân tích ngữ âm.
- Cao độ: Là đặc trưng dùng để xác định các tần số dao động của vật thể,
các âm được phân biệt với nhau bằng cao độ. Các âm trong ngôn ngữ cũng khác
nhau về cao độ. Mức độ cao thấp của âm phụ thuộc vào sự chấn động nhanh hay
chậm của các phần tử không khí trong một đơn vị thời gian nhất định. Nói cách
khác, độ cao của âm phụ thuộc vào tần số dao động. Tần số dao động của dây
thanh quy định độ cao của giọng nói con người.Tai người nhận ra sự khác nhau
giữa âm này với âm kia trong ngôn ngữ dựa vào cao độ.
- Trường độ là đặc trưng của âm được tính bằng thời gian dao động của
vật phát âm. Thời gian càng lớn thì trường độ càng dài. Trong ngôn ngữ các âm
cũng phân biệt nhau bằng trường độ.
Ví dụ: cam khác căm, a trong hai dài hơn a trong hay
- Cường độ: Là độ mạnh, là đặc trưng của âm phụ thuộc vào biên độ dao
động của vật thể. Biên độ càng lớn thì cường độ càng lớn (tỉ lệ thuận). Các âm
trong ngôn ngữ cũng phân biệt theo cường độ, phụ âm thường phát ra mạnh hơn
nguyên âm.
- Âm sắc: Đó là những sắc thái riêng của âm phụ thuộc vào cách thức tạo
nên dao động, vật liệu tạo ra âm và môi trường cộng hưởng.
Ví dụ: Cùng nốt la nhưng ở đàn Măng- đô- lin khác với đàn ghi-ta.
3.3.2. Cơ sở sinh lý (sinh vật học- cấu âm):
Ngữ âm là do những cơ quan trong cơ thể con người hoạt động phát ra và
do đó ngữ âm là một hiện tượng sinh học. Vì vậy để phân tích ngữ âm người ta
cũng dựa vào cơ sở sinh học.
- -

19

- Phân tích ngữ âm theo cơ sở sinh học tức là ta phải xác định các âm các
thanh của ngôn ngữ được tạo ra nhờ những cơ quan nào của cơ thể hoạt động và
làm thế nào để đạt được hiệu quả âm học như vậy.
- Toàn bộ các cơ quan tham gia vào sự phát âm ta gọi là bộ máy phát âm.
Bộ máy phát âm gồm có ba bộ phận:
+ Bộ phận dưới thanh hầu gồm có phổi và thanh quản. Phổi là cơ quan hô
hấp đóng vai trò như một cái kho chứa không khí để từ đó cung cấp năng lượng
cho quá trình phát âm. Thanh quản đóng vai trò là đường ống dẫn không khí và
đồng thời đây cũng là hộp cộng hưởng có tác dụng khuếch đại âm thanh và biến
đổi âm sắc.
+ Thanh hầu (họng): Đây là hộp sụn cấu tạo gồm bốn miếng sụn ghép lại
với nhau tạo thành khoang rỗng. Bên trong thanh hầu có hai màng cơ mỏng gọi
là thanh đới có đặc điểm nằm chắn ngang luồng không khí từ phổi đi ra. Nó có
thể khép lại để cản trở luồng không khí, cũng có thể mở ra để cho luồng khí đi
qua một cách tự do.
+ Bộ phận trên thanh hầu: Gồm có ba khoang: khoang mũi, yết hầu và
khoang miệng. Khoang mũi là một hộp rỗng đóng vai trò như một hộp cộng
hưởng có tác dụng làm biến đổi âm sắc của các âm được phát ra. Khoang miệng:
Hầu hết các âm được phát ra do sự hoạt động của các cơ quan ở khoang miệng.
Khoang miệng là một hộp cộng hưởng động. Ở đó có các cơ quan ngôn ngữ
quan trọng như môi, ngạc, lợi, răng và đặc biệt là lưỡi. Lưỡi có thể vận động
linh hoạt theo mọi hướng do đó mà làm cho khoang miệng luôn luôn thay đổi.
Lưỡi có vai trò quan trọng như vậy nên có hàng loạt thành ngữ nói về nó: Lưỡi
không xương nhiều đường lắt léo, uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, uốn ba tấc
lưỡi, ….Thậm chí , ở nhiều ngôn ngữ, từ lưỡi được dùng để biểu thị ý nghĩa
“ngôn ngữ, tiếng nói”, chẳng hạn tiếng Pháp: langue, tiếng Anh: tongue. Cùng
với lưỡi, hoạt động của môi, hàm dưới… cũng làm cho hình dáng và thể tích của
khoang miệng thay đổi, vì vậy đã tạo ra được sự muôn màu muôn vẻ cho các âm
phát ra.
Tất cả các cơ quan phát âm có thể chia thành hai loại: các cơ quan chủ
động và các cơ quan thụ động. Thuộc loại chủ động là những cơ quan vận động
được và đóng vai trò chính khi cấu tạo các âm như dây thanh, lưỡi, môi, ngạc
mềm. Thuộc loại thụ động là các cơ quan không vận động được và khi cấu âm
chúng giữ vai trò hỗ trợ, kèm theo sự vận động của cơ quan chủ động: ngạc
cứng, lợi , răng. Các cơ quan này thường là những “điểm tựa” để cho các cơ
quan chủ động hướng tới.
Khi phân tích ngữ âm thì chúng ta phải xét xem những bộ phận nào của
bộ máy phát âm tham gia vào việc cấu tạo âm thanh, những bộ phận đó đã hoạt
động như thế nào. Bộ máy phát âm của con người giống nhau và có khả năng
phát âm như nhau, tuy nhiên mỗi một cộng đồng ngôn ngữ thì lại có thói quen
chỉ sử dụng một số cơ quan phát âm. Những cơ quan phát âm mà một cộng đồng
ngôn ngữ thường dùng và cách thức hoạt động của nó được gọi là cơ sở cấu âm.
Cơ sở cấu âm là cái giúp cho người bản ngữ dễ nhận ra được các đơn vị âm
thanh trong tiếng nói của mình, phát hiện ra những hiện tượng lệch chuẩn nếu
nghe một người ngoại quốc nói. Cơ sở cấu âm cũng là một yếu tố làm cản trở
- -

20

cho việc phát âm một ngôn ngữ.
3.3.3. Cơ sở xã hội (chức năng xã hội):
Ngữ âm là hiện tượng xã hội, bản chất xã hội của ngữ âm thể hiện ở tập
thể những người sử dụng ngôn ngữ có thói quen nhận biết, có thói quen sử dụng
âm thanh này hay âm thanh kia vào việc phân biệt nghĩa và nhận diện từ. Phân
tích ngữ âm theo cơ sở xã hội nghĩa là ta phải xác định xem những âm thanh
nào, những đặc trưng cấu âm âm học nào được người bản ngữ nhận biết, đánh
giá là quan trọng và dùng vào việc phân biệt nghĩa của từ. Trong thực tế chúng
ta thấy rằng bộ máy phát âm của người phát ra vô số những âm thanh khác nhau
nhưng mỗi một cộng đồng ngôn ngữ chỉ quan tâm và nhận biết một số âm nào
đó còn các âm khác coi như không biết.
Ví dụ: Đối với người Việt Nam, sự khác nhau giữa to và tô là o và ô là rất
dễ thấy.
Phân tích các hiện tượng ngữ âm một mặt phải dựa vào những thuộc tính
tự nhiên (những đặc trưng cấu âm âm học) nhưng phải xem những đặc trưng cấu
âm âm học nào mà người bản ngữ đánh giá là quan trọng. Mục đích cuối cùng
của sự phân tích ngữ âm là phải xác định được cơ sở xã hội nghĩa là phải xác
định được những âm thanh, những đặc trưng cấu âm âm học được người bản
ngữ biết và sử dụng trong giao tiếp.
3.4. Các đơn vị ngữ âm:
3.4.1. Sự phân chia ngữ lưu:
Lời nói của con người là một chuỗi liên tục. Nếu xét về phương diện âm
học thì đó là một dòng âm thanh nối tiếp nhau, danh giới giữa âm nọ với âm kia
không dứt khoát. Nếu chỉ xét thuần tuý về mặt âm học thì người ta không có cơ
sở để phân cắt dòng âm thanh đó ra thành những những đơn vị rạch ròi.
- Nếu xét trên bình diện cấu âm thì ta cũng thấy đó là một chuỗi các hành
động cấu âm mà danh giới giữa các hành động đó cũng không rõ ràng. Đó là quá
trình di chuyển liên tục các trạng thái của cơ quan phát âm.
Nhưng nếu dựa vào cơ sở xã hội (dựa vào người bản ngữ đánh giá tác
dụng của âm thanh) mà người ta phân chia ngữ lưu ra thành các đợn vị.
+ Câu: Là một ngữ đoạn bao gồm một chuỗi các âm nối tiếp nhau.
+ Từ: Là một ngữ đoạn bao gồm một chuỗi các âm nối tiếp nhau.
Các chuỗi âm tương ứng với các đơn vị câu, từ, hình vị là những âm đoạn
được chia cắt dựa vào ý nghĩa. Các đơn vị âm đoạn này ta gọi là các đơn vị phân
chia bậc một. Nếu dựa vào sự phân chia ý nghĩa thì âm đoạn tương ứng với hình
vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất. Sự phân chia hình vị thành những đơn vị nhỏ hơn
lại phải dựa vào những đặc trưng cấu âm âm học, dựa vào sự đối chiếu giữa các
hình vị với nhau. Kết quả là chúng ta phân chia ra được những đơn vị nhỏ hơn
hình vị gọi là đơn vị bậc hai: âm tiết, âm tố.
3.4.2. Các đơn vị ngữ âm thường gặp:
3.4.2.1. Âm tiết:
Là đơn vị phát âm nhỏ nhất, tự nhiên nhất. Nói là nhỏ nhất vì bình thường
người ta dù có nói chậm đến đâu, phát âm rời rạc đến đâu thì cũng phải phát âm
rời từng âm tiết một. Nói là tự nhiên nhất bởi vì khi phát âm người ta không đòi
hỏi một sự cố gắng khác thường nào. Trong ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng
- -

21

Mèo, tiếng Hán.. Danh giới giữa các âm tiết ở trong lời nói rõ ràng, dứt khoát,
không có hiện tượng một âm nằm ở danh giới của hai âm tiết. Cấu tạo một âm
tiết xét về mặt âm học thì mỗi âm tiết là một tổ hợp âm được bắt đầu bằng một
âm ít vang, tiếp theo là một âm vang và kết thúc bằng một âm ít vang hoặc
không vang. Do đó, dựa vào độ vang thì người ta có thể xác định được các âm
tiết ở trong ngữ lưu. Cứ mỗi một lần có âm thanh vang lên rồi sau đó lại lặng đi
là một âm tiết.
Nếu dựa vào mặt cấu âm thì mỗi âm tiết tương ứng với một lần bộ máy
phát âm căng lên rồi trùng xuống. Khi phát âm mỗi một âm tiết, các cơ thịt của
bộ máy phát âm đều trải qua ba giai đoạn: tăng cường độ căng, đỉnh điểm căng
thẳng và giảm độ căng. Tương ứng với ba giai đoạn này là sự phát triển của độ
vang: tăng cường độ vang, độ vang cao nhất và giảm dần độ vang. Trên đường
cong hình sin biểu thị quá trình phát âm âm tiết, đỉnh đường cong (cực đại)
tương ứng với giai đoạn thứ hai còn hõm xuống (cực tiểu) thì tương ứng với độ
căng thấp nhất. Đỉnh hình sin là đỉnh âm tiết, chỗ hõm xuống là biên giới âm
tiết. Biên giới giữa các âm tiết vì vậy là biên giới giữa hai đợt căng. Đứng ở vị
trí đỉnh âm tiết thường là các nguyên âm (i, e); đứng ở vị trí biên giới là các phụ
âm hoặc bán nguyên âm (bàn, học, màu, hai....)
Dựa vào cách kết thúc, các âm tiết được chia ra thành hai loại lớn: mở và
khép. Mỗi loại như thế còn được phân chia thành hai loại nhỏ hơn. Như vậy có
thể nói về bốn loại âm tiết như sau:
+ Những âm tiết kết thúc bằng một phụ âm vang (m, n, ng, nh,...) được
gọi là những âm tiết nửa khép, ví dụ: ánh trăng rằm.
+ Những âm tiết kết thúc bằng một phụ âm không vang được gọi là những
âm tiết khép, ví dụ: học tập tốt
+ Những âm tiết kết thúc bằng một phụ âm bán nguyên âm được gọi là
những âm tiết nửa mở, ví dụ: kêu gọi
+ Những âm tiết kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc của nguyên âm ở
đỉnh âm tiết được gọi là các âm tiết mở, ví dụ: vo ve, thủ thỉ.
Âm tiết (tiếng) của tiếng Việt có những đặc điểm đáng chú ý dưới đây:
+ Có tính độc lập cao: Trong dòng lời nói, âm tiết tiếng Việt bao giờ
cũng được thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng, được tách và ngắt ra thành từng khúc
đoạn riêng biệt. Tiếng Anh chẳng hạn, có hiện tượng nối âm: This is a book. Các
âm tiết trong tiếng Việt không hề bị biến dạng trong lời nói (im ắng không nói
thành i mắng, pháp y không nói thành phá py). Tính chất tách bạch từng âm tiết
còn được phản ánh trên văn tự: người ta viết rời từng âm tiết (chữ) chứ không
viết liền thành từ như kiểu chữ Nga, Anh, Pháp.
+ Có khả năng biểu hiện ý nghĩa: Trong các ngôn ngữ châu Âu, âm tiết
chỉ là một đơn vị ngữ âm thuần tuý. Âm tiết nếu bị tách ra khỏi từ chứa nó thì
trở nên vô nghĩa hoàn toàn. Trong tiếng Việt, ngược lại, có một tình hình đáng
chú ý là tuyệt đại đa số các âm tiết đều có nghĩa. Nói cách khác, ở tiếng Việt gần
như tuyệt đại đa số các âm tiết đều hoạt động như một từ.
+ Có một cấu trúc chặt chẽ: Mỗi âm tiết tiếng Việt, ở dạng đầy đủ nhất
gồm có năm phần: Thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối.
- -

