10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022

  • Home
  • ABOUT US
  • Our Businesses
  • Investor Information
  • Contact
  • Careers

Show

OUR Companies

10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022

Big 3 Precision

A leading provider of turnkey packaging solutions.

10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022

Velvac

Velvac is a leading supplier of vision systems and components to heavy and medium duty truck OEMs, recreational and specialty vehicle OEMs, and over 4,000 aftermarket distribution locations in North America.

10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022

Eberhard Manufacturing

A leader in custom-engineered industrial, vehicular and specialty hardware. Eberhard's extensive product line of over 5,000 parts offers customers items such as t-handles, hinges, paddle latches, rotary latches, grab handles, and vents.

10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022

Argo EMS

An AS9100/ISO-9001 certified electronics manufacturing solution provider. One of New England's first EMS shops, contract manufacturing high quality custom engineered electronics; still revolutionary in Connecticut!

10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022

Quality Products

Our commitment to quality means that we consistently provide products and services that meet or exceed your expectations.

10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022

Custom Engineering

Whether you want to make a simple change to a product or you need a custom designed solution, our engineers have years of experience to support your applications.

10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022

Innovation

We innovate to bring you novel solutions that meet new requirements and market needs.

  • Home
  • ABOUT US
  • Our Businesses
  • Investor Information
  • Contact
  • Careers

OUR Companies

10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022

Big 3 Precision

A leading provider of turnkey packaging solutions.

10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022

Velvac

Velvac is a leading supplier of vision systems and components to heavy and medium duty truck OEMs, recreational and specialty vehicle OEMs, and over 4,000 aftermarket distribution locations in North America.

10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022

Eberhard Manufacturing

A leader in custom-engineered industrial, vehicular and specialty hardware. Eberhard's extensive product line of over 5,000 parts offers customers items such as t-handles, hinges, paddle latches, rotary latches, grab handles, and vents.

10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022

Argo EMS

An AS9100/ISO-9001 certified electronics manufacturing solution provider. One of New England's first EMS shops, contract manufacturing high quality custom engineered electronics; still revolutionary in Connecticut!

10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022

Quality Products

Our commitment to quality means that we consistently provide products and services that meet or exceed your expectations.

10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022

Custom Engineering

Whether you want to make a simple change to a product or you need a custom designed solution, our engineers have years of experience to support your applications.

10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022

Innovation

We innovate to bring you novel solutions that meet new requirements and market needs.

Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam
V.League 1

10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022
Cơ quan tổ chứcVPF
Thành lập1980; 42 năm trước
(giải bán chuyên)
2000; 22 năm trước
(giải chuyên nghiệp)
Mùa giải đầu tiên1980 (với tên gọi Giải bóng đá A1 toàn quốc)
Quốc giaViệt Nam
Liên đoànAFC
Số đội14(13 năm 2022)
Cấp độ trong
hệ thống
1
Xuống hạng đến
10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022
V.League 2
Cúp trong nướcCúp bóng đá Việt Nam
Siêu cúp bóng đá Việt Nam
Cúp quốc tếAFC Champions League
Cúp AFC
Giải vô địch các câu lạc bộ ASEAN
Đội vô địch hiện tạiViettel (lần 1)
(2020)
Vô địch nhiều nhấtHà Nội (5 lần)
Thi đấu nhiều nhấtNguyễn Hồng Sơn (430)
Vua phá lưới
10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022
Hoàng Vũ Samson

(191 bàn thắng)
Đối tác truyền hìnhVTV, VTC, HTV, VTVCab, BTV, VOV, FPT Play, Onme
Trang webvpf.vn
10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022
Mùa giải hiện tại

Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam (tiếng Anh: V. League 1, còn có tên gọi Night Wolf V.League 1 vì lý do tài trợ) là giải đấu bóng đá chuyên nghiệp cao nhất Việt Nam, do Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) điều hành. Giải đấu bao gồm 13 đội thi đấu theo thể thức đấu vòng tròn sân nhà và sân khách. Đội bóng đứng đầu bảng ở cuối mùa giải được dự AFC Champions League mùa sau.[1]

Giải ra mắt vào năm 1980 với tên gọi Giải bóng đá A1 toàn quốc. Tổng cục Đường sắt là đội bóng vô địch đầu tiên. Đội bóng thành công nhất trong lịch sử giải là Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội với 5 chức vô địch V.league.[2]

Giải chuyển sang chuyên nghiệp từ mùa 2000–01 nhằm cho phép các câu lạc bộ tuyển trạch các cầu thủ nước ngoài tham gia thi đấu. Với sự ra đời của VPF vào năm 2012, quyền tổ chức chuyển từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) sang VPF.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ sở hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống giải thi đấu bóng đá cấp quốc gia của Việt Nam bắt đầu hình thành từ năm 1955 với Giải Hòa Bình (được đổi tên thành Giải hạng A Quốc gia vào năm 1956),[3] ngay từ khi bắt đầu đã phân làm hai hạng A và B.[4] Giải được liên tục tổ chức bất chấp tình hình đất nước đang gặp phải chiến tranh. Thậm chí, các câu lạc bộ nội địa giai đoạn này còn rất phát triển, tiêu biểu như thành phố Hải Phòng đã có 10 đội bóng.[5] Giai đoạn này, Công an Hải Phòng và Thế Công là hai đội bóng thành công nhất với cùng 10 chức vô địch. Tuy hệ thống thi đấu Cúp Quốc gia chưa hình thành nhưng các câu lạc bộ lúc đó vẫn tham gia các kỳ Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc.

