Việt nam có bao nhiêu nghĩa trang quốc gia

https://honquan.binhphuoc.gov.vn/Website-Hon-Quan/linh-thieng-nghia-trang-liet-si-quoc-gia-vi-xuyen-2235.html https://honquan.binhphuoc.gov.vn/uploads/honquan/news/2023_07/s28.jpg

Nằm cạnh quốc lộ 2, tựa lưng vào dãy núi Tây Côn Lĩnh, phía trước hướng về sông Lô, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên có gần 1.900 phần mộ anh hùng liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Trong đó có 346 mộ chưa xác định được thông tin. Các phần mộ liệt sĩ đều được lát đá trang trọng, có hoa và cờ Tổ quốc, cùng với hương khói quanh năm như khẳng định, đồng bào, nhân dân cả nước không bao giờ quên sự hy sinh anh dũng để bảo vệ từng tấc đất Tổ quốc của các anh hùng, liệt sĩ. Đài hương với kiến trúc 3 chân vững chắc. Đặc biệt trên đỉnh đài hương là 7 vòng tròn, tượng trưng cho 7 năm chiến đấu anh dũng bảo vệ biên giới Tổ quốc.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, giữ từng tấc đất thiêng liêng. Những chiến công ấy đã ghi vào lịch sử của dân tộc. Với tinh thần “sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử”, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, hầu hết đều ở độ tuổi thanh xuân. Trong ký ức của những người lính năm xưa, mặt trận Vị Xuyên luôn là nơi hứng chịu rất nhiều đạn, pháo, hỏa lực mạnh của đối phương, những điểm cao 1509, 1200, 772, 685 ngày trước đạn cày đi xối lại, đất trở thành một màu xám xịt. Điểm cao 685 đá hóa thành vôi.

Việt nam có bao nhiêu nghĩa trang quốc gia
Đại diện lãnh đạo Báo Hà Giang, Báo Đà Nẵng và Đài PT-TH và Báo Bình Phước dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

Cựu chiến binh Hoàng Hữu Thùy (Hưng Yên) rưng rưng: “Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nghĩa trang được xây dựng khang trang như thế này, tôi rất xúc động, linh hồn đồng đội chúng tôi sẽ ấm áp”. Còn cựu chiến binh Đỗ Quang Huy (Hà Nội) thì trăn trở: “Bây giờ, chiến trường năm xưa đã trở lại màu xanh, nhưng đồng đội tôi vẫn nằm lại đó rất nhiều. Và nhiều người chưa được tìm thấy hài cốt để đưa về nghĩa trang này”.

Tại khuôn viên nghĩa trang này có Đền thờ liệt sĩ mới được xây dựng có tên của 4.000 liệt sĩ hy sinh ở mặt trận Vị Xuyên được khắc lên những tấm bảng đồng trang trọng. Và tháp chuông trước đền thờ lại ngân vang mỗi khi có đoàn khách tới thăm viếng, như thể hiện sự tri ân về miền xa thẳm. Được biết, mỗi ngày đều có các cá nhân, tổ chức tới thăm viếng nghĩa trang. Cao điểm vào các ngày lễ, tết lên tới hơn 6.000 lượt người tới đây.

Việt nam có bao nhiêu nghĩa trang quốc gia
Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên nằm cạnh quốc lộ 2, tựa lưng vào dãy núi Tây Côn Lĩnh, phía trước hướng về sông Lô

Nhà báo Mai Thị Như Trang (Đà Nẵng) chia sẻ: “Tới nghĩa trang liệt sĩ, được nghe những câu chuyện vô cùng xúc động, tôi thấy mình phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa để góp phần nhỏ bé xây dựng quê hương, đất nước”. Còn biên tập viên Diệu Hiền (Đài PT-TH và Báo Bình Phước) thì nói: “Về với mảnh đất địa đầu của Tổ quốc, được đến với nghĩa trang, lắng nghe những câu chuyện hào hùng của quân và dân ta trong những ngày tháng đấu tranh bảo vệ biên giới, thế hệ trẻ chúng tôi được bồi đắp thêm niềm tự hào về dân tộc Việt Nam và thêm trân quý giá trị của hòa bình, độc lập, tự do”.

