Vì sao hảo hảo không còn nổi tiếng như xưa

Chuyển tải ẩm thực truyền thống

Hàng trăm nồi canh chua được nấu đủ kiểu để chọn lựa hương vị đặc trưng đưa vào mì Hảo Hảo; còn đậu xanh bổ sung trong thành phần tạo nên sợi miến Phú Hương.

19h, xếp tập tài liệu sau cuộc họp với khách, bà Lưu Ngọc Mỹ (quận Tân Bình, TP HCM) thở phào. Lướt qua nhiều cửa hàng ẩm thực sáng đèn ở đường phố Hàn Quốc trên đường về, bà chưa tìm được chỗ ăn tối ưng ý. Người phụ nữ trung niên bất giác thèm món ăn nóng hổi, phảng phất hương vị quê nhà.

Bà nhờ tài xế lái xe thẳng về khách sạn, lấy trong vali gói mì ăn liền mang từ Việt Nam, bật phích nước nóng. 3 phút sau, món ăn đã sẵn trên bàn. Tô mì Hảo Hảo vị chua cay, sợi dai, vàng ánh, mùi thơm lan tỏa khắp gian phòng. Mở bản nhạc mang âm hưởng Nam Bộ, bà chìm đắm trong giai điệu, hương vị quen thuộc.

Vì sao hảo hảo không còn nổi tiếng như xưa

Tô mì Hảo Hảo vị chua cay gợi nhớ hương vị quê nhà với những người xa xứ.

Trong những chuyến công tác nước ngoài, hành lý của bà bao giờ cũng sẵn ly mì, tô phở, gói miến. Không chỉ đi công tác, thực phẩm ăn liền còn tiếp năng lượng cho bà lúc họp đột xuất tại công ty. Chỉ thêm chút rau củ, mì ăn liền vừa ngon miệng vừa dinh dưỡng.

Với bà Mỹ, vị Hảo Hảo chuyển tải trọn vẹn vị chua cay của món canh chua trong ẩm thực Việt, khiến bà nhớ mãi khi xa xứ.

Hành trình tìm hương vị Việt cho gói mì

Đầu thập kỷ 90, tập đoàn Acecook – một trong những công ty mì ăn liền lớn tại Nhật mang theo công nghệ sản xuất hiện đại đến Việt Nam. Năm 1993, khi thành lập, đơn vị hướng đến việc chuyển tải món ăn “quốc hồn quốc túy” của người Việt vào thực phẩm ăn liền với phương châm “Công nghệ Nhật Bản – Hương vị Việt Nam”. Năm 1995, phở bò ăn liền High class ra đời, giá bán 2.000 đồng một gói trong khi những sản phẩm ăn liền của các công ty khác chỉ 700 đồng mỗi gói.

Đến năm 2000, mì Hảo Hảo ra đời, đánh dấu bước ngoặt thị trường mì ăn liền. Vị chua cay mới lạ, khác biệt với những sản phẩm lúc bấy giờ. Theo bà Trần Thị Mỹ Vân – Chánh văn phòng Tổng giám đốc Acecook Việt Nam, lúc đó một gói mì Hảo Hảo giá 1.000 đồng được người tiêu dùng ưa chuộng, sản xuất bao nhiêu là hết bấy nhiêu. Với thế hệ 7x, 8x, Hảo Hảo gắn bó cùng năm tháng sinh viên, những lúc bất chợt muốn đổi vị thay vì bữa cơm quen thuộc hàng ngày.

Nhu cầu tăng, công ty liên tục mở rộng nhà máy sản xuất, phát triển chi nhánh khắp cả nước, đến nay đã có 11 nhà máy và 6 chi nhánh. Thành công này nhờ nghiên cứu kỹ khẩu vị, chuyển tải hương vị truyền thống để “Việt hóa” mì gói Nhật Bản thành mì của người Việt, đến nay, gần 20 năm từ khi Hảo Hảo ra đời, đây vẫn là sản phẩm bán chạy nhất của Acecok Việt Nam với gần 200.000 thùng mỗi ngày, đóng góp hơn 50% doanh số của công ty mỗi năm.

Gắn bó với công ty từ những ngày đầu, bà Hồ Thị Yến Nhung, Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm (RD) cho biết, đội ngũ nghiên cứu phải đi nhiều vùng miền, thưởng thức những quán ăn nổi tiếng ở địa phương để tìm hương vị đặc trưng.