22

THANH ĐIỆU
ÂM
ĐẦU

Âm
đệm

VẦN
Âm
chính

Âm
cuối

Ví dụ: loạt, ngoan ngoãn.....
3.4.2.2. Âm tố:
Là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa. Chữ viết của
các ngôn ngữ thường không giống nhau và có hiện tượng dùng nhiều con chữ
khác nhau để ghi cùng một âm hoặc trái lại, dùng một con chữ ghi nhiều âm
khác nhau. Vì vậy, để ghi âm tố, người ta đã thống nhấtdùng con chữ Latin lấy
từ bảng kí hiệu phiên âm quốc tế đặt trong hai ngoặc vuông ([]), và theo nguyên
tắc mỗi con chữ chỉ dùng để một âm.
Dựa theo cách thoát ra của luồng không khí khi phát âm, người ta phân
âm tố ra thành hai loại: nguyên âm và phụ âm. Khi dây thanh dao động, âm
được tạo nên nếu đi ra ngoài tự do, có một âm hưởng êm ái, dễ nghe ta sẽ có các
nguyên âm, ví dụ: [i], [e], [a], [u], [o]. Về mặt âm học, các nguyên âm bao giờ
cũng là tiếng thanh bởi khi phát âm các nguyên âm, sự chấn động của các phần
tử không khí thoát ra có một chu kì khá đều đặn. Về mặt cấu âm, khi phát âm
một nguyên âm, bộ máy phát âm làm việc điều hoà, căng thẳng từ đầu đến cuối.
Sự hoạt động điều hoà ấy của bộ máy phát âm làm cho luồng hơi thoát ra có
cường độ yếu nhưng không hề bị cản lại.
Trái lại, luồng không khí từ phổi đi ra nếu bị cản trở ở một điểm nào đó,
chẳng hạn, sự khép chặt của hai môi khi phát âm [b], [m], sự tiếp xúc giữa đầu
lưỡi với lợi như khi phát âm [t], [d] gây nên tiếng nổ hoặc tiếng xát và gây nên
một âm hưởng “khó nghe", ta sẽ có các phụ âm. Về mặt âm học, các phụ âm
thường tạo nên một tần số chấn động không ổn định và, do đó, là tiếng động. Về
mặt cấu âm, khi phát âm các phụ âm, bộ máy phát âm làm việc không điều hoà,
khi căng khi chùng, tạo cho luồng không khí phát ra một cường độ mạnh hơn
các nguyên âm.
3.4.2.3. Âm vị:
Là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu
tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ. Để ghi âm
vị, người ta thường đặt kí hiệu phiên âm ở giữa hai vạch nghiêng song song, ví
dụ /b/, /a/...Muốn phân biệt được các âm vị khác nhau ở điểm nào, chúng ta cần
xác định những đặc trưng âm học và cấu âm tạo nên một âm vị cụ thể, sau đó so
sánh những đặc trưng của âm vị nàyvới những đặc trưng của âm vị khác để tìm
ra sự khác biệt. Hãy lấy âm vị /n/ làm ví dụ. Âm vị này có ba đặc trưng đáng chú
ý là đầu lưỡi, tắc và vang. Tính chất tắc làm cho /n/ khác với /l/ là một phụ âm
xát, mặc dù cả hai đều là âm vang và đầu lưỡi. Một cách khái quát, âm vị còn
được định nghĩa là một chùm hoặc một tổng thể đặc trưng khu biệt được thể
hiện đồng thời.
3.4.2.4. Phân biệt âm vị với âm tố:
- -

23

Âm vị là một đơn vị trừu tượng còn âm tố là một đơn vị cụ thể. Âm vị
được thể hiện ra bằng các âm tố và âm tố là sự thể hiện của âm vị...Tiếng Việt
có một âm vị /n/ nhưng trong lời nói hàng ngày không phải lúc nào ta cũng phát
âm những âm [n] cụ thể hoàn toàn giống nhau: khi thì nó mạnh lên, khi thì nó
yếu đi, khi thì nó được phát âm hơi tròn môi( như trong no, nô). Đó là những âm
tố cụ thể. Có thể coi chúng như [n 1 ], [n 2 ]...và cái ''lõi'' chung của cả dãy là cái
gốc (âm vị). Yếu tố gốc ấy chỉ có ba đặc trưng khu biệt còn mỗi một yếu tố cụ
thể thì ngoài ba đặc trưng này còn có cả những đặc trưng khác nữa. Điều đó có
nghĩa là âm vị chỉ gồm những đặc trưng khu biệt còn âm tố thì gồm cả những
đặc trưng khu biệt lẫn những đặc trưng không khu biệt.
Chính vì âm vị là cái chung, là cái mang chức năng khu biệt nên nói đến
âm vị là nói đến mặt xã hội. Trái lại, vì âm tố là sự thể hiện của âm vị, là một
yếu tố âm thanh cụ thể cho nên nói đến âm tố là nói đến mặt tự nhiên của ngữ
âm.

CHƯƠNG 4: TỪ VỰNG HỌC
4.1. Từ- từ vựng- từ vựng học:
4.1.1. Từ:
- -

24

Là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa có khả năng vận dụng độc lập.
Có hơn 300 định nghĩa khác nhau về từ bởi vì trong mỗi ngôn ngữ từ có
đặc điểm riêng.
Ví dụ: Trong ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Hán từ đúng là một đơn vị
hoàn chỉnh nhưng trong tiếng Anh, tiếng Nga một từ lại bao gồm rất nhiều dạng
khác nhau.
Trong từng ngôn ngữ từ có đặc điểm riêng do đó khi nghiên cứu từng
ngôn ngữ cụ thể phải chú ý đến từng đặc điểm riêng đó.
Trẻ con học nói, phải bắt đầu học từng từ riêng lẻ. Học tiếng nước ngoài,
ta phải học từ và nhớ từ. Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên trong trí óc của từng
người bản ngữ. Tuy nhiên, trả lời câu hỏi từ là gì không phải là chuyện đơn giản.
Ðã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về từ, song chưa có một định nghĩa nào
thỏa mãn được mọi người. Tựu trung có hai khuynh hướng. Khuynh hướng 1:
Cố gắng đưa ra một định nghĩa đúng cho mọi ngôn ngữ trên thế giới. Ðây là một
việc khó bởi vì như L.V Sherba đã nhận xét: Trong thực tế, từ là gì? Thiết nghĩ
rằng trong các ngôn ngữ khác nhau, từ sẽ khác nhau. Do đó, tất sẽ không có khái
niệm từ nói chung (1). Khuynh hướng 2: Khảo sát từ của từng ngôn ngữ riêng
biệt để đưa ra một định nghĩa về từ chỉ đúng cho một ngôn ngữ. Tuy vậy, đằng
sau tính đa dạng của ngôn ngữ, vẫn có những đặc tính phổ quát. B.A
Serebrennikov đã viết: Ðằng sau sự đa dạng đến kinh ngạc vô cùng của các
ngôn ngữ trên thế giới, ( ...) ẩn giấu những thuộc tính chung cho tất cả các ngôn
ngữ ấy. Do vậy, cũng có thể chỉ ra những thuộc tính bản chất, chung cho từ của
mọi ngôn ngữ. Theo V.M Solncev, những thuộc tính phổ quát ấy là:
- Từ là đơn vị ngôn ngữ độc lập, có sẵn, là chỉnh thể gồm hai mặt âm và
nghĩa. Tính độc lập và sẵn có của từ thể hiện ở chỗ từ được toàn xã hội chấp
nhận và sử dụng chứ không phải lâm thời được tạo nên trong quá trình giao tiếp.
Nhà, xe, tập, viết, xe đạp, hoa hồng... trong tiếng Việt, hay worker, beautiful,
book, chair... trong tiếng Anh là tên gọi các sự vật, tính chất... tồn tại sẵn trong
óc của từng người bản ngữ; khi cần sử dụng, chỉ việc lựa chọn và nhặt ra. Chúng
khác với những tổ hợp tự do như nhà rất đẹp, cô ấy hiền... very beautiful, the
beautiful house... Ðây là những đơn vị lâm thời được tạo nên trong lúc nói năng
và sẽ bị tháo rời ngay sau khi giao tiếp kết thúc. Còn nói chỉnh thể gồm hai mặt
của từ là muốn nhấn mạnh tính hoàn chỉnh của nó về cấu trúc hình thái và ý
nghĩa cho dù nó có cấu tạo nội bộ. Nói theo Ðỗ Hữu Châu, đó là một đơn vị
mang tính cố định, bắt buộc. Trong tiếng Việt, dùng âm [ban2] để biểu thị cái
bàn là một điều bắt buộc, được toàn xã hội chấp nhận và sử dụng trong phạm vi
các biến thể của nó, không ai có thể tự ý thay đổi âm ấy với nội dung ấy.
- Từ là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu. Hình vị cũng là đơn vị nhỏ nhất có
âm, có nghĩa nhưng không được sử dụng độc lập để tạo câu, chúng chỉ là các
đơn vị được dùng để cấu tạo nên từ. Các thành ngữ, quán ngữ như nước đổ lá
khoai, chuột chạy cùng sào, mẹ tròn con vuông, đi guốc trong bụng... trong tiếng
Việt, to get into a raw (bị khiển trách), as good as good (thật sự tốt)... trong
tiếng Anh, en baver (tức lộn ruột), bayer aux chimères (mơ mộng hão huyền)...
trong tiếng Pháp, nhai đàm hạng ngữ (chuyện không căn cứ), xuy mao cầu tì
(bới lông tìm vết)... trong tiếng Hán v. v... cũng có tính độc lập, sẵn có, cũng có
- -