Việt nam có bao nhiêu nghĩa trang quốc gia
Việt nam có bao nhiêu nghĩa trang quốc gia
Việt nam có bao nhiêu nghĩa trang quốc gia
Mỗi ngày đều có các tổ chức, cá nhân tới thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

Trên mảnh đất Hà Giang, vẫn còn hơn 2.000 liệt sĩ chưa được tìm thấy. Vì vậy, công việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc về Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên vẫn đang được Bộ Quốc phòng và tỉnh Hà Giang nỗ lực thực hiện, để các liệt sĩ sớm được về yên nghỉ bên các đồng đội, đồng chí, và để xoa dịu nỗi đau, sự mất mát của gia đình, đồng đội các anh bao năm tháng đằng đẵng mong chờ.

Có một điều chúng tôi tin là linh hồn của các liệt sĩ hy sinh ở Vị Xuyên, hay ở suốt dọc dài biên cương phía Bắc sẽ cảm thấy ấm áp, bởi trên mảnh đất được giữ gìn bằng chính máu xương, thanh xuân của các anh, cuộc sống của người dân đang từng ngày phát triển.

Nghĩa trang liệt sĩ Trường SơnThông tinThành lập1977Địa điểm

Xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Quốc gia

Việt nam có bao nhiêu nghĩa trang quốc gia
Việt NamTọa độ16°57′31,0356″B 106°57′17,4918″Đ / 16,95°B 106,95°ĐKiểuNghĩa trang côngDiện tích39.8 haTượng đài chính trong nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi quy tập phần mộ các liệt sĩ của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam, trên tuyến đường Trường Sơn - còn được gọi là đường mòn Hồ Chí Minh. Nghĩa trang được xây dựng tại khu vực Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam; cách thành phố Đông Hà, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị khoảng 28 km về phía tây bắc, cách Quốc lộ 1 (đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20 km về phía tây bắc. Nghĩa trang có diện tích 140.000m², nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới phân đôi đất nước thời chiến tranh Việt Nam. Đây là nơi Bộ tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chọn. Đây là một trong 72 nghĩa trang liệt sĩ của tỉnh Quảng Trị.

Xây dựng[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay từ trong những năm tháng chiến sự, tướng Đồng Sĩ Nguyên đã đề xuất nên quy tập các liệt sĩ nằm rải rác trên dọc tuyến đường Trường Sơn và đất bạn Lào, Campuchia lại một nơi để những đồng đội và nhất là thân nhân liệt sĩ tiện lui tới thăm viếng.

Trước ý kiến đề xuất này, Tổng bí thư Lê Duẩn và Bộ Chính trị đã đồng ý để Đoàn 559 đi khảo sát và chọn địa điểm.

Lúc đó có ba ý tưởng, phương án được đưa ra cân nhắc: thứ nhất, chọn một địa điểm trên tuyến đường 20 (nay Đường tỉnh 562) tại Quảng Bình. Phương án thứ hai là Đường 9 (nay là Quốc lộ 9A), khu vực cầu Đầu Mầu (Cam Lộ, Quảng Trị). Và phương án thứ ba chọn đồi Bến Tắt, xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, Quảng Trị.

Sau khi cân nhắc và khảo sát, tướng Đồng Sĩ Nguyên quyết định lựa chọn đồi Bến Tắt bởi vị trí này có ý nghĩa hết sức đặc biệt: Năm 1959 khi thành lập Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn, ban đầu chỉ có 500 cán bộ chiến sĩ lập trạm dẫn vào khu vực Khe Hó gần đồi Bến Tắt. Năm 1973 sau khi tỉnh Quảng Trị được giải phóng, đại bản doanh của bộ đội Trường Sơn cũng về đóng tại khu vực đồi Bến Tắt. Đây cũng là khu vực nằm phía đông tuyến đường Trường Sơn, gắn bó với bộ đội Trường Sơn nên có ý nghĩa đối với các anh hùng liệt sĩ.

