Vì sao làm văn điểm nhỏ

Với thời gian làm bài 120 phút, nên phân bổ thời gian như thế nào cho các câu để làm bài hiệu quả nhất?

- Việc phân bổ thời gian cũng như thứ tự ưu tiên thực hiện từng câu hỏi phụ thuộc nhiều vào chiến lược, khả năng cũng như mục tiêu của mỗi người. Với tôi, mức điểm cho mỗi câu hỏi trên đề đã thể hiện khá rõ ràng cách phân bổ thời gian hợp lý khi làm bài để đạt kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, về thứ tự ưu tiên, nên làm những câu mà mình thấy tự tin và có khả năng xử lý tốt trước.

Theo Duy, làm thế nào để làm tốt câu đọc – hiểu văn bản?

- Trước tiên, phải đọc thật kỹ câu hỏi, gạch chân các từ khoá quan trọng trước khi đọc đoạn văn bản được dẫn trên đề. Tuyệt đối không dành thời gian đọc kỹ, đọc hết đoạn văn bản được trích, chỉ nên dành từ 15-20 giây để đọc lướt qua văn bản. Tập trung sự chú ý đến tiêu đề, tác giả, nguồn gốc đoạn văn bản (trích từ đâu) để nắm được nội dung chính, xác định chính xác thể loại, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính. Trả lời ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm yêu cầu của câu hỏi và chỉ nên làm phần đọc - hiểu trong khoảng từ 8-10 phút.

Các dạng bài trong câu nghị luận văn học là những dạng nào? Với mỗi dạng bài nên trình bày thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

- Thật ra, nghị luận văn học có khá nhiều dạng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ kỳ thi THPT Quốc gia, đề thi thường được gói gọn trong một số dạng thường gặp như phân tích tác phẩm (hoặc một phần của tác phẩm) theo định hướng, phân tích hai tác phẩm trong cùng một hệ quy chiếu nhất định. Kiến thức và kỹ năng cho mỗi dạng bài đã được thầy cô cung cấp rất kỹ trong quá trình giảng dạy. Chỉ muốn khuyên các thí sinh hãy luôn tỉnh táo để hiểu mục đích của người ra đề và đáp ứng nó một cách đầy đủ, chính xác. Đó là bí quyết để mình đạt điểm khá tốt trong kỳ thi vừa rồi.

Vậy làm sao để có được một bài văn hay?

- Thật sự, đây là một câu hỏi rất khó trả lời, như thế nào là hay, điều đó phụ thuộc rất lớn vào thẩm mỹ, thế giới quan của mỗi người, rất khó để tìm ra một chuẩn mực cho khái niệm “hay”. Tuy nhiên, muốn làm một bài văn hay thì trước tiên phải làm đúng và một bài văn đúng phải đảm bảo được 4 yếu tố.

Thứ nhất, bài làm đi đúng trọng tâm đề bài, không lan man, tản mạn. Thứ hai, bố cục bài văn có đầy đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Dung lượng mỗi phần được phân bổ hợp lý, không quá dài, không quá ngắn. Thứ ba, câu văn đúng ngữ pháp, có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Cuối cùng, từ ngữ được sử dụng chính xác, hạn chế tối đa các từ ngữ gây khó hiểu, mập mờ trong ngữ cảnh. Tuyệt đối không sử dụng các từ ngữ mà mình không chắc chắn, hoặc không tìm thấy trong từ điển tiếng Việt. Chỉ cần làm được như vậy đã giúp chúng ta “ăn điểm” rất nhiều.

Việc hệ thống kiến thức trong môn Văn rất quan trọng. Vậy Duy đã hệ thống như thế nào trong quá trình ôn tập?

- Việc biết, hiểu và vận dụng kiến thức đóng vai trò chủ chốt trong bất kỳ môn học nào. Đối với bộ môn Ngữ Văn, dung lượng kiến thức khá nhiều và phong phú với nhiều nguồn tham khảo. Tuy nhiên, trước khi tìm đến những phần kiến thức nâng cao, mở rộng, cần nắm chắc chắn tất cả nội dung kiến thức cơ bản của bài học. Với kinh nghiệm của tôi, những nội dung này được thể hiện rất rõ ràng, đầy đủ tại phần ghi nhớ sách giáo khoa cùng “chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn Ngữ văn”.

Vì sao làm văn điểm nhỏ
Môn Ngữ văn là một trong 2 môn chính trong chương trình học văn hoá của chúng ta. Là môn học không thể thiếu trong các kỳ thi tốt nghiệp. Ngữ văn cung cấp cho chúng ta những kiến thức không chỉ trên lí thuyết mà cả những kinh nghiệm, những vốn sống đáng quí, còn dạy cho chúng ta cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp như thế nào...