Sau khi đất nước thống nhất, hệ thống giải vô địch quốc gia của Việt Nam bắt đầu từ năm 1977 được tổ chức theo các khu vực: miền Bắc với giải Hồng Hà, miền Trung với giải Trường Sơn và miền Nam với giải Cửu Long. Các đội vô địch và có thứ hạng thấp nhất mỗi khu vực sẽ ra Hà Nội để thi đấu chọn đội vô địch và xuống hạng. Thời điểm này, tổng cộng có 40 đội tham gia ở hạng cao nhất nhưng hạng Nhất chỉ có 26 đội.[6] Trong đó:

  • Giải Hồng Hà gồm 16 đội với những cái tên tiêu biểu như: Câu lạc bộ Quân đội (Thể Công), Quân khu Thủ đô, Tổng cục Đường sắt, Công an Hà Nội, Quân khu 3, Phòng không Không quân, Cảng Hải Phòng, Công nhân Xây dựng Hà Nội, Tổng cục Bưu điện, Công an Hải Phòng, Dệt Nam Định, Than Quảng Ninh, Công nhân Xây dựng Hải Phòng, Điện Hải Phòng, Công nghiệp Hà Nam Ninh, Thanh niên Hà Nội.
  • Giải Trường Sơn gồm 8 đội: Thanh niên Bình Định, Phú Khánh, Công nhân Quảng Nam Đà Nẵng, Lâm Đồng, Bình Trị Thiên, Thanh niên Thanh Hoá, Sông Lam Nghệ Tĩnh, Gia Lai Kon Tum.
  • Giải Cửu Long gồm 16 đội: Hải quan, Cảng Sài Gòn, Sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Công nghiệp Thực phẩm, Tây Ninh, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng, Công nhân hoá chất, Tổng cục Vật tư, Sông Bé, Long An, Đồng Nai, Thanh niên Hậu Giang, Vĩnh Long.

Theo thể thức này, các đội vô địch ở các giải tổ chức theo khu vực sẽ gặp nhau ở vòng chung kết ở Hà Nội để chọn đội vô địch và các đội đứng cuối ở các giải khu vực sẽ gặp nhau để tìm đội xuống hạng, thường gọi là vòng chung kết ngược.

Nhận thấy hệ thống thi đấu theo các khu vực có quá nhiều hạn chế sau hai mùa tổ chức vào các năm 1977 và 1978, hệ thống giải vô địch quốc gia của Việt Nam có sự thay đổi lớn vào năm 1979. Giải năm 1979 được coi là Giải phân hạng để tiến hành sắp xếp lại hệ thống thi đấu. Cụ thể, thể thức thi đấu của năm 1980 được xây dựng trên cơ sở kết quả năm 1979, 8 đội mạnh nhất của giải Hồng Hà, 2 đội của giải Trường Sơn và 8 đội của giải Cửu Long. Các đội còn lại đá giải hạng A2. Tuy nhiên, tại mùa giải đầu tiên do Hội Bóng đá Việt Nam (tiền thân của VFF) tổ chức vào năm 1980, đương kim vô địch Thể Công đã xin rút lui để chấn chỉnh nội bộ nên giải năm 1980 chỉ có 17 đội tham dự. Đây chính là tiền đề để xây dựng Giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam sau này.

Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Giải bóng đá vô địch quốc gia là sân chơi hạng cao nhất trong hệ thống thi đấu của bóng đá Việt Nam, do VFF tổ chức từ năm 1980, tính đến năm 2021 đã trải qua 38 mùa giải (năm 1988 không tổ chức, năm 1999 chỉ có giải Tập huấn mùa Xuân và năm 2021 bị hủy).

Giải đấu đã có những sự thay đổi từ tên gọi cho đến số lượng các đội tham dự cũng như thể thức thi đấu. Trong giai đoạn 1980-1996, giải liên tục phải thay đổi thể thức khi không thể thức nào tồn tại quá 2 năm. Tới năm 1996, thể thức thi đấu sân nhà-sân khách chính thức được áp dụng và ổn định tới hiện nay. Năm 1988, Tổng cục Thể dục Thể thao tạm ngừng tổ chức giải để chấn chỉnh toàn bộ hệ thống thi đấu. Tới năm 1989, giải được tổ chức phân hạng lại với 32 đội tham gia chọn ra 18 đội mạnh nhất đá giải hạng A1. Tới năm 1989, hạng A1 còn 11 đội khi các đội xếp dưới kết hợp với 3 đội mạnh nhất hạng A2 hình thành hạng A2 mới. Tiếp đó, tên giải đổi thành Giải đội mạnh toàn quốc kể từ năm 1990 và mang tên là Giải hạng Nhất quốc gia trong giai đoạn 1996-2000.

Từ mùa giải 2000–01 đến 2011, bóng đá Việt Nam chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp, giải vô địch quốc gia chính thức mang tên V.League với sự tham dự của các cầu thủ nước ngoài.

Giải đã có 6 lần đổi tên, trung bình cứ 5 mùa giải lại đổi tên một lần. Giải đấu cũng đã 3 lần thay đổi về mặt thể thức thi đấu. Trong giai đoạn 1980-1995, các đội bóng tham dự giải được phân vào các bảng theo khu vực địa lý. Trong mỗi bảng các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt tính điểm. Các đội nằm ở tốp đầu mỗi bảng sẽ tranh tài ở vòng chung kết để tranh chức vô địch, còn các đội nằm ở tốp cuối mỗi bảng sẽ thi đấu vòng chung kết ngược để chọn ra các đội xuống hạng.