Ngay sau Hiệp định Paris 1973, tướng Đồng Sĩ Nguyên đã chỉ đạo việc quy tập mộ liệt sĩ Trường Sơn. Kết quả là trong số hơn 20.000 người đã ngã xuống trên chiến trường Trường Sơn, đến nay đã quy tập được hơn một vạn hài cốt về Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.

Nghĩa trang được xây dựng từ ngày 24 tháng 10 năm 1975 và hoàn thành ngày 10 tháng 4 năm 1977, đây là nghĩa trang liệt sĩ có quy mô lớn nhất Việt Nam. Khu trung tâm nằm trên một ngọn đồi cao 32,4m có đài tưởng niệm cao làm bằng đá trắng, rỗng ruột và khuyết ba mặt. Bốn khu đặt mộ liệt sĩ được xếp theo tỉnh, thành phố trải trên năm quả đồi. Xen kẽ các khu mộ là những cánh rừng. Lối đi được lát đá, gạch hoặc tráng xi măng, hoa nở bốn mùa hai bên. Mỗi khu đều có nhà tưởng niệm với kiến trúc phảng phất hình ảnh các vùng quê Việt Nam. Đây là khu an táng của 10.333 liệt sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Vào ngày 19 tháng 5 năm 1999, nhân kỉ niệm 40 năm ngày thành lập binh đoàn Trường Sơn, Chính phủ Việt Nam quyết định nâng cấp và tân trang khu liệt sĩ.

Tại thời điểm tháng 4 năm 2006 ở đây có 10.263 phần mộ; được chia thành 10 khu vực theo địa phương: Hà Nội, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hải Phòng, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tiên... nơi liệt sĩ sinh ra và một khu dành cho 68 liệt sĩ khuyết danh. Các phần mộ được xây kiên cố, có sơ đồ mộ chí, được 21 quản trang trông nom, giữ gìn chu đáo.

Trang WebGIS[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 18 tháng 07 năm 2011, nhân dịp kỉ niệm 64 năm Ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ bàn giao dự án "Ứng dụng công nghệ GIS để quản lý và tra cứu thông tin tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn" và khai trương trang WebGIS tại địa chỉ nghiatrangtruongson.quangtri.gov.vn. Dự án thuộc chương trình hợp tác về khoa học và công nghệ giữa UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Quảng Trị do Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị chủ trì, Trung tâm Ứng dụng Hệ thống Thông tin Địa lý TP.HCM thực hiện.

Trang WebGIS cung cấp thông tin về các liệt sĩ an nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn một các trực quan, sinh động qua các hình ảnh, hiệu ứng đồ họa, bản đồ 3D; đồng thời hỗ trợ thân nhân, đồng chí, đồng bào tham quan toàn cảnh, chi tiết về một khu vực của Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn và dâng hương, hoa và viết cảm tưởng tại phần mộ của các liệt sĩ,...

Có bao nhiêu nghĩa trang liệt sĩ quốc gia?

Theo thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đến tháng 7/2022, cả nước hiện có hơn 3.200 nghĩa trang liệt sĩ và hơn 3.000 công trình ghi công liệt sĩ.

Nghĩa trang Đường 9 có bao nhiêu ngôi mộ?

Nghĩa trang liệt sỹ đường 9 có tổng diện tích là 13 ha với quy tụ gần 9.500 mộ liệt sỹ (con số tương đối vì có những ngôi mộ tập thể). Trong đó có 3.227 mộ liệt sỹ được xác định đầy đủ tên tuổi quê quán, được mai táng theo từng tỉnh thành; có 785 mộ xác định chưa đầy đủ; còn lại chưa rõ tên tuổi.

Cả nước có bao nhiêu liệt sĩ?

Chúng ta nguyện đời đời ghi nhớ, tri ân công ơn và sự hy sinh của các anh hùng liệt sỹ, các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình đã cống hiến cho Tổ quốc. - Có 1.146.250 Liệt sỹ trên cả nước. Trong đó: + 191.605 Liệt sỹ hi sinh trong kháng chiến chống Pháp.

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn có bao nhiêu mộ liệt sĩ?

Đây là khu an táng của 10.333 liệt sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam.