Vì sao giới trẻ khởi nghiệp

Gần đây, cư dân mạng đang nổ ra tranh cãi vấn đề mở quán cà phê khởi nghiệp. Có ý kiến nhận định, những người chọn mở quán cà phê vì thấy nhàn và lãi cao. Thế nhưng, không ít người cho rằng, tỷ lệ thất bại của các quán cà phê dù không bị ảnh hưởng của dịch bệnh rất cao.

Thường xuyên lui tới các quán cà phê, có người nhận thấy một vài quán có đồ uống không ngon, trang trí không đẹp nhưng rất đông khách. Chi phí mở một quán không quá lớn nên quyết định đầu tư.

Thế nhưng, độc giả Băng Tâm (Thanh Xuân, Hà Nội) nhận định, suy nghĩ đó chỉ phần nổi của tảng băng. Phần chìm của tảng bằng lúc nào cũng nhiều hơn. Ví dụ như phần lớn những người mở quán cà phê đều thất bại. Chủ quán sang nhượng liên tục cho nhau.

Vì sao giới trẻ khởi nghiệp

Nhiều người trẻ chọn khởi nghiệp với quán cà phê (Ảnh minh họa: Thế Hưng).

Hơn nữa, từ kinh nghiệm bản thân, chi phí chị Tâm phải bỏ ra lớn hơn con số tham khảo từ bạn bè. Không những vậy, chị phải từ bỏ công việc làm 8 tiếng/ngày để làm 16 tiếng/ngày từ khi mở quán.

Chưa kể về đến nhà chị Tâm còn phải đếm tiền, kết sổ, và đi chợ cho ngày hôm sau. Ngoài làm chủ, chị còn phải làm trông xe, pha chế, bưng bê, cọ nhà vệ sinh, thông cống và bồn cầu, lau nhà, rửa cốc...

"Các ngày thứ 7, chủ nhật hay ngày lễ nhìn người ta xúng xính váy đẹp đi chơi tôi lại chạnh lòng vì mở quán không lúc nào được nghỉ", chị Tâm cho hay.

Từng thất bại khi khởi nghiệp với quán cà phê, anh Đinh Xuân Tùng (Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ, mở quán cà phê gặp nhiều rủi ro. Bởi chủ quán không thể lường trước việc một cái lô cốt hay cột điện to bỗng dưng được dựng trước cửa quán. Người chủ cũng không tính toán được con đường hai chiều trước quán bỗng dưng đổi thành một chiều.

"Mùa mưa cả con đường bị lụt nặng, tắc cống trước cửa quán... là một trong những khuyết điểm của mặt bằng mà phải "cưới" về ở chung mới biết được", anh Tùng nói và chia sẻ thêm một khó khăn với những người mở quán cà phê là hợp đồng thuê nhà quá ngắn hạn. Trung bình hợp đồng thuê từ 3-5 năm không đủ để thu hồi vốn và sinh lời.

Chưa kể tới những rủi ro như an toàn vệ sinh thực phẩm; thái độ của nhân viên; bị khách hàng "bóc phốt" nếu vô tình làm sai... anh Tùng hay chủ các quán cà phê rất dễ phá sản nếu trở thành hiện tượng mạng với những lý do trên.

Tuy nhiên, các lý do trên chỉ là phụ. Theo những người đã từng kinh doanh quán cà phê, nguyên nhân chính dẫn tới thất bại vẫn là do không thu hút được khách và chịu áp lực lớn từ giá thuê mặt bằng. Các quán nước mới mở ra liên tục để cạnh tranh cũng khiến việc kinh doanh đi vào bế tắc.

Hàng loạt nguyên nhân cho sự thất bại khi chọn khởi nghiệp là mở quán cà phê. Song theo một tài khoản có nickname Chu Hưng, nghề nào cũng có cái khó riêng. Ngoài bán hàng online thì mở quán cà phê có hình thức đầu tư vốn linh hoạt, chủ quán có thể điều chỉnh phù hợp với năng lực tài chính cá nhân. Do đó, nếu rủi ro trong tầm kiểm soát thì nhiều người vẫn lựa chọn khởi nghiệp theo hình thức này.

Dù vậy, theo độc giả Thái Hà, tranh luận không phải để làm nhụt chí khởi nghiệp của các bạn trẻ, mà chỉ muốn nói lên một điều: có những ngành tưởng như ngon ăn nhưng thực tế rất "khó nuốt" cho người mới bắt đầu bước chân vào nghề.

Độc giả này cũng khẳng định, số người thất bại nhiều nhưng thành công cũng không ít. Cộng đồng mạng không nên có sự mỉa mai với những ý tưởng kinh doanh quán cà phê.