Tại mùa giải năm 1996, 12 đội tham dự thi đấu vòng tròn 2 lượt. Sau khi kết thúc 2 lượt này, 6 đội đầu bảng thi đấu vòng tròn một lượt để chọn đội vô địch, 6 đội cuối bảng cũng thi đấu vòng tròn một lượt để chọn 2 đội xuống hạng. Từ năm 1997 đến năm 2013 (trừ giải Tập huấn Mùa Xuân năm 1999), các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt tính điểm. Đội ghi được nhiều điểm nhất sẽ giành chức vô địch. Còn các đội đứng cuối bảng (1 hoặc 2 đội tùy năm) sẽ phải xuống hạng.

Giải lên chuyên nghiệp từ mùa 2000–01 nhằm cho phép các câu lạc bộ tuyển trạch các cầu thủ nước ngoài và cầu thủ nhập tịch tham gia thi đấu. Với sự ra đời của VPF vào năm 2012, quyền tổ chức được chuyển từ VFF sang VPF, cùng với đó tên giải đổi thành Giải bóng đá Ngoại hạng (Super League).[7] Tuy nhiên, sau 5 vòng đấu, giải lấy lại tên là Giải VĐQG Việt Nam (V.League).[8][9] Sang mùa giải 2013, VPF thay đổi tên viết tắt của giải thành V.League 1.[10]

Biến động lớn nhất chính là số lượng các đội tham dự giải. Trước khi bóng đá Việt Nam chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp, con số này liên tục thay đổi: lúc thì 16,17 đội, khi thì 18, 19, 20 đội, có thời điểm lên đến 27 đội (vào năm 1987) và 32 đội (vào năm 1989).

Khi V.League ra đời, con số này đã co lại nhưng cũng không ổn định. Trong 2 mùa giải chuyên nghiệp đầu tiên (2000–01 và 2001–02), số lượng đội bóng tham dự V.League đều là 10 đội. Bước sang mùa giải 2003, số lượng câu lạc bộ tranh tài ở sân chơi V.League tăng thành 12 đội. Con số này giữ nguyên đến mùa giải 2005 trước khi tăng lên thành 13 đội ở mùa giải 2006 (lẽ ra đã là 14 nếu như Câu lạc bộ Ngân hàng Đông Á không mất quyền tham dự do dính vào vụ hối lộ trọng tài ở giải hạng Nhất 2005). Một năm sau, lần đầu tiên trong lịch sử V.League chứng kiến cuộc tranh tài của 14 đội bóng ở giải đấu hạng cao nhất của bóng đá Việt Nam.

Con số này giữ nguyên trong vòng 6 năm trước khi giảm xuống còn 12 đội ở V.League 2013 sau khi hàng loạt đội bóng bị giải thể hoặc chuyển giao. Theo dự kiến ban đầu, số lượng các đội bóng tham dự V.League 2014 quay trở lại con số 14, tuy nhiên Câu lạc bộ bóng đá KienLongBank Kiên Giang không đủ kinh phí để đăng ký tham dự giải nên con số này chỉ còn là 13.[11] Từ mùa giải 2015, số đội tham dự mỗi mùa giải là 14. Tới năm 2021, đến lượt Câu lạc bộ Than Quảng Ninh dừng hoạt động vì không còn kinh phí trước tác động của dịch COVID-19 mặc dù đang đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng.[12]

Thể thức thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Từ mùa giải 1980 đến 1995: các đội chia thành các bảng theo khu vực địa lý. Trong mỗi bảng các đội thi đấu vòng tròn hai lượt tính điểm. Các đội ở tốp đầu lọt vào vòng chung kết để tranh chức vô địch, Các đội nằm ở tốp cuối mỗi bảng thi đấu vòng chung kết ngược để chọn đội xuống hạng.
  • Mùa giải 1996, tất cả các đội (12 đội) thi đấu vòng tròn hai lượt. Sau khi kết thúc đợt 1, 6 đội đầu bảng thi đấu vòng tròn một lượt để chọn đội vô địch, 6 đội cuối bảng cũng thi đấu vòng tròn một lượt để chọn 2 đội phải xuống hạng
  • Mùa giải 1997 đến 2019 (trừ giải tập huấn mùa xuân năm 1999): các đội thi đấu vòng tròn hai lượt tính điểm. Đội nhiều điểm nhất là đội vô địch. Các đội cuối bảng (1 hoặc 2 đội tuỳ năm) phải xuống hạng.
  • Mùa giải 2020 (do đại dịch COVID-19 tại Việt Nam) và 2023 (do thay đổi lịch thi đấu theo năm từ xuân - đông sang thu - hè kể từ mùa giải 2023–24), sau khi đấu vòng tròn 1 lượt xong, 8 đội xếp trên sẽ đá vòng tròn 1 lượt để tìm ra nhà vô địch, 6 đội còn lại sẽ đá vòng tròn 1 lượt để tìm ra 1 suất xuống hạng.
  • Mùa giải 2021, sau khi đấu vòng tròn 1 lượt xong, 6 đội xếp trên sẽ đá vòng tròn một lượt để tìm ra nhà vô địch, 8 đội còn lại đá vòng tròn 1 lượt để tìm ra 1 suất xuống hạng và 1 suất vé vớt (play-off) với đội đứng thứ 2 giải hạng Nhất.