25

tính bắt buộc, tính hoàn chỉnh hai mặt (âm - nghĩa), cũng có thể tham gia trực
tiếp tạo câu như từ nhưng lại do các từ cấu tạo nên; vì vậy chúng được coi là các
đơn vị tương đương với từ. Rõ ràng từ là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu.
- Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng, của ngôn ngữ. Từ vựng là tập hợp
toàn bộ các từ và các đơn vị tương đương: các thành ngữ, quán ngữ. Thành
ngữ, quán ngữ do các từ cấu tạo nên, do đó từ là đơn vị cơ bản của từ vựng. Ðể
tạo nên các câu nói, lời nói, người ta phải lựa chọn, kết hợp các đơn vị từ vựng,
trong đó từ là đơn vị cơ bản nên từ cũng là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ.
Tóm lại, từ là đơn vị cơ bản của từ vựng, của ngôn ngữ, là chỉnh thể gồm
hai mặt (âm và nghĩa), có tính cố định, sẵn có, bắt buộc, là đơn vị nhỏ nhất và
độc lập, có khả năng hoạt động tự do để tạo câu. Trên đây mới chỉ là những nét
phổ quát. Ði vào từng ngôn ngữ cụ thể, quan niệm về từ cần phải được bổ sung
những thuộc tính riêng, có vậy mới đạt được tính chính xác, đầy đủ.
4.1.2. Các bình diện của từ:
Từ là một đơn vị hiện thực trong ngôn ngữ, là đơn vị cơ bản của ngôn
ngữ.
4.1.2.1. Bình diện ngữ âm:
Từ bao giờ cũng có phương diện âm thanh của nó, mỗi từ đều có một hình
thức âm thanh biểu thị, bình diện ngữ âm làm cho từ nói riêng và ngôn ngữ nói
chung gắn với một hình thức vật chất và nhờ đó trở thành công cụ giao tiếp.
4.1.2.2. Bình diện ngữ nghĩa:
Mỗi một từ bao giờ cũng phản ánh một mảnh thực tại nào đó. Ví dụ: cây:
biểu thị một sự vật trong thực tại có thân, cành, rễ, lá…nhưng bản thân nghĩa
của từ không phải là thực tại mà phản ánh theo nhận thức của con người cho nên
gắn theo tư duy của con người.
Khi phản ánh, nhận thức về thực tại, con người ta cũng đồng thời tỏ một
thái độ đối với thực tại. Do đó mà ở trong nghĩa của từ chúng ta còn thấy phần
thái độ, tình cảm của người nói. Xét về mặt ngữ nghĩa, từ bao giờ cũng có ba
thành tố.
Ví dụ: Lửa: + Biểu vật: cháy
+ Biểu niệm: phản ứng hoá học, là những hạt vật chất bị đốt
cháy.
+ Biểu thái: thái độ, tình cảm: nóng, ấm
4.1.2.3. Bình diện ngữ pháp:
Bản thân từ cũng có qui tắc cấu tạo của chúng. Ví dụ: sạch + sẽ => sạch
sẽ, gọn + ghẽ => gọn ghẽ ( quy tắc: tính từ + phụ âm đầu + e). Quy tắc ghép từ
với từ: cười nói, cười tươi, cười mỉm….
Do đó khi nghiên cứu về từ ta phải xem xét tất cả các bình diện, mỗi bình
diện lại đặt vào trong hệ thống, rồi lại đặt trong tình huống sử dụng. Vì vậy có
thể nói rằng từ là đơn vị cơ bản, là trung tâm của ngôn ngữ, là xuất phát điểm để
phân tích các bộ phận khác của ngôn ngữ.
4.1.3. Từ vựng:
Vựng là yếu tố gốc Hán có nghĩa cái kho, nơi chứa. Từ vựng là kho từ,
vốn từ của một ngôn ngữ gồm các từ và các đơn vị tương đương với từ. Từ vựng
là một hệ thống hữu hạn, là một bộ phận quan trọng của hệ thống ngôn ngữ, phát
- -

26

triển liên tục cùng với sự phát triển của xã hội. Mỗi từ trong hệ thống bao giờ
cũng đối lập với các từ còn lại, đồng thời chỉ có giá trị khi được xét trong mối
tương quan với các từ khác trong hệ thống. Từ vựng của một ngôn ngữ thường
có thể gồm nhiều trăm ngàn từ. Nhưng vốn từ của một cá nhân thường không
nhiều lắm. Tích lũy được khoảng 6000 đến 9000 từ đã có thể được coi là có
trình độ văn hóa cao. Một nhà văn thiên tài thường cũng chỉ sử dụng vốn từ
khoảng 20. 000 từ (Từ điển ngôn ngữ Puskin có 21.290 từ)
Từ vựng là vốn từ của ngôn ngữ gồm các từ và các ngữ cố định:
4.1.3.1. Từ:
Như đã biết, từ là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất và độc lập. Nhưng các nhà
ngôn ngữ học đã sớm nhận thấy trong rất nhiều từ còn có thành tố tuy không độc
lập nhưng vừa có âm vừa có nghĩa nhỏ hơn. Thí dụ: Trong tiếng Anh, mỗi từ
blackboard, underground, boatman đều gồm hai yếu tố vừa có âm vừa có nghĩa
từ vựng, mỗi từ blackness, colorless, assimilation đều gồm hai loại yếu tố, trong
đó, một loại vừa có âm vừa có nghĩa từ vựng, một loại có âm và có nghĩa ngữ
pháp - loại ý nghĩa thể hiện nhận thức của người nói với thực tế được đề cập
trong thành tố kia. Chúng là các đơn vị ngôn ngữ có nghĩa nhỏ nhất nhưng
không độc lập, chúng chỉ là các thành tố cấu tạo từ và được gọi là các hình vị.
Hình vị gồm hai mặt âm - nghĩa từ vựng được gọi là hình vị thực, hình vị gồm
hai mặt âm - nghĩa ngữ pháp được gọi là hình vị hư. Dưới dây là các dạng thức
của từ xét về mặt cấu tạo hình thái.
a. Từ đơn: Ðó là các từ chỉ có một thành tố cấu tạo; không ai có thể
phân xuất nó thành các yếu tố vừa có âm vừa có nghĩa nhỏ hơn. Từ đơn chính là
từ chỉ bao gồm một hình vị. Các từ một tiếng trong tiếng Việt: xinh, đẹp, đi,
đứng, sách, vở…..; các từ book, sit, agree, small, two, he, very... trong tiếng
Anh; các từ cahier, crayon, beau, deux, nous, beaucoup... trong tiếng Pháp đều
là các từ một hình vị.
b. Từ phức: Ðó là các từ có từ hai thành tố cấu tạo từ trở lên. Những từ
loại này bao gồm ba dạng chủ yếu: từ phái sinh, từ ghép, từ láy.
- Từ phái sinh: Ðó là các từ gồm hình vị căn tố kết hợp với một hoặc vài
hình vị phụ tố. Nhìn chung, dạng thức này không có trong tiếng Việt. Thí dụ:
Trong tiếng Pháp:
Numéro: số
Numéral (-e, -aux): thuộc số
Numération: phép đếm
Numérique (-s): có tính chất số
Numériquement: bằng số
Numérateur: tử số/ khuôn dấu đóng số
...
International (-e, -aux): quốc tế
Redécider: quyết định lại
Trong tiếng Anh:
Boarder: người ăn cơm tháng, sinh viên nội trú, khách đi tàu
Boarding: việc lót ván, đóng bìa, việc ăn cơm tháng, việc lên tàu...
Boatful: vật được chở trong thuyền, thuyền (đầy)
Disagreeables: những điều khó chịu. Disappointedly: chán ngán, thất
vọng
- Từ ghép: Ðó là các từ có được do sự kết hợp của hai căn tố, có nguồn gốc
là từ đơn. Dạng thức từ này có nhiều trong các ngôn ngữ. Thí dụ:
- -

27

Trong tiếng Việt: gàn dở, xe cộ, tóc tai, ăn nói, sân bay, xe lửa, đầu gối...
Trong tiếng Anh: first-day, first-foot, fishpot, fishplate, fishwife...
Trong tiếng Pháp: brise-lames (đập chắn sóng), grand-père (ông), bellemère...
- Từ láy: Ðây cũng là một dạng thức phái sinh của từ nhưng cơ sở của sự
phái sinh này là sự láy lại bộ phận hoặc toàn bộ hình vị về mặt ngữ âm. Thí dụ:
lẳng lơ, vui vui, nhỏ nhoi, nhỏ nhẻ, bệu bạo... Gần đây, những từ có sự tham gia
của cơ chế láy âm nhưng trong những âm được láy lại biểu thị một ý nghĩa ngữ
pháp nào đấy đã được đề xuất là các từ phái sinh về nghĩa. Thí dụ: cơm kiếc,
nhà nhiếc, học hiếc (hiện tượng iếc hoá)...
Trên cơ sở tìm ra các dạng thức tồn tại của từ như trên, nhiều sách ngôn
ngữ học đã quan niệm có ba phương thức cấu tạo từ chính sau đây: phương thức
từ hóa hình vị, phương thức ghép hình vị và phương thức láy hình vị. Phương
thức từ hóa hình vị là phương thức sử dụng chỉ một hình vị căn tố để cấu tạo từ
và không cần thêm bớt một yếu tố ngôn ngữ nào khác. Ðây là cách thức kết hợp
một hình vị căn tố với một hình vị zero theo quan niệm của các nhà ngôn ngữ
học Mĩ. Kết quả của phương thức cấu tạo từ này là các từ đơn. Phương thức
ghép hình vị như tên gọi của nó là phương thức kết hợp hai hay nhiều hình vị để
tạo nên từ. Nếu ghép căn tố với phụ tố, ta sẽ có từ phái sinh; nếu ghép các hình
vị thực ta sẽ có từ ghép. Còn phương thức láy âm lại dùng lối tác động vào một
hình vị để có một hình vị mới giống nó một phần hay toàn thể về ngữ âm rồi kết
hợp chúng để có một từ mới. Phương thức này cho ta những từ láy. Tuy nhiên,
đó chỉ là một cách nói tiện dụng cho việc miêu tả và phân loại từ. Từ là đơn vị
độc lập, có sẵn, còn hình vị là đơn vị được phân xuất từ các dạng thức của từ,
không độc lập, không có sẵn, là đơn vị do trừu tượng hóa, khái quát hóa mà có.
Quan niệm từ hóa hình vị, ghép các hình vị, láy các hình vị để tạo ra các từ dễ
dẫn tới ngộ nhận hình vị là đơn vị có sẵn, người ta dùng chúng để tạo ra từ.
4.1.3.2. Ngữ cố định - Ðơn vị từ vựng tương đương với từ:
a. Khái niệm:
Trong nói viết hằng ngày, bên cạnh đơn vị cơ bản là từ, người ta còn dùng
ngữ (hay cụm từ) cố định. Ngữ cố định là một loại đơn vị từ vựng được hình
thành do sự ghép lại của vài từ, có đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa ổn định,
tồn tại với tư cách một đơn vị mang tính sẵn có như từ. Thí dụ: anh hùng
rơm, nuôi ong tay áo, vắt chanh bỏ vỏ, màu mỡ riêu cua, nước đổ lá khoai, một
nắng hai sương, gan vàng dạ sắt, lòng chim dạ cá... trong tiếng Việt; to have
on, to join battle, to get wind of... trong tiếng Anh v.v... Những đơn vị ấy tuy do
vài từ ghép lại nhưng lại có những đặc điểm giống như từ. Chúng là những đơn
vị có sẵn trong ngôn ngữ, hình thành trong quá trình giao tiếp từ rất lâu đời, có
tính xã hội, mang tính cố định, bắt buộc và được coi là đơn vị tương đương với
từ. Khi cần sử dụng trong giao tiếp, người ta chỉ việc lựa chọn và tái sử dụng
chứ không phải lâm thời ghép các âm lại theo cách riêng của cá nhân.
b. Sự khác nhau giữa ngữ cố định và từ ghép:
- Về mặt tính chất của các thành tố: Ngữ cố định là đơn vị do nhiều từ kết
hợp lại, tuy được kết hợp với nhau một cách chặt chẽ nhưng mỗi thành tố của
ngữ cố định vẫn hiện rõ bản chất từ của chúng. Còn từ ghép là đơn vị hoàn chỉnh
- -