Có quá nhiều lợi ích có được từ môn Văn.

Thế nhưng có rất nhiều bạn ghét học Văn? Tại sao vậy?

Thực trạng hiện nay

  • Thầy cô bắt học sinh phát triển theo dàn bài đã có sẵn.Về nhà soạn bài trước.
  • Đến lớp, nghe cô nói một hồi, ghi chép, xong không biết mình đã ghi những gì .
  • Nhiều bạn học sinh “ghét học văn” là bởi chương trình học của chúng ta quá nặng nề. Mỗi tác phẩm văn học có giá trị thực sự là một tác phẩm nghệ thuật. Để học và hiểu những tác phẩm nghệ thuật ấy, không thể gói gọn trong vài tiết là được. Vậy thì làm sao học sinh có thể hiểu được sự đổi mới, cách tân thơ ca của tác giả? Làm sao có thể cảm nhận cái hay, cái lạ của tác phẩm? Chính lượng kiến thức quá lớn đã khiến nhiều bạn cảm thấy “sợ”.
  • Tại sao chúng ta không hỏi, bạn mình học được, đạt được điểm cao mà mình không thể. Môn Văn là gì chứ! Sao phải sợ?

Nguyên nhân từ đâu?

Con không có định hướng rõ ràng

Có rất nhiều bậc làm cha mẹ chỉ mong muốn cho con thi vào trường Đại Học nào lúc ra trường con kiếm được nhiều tiền, mà quên đi sở thích, sở trường của con là gì? năng lực của con ở đâu?

Hơn nữa có nhiều học văn như “Nghĩa vụ”, học làm sao thi qua là được, không thực sự có hứng thú, học đối phó. Như vậy các bạn dần dần bị chai sạm cảm xúc.

Con không có kỹ năng, phương pháp

Học sinh Việt Nam bây giờ lập một dàn bài vô cùng  yếu. Thực trạng chung hiện nay cô giáo xây dựng sẵn và yêu cầu học sinh làm theo dài bài cô cho, bắt học sinh phát triển theo dàn bài sẵn có.

Phương pháp truyền thụ theo tinh thần đổi mới đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, phối hợp nhiều hình thức khác nhau chứ không chỉ dừng lại việc đọc - chép. Ví dụ như: Cho học sinh tự nhận diện đề bài, phân tích,  diễn đạt cách hiểu, trao đổi, tranh luận… để tự tìm ra giá trị cốt lõi của bài văn.mà văn bản muốn gửi gắm. Từ đó rút ra bài học chứ không phải giáo viên đọc cho học sinh chép, học sinh chép và đọc thuộc lòng.

Phương pháp truyền tải của giáo viên

Người giáo viên không đơn giản chỉ có lên lớp, truyền lại kiến thức cho học sinh mà còn nữa đó là nói cho học sinh biết được cái hay cái đẹp từ môn học mà họ dạy để nó ứng dụng vào cuộc sống, trở thành một người thực sự có ích cho cái xã hội này. Và Ngữ Văn, không dừng lại ở đó mà còn dạy cho học sinh khi ra trường cách biết yêu thương, biết quý trọng cuộc sống, biết được chữ "NHÂN" nó viết như thế nào nữa.

Con không tư duy, thụ động

Các bạn đang chỉ dừng lại ở việc ăn sẵn trên nền tảng cảu thầy cô đưa ra, lười suy nghĩ, lười vận động. Quen với việc được thầy cô đọc cho chép, học thuộc lòng. Như vậy các bạn dần mất đi yếu tố cảm thụ văn học và mất đi kỹ năng viết.

Học theo kiểu nhồi nhét, chỉ đến lúc thi cử mới học ngày, học đêm. Tâm lý bài văn dài đã ngán ngẩm, nghĩ mình không thể bịa ra được như yêu cầu của thầy cô, dần dần chán nản, lười biếng và thậm chí là bỏ bê.

Vậy học sinh làm gì không ghét học văn?

Việc muốn ghi nhớ những kiến thức đã học không phải là khó nếu như các bạn có một phương pháp học hiệu quả.

Thay vì học thuộc lòng cả mấy trang giấy, tại sao các bạn không nghĩ đến việc vẽ nó ra sơ đồ tuy duy để phân tích, mổ sẻ các vấn đề.Chỉ cần các đọc kỹ tác phẩm, đọc kỹ câu hỏi, xác định nội dung và yêu cầu của câu hỏi đó rồi tìm đáp án trong văn bản.