Cách thức tính điểm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Từ mùa giải 1996 trở về trước, hệ thống điểm là 2-1-0 (tương ứng với mỗi trận thắng-hòa-thua). Tuy nhiên có một số ngoại lệ:
  • Mùa giải 1986: Ở vòng 1, trận hoà thứ tư của mỗi đội không được tính điểm; ở vòng 2, nếu 2 đội hoà nhau sau 90 phút thì đá luân lưu 11m để chọn đội thắng.
  • Mùa giải 1987: Ở vòng 1, trận hoà thứ năm của mỗi đội không được tính điểm; ở vòng 2, nếu 2 đội hoà nhau sau 90 phút thì đá luân lưu 11m để chọn đội thắng.
  • Mùa giải 1993–94 và 1995: Nếu 2 đội hoà nhau sau 90 phút thì đá luân lưu 11m để chọn đội thắng.
  • Từ mùa giải 1997 trở đi, hệ thống điểm là 3-1-0.

Cách thức xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]

Xếp chung cuộc theo thứ tự sau:

  • Điểm số các đội (theo thứ tự từ cao đến thấp)
  • Nếu có 2 hoặc nhiều đội bằng điểm nhau thì xếp theo thứ tự qua các chỉ số phụ:
  • Kết quả đối đầu trực tiếp
  • Hiệu số bàn thắng thua
  • Tổng số bàn thắng

Tuy nhiên, trong một số năm, tiêu chí hiệu số bàn thắng thua và tổng số bàn thắng được ưu tiên hơn kết quả đối đầu.

Quy định số lượng cầu thủ ngoại và nhập tịch[sửa | sửa mã nguồn]

Giải bắt đầu cho phép sử dụng cầu thủ ngoại từ năm 2000. Hiện tại, các câu lạc bộ được phép đăng ký 3 cầu thủ ngoại, 1 cầu thủ nhập tịch còn cầu thủ gốc Việt Nam được coi như cầu thủ nội. Đối với các đội dự giải châu lục được phép có thêm 1 cầu thủ ngoại quốc tịch châu Á. Trường hợp câu lạc bộ bị loại ở giải cấp châu lục trong giai đoạn 1 thì số lượng cầu thủ ngoại và nhập tịch ở giai đoạn 2 được áp dụng như các câu lạc bộ không tham gia giải châu lục.

Thành tích các đội[sửa | sửa mã nguồn]

Các đội có thành tích cao nhất trong từng mùa giải[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa giải
10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022
Đội vô địch
10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022
Đội hạng nhì
10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022
Đội hạng ba
Giải bóng đá A1 toàn quốc
1980 Tổng cục Đường sắt Công an Hà Nội Hải Quan
1981–82 Câu lạc bộ Quân đội Quân khu Thủ đô Công an Hà Nội
1982–83 Câu lạc bộ Quân đội (2) Hải Quan Cảng Hải Phòng
1984 Công an Hà Nội Câu lạc bộ Quân đội Sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
1985 Công nghiệp Hà Nam Ninh Sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Câu lạc bộ Quân đội
1986 Cảng Sài Gòn Câu lạc bộ Quân đội Hải Quan
1987 Câu lạc bộ Quân đội (3) Quảng Nam-Đà Nẵng An Giang
1989 Đồng Tháp Câu lạc bộ Quân đội Công an Hà Nội
Giải bóng đá Các đội mạnh Toàn quốc
1990 Câu lạc bộ Quân đội (4) Quảng Nam-Đà Nẵng An Giang
1991 Hải Quan Quảng Nam-Đà Nẵng Cảng Sài Gòn và
Công an Hải Phòng
1992 Quảng Nam-Đà Nẵng Công an Hải Phòng Câu lạc Quân đội và
Sông Lam Nghệ An
1993–94 Cảng Sài Gòn (2) Công an Thành phố Hồ Chí Minh Câu lạc bộ Quân đội và
Long An
1995 Công an Thành phố Hồ Chí Minh Thừa Thiên-Huế Cảng Sài Gòn
1996 Đồng Tháp (2) Công an Thành phố Hồ Chí Minh Sông Lam Nghệ An
Giải Hạng nhất quốc gia
1997 Cảng Sài Gòn (3) Sông Lam Nghệ An Lâm Đồng
1998 Câu lạc bộ Quân đội (5) Sông Lam Nghệ An Công an Thành phố Hồ Chí Minh
Giải tập huấn
1999
Sông Lam Nghệ An Công an Hà Nội Công an Thành phố Hồ Chí Minh và
Đà Nẵng
1999–2000 Sông Lam Nghệ An Công an Thành phố Hồ Chí Minh Công an Hà Nội
Giải Vô địch Quốc gia chuyên nghiệp
2000–01 Sông Lam Nghệ An (2) Nam Định Thể Công
2001–02 Cảng Sài Gòn (4) Sông Lam Nghệ An Ngân hàng Đông Á
2003 Hoàng Anh Gia Lai Gạch Đồng Tâm Long An Nam Định
Giải bóng đá vô địch quốc gia
2004 Hoàng Anh Gia Lai (2) Sông Đà Nam Định Gạch Đồng Tâm Long An
2005 Gạch Đồng Tâm Long An Đà Nẵng Bình Dương
2006 Gạch Đồng Tâm Long An (2) Becamex Bình Dương Pisico Bình Định
2007 Becamex Bình Dương Đồng Tâm Long An Hoàng Anh Gia Lai
2008 Becamex Bình Dương (2) Đồng Tâm Long An Xi măng Hải Phòng
2009 SHB Đà Nẵng (2) Becamex Bình Dương Sông Lam Nghệ An
2010 Hà Nội T&T Xi măng Hải Phòng Tập đoàn Cao su Đồng Tháp
2011 Sông Lam Nghệ An (3) Hà Nội T&T SHB Đà Nẵng
2012 SHB Đà Nẵng (3) Hà Nội T&T Sài Gòn Xuân Thành
2013 Hà Nội T&T (2) SHB Đà Nẵng Hoàng Anh Gia Lai
2014 Becamex Bình Dương (3) Hà Nội T&T Thanh Hóa
2015 Becamex Bình Dương (4) Hà Nội T&T Thanh Hóa
2016 Hà Nội T&T (3) Hải Phòng SHB Đà Nẵng
2017 Quảng Nam FLC Thanh Hóa Hà Nội
2018 Hà Nội (4) FLC Thanh Hóa Sanna Khánh Hòa BVN
2019 Hà Nội (5) Thành phố Hồ Chí Minh Than Quảng Ninh
2020 Viettel (6) Hà Nội Sài Gòn
2021 Huỷ do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19
2022 CXĐ CXĐ CXĐ
2023 CXĐ CXĐ CXĐ
  • Mùa giải 1999 chỉ là giải tập huấn nên không trao các danh hiệu tập thể và cá nhân để tránh tiêu cực trong thi đấu.
  • Mùa giải 2021 bị hủy do dịch COVID-19 nên thứ hạng trên bảng chỉ là kết quả sau 12 vòng đấu, ban tổ chức không công nhận các danh hiệu tập thể và cá nhân.

