Viêm bàng quang có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không

Bị viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Kiến Thức Y Học - 04/30/2022

Với xã hội hiện đại như ngày nay, bệnh viêm đường tiết niệu là căn bệnh khá phổ biến khi có tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng cao. Nguyên do là bởi sự chủ quan của con người, bên cạnh đó là sự thiếu hiểu biết nên mới tạo ra các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh. Có rất nhiều chị em lo lắng không biết bị viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không?

Viêm bàng quang có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không

Với xã hội hiện đại như ngày nay, bệnh viêm đường tiết niệu là căn bệnh khá phổ biến khi có tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng cao. Nguyên do là bởi sự chủ quan của con người, bên cạnh đó là sự thiếu hiểu biết nên mới tạo ra các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh. Có rất nhiều chị em lo lắng không biết bị viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không?

Viêm đường tiết niệu có triệu chứng như thế nào?

Bệnh viêm đường tiết niệu có dấu hiệu nhận biết vô cùng rõ ràng như: Thường xuyên muốn đi tiểu hoặc đi tiểu, có cảm giác muốn đi vệ sinh thường xuyên nhưng khi đi thì lại không có nhiều nước tiểu; Khi đi tiểu luôn có cảm giác đau tức, như bị kim châm; Bụng dưới và lưng thường xuyên bị đau, nóng rát.

Khi tình trạng viêm nhiễm nặng mà lan tỏa đến tử cung và thận thì nó sẽ gây ra những chứng như: ớn lạnh, đau lưng, buồn nôn và nôn, sốt. Bệnh còn có dấu hiệu nhận biết ở chỗ nước tiểu có màu khác khi đi tiểu, đi tiểu khó khăn, tiểu gắt, bụng ậm ạch và khó chịu.

Trước khi chúng ta tìm hiểu bị viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không thì chúng ta cùng tìm hiểu về những biến chứng của bệnh như: viêm đường tiết niệu dễ gây nhiễm trùng từ bàng quang lên thận, có khi là lên cả hai quả thận. Khi vi khuẩn tấn công thận, chúng sẽ làm cho thận bị tổn thương nặng và làm giảm đi vĩnh viễn chức năng của nó. Với những người bị bệnh thận, viêm đường tiết niệu còn làm tăng nguy cơ bị suy thận. Mặc dù cũng hiếm gặp nhưng nhiễm trùng cũng dễ xảy ra và đi vào đường máu, lan sang các cơ quan khác.

Viêm bàng quang có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không

Bị viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Nếu bạn đang băn khoăn không biết bị viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không thì câu trả lời là “không”. Theo nghiên cứu của các chuyên gia phụ khoa, bệnh viêm đường tiết niệu không hề liên quan đến việc bị chậm kinh hay rối loạn kinh nguyệt. Nguyên do là bởi việc bệnh nhân bị tiểu ra máu trong bệnh lý nhiễm trùng đường nước tiểu và bị ra máu trong chu kỳ kinh là ở hai đường khác nhau, một bên là đường âm đạo, một bên là đường tiết niệu.

Tuy nhiên, cũng có thể do tâm lý lo lắng, mệt mỏi hoặc căng thẳng của bệnh nhân đã kiến cho bệnh ngày càng nặng hơn, chu kỳ kinh nguyệt cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Thế nên, bạn không nên lo lắng quá và nên thực hiện chế độ nghỉ ngơi thích hợp để cho chu kỳ kinh khỏe mạnh.

Để giúp bản thân phòng tránh được căn bệnh viêm đường tiết niệu, chúng ta cần:

- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín để ngăn chặn vi khuẩn gây viêm nhiễm, giữ gìn nhà vệ sinh luôn sạch và thoáng.

- Sau khi quan hệ nên đi tiểu để tránh bị vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Chị em cũng nên thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh, thực hiện lối sống chung thủy.

Viêm bàng quang có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không

- Thường xuyên uống nước để thải độc cho cơ thể.

- Không nên nhịn tiểu bởi nó sẽ làm ngưng đọng nước tiểu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

- Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nhất là vitamin C bởi nó có tác dụng ngằn ngừa bệnh viêm bàng quan và hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn.

Như vậy, bị viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt là thông tin hoàn toàn không có căn cứ khoa học nào. Do đó, bệnh nhân hãy cứ yên tâm điều trị bệnh và cố gắng giữ sức khỏe thật tốt để tránh những biến chứng về sau.

Xem thêm:

  • Viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng gì?
  • Bệnh viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?

  • Viêm bàng quang kẽ là viêm bàng quang không nhiễm trùng có xu hướng gây ra chứng đau vùng chậu mạn tính và tăng tần suất đi tiểu.

  • Chẩn đoán đòi hỏi phải loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng tương tự (ví dụ như UTI, bệnh viêm khung chậu, viêm tuyến tiền liệt mạn tính hoặc viêm tiền liệt tuyến không do vi khuẩn, viêm túi thừa), nội soi bàng quang và sinh thiết.