Với những câu về cảm nhận hay suy nghĩ, em cứ mạnh dạn trình bày theo cách hiểu của mình thôi. Các bạn có thể làm ngắn nhưng đủ ý, các bạn hiểu, ghi nhớ, còn hơn là chép hàng chục trang vẫn không hiểu gì.

Học văn có gì là khó!

Vì sao làm văn điểm nhỏ

Ngữ Văn là một trong 3 môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia, môn Ngữ Văn đang khiến nhiều học sinh băn khoăn bởi để đạt điểm cao không phải dễ.

Vậy bí quyết làm bài thi Ngữ Văn đạt điểm cao là gì? 

1. Đọc và phân tích kĩ đề

Đọc đề bài là bước nhất thiết học sinh phải thực hiện khi làm bài thi, đặc biệt đối với môn Ngữ Văn các bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn cho công việc này. Đọc đề để hiểu mình cần trả lời như nào, triển khai ý ra sao, viết bài theo hướng nào?

Đặc biệt, nếu không đọc kĩ đề, phân tích kĩ những từ khóa bạn sẽ dễ rơi vào những trường hợp nhầm lẫn đáng tiếc. Ví dụ như phân tích sai hình tượng yêu cầu đề đưa ra, triển khai bài theo phương thức khác hoàn toàn đề nói đến, nhầm phân tính thành bình luận, chứng minh thành cảm nhận chẳng hạn… Thế mới biết bước đọc đề quan trọng đến nhường nào.

2. Nháp dàn ý sơ giản trước khi viết

Tại sao làm văn phải nháp? Có lẽ nhiều bạn thấy rất lạ? Nhưng nháp lại chính là bước cực kì quan trọng để hoàn thiện một bài văn hay.

Nháp chỉ đơn thuần là cách bạn gạch ra toàn bộ những ý bạn muốn triển khai trong bài viết, những dẫn chứng hay bạn muốn đưa vào bài,… Nhiều bạn sẽ phân bua rằng có thể để trong đầu và dần tự viết ra nhưng ở trong phòng thi sẽ tạo cho bạn áp lực, khiến bạn dễ dàng sao lãng mà quên đi những gì mình vừa nghĩ ra. Bởi thế nháp văn là để tư duy, là để nhớ.

3. Viết văn luôn cần có luận điểm rõ ràng

Trong quá trình chấm bài, một giáo viên phải đảm nhận đọc đến cả trăm bài viết. Sự lặp lại liên tục ấy đôi khi sẽ gây tác động xấu tới tâm lý của người chấm. Với một bài văn rõ ràng luận điểm, ý tứ được hiện rõ trong các đoạn, giáo viên sẽ dễ dàng hài lòng và cho điểm cao hơn so với những câu văn lan man, không rõ ý.

Một lời khuyên nhỏ rằng với bài thi văn đại học yêu cầu không cần quá trau chuốt về từ ngữ, nhưng nhất thiết cần rõ ràng về mạch ý, ý phải bật lên được ở từng đoạn. Hãy cố viết những câu chủ đề thật trực tiếp để người chấm dễ dàng nhận thấy nhất.

4. Mở bài hấp dẫn

“Đầu xuôi đuôi lọt”, ấn tượng ban đầu tốt đẹp sẽ giúp ích rất nhiều cho những cảm nhận về sau. Viết văn cũng như thế, một mở bài hay sẽ khiến người đọc cảm thấy dễ chịu và muốn đọc tiếp những đoạn về sau hơn.

Một mẹo nhỏ rằng, bạn nên viết trước mở bài trong lúc ôn tập ở từng văn bản cụ thể, sau đó dựa theo mở bài sẵn ấy biến tấu theo yêu cầu đề, tránh mất thời gian quá nhiều vào phần mở đầu.

5. Bố trí thời gian hợp lý

Đây là một trong những bí quyết quan trọng nhất để làm một đề thi văn hoàn chỉnh. Theo kinh nghiệm của nhiều thầy cô, các thí sinh thậm chí là học sinh giỏi đều hay mắc phải lỗi về bố trí thời gian không hợp lý dẫn đến kết quả bài thi không khả quan.

Để tránh được lỗi đó, các thí sinh cần đọc kỹ đề thi một lượt, xác định điểm và thời gian làm cho từng câu. Phần đọc hiểu các bạn chỉ nên làm trong khoảng 30 phút, 30 - 45 phút cho bài văn nghị luận xã hội còn lại dành thời gian để làm câu nghị luận văn học vì đây là phần chiếm số lượng điểm khá lớn.

Hy vọng rằng một số mẹo làm bài trên đây sẽ giúp các bạn đạt điểm cao cho bài thi Ngữ Văn sắp tới nhé!

Chúc các bạn thành công!