28

có cấu tạo nội bộ, gồm một hay nhiều hình vị. Ở các từ ghép, hai hình vị căn tố
(có nguồn gốc từ đơn) mang đặc điểm thành tố cấu tạo từ rất rõ, nhiều khi nghĩa
của chúng bị mờ nhòe hẳn đi, không còn tư cách một từ độc lập nữa, nó liên kết
chặt hay phụ thuộc vào yếu tố đi kèm. Thử so sánh: call-boy, call-box / to call
the roll (gọi tên, điểm danh); xanh lè / ếch ngồi đáy giếng.
- Về mặt cấu tạo: Cấu tạo của từ đơn giản gồm ghép hay láy hình vị. Cấu
tạo của ngữ cố định phức tạp hơn nhiều. Nó là kết quả của sự vận dụng tổng hợp
những quan hệ cú pháp của từng ngôn ngữ. Thí dụ, trong tiếng Việt, Gà trống
nuôi con có quan hệ chủ vị; Nuôi con lại có quan hệ chính phụ; quan hệ chủ vị
và chính phụ "chồng" lên nhau. Trong Chân yếu tay mềm: chân yếu và tay mềm
đều có quan hệ chủ vị. Các quan hệ chủ vị này kế tiếp nhau theo quan hệ song
song. Trong tiếng Anh, mess of pottage (miếng đỉnh chung, bả vật chất), to salt
down money (để dành tiền) có kết cấu chính phụ.
- Về mặt nghĩa: Nghĩa của từ có chức năng định danh sự vật, hành động,
tính chất... rất rõ còn ngữ cố định thường có nghĩa bóng, có hàm ý bên cạnh
nghĩa từ vựng của từ. Thử so sánh: may mắn / chuột sa hũ nếp, khoe khoang /
múa rìu qua mắt thợ, sự cùng đường / chuột chạy cùng sào.
c. Sự khác nhau giữa cụm từ cố định và cụm từ tự do:
- Về bản chất, cụm từ cố định là đơn vị ngôn ngữ, mang tính sẵn có, cố
định, bắt buộc. Còn cụm từ tự do là một tổ hợp hay kết cấu được lâm thời tạo ra
trong quá trình giao tiếp.
- Về nguồn gốc, cụm từ cố định là sản phẩm của tập thể, có tính xã hội
còn cụm từ tự do là sản phẩm của cá nhân.
- Về ý nghĩa, nghĩa của cụm từ cố định, đặc biệt là các thành ngữ thường
là một chỉnh thể, thường vượt xa hay khác biệt so với nghĩa của thành tố cấu tạo.
Thí dụ:
Tiếng Anh : to play first fiddle: đóng vai trò chủ chốt (nghĩa từng từ: chơi
cây vĩ cầm số một). The fish story: chuyện cường điệu, phóng đại (nghĩa từng từ:
chuyện cá). To show the white feather: hèn nhát (nghĩa từng từ: phơi bày cái
lông trắng).
Tiếng Pháp : Donner sa langue au chat: không dám đoán (nghĩa từng từ:
cho mèo ngôn ngữ của nó). Entre chien et loup: chạng vạng (nghĩa từng từ: giữa
con chó và con sói).
Tiếng Việt : Ếch ngồi đáy giếng: sự thiển cận. Buồn ngủ gặp chiếu manh:
sự may mắn (nghĩa đen: buồn ngủ và có được chiếc chiếu để ngủ).
Còn nghĩa của cụm từ tự do là hợp nghĩa của các thành tố. Người ta dễ
dàng giải thích nghĩa của cụm từ tự do bằng cách giải thích tuần tự nghĩa của
các thành tố.
d. Phân loại ngữ cố định:
Tùy theo tiêu chí phân loại, có các hệ thống phân loại cụm từ cố định
khác nhau:
+ Dựa vào tính cố định và mức độ hòa hợp nghĩa của các từ trong
cụm từ: nhà ngôn ngữ học Pháp Chalers Bally chia ngữ cố định trong tiếng
Pháp ra làm ba loại :
- Ngữ cố định thông dụng (les groupements usuels).
- -

29

- Ngữ cố định tổ hợp (les séries phraséologiques)
- Ngữ cố định tổng hợp (les unites phraséologiques)
Về sau, viện sĩ Liên Xô Vinogradov đã theo cách ấy để chia ngữ cố định
tiếng Nga ra làm ba loại mà ta có thể áp dụng chung cho các ngôn ngữ biến
hình:
- Ngữ vị dung hợp: các ngữ cố định có độ gắn bó về nghĩa cao nhất,
không thể giải thích nghĩa của cụm từ dựa vào nghĩa đen của các thành tố. Ðây
là trường hợp của các thành ngữ như to show the white feather (hèn nhát); a fish
out of water (lạ nước lạ cái)
- Ngữ vị tổng hợp: các ngữ cố định có mức độ gắn bó ý nghĩa thấp hơn
loại trên và nghĩa của nó cơ bản dựa trên sự hợp nghĩa của các thành tố. Thí dụ:
Tiếng Anh: as a rule (thường, nói chung), make up ones mind (quyết định)
Tiếng Pháp: sang blue (máu xanh) nghĩa bóng là dòng dõi quí tộc.
- Ngữ vị tổ hợp: các ngữ cố định có mức độ gắn bó ý nghĩa của các từ ở
mức độ thấp nhất. Nghĩa của nó có thể suy ra dễ dàng từ nghĩa của các thành tố.
Thường chỉ có một bộ phận nhỏ được dùng ở nghĩa bóng. Thí dụ:
Tiếng Anh: In other words (nói cách khác), quite a few (nhiều)
Tiếng Pháp: Libre comme lair (tự do như không khí)
Dựa vào cách phân loại này, các tác giả Việt nam chia ngữ cố định tiếng
Việt ra làm ba loại:
- Thành ngữ: Là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa.
Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc gợi cảm. Tương tự với ngữ cố định
dung hợp đã nói ở trên. Thí dụ: Ăn cá bỏ lờ, há miệng mắc quai, vắt chanh bỏ
vỏ, ba cọc ba đồng, bán bò tậu ễnh ương, đủng đỉnh như chĩnh trôi sông... Chia
thành hai loại: Thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ.
- Quán ngữ: Là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại
diễn từ thuộc các phong cách khác nhau. Chức năng của chúng là để đưa đẩy,
rào đón, nhấn mạnh hoặc liên kết trong diễn từ.Tương tự ngữ cố định tổng hợp.
Thí dụ: Nói tóm lại; nói cách khác; trước hết, sau đó, một mặt thì, mặt khác thì,
của đáng tội,...
- Ngữ cố định định danh: Chỉ những đơn vị vốn ổn định về cấu trúc và
ý nghĩa hơn các quán ngữ nhiều, nhưng lại chưa có được ý nghĩa mang tính hình
tượng như thành ngữ. Tương tự ngữ cố định tổ hợp, chúng thường được cấu tạo
để định danh cho các sự vật. Thí dụ: Anh hùng rơm, chân mày lá liễu, mắt lá
răm, tóc rễ tre, quân sư quạt mo, mắt ốc nhồi, chân chữ bát, mặt lưỡi cày...
+ Dựa vào cấu tạo ngữ pháp của ngữ cố định
Ða số ngữ cố định của các ngôn ngữ được tổ chức theo cấu trúc ngữ pháp
của ngôn ngữ ấy. Rất ít ngữ cố định được tổ chức ngoài quy luật trên. Theo cấu
tạo ngữ pháp, có thể chia ngữ cố định ra làm hai loại:
- Ngữ cố định có kết cấu cụm từ:
Loại có quan hệ song song:
Tiếng Việt: Lên xe xuống ngựa, đỏ mặt tía tai, màn trời chiếu đất.
Tiếng Anh: The ins and outs (những chỗ ngoằn ngoèo), Stocks and stones
(những người khô khan không có tình cảm), Neither fish, flesh nor good red
herring (nửa nạc nửa mỡ).
- -

30

Tiếng Pháp: Le pour et le contre (lợi hại, phải trái), Au diable vauvert
hoặc Au diable au vert (xa lắc xa lơ)
Loại có quan hệ chính phụ :
Tiếng Việt: Anh hùng rơm, gởi trứng cho ác, rán sành ra mỡ.
Tiếng Anh: Jack of all trades (người khéo tay), To make mountains out
of molehill (bé xé ra to) Make hay while the sun shines (nắm thời cơ thuận lợi)
Tiếng Pháp: Brave à trois poils (anh hùng rơm), Forger de toutes pièces
(hoàn toàn bịa đặt), Homme de paille (người vô giá trị, bù nhìn)
- Ngữ cố định có kết cấu câu (có thể câu đơn hoặc câu phức)
Tiếng Việt: Cá lớn nuốt cá bé, trứng treo đầu gậy.
Tiếng Anh: One's heart is in the right place (có ý đồ tốt), Enough is as
good as a feast (ít mà tinh).
Tiếng Pháp: L'homme propose et Dieu dispose (Mưu sự tại nhân, thành
sự tại thiên)
+ Dựa vào nguồn gốc: Chia ngữ cố định ra làm hai loại:
- Ngữ cố định thuần: Ngữ cố định được hình thành từ chính ngôn ngữ
dân tộc và trong quá trình phát triển của dân tộc. Thí dụ:
Tiếng Việt: Nợ như chúa Chổm, mẹ tròn con vuông, đi guốc trong bụng
Tiếng Anh: The blue devils: sự bi ai (nghĩa đen: những con quỉ xanh),
Out of the blue (hoàn toàn bất ngờ)
Tiếng Pháp: Colère bleue: cơn thịnh nộ (nghĩa đen: nỗi giận màu xanh)
Guerre froide: chiến tranh lạnh
- Ngữ cố định vay mượn: Ngữ cố định xuất hiện bằng con đường vay
mượn hoặc dịch từ tiếng nước ngoài do sự giao lưu giữa các dân tộc.
Tiếng Anh: April fish vay mượn poisson d'avril của tiếng Pháp.
Tiếng Việt: Hòn đá thử vàng, như chó với mèo vay mượn pierre de
touche, vivre comme chien et chat của Pháp. Có một không hai, lá ngọc cành
vàng, cưỡi ngựa xem hoa vay mượn từ độc nhất vô nhị, kim chi ngọc diệp, tẩu
mã khán hoa của Trung Quốc.
Ngữ cố định là nhánh phụ nhưng góp phần quan trọng vào việc làm giàu
kho từ vựng của dân tộc.
Như vậy toàn bộ các từ các ngữ cố định tập hợp lại thành từ vựng của
ngôn ngữ, từ vựng là một hệ thống có tính chất mở, số lượng các đơn vị trong từ
vựng rất lớn.
4.1.4. Từ vựng học:
Từ vựng học là bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu từ vựng của một ngôn
ngữ. Nó có nhiệm vụ xác định từ là gì, có cấu tạo như thế nào, được phân loại
như thế nào xét về các mặt ý nghĩa, cấu tạo và vai trò của chúng trong hệ thống
từ vựng. Nó cũng nghiên cứu nguồn gốc của từ và tập hợp vốn từ của một ngôn
ngữ để phục vụ cho những nhu cầu sử dụng khác nhau. Do nhiệm vụ to lớn,
phức tạp, từ vựng học gồm nhiều chuyên ngành hẹp.
- Từ vựng học đại cương tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về
từ vựng của mọi ngôn ngữ.
- Từ vựng học miêu tả nghiên cứu từ vựng của một ngôn ngữ trong một
thời kì lịch sử nhất định.
- -

