Viết đoạn văn nêu nhân xét của em về nhân vật Xan-chô Pan-xa trong đó có sử dụng tình thái từ

Trang chủ » Lớp 8 » Soạn văn 8 tập 1

Câu 3: (Trang 79 - SGK Ngữ văn 8) Vẫn qua các sự việc ấy, chứng minh nhân vật Xan-chô Pan-xa cũng bộc lộ cả những mặt tốt lẫn mặt xấu.

Bài làm:

Nhân vật Xan-chô Pan-xa cũng bộc lộ cả những mặt tốt lẫn mặt xấu:

  • Sống vui vẻ, tự nhiên, thoải mái: Xan-chô Pan-xa là một bác nông dân béo lùn cưỡi trên lưng con lừa thấp tè. Bác làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê với kì vọng là khi chủ thành đạt sự nghiệp lớn, bác sẽ được làm thông đốc cai quản một vài hòn đảo. Đủng đỉnh cười lừa đi sau chú, gã giám mã này chẳng lúc nào quên bầu rượu và cái túi hai ngăn đựng đầy đủ các thức ăn ngon.
  • Đầu óc sáng, thiết thực: Bác luôn tỉnh táo. Khi thấy chủ muốn tiến công những chiếc cối xay gió, bác vội can ngăn. Nhưng khi chú xông tới giao tranh với cối xay gió, bác đã hèn nhát lẩn tránh, đợi tới lúc chú bị trọng thương, bác mới vội thúc lừa đến cứu
  •  Nhát gan, ích kỉ: Bác sợ hài, nhút nhát, nếu không muốn nói là hèn nhát. Hơi đau một chút thì rên rỉ ngay.
  • Thiện cận, vụ lợi: Bác quan tâm đến nhu cầu vật chất hàng ngày như ăn, ngủ, nhưng vì quá chú trọng chăm lo cho cá nhân mình nên trở thành tầm thường.

==> Có thể nói, Xan-chô Pan-xa khác xa với tính cách của người chủ. Bác sống thực tế, thiết thực hơn nhưng cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách như nhát gan, ích kỉ và vụ lợi.

=> Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Đánh nhau với cối xay gió

Từ khóa tìm kiếm Google: soạn văn câu 3 trang 79 ngữ văn 8 tập 1, hướng dẫn soạn văn câu 3 trang 79 ngữ văn 8 tập 1, trả lời câu 3 trang 79 ngữ văn 8 tập 1, đánh nhau với cối xay gió văn 8

Lời giải các câu khác trong bài

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Đánh nhau với cối xay gió Ngữ văn Lớp 8 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Đánh nhau với cối xay gió này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 8 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 8.

Đề bài:Nhân vật Xan-chô-pan-xa là người như thế nào trong truyện “Đánh nhau với cối xay gió”?

Trả lời:

- Trí tuệ: hoàn toàn tỉnh táo

+ Nhận thức được bản chất của sự vật- cối xay là cối xay

- Ước muốn: thực tế tới mức thực dụng

+ Mong được cai trị một vài hòn đảo

- Hành động: nhút nhát, sợ sệt

+ Không dám theo chủ vào đánh nhau với cối xay

+ Hơi đau một chút đã kêu ca ngay

- Quan niệm sống: quá chú trọng tới bản thân (quan tâm quá mức tới việc ăn, ngủ…)

- Tính cách: nhát gan, ích kỉ, vụ lợi nhưng trung thành, thực tế

→ Xan-chô-pan-xa là nhân vật tồn tại cả những mặt tốt, xấu, hay dở. Xan-chô-pan-xa rất thực tế, tỉnh táo nhưng nhân vật này thực dụng, hèn nhát, tham lam.

Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” mang lại một tiếng cười nhẹ nhàng cho người đọc. Trong truyện, Đôn-ki-hô-tê là một nhân vật vừa đáng thương vừa đáng trách, khi đáng kính trang nghiêm lúc lại nực cười, gàn dở. Nhân vật được giới thiệu là một lão quý tộc nghèo ở nông thôn, lão say mê các câu chuyện kiếm hiệp phiêu lưu, mạo hiểm và chìm đắm trong thế giới hoang tưởng đó. Hình ảnh người hiệp sĩ oai phong, lẫm liệt làm sao, bộc lộ phẩm chất anh hùng ở một đấng nam nhi. Và cuộc chiến không cân sức đó đã mang lại hậu cho chàng hiệp sĩ “nằm không cựa quậy sau cái ngã như trời giáng”. Người giám mã Xa-chô Pan-xa, một người thực tế, gặp may mắn thì ít mà rủi ro thất bại thì nhiều. Xan-chô Pan-xa là một bác nông dân béo lùn cưỡi trên lưng con lừa thấp tè. Bác làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê với kì vọng là khi chủ thành đạt sự nghiệp lớn, bác sẽ được làm thống đốc cai quản một vài hòn đảo. Đủng đỉnh cười lừa đi sau chú, gã giám mã này chẳng lúc nào quên bầu rượu và cái túi hai ngăn đựng đầy đủ các thức ăn ngon.Bác luôn tỉnh táo. Khi thấy chủ muốn tiến công những chiếc cối xay gió, bác vội can ngăn. Nhưng khi chú xông tới giao tranh với cối xay gió, bác đã hèn nhát lẩn tránh, đợi tới lúc chú bị trọng thương, bác mới vội thúc lừa đến cứu. Bác sợ hài, nhút nhát, nếu không muốn nói là hèn nhát. Hơi đau một chút thì rên rỉ ngay. Truyện về chàng hiệp sĩ khiến chúng ta thêm trân trọng về những ước mơ, lí tưởng sống hướng tới chính nghĩa của mỗi người trong cuộc sống nhưng cần tỉnh táo, không nên chìm đắm trong những thế giới ảo, viển vông và hão huyền..