  • Chữa khỏi rất hiếm, nhưng đến 90% bệnh nhân cải thiện với điều trị.

  • Các phương pháp điều trị có thể bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện bàng quang và thuốc (ví dụ như pentosan polysulfate natri, thuốc chống trầm cảm ba vòng, NSAIDs, dẫn xuất dimethyl sulfoxide).

  • Phẫu thuật là phương án cuối cùng cho những bệnh nhân bị đau trơ với tất cả các phương pháp điều trị khác.

Hầu như tất cả phụ nữ đều biết đến một lần trong đời bị các triệu chứng liên tục buồn đi tiểu, rát bỏng khi đi, rồi đau ở bụng dưới. Bệnh nhiễm trùng bàng quang (hay viêm bàng quang) tuy dễ xử lý nhưng có thể rất khó điều trị nếu không được phát hiện sớm và đã gây biến chứng.

Tại sao phụ nữ hay bị viêm bàng quang

- Trong số nhiều lý do gây lây nhiễm qua đường tiểu tiện, lý do chủ yếu là cấu tạo phức tạp của cơ quan sinh dục nữ. Niệu đạo - đường dẫn nước tiểu của phụ nữ ngắn nên mầm bệnh ở vùng hậu môn thường di chuyển dễ dàng đến bàng quang. Nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang sẽ tăng lên vào mùa hè, nhất là ở các nước xứ nóng, khi người dân ra mồ hôi nhiều và tiểu ít đi.

- Bạn cũng nên hết sức cẩn thận với thuốc tránh thai vì đây cũng là một trong các nguyên nhân gây viêm bàng quang. Thuốc ngừa thai khi thực hiện nhiệm vụ của mình sẽ gây tác dụng phụ là làm trở ngại việc bài tiết; mặt khác, còn thay đổi hệ vi khuẩn ở cơ quan sinh dục.

- Vệ sinh kém cũng khiến các vi khuẩn sản sinh nhanh. Chị em cần đặc biệt lưu ý điều này trong các kỳ kinh nguyệt. Ít thay băng vệ sinh cũng dễ dẫn đến viêm nhiễm. Ngược lại, làm vệ sinh quá nhiều cũng chưa hẳn đã tốt. Nhiều chị em mắc chứng sợ hãi vô cớ với các loại vi khuẩn nên thường xuyên sử dụng các chất diệt khuẩn hoặc không biết sử dụng phù hợp các sản phẩm vệ sinh.

- Việc sử dụng vòi hoa sen xịt trực tiếp vào âm đạo sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn cũng là nguồn gốc gây bệnh. Các nhân tố gây ra việc đọng nước tiểu ở bàng quang, nhất là bệnh táo bón cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Một vài loại bệnh tật cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm do đọng nước tiểu ở bàng quang; đó là bệnh đái đường, chứng bại liệt hay các bệnh thần kinh.

- Một số loại viêm bàng quang cũng phụ thuộc vào đời sống tình dục của bạn và sự thay đổi hormon. Ở phụ nữ, căn bệnh đặc biệt này xuất hiện vào thời kỳ đang mang thai hoặc mãn kinh, vì đây là giai đoạn thay đổi hormon mạnh mẽ nhất.

- Cuối cùng, có một nguyên nhân ít được lưu tâm của bệnh viêm bàng quang là mặc quần áo. Mặc quần áo quá chật có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây ẩm vùng kín, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cư trú và phát triển.

Những lưu ý phòng bệnh

Để sức khoẻ phái yếu không bị suy giảm vì căn bệnh dễ phòng và không khó chữa này, người bệnh cần:

- Uống đủ nước. Mỗi ngày nên uống từ 1,5 - 2 lít nước. Uống đủ lượng nước này giúp cơ thể bài tiết tốt tránh nước tiểu ứ đọng ở bàng quang là biện pháp hạn chế được viêm nhiễm.

- Không nhịn đi tiểu. Cố gắng đi tiểu đều đặn và không được nhịn lâu. Vì đây cũng gây ra hiện tượng ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.

- Đi tiểu ngay sau khi quan hệ. Nếu thấy hiện tượng đau của viêm bàng quang ngay sau khi quan hệ, bạn nên đi tiểu ngay vì nước tiểu sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại đang trú ngụ ở ngay niệu đạo.

- Tránh gây ẩm ướt hay làm tăng nhiệt độ cơ thể. Tránh mặc quần áo quá chật vì sẽ kích thích tiết mồ hôi.

- Chú ý giữ vệ sinh trong thời gian kinh nguyệt. Trong thời gian này nên thường xuyên thay băng vệ sinh.

Khi mắc bệnh, không được tự điều trị mà phải đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa và phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ vì nếu không vi khuẩn sẽ kháng thuốc và bệnh sẽ tái phát.

BS. TRẦN QUỐC NINH
Theo SK&GĐ