Kỷ lục, thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Loại bóng thi đấu và trang phục chính thức của trọng tài[sửa | sửa mã nguồn]

Bóng thi đấu và trang phục chính thức của trọng tài được Tập đoàn Thể thao Động Lực (Việt Nam) tài trợ.[13]

Nhà tài trợ chính của giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ mùa giải 2000–01, giải vô địch quốc gia gắn mình với tên và logo của nhà tài trợ chính và mở đầu là Công ty Tiếp thị thể thao Strata. Phía Strata đề nghị mua tên giải V.League không có ngực áo, cộng 12 biển quảng cáo trên sân với giá khoảng 400.000 USD và cả Cúp quốc gia với giá 100.000 USD.[14] Sau hai mùa giải, Strata rút lui khỏi V.League.[15]

Sau Strata, V.League 2003 có tên là Sting V.League. Công ty nước giải khát Pepsico Việt Nam tài trợ tên giải và Công ty Cổ phần Kinh Đô là nhà tài trợ chính thức, "Sting" là tên gọi một sản phẩm mới của Pepsico Việt Nam, ra mắt thị trường trong thời gian đó. Dù vậy mùa giải này tiền thưởng cũng bị cắt giảm khi đội vô địch chỉ nhận được khoản tiền thưởng bằng một nửa mùa trước là 500 triệu đồng. Cái tên Sting V.League cũng chỉ tồn tại sau một mùa giải và tới mùa giải 2004, Kinh Đô V.League xuất hiện. Theo một số nguồn tin, Liên đoàn bóng đá Việt Nam nhận khoảng 8 tỷ đồng từ Kinh Đô trong mùa giải này[16]. Dù vậy lời hứa từ Kinh Đô sẽ độc quyền tài trợ cho V.League trong 3 mùa không trở thành hiện thực[17] khi ở những mùa giải tiếp theo, V.League gắn với cái tên Number One V.League và Eurowindow V.League.

Sự xuất hiện của Tổng Công ty khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã giúp V.League có khoảng thời gian dài nhất gắn với tên nhà tài trợ. Tên giải đấu Petro Vietnam Gas V.League kéo dài 4 mùa giải và giúp cho giải đấu có nguồn tài chính ổn định. Đó là một dấu ấn trước khi Petro Vietnam Gas không còn xuất hiện và Eximbank vào thay. Từ trước tới nay, Eximbank là đơn vị tài trợ chi nhiều nhất cho V.League. Đến mùa giải 2014, số tiền mà Eximbank tài trợ cho một mùa bóng của V.League đã lên tới 40 tỷ đồng. Tuy nhiên, trường hợp của Eximbank cũng là ngoại lệ bởi gói tài trợ của đơn vị này bao gồm hậu thuẫn từ Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng, người cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank và là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF. Mùa giải 2015, nhà tài trợ chính thức cho giải đấu là Toyota. Kết thúc mùa giải 2017, Toyota nói lời chia tay sau 3 năm tài trợ với số tiền 120 tỉ đồng.[18]

Sau Toyota, NutiFood với thương hiệu NutiCafe là cái tên tiếp theo gắn bó với V.League trong mùa giải 2018.[19] Năm 2019, Masan với thương hiệu Wake-up 247 đã trở thành nhà tài trợ chính cho giải Vô địch Quốc gia mùa giải 2019.[20][21] Masan đã đồng ý tài trợ cho V.League trong 5 năm[22] nhưng cuối cùng chỉ tài trợ cho V.League được 1 mùa giải, bởi ngay sau đó, ngày 6 tháng 2 năm 2020, Tập đoàn LS Holdings đã ký kết hợp tác tài chính tại hai giải bóng đá V.League 1 và V.League 2. Tập đoàn này cũng chính thức là nhà tài trợ trong bốn mùa giải từ 2020 đến 2023.[23][24][25] Tuy nhiên, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 kéo dài khiến cho V.League 2021 phải hủy bỏ giữa chừng, dẫn đến việc LS rút tài trợ cho giải đấu. Thay vào đó, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum sẽ tài trợ cho V.League trong 3 năm liên tiếp kể từ năm 2022. Giải đấu cũng sẽ có tên gọi mới là Night Wolf V.League 1.

Các giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng tháng[sửa | sửa mã nguồn]

Hàng tháng V.League có các giải thưởng dành cho đội bóng, cầu thủ, huấn luyện viên xuất sắc nhất và bàn thắng đẹp nhất. Hiện tại, hai giải thưởng đầu tiên và giải thưởng cuối cùng do các phóng viên bình chọn, giải thưởng thứ ba do các huấn luyện viên bình chọn.[26][27] Những đề cử chiến thắng của tháng sẽ nhận được một kỷ niệm chương (trước đây là tiền mặt).[28]

Giải thưởng chung cuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Sau mỗi mùa giải, ban tổ chức sẽ tiến hành tổng kết và trao các danh hiệu và giải thưởng cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích tại 3 giải đấu quan trọng nhất thuộc hệ thống thi đấu của VFF - V.League, hạng Nhất, Cúp Quốc gia (bao gồm các cầu lạc bộ, huấn luyện viên, cầu thủ, trọng tài xuất sắc nhất của mùa bóng).[29] Từ năm 2019, các giải thưởng này sẽ được vinh danh tại đêm Gala tổng kết các giải bóng đá chuyên nghiệp (V.League Awards) do VPF tổ chức vào cuối năm.[30]

Một số vấn đề gây tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Vấn đề trọng tài[sửa | sửa mã nguồn]

Vấn đề trọng tài mắc sai lầm ở giải đã diễn ra trong nhiều năm và gây nhiều bức xúc trong dư luận. Một số trọng tài không đủ thể lực và trình độ chuyên môn tham gia điều hành trận đấu.[31] Một trong những giải pháp tạm thời được đưa ra là thuê trọng tài nước ngoài điều khiền một số trận đấu của giải.[32] Do công tác trọng tài liên tục xảy ra những sai sót ở nhiều vòng đấu liên tiếp, gây ảnh hưởng đến kết quả của các trận đấu nên việc trang bị VAR cho V.league trở thành đòi hỏi ngày càng bức thiết để nâng cao chất lượng giải đấu.[33][34]

Bản quyền truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Bản quyền truyền hình cũng là một trong những vấn đề nhức nhối suốt nhiều năm ở giải đấu cấp câu lạc bộ hàng đầu Việt Nam. Lần đầu tiên V.League “bán” được bản quyền truyền hình là ở mùa giải 2005.[35] Tuy nhiên, giá trị hợp đồng được ký giữa VFF và đài truyền hình ở thời điểm đó không thực sự đáng kể.[36] Để một trận đấu được phát sóng trực tiếp, VFF và các CLB phải trả một khoản tiền và lo cả chi phí lưu trú, di chuyển, bồi dưỡng cho nhà đài.[37]

Năm 2011, bản quyền phát sóng V.League được VFF quyết định bán cho Truyền hình An Viên (AVG) trong thời gian 20 năm với giá 6 tỷ đồng cho năm đầu tiên và sau đó mỗi năm tăng lũy tiến 10%. Thế nhưng, sau khi VPF thành lập, công ty này đã lấy lại hợp đồng bản quyền truyền hình V.League từ tay AVG và cam kết khai thác tối thiểu 50 tỉ đồng mỗi năm từ bản quyền truyền hình. Mặc dù vậy, thương vụ đã đổ bể phút chót sau khi bầu Kiên bị bắt.[38]

Nhờ thỏa thuận giữa VPF với các đài truyền hình, hầu hết các trận đấu của V.League đều được phát sóng trực tiếp và kể từ mùa giải 2020 thì con số này là 100%, nhưng các đài truyền hình gần như không bán được quảng cáo khi phát trực tiếp V.League, dù là trước trận hay giữa trận, nên thu nhập từ bản quyền truyền hình vẫn là con số vô cùng khiêm tốn. Việc bán bản quyền truyền hình V.League hiện tại vẫn đơn thuần là trao đổi bằng thời lượng quảng cáo - chủ yếu cho các nhà tài trợ của giải - nhằm thắt chặt mối quan hệ. Một số ít cũng đến từ các doanh nghiệp khác nhưng kinh phí thu được cũng rất nhỏ nhoi.

Năm 2017, Công ty cổ phần Giải pháp Truyền hình Thế hệ mới (Next Media) ký hợp đồng với VPF để sở hữu toàn bộ bản quyền truyền hình của 3 giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (V.League, hạng Nhất, Cúp QG) trong 5 năm từ 2017-2022.[38][39]

Vấn đề này cũng gây nhiều tranh cãi khi VPF có cung cách làm việc thiếu chuyên nghiệp, việc chia tỷ lệ bản quyền thiếu minh bạch và không công bằng với các CLB. Tỷ lệ chia tiền bản quyền truyền hình hoàn toàn do VPF áp đặt mà không tham khảo ý kiến các CLB dẫn đến việc CLB không thể thu lợi tối đa từ tiền bản quyền giải đấu. Mặc dù thành tích bóng đá của Việt Nam đi lên trong thời gian gần đây nhưng giải đấu vẫn không thu hút được tiền bản quyền.[40]

Bạo lực sân cỏ[sửa | sửa mã nguồn]

Vấn nạn bạo lực ở V.League không phải là mới khi các cầu thủ thi đấu quyết liệt trên mức cần thiết. Tuy nhiên các nhà tổ chức vẫn chưa có giải pháp triệt để cho vấn đề này. Một số pha phạm lỗi đã khiến cầu thủ bị chấn thương nặng, thậm chí dẫn đến từ giã sự nghiệp.[41]