Hơn 2 năm qua, dịch bệnh cũng đã khiến các quán cà phê rơi vào tình trạng phá sản liên tục. Thế nhưng hiện tại khi cuộc sống dần trở lại bình thường thì các loại hình kinh doanh vui chơi giải trí đang có cơ hội phục hồi.

Khởi nghiệp chắc chắn đã không còn là thuật ngữ xa lạ, nó xuất hiện ở khắp mọi nơi mà bạn có thể thấy. Startup – Khởi nghiệp trở thành hình thức kinh doanh lý tưởng, mới mẻ và hấp dẫn cho giới trẻ. Tại sao khởi nghiệp lại có sức hút đến như vậy tại thị trường Việt Nam? Hãy cùng STARTUPLAND tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao xu hướng khởi nghiệp trong giới trẻ lại phát triển mạnh mẽ như vậy?

Càng ngày xu hướng kinh doanh càng có xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ. Thế hệ trẻ tiếp nối bước đi của những doanh nhân đã thành công trước đó. Giới trẻ dám nghĩ và dám làm, cộng với họ có sức mạnh của công nghệ và truyền thông qua Internet. Chính xác là công nghệ 4.0 đem đến lợi thế cho những nhà STARTUP.

Vì sao giới trẻ khởi nghiệp
Xu hướng khởi nghiệp trong giới trẻ hiện nay

Đơn giản như việc, trước đây nếu muốn truyền thông quảng cáo, bạn sẽ nghĩ đến điều gì? Quảng cáo truyền hình đắt đỏ từng giây ư? Đăng trên các trang báo giấy nổi tiếng ư? Hay đứng phát tờ rơi nơi ngã tư đường và tờ rơi rải tới từng con ngõ nhỏ. Chính xác là cách làm cồng kềnh mà ngày xưa chúng ta thực hiện.

Vậy nhưng, giờ đây đã hoàn toàn khác nhờ có sự dịch chuyển trong xu hướng kinh doanh 4.0. Người tiêu dùng, khách hàng chỉ ngồi một chỗ nhưng có thể tiếp cận được hàng trăm ngàn nội dung khác nhau. Khách hàng có thể tìm hiểu qua bất cứ kênh nào họ muốn tùy theo sở thích của mình.

Đơn giản nhất là lên Google tìm kiếm hay trên các trang mạng xã hội. Xu hướng mua sắm trực tiếp dần dần thay thế bằng mua sắm online thông qua các trang điện tử. Thương mại điện tử cũng nhờ vậy mà ngày một phát triển hơn, trở nên tích cực cho hàng triệu người mua sắm.

Lợi thế khi khởi nghiệp trong giới trẻ

Khởi nghiệp giới trẻ với tư tưởng mới, dám nghĩ dám làm

Giới trẻ dám nghĩ dám làm nhưng không có nghĩa là mọi thứ đều bộc phát, hay thiếu đi kế hoạch. Thực tế, nhiều bạn trẻ với tư tưởng nắm bắt xu hướng đã làm được điều đó. Điển hình như việc tạo nên một thế giới xanh với ống hút tre, ống hút giấy giúp bảo vệ môi trường, hạn chế dùng ống hút nhựa.

Có một nền tảng giáo dục tốt

Nền giáo dục nước ngoài cùng với sự phát triển không ngừng của nhiều trường học tại Việt Nam là môi trường cho giới trẻ hiện nay. Sinh viên và học sinh năng động hơn rất nhiều trong các hoạt động của mình thay vì hình thức học thụ động như trước đây.

Vì sao giới trẻ khởi nghiệp
Startup trẻ có rất nhiều cơ hội để phát triển

Những điểm bất lợi khi khởi nghiệp trong giới trẻ

Khó hút vốn và kêu gọi vốn đầu tư

Thường các nhà đầu tư lớn họ sẽ lựa chọn các đối tác, đơn vị có kinh nghiệm và chuyên sâu hơn. Do vậy những công ty khởi nghiệp của giới trẻ sẽ kém thế hơn rất nhiều. Thời gian và kinh nghiệm là điều mà các công ty startup còn thiếu.

Còn non trẻ và thiếu định hướng

Dám nghĩ dám làm là một lợi thế nhưng cũng là con dao hai lưỡi. Dám nghĩ dám làm không có nghĩa sẽ đem đến sự thành công trong lần đầu tiên và những lần tiếp đó. Điều quan trọng là nhà khởi nghiệp có thể đứng lên từ sự thất bại đó, mang tới những ý tưởng mới mẻ hơn hay không.

Ngoài ra lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh, phương hướng hoạt động cũng mang tính quyết định tính thành công hay thất bại. Startup cần căn cứ trên khả năng của mình, những điều kiện có thể đáp ứng, không nên quá sức.