Trở về sau những chuyến đi, bà Nhung băn khoăn từng vùng miền có gu ẩm thực, khẩu vị riêng, làm sao để một sản phẩm được nhiều người đón nhận. Nghĩ đến món canh chua không thể thiếu trong mâm cơm của cả ba miền Bắc, Trung, Nam, vị chua chua cay cay được nhiều người yêu thích, bà và đội ngũ của mình tìm cách “ăn liền hóa” món ăn này.

Vì sao hảo hảo không còn nổi tiếng như xưa

Bà Yến Nhung chia sẻ về quá trình chuyển tải hương vị từ món truyền thống sang sản phẩm ăn liền.

Cách nghiên cứu món ăn để chuyển từ món truyền thống sang ăn liền cũng lắm công phu. Đầu tiên phải nấu nhiều nồi canh chua bằng tôm, rau quả tươi… ăn cùng vắt mì gói để tìm ra hương vị ưng ý. Hàng trăm nồi canh được nấu và thử khẩu vị liên tục trong gần 3 tháng, ghi chú nguyên liệu, cân đo tỷ lệ, lấy ý kiến người dùng, xem xét góp ý điều chỉnh công thức. Sau khi có hương vị chua cay cuối cùng được lòng số đông, phải mất thêm 2-3 tháng để sản xuất thử nghiệm trên dây chuyền hiện đại, từ đó mới cho ra sản phẩm hoàn chỉnh để bán hàng.

Bà Nhung cho biết thêm, các gói gia vị là tinh túy của mì Hảo Hảo. Hơn 10 loại hành, tỏi, ớt, các loại rau thơm, tôm… được chọn lọc, tính toán liều lượng kỹ lưỡng, theo trình tự trước sau. Khi chế biến, lúc nào phải vặn lửa to, lửa nhỏ để đạt được vị như mong muốn. Ngay cả sản phẩm sản xuất tại miền Bắc, miền Nam cũng có khác. Hảo Hảo chua cay miền Nam lẫn thêm chút ngọt, mùi rau thơm đậm đà, trong khi vị mì miền Bắc thanh hơn, không quá chua, chỉ ở mức nhè nhẹ.

Đa dạng thực phẩm ăn liền chinh phục khẩu vị Việt

Nhắc đến Acecook thường nghĩ ngay đến Hảo Hảo nhưng sản phẩm đầu tiên của hãng mang hơi thở của ẩm thực truyền thống phở bò. “Vào năm 1995, món phở được công nghiệp hóa, ăn ngay sau 3 phút làm nhiều người ngạc nhiên”, bà Yến Nhung nói.

Tuy nhiên, sau khi mới ra mắt, phở bò vẫn chưa thể giống với phở truyền thống vì làm từ bột mì chứ không phải bột gạo. Bánh phở từ bột gạo sản xuất trên dây chuyền công nghiệp rất khó đạt khẩu cảm như bánh phở tươi, doanh nghiệp mất gần 10 năm (1995-2006) nghiên cứu công nghệ, đồng bộ trang thiết bị mới có thể chuyển tải tinh hoa món phở Việt như hiện nay.

Ngoài gạo, Acecook khai thác lợi thế từ nguồn nguyên liệu tự nhiên như đậu xanh, nổi bật có miến Phú Hương. Theo bà Yến Nhung, sợi miến có thể làm ra từ nhiều nguyên liệu khác nhau nhưng với doanh nghiệp này, đậu xanh là lựa chọn tốt nhất. Là một trong những loại ngũ cốc quý của người Việt, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe người dùng. Công ty mất 3 năm nghiên cứu kỹ thuật cho ra thành phẩm sợi miến trong, dai, giòn vừa ăn, không trương nở nhanh, giữ hàm lượng dinh dưỡng của đậu xanh. Vào những dịp tết Nguyên đán, các sản phẩm miến của doanh nghiệp thường không đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng.

Liên tục nghiên cứu và tìm tòi, gần 3 thập kỷ, Acecook Việt Nam không ngừng phát triển đa dạng hương vị ẩm thực truyền thống với hơn 30 chủng loại sản phẩm như phở, miến, bún mắn, bún bò, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu bò kho, mì hoành thánh, mì lẩu thái tôm… Người dùng có thể thưởng thức dạng nước, trộn, xào khô vừa tiện dụng mà vẫn ngon miệng.

Cung cấp gần 3 tỷ bữa ăn mỗi năm, Acecook hiện nắm khoảng một nửa thị phần mì ăn liền tại Việt Nam. Doanh nghiệp hướng đến việc bổ sung chất xơ trong rau củ, nguồn đạm từ thịt bò, thịt heo, tôm; sắt, kẽm – vi chất mà người Việt còn thiếu… trong các sản phẩm mì ăn liền.