31

- Từ nghĩa học nghiên cứu nghĩa, quy luật phát triển nghĩa của từ và các
đơn vị tương đương.
- Từ nguyên học tập trung nghiên cứu nguồn gốc của các đơn vị từ
vựng.
- Từ điển học nghiên cứu lí thuyết và kĩ thuật tập hợp vốn từ của một
ngôn ngữ.
- Danh học chuyên nghiên cứu về nhân danh, địa danh.
- Thành ngữ học chuyên nghiên cứu các thành ngữ, quán ngữ...
Từ vựng học có quan hệ khăng khít với ngữ âm học, ngữ pháp học, phong
cách học. Các bộ môn nói trên thường sử dụng các kết quả nghiên cứu của nhau
và có chung mục đích là nhận thức ngày càng sâu cái công cụ kì diệu của con
người là ngôn ngữ. Riêng vấn đề cấu tạo từ có thể được coi là phần giao giữa
ngữ pháp học và từ vựng học. Không thể nào nghiên cứu cấu tạo của từ chỉ về
một mặt hình thái hoặc ngữ nghĩa. Trong bài giảng này, vấn đề cấu tạo từ sẽ
được trình bày một phần ở chương từ vựng, một phần ở chương ngữ pháp.
4.2. Một số khái niệm cơ bản trong từ vựng học:
4.2.1. Nghĩa của từ:
Lưỡng phân ngôn ngữ, ta nhận ra hai mặt của nó: mặt biểu hiện( âm
thanh) và mặt được biểu hiện (nội dung). Nghĩa của từ thuộc về mặt thứ hai.
Ví dụ, từ cây trong tiếng Việt có vỏ ngữ âm như ta đọc lên, và từ này có
nội dung, có nghĩa của nó.
Khái niệm nghĩa (meaning) đã được nêu ra từ lâu và cũng có nhiều cách
hiểu, nhiều định nghĩa khác nhau. Để trả lời câu hỏi chính: nghĩa của từ là gì,
trước hết ta phải trở lại với bản chất tín hiệu của từ. Từ là tín hiệu; nó phải “nói
lên”, phải đại diện cho, phải được người sử dụng quy chiếu về một cái gì đó.
Khi một người nghe hoặc nói một từ nào đó, mà anh ta quy chiếu, gắn nó
vào đúng sự vật có tên gọi là từ đó như cả cộng đồng xã hội vẫn gọi; đồng thời ít
nhiều anh ta cũng biết được những đặc trưng bản chất của sự vật đó; và anh ta sử
dụng từ đó trong giao tiếp đúng với các mẹo luật mà ngôn ngữ có từ đó cho
phép, ta nói rằng anh ta đã hiểu nghĩa của từ đó.
Ví dụ một người Việt hoặc không phải Việt, nói hoặc nghe một từ CÂY
chẳng hạn; mà anh ta có thể:
- Quy chiếu, gắn được từ cây vào mọi cái cây bất kì trong thực tế đời
sống.
- Ít nhiều cũng biết được đại khái như: cây là loài thực vật mà phần thân,
lá đã phân biệt rõ, ví dụ như: cây mía, cây tre…
- Dùng từ cây trong giao tiếp, phát ngôn…đúng với quy tắc ngữ pháp
tiếng Việt.
Ta nói được rằng: anh ta hiểu nghĩa của từ CÂY trong tiếng Việt.
Mỗi khi học nghĩa của một từ, chúng ta đều học bằng cách liên hội từ với
cái nó chỉ ra (trước hết là những sự vật, hiện tượng, hoặc thuộc tính…mà từ đó
làm tên gọi cho). Mặt khác, nghĩa của từ cũng được học thông qua hoặc liên
quan với vô vàn tình huống giao tiếp ngôn ngữ mà từ đó được sử dụng.
Thuở nhỏ, ta thấy một loại cây bất kì chẳng hạn, ta hỏi đó là cái gì; và
được trả lời đó là cái cây. Dần dần, nay với cây này, mai với cây khác, ta liên
- -

32

hội từ CÂY của tiếng Việt với chúng. Thế rồi bước tiếp theo nữa, ta dùng được
từ cây. Thế rồi bước tiếp theo nữa, ta dùng được từ cây trong các phát ngôn như
trồng cây, chặt cây, tưới cây, cây đổ, cây rau, cây hoa…và tiến tới hiểu cây là
loài thực vật, có thân, rễ, lá hoặc hoa, quả. Vậy là ta đã hiểu được nghĩa của từ
cây.
Đến đây, có thể phát biểu vắn tắt lại như sau: Nói chung, nghĩa của từ là
những liên hệ được xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa từ với những cái
mà nó (từ) chỉ ra (những cái mà nó làm tín hiệu cho).
Tuy nhiên, đó không phải là những liên hệ lôgíc- thực tại, mà là liên hệphản ánh, mang tính quy ước, được xây dựng bởi những cộng đồng người bản
ngữ. Đó là sự phản ánh các sự vật, hiện tượng, thuộc tính, trạng thái…(gọi tắt
chung là các sự vật) vào nhận thức của chúng ta, dưới dạng một tập hợp của
những đặc điểm, thuộc tính được coi là đặc trưng nhất, bản chất nhất, đủ để phân
biệt sự vật này với sự vật khác.
Ta đã thừa nhận và chứng minh bản chất tín hiệu của từ, rằng nó có hai
mặt; mặt hình thức vật chất âm thanh và mặt nội dung ý nghĩa; hai mặt này gắn
bó với nhau như hai mặt của một tờ giấy, nếu không có mặt này thì cũng không
có mặt kia. Vậy thì nghĩa của từ tồn tại trong từ; nói rộng ra là trong hệ thống
ngôn ngữ. Nó là cái phần nửa làm cho ngôn ngữ nói chung và từ nói riêng, trở
thành những thực thể vật chất- tinh thần.
Những lời trình bày, giải thích trong từ điển, cái mà ta vẫn quen gọi là
nghĩa của từ trong từ điển, thực chất chỉ là những lời trình bày, lời miêu tả tương
đối “đồng hình” với nghĩa của từ mà thôi.
Từ có liên hệ với nhiều nhân tố, nhiều hiện tượng. Bởi thế, nghĩa của từ
cũng không phải chỉ có một thành phần, một kiểu loại. Khi nói về nghĩa của từ,
người ta thường phân biệt các thành phần nghĩa sau đây:
- Nghĩa biểu vật: Là sự quy chiếu của từ vào vật (hoặc hiện tượng, thuộc
tính, hành động,…) mà nó làm tên gọi. Người ta gọi sự vật đó là biểu vật hay sở
chỉ. Biểu vật có thể hiện thực hoặc phi hiện thực, hữu hình hay vô hình, có bản
chất vật chất hay phi vật chất. Ví dụ: đất, nước, mưa, nắng, nóng, lạnh, ma, quỷ,
thánh, thần, thiên đường, địa ngục….
- Nghĩa biểu niệm: Chính là sự phản ánh các đặc trưng, thuộc tính được
coi là bản chất nhất của sự vật vào trong ý thức của con người.
- Ngoài hai thành phần nghĩa trên đây, khi xác dịnh nghĩa của từ, người ta
còn phân biệt hai thành phần nghĩa nữa. Đó là nghĩa ngữ dụng và nghĩa cấu
trúc.
Nghĩa ngữ dụng cũng còn được gọi là nghĩa biểu thái, nghĩa hàm chỉ là
mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của người nói.
Nghĩa cấu trúc là mối quan hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống từ
vựng. Quan hệ giữa từ này với từ khác thể hiện trên hai trục: trục đối vị và trục
kết hợp. Quan hệ trên trục đối vị cho ta xác định được giá trị của từ, khu biệt từ
này với từ khác; còn quan hệ trên trục kết hợp cho ta xác định được ngữ trị- khả
năng kết hợp- của từ.
Cần phân biệt nghĩa của từ với khái niệm (được hiểu là khái niệm khoa
học). Nghĩa và khái niệm gắn bó với nhau rất mật thiết nhưng có thể không
- -

33

trùng nhau.
Khái niệm là kết quả của quá trình nhận thức, phản ánh những đặc trưng
chung nhất của sự vật, hiện tượng. Người ta có được khái niệm chủ yếu nhờ
những khám phá, tìm tòi khoa học. Nội dung của một khái niệm rất rộng, rất
sâu, tiệm cận tới chân lí khoa học; và có thể được diễn đạt bằng hàng loạt những
ý kiến, nhận xét. Mặt khác, rõ ràng là không phải khái niệm nào cũng được phản
ánh bằng từ; mà mỗi khái niệm có thể được phản ánh bằng hơn một từ. Ví dụ:
nước cứng, tổ hợp quỹ đạo, máy gặt đập liên hợp, công nghệ sinh học…
Nghĩa của từ cũng phản ánh những đặc chung, khái quát của sự vật, hiện
tượng do con người nhận thức được trong đời sống thực tiễn của tự nhiên và xã
hội. Tuy nhiên, có thể nó chưa phải là kết quả của nhận thức đã tiệm cận tới
chân lí khoa học. Nghĩa của từ cũng là một dạng khái niệm, nhưng là khái niệm
của đời sống “bình dân” thường chưa đạt tới cấp độ khái niệm “khoa học” và nó
có thể chứa cả cảm xúc và thái độ của con người.
Để tiện so sánh, chúng ta phân tích từ nước của tiếng Việt. Khái niệm
khoa học về nước là: Hợp chất của ôxi và hyđrô mà trong thành phần của mỗi
phân tử nước, có hai nguyên tử hyđrô với một nghuyên tử ôxi.
Nghĩa nôm của từ nước có thể được miêu tả dưới dạng từ điển ngắn gọn
là: chất lỏng không màu, không mùi và hầu như không vị, có sẵn trong hồ, ao,
sông, suối…
Miêu tả như thế thật ra là chưa đủ. Rất nhiều thứ, loại (biểu vật) được
người Việt quy về loại nước mà chỉ cần chúng bảo đảm thuộc tính lỏng; còn có
nước nhiều hay ít; mùi vị thế nào; thậm chí có nước hay không..đều không quan
trọng. Chẳng hạn: nước biển, nước xốt, nước dứa, nước ép hoa quả; phở nước
(đối lập với phở xào), mỡ nước (đối lập với mỡ khổ), nước gang,...
Phân tích như trên chứng tỏ rằng nghĩa và khái niệm không đồng nhất. Đó
là nói về các từ nói chung. Đối với nhiều thuật ngữ khoa học, sự phân biệt giữa
nghĩa và khái niệm không cần đặt ra nữa: chúng đã tiệm cận đến giới hạn của
nhau.
4.2.2. Tính đa nghĩa:
Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, nhưng đó không phải là những tổ
chức lộn xộn.
Nếu là một từ nhiều nghĩa (từ đa nghĩa) thì các nghĩa đó của từ có quan hệ
với nhau, được sắp xếp tổ chức theo những cơ cấu tổ chức nhất định.
Có thể định nghĩa về từ đa nghĩa như sau: Từ đa nghĩa là những từ có một
số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc
biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại.
Ví dụ: Chạy: - chuyển động rời chỗ, vận tốc cao.
- Khẩn trương tìm kiếm
- Tiến hành công việc thuận lợi.
Với tư cách là đơn vị định danh, từ đa nghĩa cho thấy rằng: từ có thể di
chuyển từ chỗ gọi tên cho đối tượng này sang gọi tên cho cả đối tượng khác; từ
chỗ có nghĩa này, có thể có thêm nghĩa khác.
Từ: - Đối tượng 1 ---- Nghĩa 1
- Đối tượng 2 ---- Nghĩa 2
- -

34

- …….
- Đối tượng n ---- Nghĩa n
Các nghĩa của từ đa nghĩa được xây dựng và tổ chức theo những cách
thức, trật tự nhất định. Vì vậy, người ta cũng có thể phân loại chúng. Có nhiều
cách phân loại, nhưng thường gặp nhất là những lưỡng phân quan trọng như
sau:
- Nghĩa gốc- nghĩa phái sinh: Lưỡng phân này dựa vào tiêu chí nguồn gốc
của nghĩa. Nghĩa gốc được hiểu là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở
nghĩa đó mà người ta xây dựng nên nghĩa khác.
Ví dụ: chân: 1- Bộ phận thân thể động vật ở phía dưới cùng, để đỡ thân
thể đứng yên hoặc chuyển động dời chỗ.
2 - Cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành
viên của một tổ chức (có chân trong ban quản lý)
Nghĩa 1 của từ chân là nghĩa gốc. Nghĩa gốc thường là nghĩa không giải
thích được lí do; và có thể được nhận ra một cách độc lập không cần thông qua
nghĩa khác.
Nghĩa 2 là nghĩa phái sinh. Là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa
gốc; và vì vậy chúng thường là nghĩa có lí do; và được nhận ra qua nghĩa gốc
của từ.
- Nghĩa tự do- nghĩa hạn chế: Lưỡng phân này một mặt dựa vào mối liên
hệ giữa từ (với tư cách là tên gọi) với đối tượng; mặt khác, là khả năng bộc lộ
của nghĩa trong những hoàn cảnh khác nhau mà từ xuất hiện.
Nếu một nghĩa được bộc lộ trong mọi hoàn cảnh, không lệ thuộc vào một
hoàn cảnh bắt buộc nào; thì nghĩa đó được gọi là nghĩa tự do.
Ví dụ: Xét từ SẮT trong tiếng Việt, nó có nghĩa: Kim loại; rắn; cứng; màu
sáng xám, tỉ khối 7,88; nóng chảy ở nhiệt độ 1535oC. Nghĩa này là nghĩa tự do
vì được bộc lộ trong mọi hoàn cảnh: giường sắt, mua sắt, có công mài sắt có
ngày nên kim,…
Ngược lại, nếu một nghĩa chỉ được bộc lộ trong một (hoặc vài) hoàn cảnh
bắt buộc thì nghĩa đó được gọi là nghĩa hạn chế. Ví dụ: Ngoài nghĩa vừa nêu, từ
SẮT còn bộc lộ nghĩa: nghiêm ngặt, cứng rắn và buộc phải làm theo trong hoàn
cảnh hạn chế: kỉ luật sắt, bàn tay sắt…
- Nghĩa trực tiếp- nghĩa chuyển tiếp:
Hai loại nghĩa này được phân biệt dựa vào mối quan hệ định danh giữa từ
với đối tượng.
Nếu một nghĩa trực tiếp phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật một
cách trực tiếp, thì người ta gọi đó là nghĩa trực tiếp (cũng có khi gọi là nghĩa
đen).
Nếu một nghĩa gián tiếp phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật
một cách gián tiếp (thường thông qua hình tượng hoặc nét đặc thù của nó), thì
người ta bảo nghĩa đó là nghĩa chuyển tiếp (hay còn gọi là nghĩa bóng).
Ví dụ: Từ bụng trong tiếng Việt. Từ này có một nghĩa là “ý nghĩ, tình cảm
tâm lí, ý chí của con người”. Nghĩa này là nghĩa chuyển tiếp (nghĩa bóng).
Người Việt thường nói: bụng bảo dạ, suy bụng ta ra bụng người, con người tốt
bụng, …
- -