Còn thiếu về mối quan hệ và sự kết nối doanh nghiệp

Nhà khởi nghiệp trẻ chưa có nhiều mối quan hệ mới, chưa thể tạo ra sự kết nối với các doanh nghiệp khác. Trong khi đó đây mới là mấu chốt tạo nên sự thành công của đa phần giao dịch. Các startup cần năng nổ tham gia nhiều các hoạt động hơn, các sự kiện, khóa học hơn. Từ đó, mối quan hệ sẽ ngày một mở rộng hơn, mang lại nhiều cơ hội trong tương lai.

Trên đây là cái nhìn tổng quan cho bạn về xu hướng khởi nghiệp trong giới trẻ hiện nay. Có những điều lợi thế hay bất lợi nào. Mọi thông tin tư vấn về thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty và dịch vụ kế toán. Đừng ngần ngại khi liên hệ STARTUPLAND để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé!

Bàn về những sai lầm khi khởi nghiệp trong tập 10 tọa đàm "UniPrep - Sắp vào đại học", TS. Lý Quí Trung - nhà đồng sáng lập Phở 24, Giáo sư kiêm nhiệm, Cố vấn cấp cao, Đại học Western Sydney (Australia) nhận định, doanh nhân cần rất nhiều kiến thức, kỹ năng tổng hợp để thành công. Việc thiếu hay mất cân bằng trong một số yếu tố quan trọng có thể khiến người khởi nghiệp thất bại bất cứ lúc nào.

Thiếu kỹ năng thuyết phục

Vị chuyên gia khẳng định, muốn làm doanh nhân, người trẻ nhất định phải có kỹ năng thuyết phục. Trên thực tế, có rất nhiều người có đam mê, khát khao kinh doanh rất lớn nhưng lại không thể truyền đạt điều đó cho người khác.

Kỹ năng này cũng là sự khác biệt giữa một nhà lãnh đạo thành công với một cá nhân thành công. Ví dụ như một nhà nghiên cứu khoa học rất đam mê ngành nghề của mình nhưng chưa chắc họ đã truyền tải cho người khác. Ngược lại, cũng có đam mê đó nhưng thầy giáo dạy khoa học lại có thể truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ học sinh.

"Như vậy, một khi đã làm doanh nhân, nhà sáng lập, tức trở thành người đứng mũi chịu sào của doanh nghiệp mình lập nên, chắc chắn chúng ta phải có kỹ năng thuyết phục", ông khẳng định.

TS. Lý Quí Trung - nhà đồng sáng lập Phở 24, Giáo sư kiêm nhiệm, Cố vấn cấp cao, Đại học Western Sydney (Australia). Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tuy nhiên, thuyết phục có thể là tố chất bẩm sinh. Nếu như không có tố chất này, người trẻ cần tích lũy và cải thiện thông qua quá trình học tập và trải nghiệm thực tế bởi đây là một phần của kỹ năng mềm.

Trong quá trình thành lập thương hiệu đầu tiên - Phở 24, TS. Lý Quí Trung phải thuyết phục nhiều người, từ gia đình, cộng sự đến đối tác. Bởi lẽ, tại Việt Nam lúc bấy giờ, mô hình kinh doanh nhượng quyền hoàn toàn mới lạ và còn nhiều hạn chế về kiến thức và pháp luật.

Bên cạnh đó, một doanh nghiệp chỉ kinh doanh sản phẩm vốn bình dân như phở, việc thuyết phục chủ nhà cho thuê mặt bằng đắc địa lúc ban đầu cũng không dễ dàng. Người này lo doanh thu nhà hàng có thể không đủ để chi trả tiền nhà.

Tuy nhiên, bằng kỹ năng thuyết phục và niềm đam mê, khát khao xây dựng mô hình kinh doanh khác biệt, ông đã chiếm được lòng tin của chủ mặt bằng. Những điều này còn giúp ông chiêu mộ thành công đội ngũ người tài sẵn sàng từ bỏ cơ ngơi lớn để theo mình.

"Tôi cho họ thấy đây không phải một tiệm phở bình thường mà sẽ là một chuỗi nhà hàng rất lớn. Chính vì sự khát khao và niềm đam mê lan tỏa ra từ ánh mắt, lời nói, chủ nhà đã đồng ý cho tôi thuê địa điểm", ông kể lại.

Mất cân bằng cảm xúc và lý trí

"Đam mê và niềm khát khao không đảm bảo sự thành công nhưng đó là điều kiện cần. Yếu tố đủ là kiến thức, kỹ thuật. Do đó, dù khát khao, đam mê rất lớn, người khởi nghiệp vẫn có thể thất bại", ông Trung khẳng định.