Đánh nhau với cối xay gió mở ra trước mắt ta câu chuyện phiêu lưu lạ kì của hai nhân vật. Ấn tượng để lại trong ta không chỉ là một Đôn ki hô tê mà còn là Xan-chô Pan-xa. ANh giám mã này là nhân vật phụ làm nền cho nhân vật chính là Đôn Ki-hô-tê. Giưa hai người là những tương quna đối lập. Nếu Đôn Ki-hô-tê mơ mộng và ảo tưởng thì Xan-chô Pan-xa có vẻ tỉnh táo hơn và thực dụng hơn cả,. Ngoại hình của nhân vật đuuợc Xéc van téc nói tới là một nông dân béo lùn, nhận làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê chỉ vì được hứa cho làm làm thống đốc cai trị vài hòn đảo, được sống giàu sang, phú quí. Hình ảnh bác đủng đỉnh cưỡi lừa đi theo chủ cùng bầu rượu và cái túi hai ngăn đựng đầy thức ăn ngon giúp ta hiểu hơn cái đời thường của bác. Bác nhận định rất rõ kẻ thù của hiệp sĩ là những chiếc cối xay gió và tìm cách giải thích rành mạch nhất có thể: cái vật trông giống cánh tay là những cảnh quạt, khi có gió thổi, chúng sẽ quay tròn làm chuyển động cối đá bến trong. Chứng kiến sự mơ mộng của chủ, bác đã cố hét to nhưng tuyệt nhiên không lên ngăn cản. Thái độ này ở bác giúp ta hiểu bác tỉnh táo rất đối lập với người chủ mơ mộng kia. Nhưng bác lại không hề dũng cảm giúp chủ dù thấy chủ mình tả tơi. Có lẽ cá tính hèn nhát, cục mịch làm bác không thể, không muốn phải đi làm một chuyện có phần hoang đường đó. Nhưng chính sau trận đánh mà ông chủ bị thua thê thảm, ta thấy được ở Xan chô Pan xa sự tận tâm. Bác ta vừa xoa xuýt thương chủ, vừa cố giải thích một lần nữa, giải thích để thức tỉnh ông chủ dẫu cho ông chủ thì cứng ngắc, cố chấp không tin bác. Bác ta giữ cho mình lối suy nghĩ lạc quan, ao ước và có phần ảo tưởng về thế giới này. Để rồi sau khi rượu thịt ních đầy cái dạ dày, đến tối hôm ấy, trong khi ông chủ thao thức, trằn trọc thì giám mã, người hầu cận thân tín kia ngủ một mạch cho đến sáng hôm sau, vừa tỉnh dậy đã vớ ngay lấy bầu rượu…Xan cho Pan xa chính là con người của đời thường với những thú vui ăn ngủ song cũng vì thế mà chân dung nhân vật gần gũi hơn với bạn đọc. 

Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật. Tuy các nhân vật trong chuyện cổ tích có sự đa dạng về hình hài, số phận nhưng đều có đặc điểm chung là chúng được xây dựng nhằm thể hiện những ước mơ niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. Truyện cổ tích “Sọ Dừa” là một câu chuyện về đề tài “người đội lốt vật”, qua đó các tác giả dân gian đã khẳng định vẻ đẹp chân chính của con người, cũng như sự đồng cảm đối với những con người có số phận bất hạnh trong xã hội.

Trước hết, Sọ Dừa có một sự ra đời vô cùng kì lạ, một lần vào rừng hái củi, mẹ của Sọ Dừa đã uống nước ở trong một cái sọ dừa bên gốc cây, từ hôm đó về nhà bà hoài thai và sinh ra Sọ Dừa. Và khi sinh ra Sọ Dừa cũng có một hình dáng vô cùng kì lạ “…một đứa bé không chân, không tay, tròn như một quả dừa”, và khi người mẹ có ý định vứt bỏ thì đứa bé kì lạ này còn biết cất tiếng gọi đầy tha thiết, tội nghiệp “Mẹ ơi, con là người đây. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp”. Đây là một tình tiết đầy kì lạ, bởi Sọ Dừa không chỉ có hình dáng khác người mà dường như cũng trưởng thành hơn, không giống như những đứa trẻ mới sinh. Có lẽ đây cũng chính là đặc điểm của những câu chuyện cổ tích, các tác giả dân gian xây dựng những yếu tố kì lạ để thể hiện những quan niệm thực, cách nhìn nhận, đánh giá rất thực về con người, về nhân sinh.