Vì sao hảo hảo không còn nổi tiếng như xưa

Bà Mỹ Vân giải đáp thắc mắc về sản phẩm trong một buổi tham quan nhà máy Acecook Việt Nam.

“Với mục tiêu chăm chút, lưu giữ hương vị truyền thống qua từng sản phẩm, chúng tôi sẽ đưa nhiều hơn nữa các món ăn truyền thống của người Việt thành thực phẩm có thể ăn liền sau 3 phút trong thời gian tới”, bà Trần Thị Mỹ Vân – Chánh văn phòng Tổng giám đốc Acecook Việt Nam cho biết.

Kim Uyên

https://vnexpress.net/tu-huong-vi-am-thuc-truyen-thong-den-thuc-pham-an-lien-4003392.html

Vì sao hảo hảo không còn nổi tiếng như xưa
Vì sao hảo hảo không còn nổi tiếng như xưa

Một buổi sáng nọ, cô sinh viên ngủ dậy hơi muộn so với ngày thường. Cô nhào ra khỏi giường, nhanh chóng mặc quần áo, đánh răng rửa mặt để rồi nhận ra mình đã trễ cho một bát phở hay gói xôi xếp hàng vỉa hè. Như một lẽ dĩ nhiên, cô sẽ mở chạn và với lấy gói mì ăn liền.

Trưa nọ nơi công sở, khi công việc có phần quá tải kịp thời kết thúc trước 1 giờ chiều, anh công sở áo trắng nhìn quanh và nhận ra đồng nghiệp đều đã no bụng. Trưa trầy trưa trật, nắng vật ngã trâu, anh biết mình sẽ không ra ngoài mà thay vào đó tự làm ấm bụng bằng một cốc mì ăn liền.

Giữa mênh mông nước lũ Mù Cang Chải, những chiến sĩ công an, bộ đội làm công tác cứu hộ tạm thở phào khi bà con đã vượt khỏi dòng nước lũ. Phút nghỉ ngơi ngắn ngủi bên đôi bờ, nơi nước sông thì nhiều mà nước sôi thì chẳng có, gói mì ăn liền sống nhăn được các anh bẻ vụn, và tạm vào miệng chống đói.

Tự nhiên là thế, gói mì ăn liền đã hiện hữu trong đời sống của mỗi người Việt từ đời thuở nào chẳng ai hay. Thật hay ho, khi một trong những món ăn vô cùng nổi tiếng và được người Việt sử dụng hàng ngày lại có xuất xứ từ đất nước Nhật Bản.

Từ Nhật Bản, mì ăn liền trở thành món ăn phổ biến trên thế giới và khi du nhập vào Việt Nam, mì ăn liền cũng trở nên vô cùng quen thuộc và gắn liền với gần như tất cả mọi người dân. Giàu, nghèo, nam phụ lão ấu, dường như chẳng có ai là chưa từng ăn gói mì tôm; người ta nấu mì ăn ở nhà, và đôi khi lại ra quán để ăn mì. Mì tôm tim cật ở sân vận động Hàng Đẫy, những đĩa mì xào ở quán phở ven đường, mì nấu với thịt bò ở phố Núi Trúc v.v…, dường như đã trở thành một thứ đặc sản đường phố nổi tiếng bắt nguồn từ gói mì ăn liền, trong khi người ta vẫn hàng ngày ở nhà, cầu kỳ thì xào nấu mà qua loa thì úp mì gói cho bữa sáng, trưa, chiều và cả đêm.

Vì sao hảo hảo không còn nổi tiếng như xưa

Một buổi sáng nọ, cô sinh viên nay đã đi làm, có cuộc sống đầy đủ, ổn định nơi công sở trót dậy muộn. Và cô lại mở tủ bếp, với một cốc mì để ăn.

Buổi trưa hôm ấy, anh nhân viên văn phòng quèn năm nào đã tách khỏi công ty đi làm start-up thành công, vậy nhưng vẫn giữ nguyên thói quen tận tâm tận lực với công việc. Những buổi trưa bận bịu, anh lại cùng anh em trong đội ngũ xì xụp cốc mì ngon lành, thỏa mãn.

Những ngày chẳng lụt lội, các chiến sĩ công an đôi khi vẫn chọn mì ăn liền – nay đã có nước sôi – để dùng cho những tối trực ca. Họ nhắc nhau về những ngày gian khó, tiếng cười giòn tan hòa vào làn khói nghi ngút của bát mì ấm bụng.

Mì gói với chúng ta dường như quá quen thuộc đến mức chúng ta quên đi những giá trị của nó nhưng với những người có hoàn cảnh khó khăn, một gói mì trao tay là cả một bầu trời hạnh phúc.