Sự đam mê là cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Lý trí là tính toán, logic. TS. Lý Quí Trung cho biết, đa số khởi nghiệp đều thất bại, cứ 10 người thì 7-8 người không thành công. Một phần trong đó là các nhà khởi nghiệp trẻ để tình cảm lấn át lý trí.

Khi có đam mê, khát khao, điều đầu tiên một doanh nhân cần làm là tính toán xem dự án đó có thực sự khả thi hay không. Niềm đam mê giúp người kinh doanh có sự quyết tâm, tâm huyết với dự án tính nhưng câu trả lời cho câu hỏi: khả thi đến đâu, chuẩn bị thế nào, dùng đến kiến thức gì hay đến thời điểm chín muồi chưa là điều không thể thiếu.

"Không chỉ trong kinh doanh hay khởi nghiệp, lúc nào, các bạn trẻ cũng cần giữ tình cảm và lý trí cân bằng. Nếu đặt nặng một trong hai yếu tố, ai cũng có thể thất bại", ông nhấn mạnh.

Đề cân bằng hai yếu tố này, doanh nhân trẻ cần có tư duy phản biện trong mọi trường hợp. Mỗi người có thể tự mình phản biện mình, không chủ quan và chủ động tham khảo ý kiến từ mọi người xung quanh như người nhà, bạn bè, giảng viên... Lưu ý, quá trình tham khảo cần chọn đối tượng có thể đưa ý kiến chân thực, không khách sáo.

TS. Trung khuyên người trẻ cân bằng lý trí và cảm xúc khi kinh doanh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tuy nhiên, theo TS. Lý Quí Trung, thái độ đối diện với thất bại cũng là một phần của lý trí. Khi bước vào con đường kinh doanh, ai cũng cần chuẩn bị trước sự "thất bại". Sự khác biệt giữa một người khởi nghiệp thành công và ngược lại nằm ở điều này. Khi có cái nhìn đúng, dù vấp ngã, người khởi nghiệp cũng có thể đứng dậy, rút ra bài học và tiếp tục tiến lên.

"Với một người có cái nhìn đúng về khởi nghiệp, yếu tố thất bại đã được cài sẵn trong quá trình xây dựng, từ đó, kỳ vọng cũng được điều chỉnh theo", ông nói thêm.

Thiếu sự chuẩn bị

Theo TS. Lý Quí Trung, nhiều bạn trẻ thiếu sự chuẩn bị. Tuy không nhất thiết chỉ khởi nghiệp khi mọi thứ phải rất chu toàn; có thể bắt đầu theo hướng tinh gọn, làm tới đâu, sửa tới đó, nhưng những yếu tố cơ bản, nền tảng phải vững chắc.

Ông ví đa số những cuộc khởi nghiệp thất bại như xây một căn nhà có nền móng không vững. Ví dụ như một sản phẩm đi trước thị trường sớm quá. Người khởi nghiệp nghĩ sản phẩm hay mô hình kinh doanh của mình lý tưởng. Tuy nhiên, ở ngoài thị trường không có người tiêu dùng đánh giá cao sản phẩm đó do ra mắt chưa đúng thời điểm.

"Đó là một cái bẫy chết người, một phần của sự đam mê, tin tưởng và chủ quan quá cao. Đam mê là tốt, phải có nó mới có lửa, nhưng cũng phải chú ý phần thực tế, tính toán xem bản thân có đủ tài chính hay không, bối cảnh phù hợp chưa...", ông nói thêm.

TS. Trung phân tích thêm, trước đây khi muốn khởi nghiệp, nếu ý tưởng tốt, dự án kinh doanh chỉ cần vốn lưu động khoảng 3 tháng hay 6 tháng là có thể bắt đầu được bằng cách lấy rủi ro mở doanh nghiệp. Thế nhưng, sau Covid-19, tình hình khó khăn hơn và mọi thứ đều khó đoán trước, vốn lưu động cần phải đạt mức 8-9 tháng hoặc thậm chí đến cả năm. Vậy, nếu không đạt được tiêu chuẩn này, người khởi nghiệp rất dễ thất bại giữa chừng.

Như vậy, kiến thức nền tảng là yếu tố giúp doanh nhân trẻ tính toán được điều này, đồng thời, phân tích khách hàng của mình cần gì, muốn gì trong từng thời điểm. Chìa khóa thành công là phải hiểu khách hàng. Khám phá ra điều đó, người khởi nghiệp đã thành công được một nửa.

"Đa số khởi nghiệp thất bại là do sai với nhu cầu thực tế của người tiêu dùng", ông nói thêm.

Nhật Lệ