Sọ Dừa dù lớn cũng không khác gì lúc nhỏ, lúc nào cũng lăn lông lốc trong nhà, không làm được việc gì, khiến cho bà mẹ phải lên tiếng than phiền “Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi ở chăn bò. Còn mày chẳng được tích sự gì”. Tuy nhiên, Sọ Dừa không phải là người “không được tích sự” gì như bà mẹ cũng như mọi người suy nghĩ. Ở Sọ Dừa luôn có sự trưởng thành hơn những đứa trẻ cùng trang lứa, thể hiện ngay trong lời nói và hành động của chàng “Gì chứ chăn bò thì con cũng chăn được. Mẹ cứ nói với phú ông cho con đến ở chăn bò”. Ý kiến này của chàng không chỉ khiến cho người mẹ bất ngờ mà còn khiến cho phú ông hoài nghi, thậm chí coi thường “..cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?”.

Nhưng trái lại với sự coi thường, dè bỉu của phú ông, Sọ Dừa chăn bò rất giỏi, hàng ngày Sọ Dừa thả bò ra đồng, tối lại dắt về, không thiếu một con “…bò con nào con nấy bụng no căng”. Theo thời gian, Sọ Dừa cũng trưởng thành, chàng cũng có những mong muốn như bao chàng trai bình thường nào khác, đó chính là khát khao về tình yêu, về hạnh phúc. Cô con gái út của phú ông là người hiền lành, tốt bụng nhất trong ba chị em con phú ông, cô không dè bỉu, coi thường, cũng là người duy nhất tình nguyện mang cơm cho Sọ Dừa, trong một lần mang cơm, cô đã nghe thấy tiếng sáo véo von, khi đến gần thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.

Đây cũng là lần đầu tiên, con người thật của Sọ Dừa được khám phá, không phải với lốt vật như mọi người vẫn thấy. Từ đó mà cô út đem lòng yêu mến Sọ Dừa. Biết được tấm chân tình của cô gái mà Sọ Dừa về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Ý muốn này thật khó thực hiện, làm cho bà mẹ không khỏi sửng sốt. Vì nếu Sọ Dừa có hình hài như một người bình thường, nhưng với một gia cảnh nghèo khó đã không thể lấy vợ, bởi quan niệm “môn đăng hậu đối” trong xã hội xưa rất khắt khe, hơn nữa đây còn là con gái của phú ông, mà Sọ Dừa cũng đâu phải người bình thường, hình hài của chàng luôn nhận sự coi thường, dè bỉu, đặc biệt là từ phú ông.

Sọ Dừa vốn không phải người bình thường, vốn ẩn giấu những điều kỳ lạ, sức mạnh kì lạ, vì vậy mà những sính lễ mà phú ông đưa ra, gồm “ …một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm” thì cũng không làm khó được Sọ Dừa. Khi chàng mang sính lễ sang bên nhà phú ông, lão đã rất bất ngờ, bị cho những sính lễ ấy làm cho hoa mắt. Lão hỏi con gái xem ai chịu lấy Sọ Dừa, như tính cách kiêu kì vốn có, ác nghiệt vốn có thì cô cả và cô hai không ai chịu lấy Sọ Dừa, chỉ có cô út đồng ý. Đám cưới của Sọ Dừa và cô út cũng vô cùng linh đình, gia nhân chạy ra vào tấp nập, vì vậy mà những người chị độc ác vô cùng ghen tức, có phần tiếc nuối vì khi ấy không chịu lấy Sọ Dừa.

Cuộc sống của vợ chồng Sọ Dừa vô cùng hạnh phúc, hơn nữa chàng còn ngày đêm đèn sách, chờ khoa thi. Và đúng như dự đoán, Sọ Dừa đã đỗ trạng nguyên, vua sai chàng đi sứ. Vốn là người thông minh, lại có cảm giác bất an nên Sọ Dừa đã đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải luôn mang trong người, phòng khi phải dùng đến. Quả nhiên như vậy, khi Sọ Dừa đi thì hai bà chị đã nhẫn tâm hại cô em gái, ý định muốn thay em làm bà trạng. Nhưng vì đã có những vật dụng mà Sọ Dừa đã đưa mà cô vợ có thể thoát khỏi kiếp nạn này. Không những thế, đó còn là những vật dụng giúp Sọ Dừa tìm được vợ.

 

Như vậy, nhân vật Sọ Dừa là kiểu nhân vật người mang lốt vật trong truyện cổ tích, đây là kiểu nhân vật khá quen thuộc trong truyện cổ tích của Việt Nam. Thông qua nhân vật này, các tác giả dân gian muốn đề cao giá trị của con người, đồng thời thể hiện sự đồng cảm với những con người bất hạnh trong cuộc sống. Các tác giả cũng thể hiện niềm tin cũng như khát vọng về lẽ công bằng ở đời, theo đó những con người thiện lương, tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc, người có dã tâm độc ác sẽ phải nhận lấy những quả báo.

Tham khảo