35

Trong khi đó, nghĩa trực tiếp của từ bụng phải là: “bộ phận cơ thể người,
động vật, trong đó chứa ruột, dạ dày,…”: mổ bụng moi gan, bụng mang dạ
chửa, no bụng đói con mắt,…
- Nghĩa thường trực- nghĩa không thường trực:
Lưỡng phân này dựa vào tiêu chí: nghĩa đang xét đã nằm trong cơ cấu
chung ổn định của nghĩa từ hay chưa.
Một nghĩa được coi là nghĩa thường trực, nếu nó đã đi vào cơ cấu chung
ổn định của nghĩa từ và được nhận thức một cách ổn dịnh, như nhau trong các
hoàn cảnh khác nhau.
Ví dụ: Các nghĩa đưa ra xét của từ chân, bụng, sắt,.. đã nêu bên trên, đều
là nghĩa thường trực. Chúng đã nằm trong cơ cấu nghĩa của các từ đó một cách
rất ổn định, thường trực.
Ngược lại, nếu có một nghĩa bất chợt nảy sinh ra tại một hoàn cảnh nào
đó trong quá trình sử dụng, sáng tạo ngôn ngữ, nó chưa hề đi vào cơ cấu ổn
định, vững chắc của nghĩa từ, thì nghĩa đó được gọi là nghĩa không thường trực
của từ. Loại nghĩa này còn được gọi là nghĩa ngữ cảnh.
Để xây dựng, phát triển thêm nghĩa của các từ trong ngôn ngữ có nhiều
cách. Tuy nhiên, có hai cách quan trọng nhất thường gặp trong các ngôn ngữ là:
chuyển nghĩa ẩn dụ và chuyển nghĩa hoán dụ.
4.2.3. Quan hệ giữa các từ xét về mặt ý nghĩa:
4.2.3.1. Từ đồng âm:
Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác
nhau về nghĩa.
Ví dụ: Trong tiếng Anh có 3 từ ( viết là to, too, two); đọc là /tu/ làm thành
một nhóm đồng âm.
Tiếng Việt cũng có những nhóm đồng âm như: đường (đường bộ, đường
kính, cân đường), sao (ông sao, sao lại như thế, sao giấy khai sinh, sao thuốc
nam)…
Hiện tượng đồng âm nói chung và từ đồng âm nói riêng thường xảy ra ở
những đơn vị có kích thước vật chất không lớn- thành phần ngữ âm không phức
tạp. Vì vậy ta chỉ có đồng âm giữa từ với từ là chủ yếu; và đấy là nét chủ đạo;
còn đồng âm giữa từ với cụm từ hoặc cụm từ với cụm từ thì rất hiếm hoi.
Hiện tượng đồng âm có mặt trong ngôn ngữ là một tất yếu vì số lượng âm
thanh mà con người phát ra được và dùng làm vỏ ngữ âm cho các từ, dù có
nhiều đến mấy cũng chỉ có giới hạn của nó.
4.2.3.2. Từ đồng nghĩa:
Kết cấu nghĩa của từ đa dạng, phức tạp. Mỗi từ bao gồm nhiều thành phần
nghĩa khác nhau và trong từ lại có hiện tượng nhiều nghĩa; do vậy quan niệm về
hiện tượng đồng nghĩa là một vấn đề gây nhiều bất đồng trong giới ngôn ngữ.
Ðã có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.
- Quan niệm 1: Dựa vào ngữ cảnh, một số tác giả cho rằng từ đồng nghĩa
là những từ thay thế được cho nhau trong những ngữ cảnh giống nhau mà ý
nghĩa chung của ngữ cảnh không thay đổi về cơ bản. Tuy nhiên quan điểm này
không giải quyết được một cách thỏa đáng hai câu hỏi sau:
+ Phải chăng tất cả các từ đồng nghĩa đều có thể thay thế được cho nhau
- -

36

trong một ngữ cảnh? Liệu có thể nói mồm hố, mồm hang, Hội đàn bà Việt Nam?
+ Phải chăng tất cả các từ thay thế cho nhau trong một ngữ cảnh đều là
các từ đồng nghĩa? Liệu mạnh, to, nặng có là những từ đồng nghĩa trong rượu
mạnh, rượu nặng, gió mạnh, gió to,?
- Quan niệm 2: Căn cứ vào đối tượng được gọi tên, một số tác giả cho
rằng từ đồng nghĩa là những từ giống nhau về nghĩa biểu vật và chỉ khác nhau ở
một số nét nghĩa nào đó như sắc thái biểu cảm, màu sắc, phong cách... (ba, bố,
cha; mẹ, má, bầm, u... trong tiếng Việt; père, papa, mère, maman... trong tiếng
Pháp). Quan niệm này có phần đơn giản và chỉ áp dụng tốt cho các từ thuộc từ
loại danh từ. Với các trường hợp khác, quan niệm này tỏ ra lúng túng.
- Quan niệm 3: Dựa vào các nét nghĩa biểu niệm của từ và các nghĩa
trong từ nhiều nghĩa, có tác giả cho rằng: Ðồng nghĩa trước hết là một hiện
tượng có phạm vi rộng khắp trong toàn bộ từ vựng, chứ không phải chỉ bó hẹp
trong những nhóm với một số có hạn những từ nhất định. Nói khác đi, đồng
nghĩa trước hết là quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ trong toàn bộ từ vựng, chứ
không phải trước hết là giữa những từ nào đấy. Ðó là quan hệ giữa các từ ít
nhất có chung một nét nghĩa. Cũng có thể nói: quan hệ đồng nghĩa bắt đầu xuất
hiện khi bắt đầu xuất hiện một nét nghĩa đồng nhất giữa các từ. Hiện tượng
đồng nghĩa là hiện tượng có nhiều mức độ tùy thuộc số lượng các nét nghĩa
chung trong các từ. Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi các từ chỉ có một nét nghĩa
chung (nét nghĩa phạm trù). Số lượng các nét nghĩa đồng nhất tăng lên thì từ
càng đồng nghĩa với nhau. Mức độ đồng nghĩa cao nhất xảy ra khi các từ đó có
tất cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng nhau, chỉ khác ở một
hoặc một vài nét nghĩa cụ thể nào đó.
Theo quan niệm này, hiện tượng đồng nghĩa có thể xảy ra ở nhiều mức độ
khác nhau từ bộ phận đến hoàn toàn. Những từ đồng nghĩa hoàn toàn là những
từ có nét nghĩa cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau ở sắc thái nghĩa nào đó mà
thôi. Ðó chính là những từ đồng nghĩa thực sự.
Qua các quan niệm trên, có thể nêu lên một quan niệm tương đối về từ
đồng nghĩa như sau: Từ đồng nghĩa là những từ khác âm, có cấu trúc biểu niệm
giống hoặc gần giống nhau và không có nét nghĩa nào đối lập nhau.
- Phân loại các từ đồng nghĩa: Căn cứ vào mức độ giống nhau của các nét
nghĩa, có thể chia từ đồng nghĩa ra hai loại chính:
* Từ đồng nghĩa hoàn toàn: là những từ giống nhau ở tất cả các nét nghĩa
trong cấu trúc biểu niệm. Thí dụ: máy bay/phi cơ, lợn/heo, tàu hỏa/xe lửa... Ðây
là hiện tượng không có lợi cho ngôn ngữ và dần có khuynh hướng hoặc loại trừ
một đơn vị ra khỏi hệ thống ngôn ngữ hoặc hình thành một nét dị biệt mới để cả
hai trở thành những hiện tượng có lợi, có tác dụng làm giàu cho ngôn ngữ.
* Từ đồng nghĩa tương đối: là những từ giống nhau ở hầu hết các nét
nghĩa trong cấu trúc biểu niệm, chỉ khác nhau ở một vài nét nghĩa phụ trong cấu
trúc biểu niệm hay trong nghĩa ngữ dụng. Thí dụ: lạnh, rét, giá; tiết kiệm, keo
kiệt trong tiếng Việt; to do, to make; to say, to tell trong tiếng Anh; tác, tố,
hành... trong tiếng Hán.
Hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng rất phổ biến trong các ngôn ngữ.
Nó là một trong các mặt biểu hiện của sự phong phú, chính xác của một ngôn
- -

37

ngữ và sự nhận thức tinh tế, sắc sảo của dân tộc.
4.2.3.3. Từ trái nghĩa:
a. Quan niệm: Hiện tượng trái nghĩa và hiện tượng đồng nghĩa có quan
hệ gần gũi và đều phức tạp. Ðã có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này.
- Quan niệm thường thấy ở nhiều tác giả: Từ trái nghĩa là những từ có
nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm
và phản ánh những khái niệm tương phản về lôgic. Do dựa vào khái niệm cho
nên tiêu chí mối quan hệ tương liên trở thành một vấn đề cần thuyết minh và
chiếm vị trí quan trọng. Thí dụ: bé, xinh trong Nhà này tuy bé mà xinh; đẹp và
lười trong Cô ấy đẹp nhưng lười xuất hiện trong các cấu trúc ngữ pháp có quan
hệ đối lập nhưng chúng không phải là các từ trái nghĩa vì chúng không tương
liên. Nhưng tương liên là một khái niệm mơ hồ, có thể gây nhiều tranh luận khi
giải quyết các trường hợp trái nghĩa cụ thể.
- Quan niệm trái nghĩa và đồng nghĩa có bản chất chung đồng thời có
mặt đối lập. Cần phải thấy rằng các từ được coi là trái nghĩa điển hình thường có
các nét nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm giống nhau. Chẳng hạn, các cặp
từ trái nghĩa to / nhỏ - dài / ngắn giống nhau ở nét nghĩa phạm trù (đều là tính
chất của vật) và nét nghĩa loại (đều là kích cỡ của vật). Nét nghĩa này có thể thay
thế cho tiêu chí tương liên đã nói ở trên. Vì vậy, có thể nói như Ðỗ Hữu Châu
trái nghĩa là một dạng quan hệ giữa các từ trong cùng một trường, cùng tính
chất với hiện tượng nhiều nghĩa. Trái nghĩa và đồng nghĩa chỉ là những biểu
hiện cực đoan của hai quan hệ đồng nhất và đối lập. Hiện tượng trái nghĩa xảy
ra khi giữa các từ cùng trường nghĩa xuất hiện một nét nghĩa đối lập. Dài / ngắn
được xem là những từ trái nghĩa vì bên cạnh hai nét nghĩa khái quát giống nhau
đã nêu ở trên, chúng còn chứa đựng nét nghĩa đối lập: dài (có số đo lớn hơn so
với một cái chuẩn nào đó) / ngắn (có số đo nhỏ hơn so với một cái chuẩn nào
đó).
Từ đó có thể đi đến một cách hiểu về từ trái nghĩa như sau: Từ trái
nghĩa là những từ có một số nét nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm giống
nhau, bên cạnh đó, nổi bật lên ít nhất một nét nghĩa đối lập.
Nhưng thế nào là nét nghĩa đối lập? Trong hệ thống ngôn ngữ, tất cả các
từ đều có quan hệ đồng nhất và đối lập với các từ khác trong hệ thống. Chính vì
vậy, bên cạnh sự tồn tại của những nét nghĩa giống nhau, sự xuất hiện của những
nét nghĩa khác nhau cũng thường xuyên và tất yếu. Vấn đề cần thiết ở đây là: để
nhận diện ra hiện tượng trái nghĩa cần phân biệt cho được hai khái niệm khác
nhau và đối lập. Sự xuất hiện của các nét nghĩa khác nhau không tạo nên hiện
tượng trái nghĩa. Trong các từ cắt, chặt, bửa, xẻ... nét nghĩa cường độ mạnh,
cường độ yếu không tạo cho các từ trở nên trái nghĩa. Trong các công trình
nghiên cứu có liên quan, các tác giả trên thế giới và ở Việt Nam (như Ch.
Osgood và Ðỗ Hữu Châu) đã cố gắng tìm ra một số cặp từ mang ý nghĩa khái
quát có thể dùng làm thang độ đánh giá những cặp từ trái nghĩa. Những cặp từ
có thể kể ra như: cao - thấp, tốt - xấu, mạnh - yếu, phải - trái, trên - dưới, nhiều ít, tích cực - tiêu cực, động - tĩnh... Tuy nhiên, việc áp dụng chúng vào giải
quyết từng trường hợp trái nghĩa cụ thể chưa phải đã đạt được kết quả mĩ mãn.
Trái nghĩa là hiện tượng phổ biến trong mọi ngôn ngữ. Bên cạnh vấn đề
- -