Một ông chủ nhiều đội bóng[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 5 tháng 7 năm 2019, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai đã có bình luận về tình trạng một ông chủ nhiều đội bóng ở V.League. Khi TP.HCM đang dẫn đầu bảng xếp hạng, nói về cơ hội vô địch của TP.HCM ở mùa giải này, bầu Đức phát biểu: “Tôi khẳng định luôn rằng TP.HCM không thể nào vô địch được V.League năm nay vì họ là một đội, làm sao đối đầu với 5 đội bóng. 5 thằng ốm đánh một thằng mập thì thằng mập làm sao mà chịu nổi". Phát biểu của bầu Đức gây liên tưởng tới ông Đỗ Quang Hiển, hiện là ông chủ, nhà tài trợ đặc biệt của 7 câu lạc bộ tại V.League 1 và V.League 2.[42] Trước đó vào năm 2018, ông Đoàn Nguyên Đức cũng cho rằng tình trạng một ông chủ nhiều đội bóng sẽ làm giảm động lực đầu tư vào bóng đá Việt Nam.[43] Dư luận nhận định trong 10 năm từ 2009 đến 2019, chỉ hai năm vô địch liên tiếp 2018 và 2019 là CLB Hà Nội thể hiện sức mạnh rõ ràng, nhờ dàn tuyển thủ quốc gia có lúc lên tới 10 người; các chức vô địch còn lại đều có "dấu ấn" của các mối quan hệ điểm số giữa Hà Nội – Đà Nẵng – Quảng Nam - Sài Gòn (là các CLB của bầu Hiển).[44][45]

10 cầu thủ hàng đầu giải đấu hàng đầu năm 2022

Cổ động viên Sông Lam Nghệ An phản đối tình trạng một ông bầu nhiều đội bóng

Trước thực tế tình trạng 1 ông chủ nhiều đội bóng vẫn tiếp diễn, VFF đã phê chuẩn thể thức thi đấu mới từ mùa giải 2020. [46]Tuy nhiên đây không phải là giải pháp để giải quyết mối quan hệ điểm số như đã đề cập ở trên. Việc một ông chủ quản lý hay sở hữu nhiều đội bóng trở thành 1 vấn nạn tiêu cực nhằm thao túng giải đấu chuyên nghiệp, kéo thụt lùi trình độ phát triển nền bóng đá nói chung nếu các đội bóng này thi đấu cùng 1 giải đấu. Không ít người hâm mộ mong muốn VPF cần có những biện pháp mạnh tay, quy định cụ thể về việc cấm một ông bầu nắm giữ chức vụ quản lý hay cổ phiếu, vốn góp tại nhiều hơn 1 đội bóng ở cùng 1 giải đấu để cho V.League trở nên công bằng, trong sạch hơn và cải thiện tính cạnh tranh của giải đấu.[47]

Công bằng và minh bạch tài chính[sửa | sửa mã nguồn]

Vấn đề công bằng và minh bạch tài chính chưa bao giờ được thực hiện một cách nghiêm túc ở V.League. Trong đó, VPF và các câu lạc bộ chưa bao giờ công khai báo cáo tài chính cho công chúng mà chỉ thực hiện trong nội bộ.[48] Việc một số nhà tài trợ của giải có liên quan đến ông bầu hoặc một câu lạc bộ đã làm dấy lên nghi ngờ về tính công bằng của giải đấu. Đồng thời, việc không có minh bạch tài chính dẫn tới việc không thể làm rõ quan hệ giữa những đội bóng được cho là "anh em một nhà".[49] Đòi hỏi về minh bạch tài chính từ nhiều câu lạc bộ đối với VPF vẫn chưa được thực hiện, điều đó cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của giải đấu.[50] Việc chưa có cơ chế về công bằng và minh bạch tài chính đã khiến cho tình trạng các câu lạc bộ "cướp quân" của nhau diễn ra phức tạp. Ngân sách giữa các đội bóng có sự chênh lệch lớn và thiếu minh bạch trong quản lý tài chính dẫn đến gia tăng nguy cơ các câu lạc bộ đi đêm với cầu thủ.[51]

Một số câu lạc bộ không thỏa mãn các tiêu chí cấp phép từ AFC[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2012, Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) yêu cầu các liên đoàn bóng đá thành viên, trong đó có VFF, mỗi năm phải thực hiện việc rà soát các câu lạc bộ trong nước (cụ thể là V.League) và các CLB này phải đáp ứng 5 tiêu chí của AFC mới được VFF cấp phép thi đấu ở mùa giải kế tiếp và được tham dự các giải đấu do AFC tổ chức, gồm: tiêu chí thể thao, cơ sở vật chất, tổ chức - nhân sự, pháp lý và tài chính. Mặc dù một số đội của Việt Nam không đạt đủ các tiêu chí nhưng vẫn được AFC đồng ý cho đấu giải trong nước.[52]

Nhưng từ năm 2018, AFC đã tỏ ra cứng rắn hơn, chỉ cần không đáp ứng được 1 trong 5 tiêu chí nói trên thì dù CLB đó có đoạt chức vô địch giải quốc nội cũng không được phép dự các giải CLB ở đấu trường châu Á do AFC tổ chức. Tại mùa giải 2019, vì không cử đội tham dự giải U-15 quốc gia, CLB Hà Nội đã không đạt tiêu chí thể thao nên không thể tham dự Vòng loại AFC Champions League lẫn AFC Cup 2020 dù là đương kim vô địch cả V.League và Cúp Quốc gia.