Người Nhật tạo ra mì ăn liền vào năm 1958 thì chỉ tới những năm 60, miền Nam Việt Nam đã chứng kiến những gói mì ăn liền đầu tiên, thời ấy, mì ăn liền được coi là món ăn của nhà giàu cũng như mơ ước của những đứa trẻ nghèo.

Vì sao hảo hảo không còn nổi tiếng như xưa

Thời gian thấm thoắt trôi, mì ăn liền chính thức bình dân hóa, trở về đúng với mục đích “món ăn cứu đói” vào những năm 90, “mì tôm” ra mắt và được bán trong những cái bao nâu vàng thân thương. Nếu như ở Nhật, mì ăn liền được gọi là “chicken ramen” do hương vị ra mắt năm 1958 thì tại Việt Nam, mì ăn liền được quen miệng gọi là “mì tôm” do những gói mì thời ấy tại Việt Nam được gán với hình ảnh hai con tôm đỏ ngon lành.

Kể từ năm 2002 trở đi, nhiều người dần quen với câu slogan “Hảo Hảo, phục vụ hơn 2 tỷ bữa ăn ngon mỗi năm.” Làm một phép chia nhỏ vào thời kỳ Việt Nam đang có 70 – 75 triệu dân số thì mỗi người Việt ăn tới hơn 35 gói mì ăn liền mỗi năm. Con số này trên thực tế hẳn lớn hơn rất nhiều, nếu mỗi người nhắm mắt lại và hồi tưởng về các bữa ăn năm qua. Xé gói mì, đổ vào bát, chế nước sôi, đậy nắp và đếm nhẩm 3 phút để tới phép màu “no bụng”, ai cũng sẽ háo hức khi mở nắp đậy bát và thưởng thức bát mì vàng ruộm với nước dùng đậm đà, thơm phức. Ngon lành tới vậy, ai mà ăn có vài gói một tháng cho được. Sự gắn bó của mì gói qua thời gian đã trở thành một phần ký ức thanh xuân của nhiều người như Nhật Anh Trắng đã đưa vào Vlog “Khi mì tôm… là con người”. Đến Đen Vâu mà còn đưa cả gói mì mang vị tôm chua cay huyền thoại với sinh viên vào cả âm nhạc trong ca khúc “Anh đếch cần gì nhiều ngoài em” của Đen Vâu với “em chỉ mang lại chua cay như là gói mì Hảo Hảo”.

Vì sao hảo hảo không còn nổi tiếng như xưa

Ngày nay, những món ăn sang trọng, mới lạ đã không còn khan hiếm như xưa, vậy nhưng người ta vẫn chẳng thể lãng quên những gói mì thân thương. Mười lăm, hai mươi năm trước, mỗi lần đi chợ, mẹ đều tạt qua hàng đồ khô rồi mua về hàng bọc mì đóng cùng gói súp trắng; giờ đây, mỗi lần đi mua hàng ta lại gom đầy xe đẩy siêu thị những gói mì ngoại ngon mắt, những cốc mì tiện lợi đủ hương đủ vị. Thời Đại học của Gen Z, chúng ta không còn đói khổ, thế nhưng gói mì vẫn chưa bao giờ biến mất khỏi hộc tủ trong những đêm cặm cụi đồ án, những ngày lười biếng học chạy thi nơi thư viện. Những chiến hữu năm nào kề vai sát cánh nơi tiệm net sau trường với combo mỳ trứng – nước ngọt nay đã ít nhiều rơi rớt vì công việc, cưới xin, thế mà có đôi khi tiếng cười lanh lảnh của họ lại ẩn hiện qua âm thanh tí tách của sợi mì nở ra trong bát ăn đậy kín, gợi nhắc về một thời cả lũ có khi chẳng đói khổ nhưng vẫn thích ăn mì.

Vì sao hảo hảo không còn nổi tiếng như xưa

Tại sao, một món ăn bình dân lại chứa đựng nhiều nhớ thương tới vậy?