38

vừa nêu, trái nghĩa có lẽ còn có liên quan đến nhiều bình diện khác như sự nhận
thức logic của con người về thế giới khách quan, tư duy dân tộc, tương quan
giữa đơn vị đang xét với toàn hệ thống, tính dân tộc trong ngôn ngữ... chẳng hạn
có hai loạt từ đồng nghĩa sau đây:
(1): Ngay, thật thà, ngay thẳng, trung thực
(2): Gian, gian dối, dối, giả dối, gian giảo, gian trá, quanh co...
Ta thấy, giữa nhóm (1) và (2) có nhiều nét nghĩa đối lập, nhưng những
cặp từ được nhìn nhận là trái nghĩa thực sự, được mọi người nhìn nhận tuyệt đối
chỉ nằm ở các trường hợp sau:
Ngay/gian; Thật thà/giả dối; ngay thẳng/quanh co; Trung thực/gian trá
Nói đến ngay ít ai liên tưởng đối lập đến giả dối, cũng như nói đến gian ít ai liên
tưởng đối lập đến ngay thẳng.
b. Phân loại từ trái nghĩa: Từ sự khảo sát trên, ta có thể thấy hiện
tượng trái nghĩa xảy ra ở hai mức độ khác nhau: trái nghĩa tuyệt đối và trái
nghĩa tương đối.
- Trái nghĩa tuyệt đối (hay trái nghĩa thực sự): 1) Ðây là trường hợp giữa các
từ bên cạnh những nét nghĩa khái quát giống nhau, có chứa nét nghĩa đối lập, đó
còn là các trường hợp đối lập chỉnh nhất; 2) Chúng nằm ở vùng liên tưởng
nhanh nhất, mạnh nhất có tần số xuất hiện cao nhất. Nói nôm na, hễ có A là liên
tưởng đối lập ngay tới B.
- Trái nghĩa tương đối: Ðây là trường hợp trái nghĩa giữa các từ chỉ thoả mãn
điều kiện (1) mà không có điều kiện (2), các từ nằm ở vùng liên tưởng yếu nghĩa
là nói tới A ta không có sự liên tưởng đối lập ngay tới A.
Trái nghĩa và đồng nghĩa là hai hiện tượng phổ biến trong các ngôn ngữ,
tuy nhiên những nghiên cứu và giải đáp về nó vẫn còn chừng mực. Những trình
bày ở trên mới chỉ là những kiến thức sơ giản.
4.2.4. Quan hệ giữa các từ trong từ vựng xét về nguồn gốc và phạm vi sử
dụng:
4.2.4.1. Xét theo nghĩa gốc:
Các từ được phân thành hai nhóm:
- Từ thuần: Là những từ có nguồn gốc của chính bản thân ngôn ngữ ta
đang xét. Ví dụ: mặt, mây, mưa, sấm, chớp…
- Từ mượn: Là những từ mà trong quá trình phát triển, ngôn ngữ này đã
vay mượn của ngôn ngữ khác nhằm bổ sung cho từ vựng vốn có trở nên phong
phú hơn. Ví dụ: - Tiếng Việt mượn của tiếng Tày, Thái những từ như: mương,
phai, rẫy, bản, bè, nhậu nhẹt,…
- Mượn từ tiếng Hán: hải phận, cách mạng, tế bào, phong trào, ...
- Mượn từ ngôn ngữ Ấn Âu: xà phòng, ghi đông, pêđan,…
4.2.4.2. Xét theo phạm vi sử dụng:
- Từ toàn dân: Những từ được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn quốc:
Nhà, đi, gió, biển…
- Từ địa phương: Những từ được sử dụng trong phạm vi địa phương nhất
định: má, bầm, bủ, u, vô, chi (gì), răng (sao), rứa…
Những trường hợp này làm cho ngôn ngữ thêm phong phú, tạo ra sự đối
lập giữa từ địa phương và từ toàn dân. Vì thế trong tác phẩm văn học, dùng từ
- -

39

địa phương sẽ gợi ra không gian nghệ thuật của tác phẩm, khắc hoạ đặc điểm
các nhân vật, tạo nên sắc thái biểu cảm của lời nóí.

CHƯƠNG 5: NGỮ PHÁP HỌC
5.1. Khái niệm về ngữ pháp:
5.1.1. Định nghĩa:
Trong ngôn ngữ có các từ nhưng tự bản thân các từ chưa thực hiện được
chức năng giao tiếp. Để tiến hành giao tiếp giữa người với người thì các từ phải
được kết hợp với nhau. Sự kết hợp ấy phải tuân theo những qui tắc riêng trong
từng ngôn ngữ. Những qui tắc ấy là ngữ pháp.
Vậy ngữ pháp là những quy tắc để lắp ghép các từ, các đơn vị ngôn ngữ
để tạo ra lời nói.
5.1.2. Đặc điểm:
- Ngữ pháp có tính bền vững: Trong quá trình phát triển lịch sử, từ vựng
là bộ phận biến đổi nhanh nhất, ngữ âm cũng có những biến đổi theo thời gian;
riêng về mặt ngữ pháp là bộ phận ít biến đổi hơn cả. Ví dụ: Tiếng Việt từ thời
Nguyễn Trãi cho tới nay thì ngữ pháp hầu như không có gì thay đổi.
- Ngữ pháp có tính khái quát cao: Ngữ pháp là những quy tắc bao trùm
- -

40

lên hàng loạt từ, hàng loạt câu cụ thể cho nên để tìm một quy tắc ngữ pháp thì ta
cần phải dựa vào hàng loạt những sự kiện, lời nói cụ thể. Ngữ pháp chẳng qua là
những sự kiện, lời nói cụ thể đúc kết nó thành quy tắc.
- Ngữ pháp có hình thức biểu thị: Đã là ngữ pháp thì bao giờ cũng có
những hình thức đối lập nhau, ít nhất là có hai hình thức đối lập phản ánh hai
hình thái ý nghĩa.
Muốn khẳng định rằng có một quy tắc ngữ pháp nào đó trong ngôn ngữ
thì ta phải có hai hình thức đối lập nhau biểu thị hai hình thức ý nghĩa đối lập
nhau và sự đối lập ấy phải lặp đi lặp lại ở hàng loạt các từ, các câu cụ thể.
Mỗi một ngôn ngữ đều có một quy tắc ngữ pháp đặc thù. Điều đó làm cho
các ngôn ngữ khi tiếp xúc với nhau, vay mượn từ ngữ của nhau mà không làm
biến đổi loại hình cơ bản.
Quy tắc ngữ pháp ẩn tàng trong mỗi ngôn ngữ có tính khách quan. Nhà
ngôn ngữ học chỉ có khám phá và miêu tả các quy tắc ngữ pháp chứ không đặt
ra các quy tắc. Tuy nhiên, vì ngữ pháp là đối tượng nghiên cứu cho nên mỗi nhà
nghiên cứu có thể có cách tiếp cận khác nhau, do đó kết quả miêu tả cũng không
giống nhau. Trong thực tế thì người ta có thể lấy tên của người đã đưa ra một
cách nghiên cứu, một cách miêu tả ngữ pháp để đặt tên cho hệ thống miêu tả,
cách miêu tả ngữ pháp. Ví dụ: Ngữ pháp Nguyễn Lân, Ngữ pháp Nguyễn Tài
Cẩn…
5.2. Ý nghĩa ngữ pháp và phạm trù ngữ pháp:
5.2.1. Ý nghĩa ngữ pháp:
5.2.1.1. Khái niệm: Ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa song song tồn tại bên cạnh
ý nghĩa từ vựng của từ. Nó nói lên mối quan hệ giữa các từ ở trong câu, nói lên
quy tắc vận dụng các từ trong câu khi nói và viết.
Ví dụ: - Sách để trên bàn.
Sách là chủ ngữ đứng trước động từ để.
- Tôi đọc sách
Sách là bổ ngữ đứng sau động từ đọc.
- Một quyển sách: số ít.
- Những quyển sách: số nhiều.
- Lòng tin ở nhân dân: nơi chốn.
- Lòng tin của nhân dân: sở hữu.
5.2.1.2. Đặc điểm:
- Ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa khái quát bao trùm lên hàng loạt từ
hàng loạt câu cụ thể.
Ví dụ: Bàn: đồ vật có mặt phẳng và dùng để viết.
Ghế: đồ vật có mặt phẳng dùng để ngồi.
Danh từ chung đồ vật là ý nghĩa ngữ pháp.
- Ý nghĩa ngữ pháp bao gồm nhiều ý nghĩa, khía cạnh nhỏ đối lập nhau
được biểu hiện bằng các hình thức đối lập nhau:
Ví dụ: Tôi nhìn nó. => tôi: chủ ngữ
Nó nhìn tôi. => tôi: Bổ ngữ
- Ý nghĩa ngữ pháp tồn tại bên cạnh ý nghĩa từ vựng nhưng độc lập với ý
nghĩa từ vựng, khi cần thiết ta có thể sử dụng các phương pháp của ngôn ngữ
- -

41

học để làm nổi bật tính độc lập ấy.
Ví dụ: Một canh, hai canh lại ba canh => số lượng
Canh bốn, canh năm => thứ tự, thời điểm.
5.2.1.3. Phân loại ý nghĩa ngữ pháp:
- Ý nghĩa ngữ pháp thường trực.
-Ý nghĩa ngữ pháp không thường trực (ý nghĩa ngữ pháp quan hệ): do
quan hệ giữa các từ trong câu mà có. Loại ý nghĩa này chỉ có trong một số dạng
thức của từ mà thôi.
5.2.2. Phạm trù ngữ pháp:
Phạm trù ngữ pháp là những ý nghĩa ngữ pháp rất khái quát bao gồm
nhiều khía cạnh ý nghĩa ngữ pháp nhỏ đối lập nhau được diễn đạt bằng những
hình thức đối lập nhau.
Ví dụ: đã mua (quá khứ), sẽ mua (tương lai), đang mua (hiện tại)
Các phạm trù ngữ pháp lớn:
- Phạm trù từ vựng ngữ pháp: Kho từ một ngôn ngữ có số lượng rất lớn,
có khi phân loại thuần tuý về mặt hình thức: đơn âm tiết, đa âm tiết; có khi phân
loại về mặt cấu tạo: đơn, phức; có khi vừa dựa vào đặc điểm ngữ pháp vừa dựa
vào đặc điểm ý nghĩa khái quát.
Ta thấy một mặt các từ trong một ngôn ngữ khi sử dụng trong lời nói phải
kết hợp với một số từ khác. Khi kết hợp như vậy các từ có khả năng kết hợp
không giống nhau. Mặt khác, không phải mỗi từ kết hợp theo một kiểu riêng mà
hàng loạt từ có cách kết hợp giống nhau. Do đó, phải tiến hành phân loại các từ
để tìm ra các quy tắc hoạt động của chúng. Sự phân loại vừa dựa vào những đặc
điểm hoạt động ngữ pháp vừa dựa vào ý nghĩa ngữ pháp của từ sẽ dẫn tới kết
quả là kho từ được chia ra thành các phạm trù từ vựng ngữ pháp.
Vậy phạm trù từ vựng ngữ pháp là tập hợp những nhóm những từ có ý
nghĩa ngữ pháp giống nhau, có khả năng kết hợp giống nhau.
- Phạm trù ngữ pháp quan hệ: Đó là những ý nghĩa ngữ pháp nảy sinh do
mối quan hệ ngữ đoạn mà có, chẳng hạn như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định
ngữ…
5.3. Phương thức ngữ pháp:
5.3.1. Khái niệm:
Là sự khái quát các hình thức ngữ pháp có cùng một kiểu phương tiện
ngôn ngữ. Số lượng các hình thức ngữ pháp của các ngôn ngữ trên thế giới rất
phong phú, đa dạng nhưng tất cả các hình thức ngữ pháp có thể khái quát thành
7 phương thức ngữ pháp( phương thức biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp).
5.3.1.1. Phương thức phụ tố:
Được dùng phổ biến trong các ngôn ngữ Nga, Anh, Pháp.
Ví dụ trong tiếng Anh: phụ tố ở cuối từ như s trong books (những quyển
sách) được gọi là hậu tố biểu thị số nhiều.
5.3.1.2. Phương thức luân phiên ngữ âm học hoặc biến tố bên trong:
Ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu hiện bằng sự biến đổi của thành phần
ngữ âm của bản thân gốc từ, hay nói cách khác, bằng hiện tượng biến tố bên
trong.
Ví dụ trong tiếng Anh: Số ít
Số nhiều
- -