Dĩ nhiên, về hương về vị hay lịch sử gốc gác, mì ăn liền chẳng thể so sánh với đặc sản ngàn năm văn hiến. Nhưng, nó là một món ăn tiện lợi, ngon miệng và thuộc về tất cả mọi người. Cô lao công tan kíp làm đêm, cậu sinh viên về nhà vào tối muộn; chàng công sở bận rộn tối ngày hay cặp đôi yêu nhau muốn tìm bữa ăn hò hẹn ngày cạn tiền, bỗng dưng họ tìm thấy mì gói như một lời giải đáp chân thực chẳng chút màu mè. No bụng không? Có. Ngon miệng chứ? Cũng tùy hôm, nhưng đa phần là thỏa mãn. Và quan trọng nhất, là rẻ, quá rẻ so với giá trị mà nó mang lại. Rẻ tới mức cứu sống những gã cạn túi mòn mỏi chờ đợi ngày có lương, rẻ tới mức trở thành lương thực dự trữ hàng tháng liền chỉ để nhắc nhở gia chủ hãy yên tâm làm việc. Rẻ mà ấm áp tình thương, khi giữa những trận bão lụt lịch sử, đồng bào thân thương của chúng ta lại được trao tay nhau những thùng mì ăn liền giúp ấm bụng cho qua cơn bĩ cực cuộc đời để đợi chờ một ngày mai nắng hửng đem theo hy vọng mới.

Rẻ, nhưng không có nghĩa là kém chất lượng, nhất là khi mà gói mì giờ đây được sản xuất trong nhà máy hiện đại, an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng được nâng lên nhiều so với ngày xưa. Mì ăn liền vẫn quá đủ để hiện hữu trong bữa chính hàng ngày những hôm chán cơm mà lười ăn phở.

Một điều nữa là hương vị của mì ăn liền rất dễ ăn, dễ phù hợp với mọi người và dễ cả khi chế biến kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau, trứng cũng được, xúc xích cũng vừa, hải sản lại càng ngon. Hôm nào tụ họp, tiệc tùng là y như rằng hôm sau thèm mì. Còn sau những chuyến đi xa trở về, thì nỗi nhớ mì gói còn hơn cả nhớ cơm nhà.

Vì sao hảo hảo không còn nổi tiếng như xưa

Không còn đơn điệu vài vị mì bò, lẩu thái như nhiều năm về trước, giờ đây mì ăn liền đã có hàng chục, hàng trăm hương vị khác nhau, từ mì siêu cay tới mì tôm chanh ớt, mì xốt kem phô mai kiểu Ý, từ gói mì tôm trẻ em bóp vụn bỏ mồm ăn vã thay snack tới mì nhập khẩu giá hàng chục ngàn đồng v.v… Từ mì gói nay có cả thêm ly, tô, khay… Từ gói mì mà người ta chỉ có thể tưởng tượng, ao ước bên trong nó là những con tôm to, đỏ au như trên bao bì thì nay mì đã có thêm nào tôm, nào thịt, nào rau … để không phải nói câu “cuộc đời nếu hoàn hảo thì Hảo Hảo đã có tôm”.

Mì gói là thế. Lặng lẽ tồn tại, nhưng luôn hữu dụng khi cần. Dẫu cho là hàng chục năm về trước cho tới (dám cá là) cả chục năm về sau, gói mì vẫn sẽ là bữa ăn ngon miệng, dễ tính dễ chiều.

Vì sao hảo hảo không còn nổi tiếng như xưa

Câu trả lời, đáng ngạc nhiên là “Có.” Người ta vẫn thường xuyên mượn tới gói mì xưa cũ ấy trong những cuộc lẩu vui đêm muộn, vẫn đôi khi tìm về nó để thưởng thức hương vị thân yêu nơi quán ăn bên đường. Rồi nào là mì Lẩu Thái, mì gà sợi phở Good v.v…, một cách thú vị và lạ lùng, những gói mì sơ khai ấy lại được nhớ tên, nhớ mặt nhiều nhất giữa hằng hà sa số các loại mì ngon miệng ở thời điểm hiện tại. Lý do, cũng rất đơn giản: Mì gói không hề mất đi sức hút của nó qua thời gian, và vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho một bữa ăn nhanh gọn, giản đơn. Rồi ngày mai, ngày kia hay ngày kìa, bạn sẽ lại úp cho mình một gói mì giản đơn, dung dị, sẽ động lòng nhớ thương quá khứ khi thấy những đứa trẻ con dấm dúi cùng nhau bóp vụn gói mì chấm muối ăn vã hay mỉm cười vẫy chào cô hàng phở đang đảo cái chảo to cộ để xào mì nơi đầu ngõ. Nói cách khác, những gói mì bình dị thân thương sẽ luôn ở đó khi chúng ta cần – trong những ngày lỡ bữa, đói bụng hay đơn giản là muốn tìm về chút hoài niệm thân thương.

Nguồn: https://kenh14.vn/nam-thang-co-qua-mi-goi-van-do-mon-an-huyen-thoai-ma-nguoi-viet-luon-mang-theo-du-o-bat-cu-noi-dau-20191226044939332.chn