42

- foot (bàn chân)
- feet (những bàn chân)
- man (người đàn ông) - men (những người đàn ông)
Trong tiếng Xudan:
- kat (khuôn khổ)
- Két (những khuôn khổ)
- vot (cái lều)
- Voot (những cái lều)
Ở đây ý nghĩa ngữ pháp về số được biểu hiện bằng việc luân phiên âm vị
chứ không phải bằng hiện tượng thêm phụ tố. Phương thức này được dùng nhiều
trong tiếng A rập, một phần trong các ngôn ngữ Anh, Đức, Pháp.
5.3.1.3. Phương thức thay từ căn:
Theo phương thức này, người ta dùng hẳn một từ căn khác để thể hiện ý
nghĩa ngữ pháp.
Ví dụ trong tiếng Anh: Tốt
Tốt hơn
Xấu
Xấu hơn
Good
Better
Bad
Worse
5.3.1.4. Phương thức trọng âm:
Được dùng trong tiếng Nga
Ví dụ: pykú (bàn tay) và pýku (những bàn tay)
5.3.1.5. Phương thức lặp:
Bao gồm lặp toàn phần hay lặp bộ phận. Thường được sử dụng để biểu thị
số nhiều.
Ví dụ: Ngành - ngành ngành
Nhà - nhà nhà
5.3.1.6. Phương thức từ hư:
Các ý nghĩa ngữ pháp có thể biểu hiện không phải bên trong từ mà ở
ngoài từ. Từ hư là những từ mất đi ý nghĩa định danh chỉ biểu hiện ý nghĩa quan
hệ giữa các thành phần câu (giới từ, từ nối) hoặc giữa các câu (từ nối) cũng như
chỉ ra các ý nghĩa ngữ pháp độc lập với tổ hợp từ trong câu (loại từ, mạo từ, trợ
từ, từ đệm).
Ví dụ trong tiếng Việt: áo của anh, tiền của chị => ý nghĩa ngữ pháp về sự
sở hữu.
5.3.1.7. Phương thức trật tự từ:
Ở trong câu, khi các từ được sắp xếp theo những trật tự trước, sau khác
nhau thì sẽ tạo ra những ý nghĩa khác nhau.
Tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán và hàng loạt ngôn ngữ khác trong khu
vực Đông Nam Á đã dùng trật tự từ làm phương thức cơ bản để biểu thị quan hệ
ngữ pháp giữa các từ với nhau. Trong các ngôn ngữ này, phương thức trật tự từ
còn được sử dụng để tạo từ, ví dụ: sữa bò- bò sữa, tấm vải- vải tấm, mắt xanhxanh mắt,…
Ngoài 7 phương thức chính nêu trên còn có thể kể ra một vài phương thức
khác nữa như phương thức ghép, ngữ điệu…Các phương thức ngữ pháp trên có
thể phân thành hai kiểu: Các phương thức bên trong từ (phụ tố, luân phiên ngữ
âm, thay từ căn, trọng âm, lặp) và các phương thức bên ngoài từ (hư từ, trật tự
từ, ngữ điệu). Kiểu thứ nhất gọi là tổng hợp tính, kiểu thứ hai là phân tích tính.
5.4. Cấu trúc luận:
5.4.1. Khái niệm:
Cấu trúc là những quan hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống. Khi phân
- -

43

tích khảo sát ngôn ngữ về mặt cấu tạo bên trong của nó thì ta gọi là phương pháp
phân tích cấu trúc. Những phương pháp này ra đời dựa trên tư tưởng của F.
Saussure coi ngôn ngữ là một hệ thống.
Phân tích cấu trúc là một phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học nhằm
khám phá những quy luật ẩn tàng bên trong ngôn ngữ, tách ngôn ngữ ra khỏi
những mối quan hệ giữa ngôn ngữ với con người và hoàn cảnh sử dụng.
5.4.2. Các phương pháp cấu trúc thường được sử dụng:
5.4.2.1. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp:
Thành tố trực tiếp là bộ phận xuất hiện ngay sau bước đầu tiên trong quá
trình phân tích một chỉnh thể ra thành các bộ phận. Thành tố trực tiếp xét theo
hướng tổng hợp là đơn vị cuối cùng trực tiếp tạo nên chỉnh thể. Phân tích thành
tố trực tiếp tức là dựa vào quan hệ ý nghĩa ta chia một chỉnh thể ra thành các bộ
phận. Sự phân chia được thực hiện liên tiếp qua các bước cho đến khi chúng ta
có được đơn vị nhỏ nhất không thể phân chia ra được nữa, quá trình phân chia
ấy phải dừng lại. Sau đó ta tiến hành vạch ra mối quan hệ giữa các thành tố, biểu
diễn các quan hệ đó bằng sơ đồ.
- Ưu điểm: Giúp cho người nghiên cứu thấy được mối quan hệ giữa toàn
thể và bộ phận tránh được sự nhầm lẫm giữa các đơn vị ngôn ngữ thuộc các cấp
độ khác nhau, phát hiện ra được những bộ phận nòng cốt.
- Nhược điểm: Không phản ánh được mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các đơn
vị trong kết cấu. Không phân biệt được câu chủ động và bị động qua kết cấu của
nó.
Nói tóm lại, phân tích thành tố trực tiếp không vạch ra được mối quan hệ
ý nghĩa giữa các thành tố ở trong kết cấu tức là không thấy được mối quan hệ có
chiều sâu ở bên trong tư duy.
5.4.2.2. Phương pháp phân tích cải biến:
Mục đích của phương pháp cải biến là phát hiện cấu trúc sâu của ngôn ngữ, tức
là tìm ra những mối quan hệ trong tư duy giữa các yếu tố được các phương tiện
ngôn ngữ biểu đạt, nhờ đó mà giải quyết được những hiện tượng đồng nghĩa cú
pháp.
- Nguyên tắc cải biến: Cho phép tạo kí hiệu với tất cả tính chất vô hạn của
nó.
Ví dụ: sách thư viện - sách của thư viện - sách tiếng Anh - Sách bằng
tiếng Anh…
Tạo ra những mối quan hệ với những đơn vị ngôn ngữ dựa trên trục liên
tưởng của ngôn ngữ.
Cải biến tức là thay đổi cấu trúc bề mặt trên cơ sở không làm thay đổi ý
nghĩa nòng cốt.
Ví dụ: tôi viết bức thư này => bức thư này do tôi viết => Bức thư này
được viết bởi tôi.
Cải biến sẽ tạo ra được những kết cấu đồng nghĩa.
- Thủ tục cải biến:
* Cải biến vị trí: Chuyển đổi trật tự các thành phần trên cơ sở bảo đảm
giữ nguyên ý nghĩa nòng cốt tạo ra những biến thể cú pháp đồng nghĩa. Việc cải
biến vị trí giúp cho ta thấy được mối quan hệ bề sâu giữa các thành tố ở trong
- -

44

câu.

Ví dụ: Có lẽ anh phải đi Hà Nội.
Anh có lẽ phải đi Hà Nội.
* Cải biến danh hoá: Biến một kết cấu C- V thành một danh từ.
Ví dụ: Con học giỏi làm mẹ sung sướng.=> Việc con học giỏi làm mẹ
sung sướng.
* Cải biến chủ động, bị động: Biến đổi câu chủ động thành bị động hoặc
ngược lại.
Ví dụ: Xe này đã chữa được chữa xong. => Người ta đã chữa xong xe
này.
Tôi đóng cửa lại. => Cửa do tôi đóng lại.
* Cải biến khẳng định- phủ định: Để nghiên cứu về mặt cú pháp người ta
có thể đổi câu khẳng định thành phủ định và ngược lại.
Ví dụ: Tôi là mẹ của nó. => Tôi không phải là mẹ của nó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và
tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H. , 2008
2. F. De. Saussure. Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học xã hội.
Hà Nội, 1973
3. Đoàn Thiện Thuật. Đóng góp vào việc giới định từ đa tiết bằng tiêu chí trọng
âm trong tiêng Việt. Thông báo khoa học – ngôn ngữ, tập II, Trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội 1966.
3. Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Đại học và thcn, H., 1975 ( Phần
thứ nhất: tiếng)
4. Đỗ Hữu Châu. Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1981.
5. Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt. Nxb Đại học và thcn, Hà nội,
1985.

- -

45

- -

46

Tải về bản full

Sự khác biệt giữa giọng nói và ngôn ngữ

Ví dụ về sự khác nhau giữa ngôn ngữ và lời nói
Sự khác biệt giữa giọng nói và ngôn ngữ - ĐờI SốNg

Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

1. Ngôn ngữ – tài sản chung của xã hội

*Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội (có thể bao gồm những người cùng một dân tộc, hoặc thuộc các dân tộc khác nhau). Muốn giao tiếp với nhau, xã hội phải có phương tiện chung, trong đó phương tiện quan trọng nhất là ngôn ngữ.

* Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện:

– Những yếu tố chung bao gồm:

+ Các âm và các thanh (các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu,…)

+ Các tiếng (tức các âm tiết) do sự kết hợp của các âm và thanh theo những quy tắc nhất định.

+ Các từ

+ Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ)

– Tính chung còn thể hiện ở các quy tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ. Một số quy tắc hoặc phương thức chung như:

+ Quy tắc cấu tạo các kiểu câu

+ Phương thức chuyển nghĩa từ

2. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân

–Khi giao tiếp (nói hoặc viết), mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Lời nói (gồm lời nói miệng và văn viết) của mỗi cá nhân vừa được tạo ra nhờ các yếu tố và quy tắc, phương thức chung, vừa có sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân.

– Cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu lộ ở các phương diện sau:

+ Giọng nói cá nhân

+ Vốn từ ngữ cá nhân

+ Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng các từ ngữ chung, quen thuộc

+ Việc tạo ra các từ mới

+ Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo các quy tắc chung, phương thức chung.

3. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

–Giữa ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội và lời nói cá nhân có mối quan hệ hai chiều: Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân. Ngược lại, trong lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung.

4. Ví dụ:

Trong hai câu thơ dưới đây, từ “mặt trời” đã được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Trả lời:

– Hình ảnh “mặt trời” thứ nhất là hình ảnh thực mang nghĩa gốc, mặt trời của tự nhiên, vĩnh hằng đem ánh sáng cho trái đất.

– Từ “mặt trời” thứ hai được dùng với nghĩa chuyển bằng phương thức ẩn dụ mang ý nghĩa sau:

+ Ca ngợi vĩ đại, công lao to lớn của Bác Hồ với dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.

+ Khẳng định sự bất tử của Bác

+ Hình ảnh mặt trời tượng trưng cho sự nhiệt huyết cách mạng, lòng yêu nước sâu sắc của Bác.

+ Thể hiện sự kính trọng, biết ơn vô hạn của toàn dân đối với Bác.

⇒ Lời nói cá nhân của tác giả.