Tới mùa giải 2022, 11/13 đội bóng tham dự giải đã đạt chuẩn của AFC, trừ Topenland Bình Định (nhân lực hành chính) và Sông Lam Nghệ An (sân vận động và cơ sở lưu trú của các cầu thủ trẻ).[53][cần nguồn tốt hơn]

Cải tổ VPF[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi mùa giải 2021 khép lại, một loạt các CLB gồm Hoàng Anh Gia Lai, Bình Dương, Hải Phòng, Sông Lam Nghệ An, Nam Định, Quảng Nam đã có yêu cầu cải tổ VPF và thay đổi lãnh đạo cấp cao vì lãnh đạo hiện tại không đủ năng lực, nhằm mục đích tăng cường dân chủ trong quan hệ giữa VPF và các CLB, nhất là liên quan đến bản quyền và việc xin ý kiến của CLB trước khi ra quyết định.[54]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Việt Nam có đại diện dự AFC Champions League 2021”. https://thethao247.vn/. 22 tháng 9 năm 2020.
  2. ^ https://viettelsports.vn/gioi-thieu-chung
  3. ^ “Gặp mặt những người yêu Thể Công”. Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ cand.com.vn. “CLB Viettel sẽ viết tiếp thương hiệu "đội bóng áo lính"?”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ “VFF - Vài nét về lịch sử phát triển của bóng đá Hải Phòng”. VFF. 27 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ “Bóng đá Việt Nam: 40 năm từ A1 đến V-League”. BaoQuangBinh.
  7. ^ Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam công bố Nhà tài trợ chính Giải bóng đá Ngoại hạng-Eximbank 2012 Lưu trữ 2012-01-07 tại Wayback Machine.
  8. ^ “Công văn 81 VPF về việc Tên giải Vô địch Quốc gia chuyên nghiệp 2012”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2012. Truy cập 1 Tháng tư 2021.
  9. ^ “Thông báo: Đổi tên Super League trở lại thành V.League”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập 1 Tháng tư 2021.
  10. ^ “Quyết định Ban hành Điều lệ giải bóng đá VĐQG - Eximbank 2013 (V.League 1)”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2013. Truy cập 1 Tháng tư 2021.
  11. ^ “Lịch sử Giải bóng đá VĐQG, V- League”. http://thethaovanhoa.vn/. ngày 30 tháng 11 năm 2013.
  12. ^ “CLB Than Quảng Ninh dừng hoạt động, cầu thủ hoang mang tột độ vì chưa được trả nợ”. Báo Thanh Niên. 25 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2022.
  13. ^ dantri.com.vn. “Động lực tiếp tục tài trợ cho V-League 2018”. Báo điện tử Dân Trí.
  14. ^ “Strata đề nghị tài trợ cho V-League”. VnExpress. 14 tháng 9 năm 2002.
  15. ^ “Strata ngạc nhiên: Sao không đấu giá tài trợ V - League 2003?”. Người Lao Động. 31 tháng 10 năm 2002.
  16. ^ VnExpress. “Kinh Đô độc quyền tài trợ cho V-League trong 3 mùa”. vnexpress.net. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  17. ^ “99% Kinh Đô rút lui”. Thể Thao - Báo Sài Gòn Giải Phóng. 27 tháng 10 năm 2004. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  18. ^ “Đối tác”. http://www.vnleague.com/. ngày 1 tháng 11 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  19. ^ “Nutifood trở thành nhà tài trợ chính cho V.League 2018”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2018.
  20. ^ “Công ty CP hàng tiêu dùng Masan là nhà tài trợ chính Wake-up 247 V.League 2019”.
  21. ^ “Wake-up 247 trở thành Nhà tài trợ chính giải VĐQG mùa bóng 2019”. vpf.vn. ngày 20 tháng 2 năm 2019.
  22. ^ “V.League có nhà tài trợ mới: 'Chúng tôi chỉ cần không tiêu cực'”.
  23. ^ “LS Hàn Quốc tài trợ V.League và hạng Nhất vì HLV Park Hang Seo”. bongdaplus.vn. ngày 6 tháng 2 năm 2020.
  24. ^ “LS là Nhà tài trợ chính tại Giải VĐQG và HNQG 2020”. vpf.vn. ngày 6 tháng 2 năm 2020.
  25. ^ “VPF lo xong nhà tài trợ 3 năm cho V.League”. vtv.vn. ngày 24 tháng 12 năm 2020.
  26. ^ “Thông báo số 1 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2009”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2009.
  27. ^ Vpf, User (23 tháng 3 năm 2022). “Thông báo số 7 Night Wolf V.League 1-2022”. VPF. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  28. ^ “PV Gas tiếp tục tài trợ cho giải bóng đá vô địch quốc gia năm 2009”. PVGAS. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
  29. ^ “VFF - Chùm ảnh: Lễ tổng kết mùa giải 2009”. VFF. 9 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
  30. ^ “V-League Awards 2019”. Thể Thao - Báo Sài Gòn Giải Phóng. 7 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
  31. ^ dantri.com.vn. “VFF có giải quyết được vấn nạn trọng tài ở V-League?”. Báo điện tử Dân Trí.
  32. ^ News, VietNamNet. “Mời trọng tài ngoại thổi V-League: Trưởng ban trọng tài có đau?”. VietNamNet.
  33. ^ https://nhandan.vn/v-league-cho-cong-nghe-var-post706334.html
  34. ^ https://thethaovietnamplus.vn/vleague-2022-cho-var-doi-den-bao-gio-a14731.html
  35. ^ VnExpress. “Lần đầu tiên các CLB VN nhận tiền bản quyền truyền hình”. vnexpress.net. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
  36. ^ NLD.COM.VN (24 tháng 3 năm 2005). “LĐBĐ VN hài lòng với mức giá bán bản quyền truyền hình!”. https://nld.com.vn. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
  37. ^ “Lại 'nóng' chuyện bản quyền truyền hình V.League”. Báo Đồng Nai. 3 tháng 9 năm 2020.
  38. ^ a b “Cú vồ hụt trăm tỉ đồng từ bản quyền truyền hình của V-League”. Thanh Niên. 29 tháng 4 năm 2016.
  39. ^ “Bao giờ V.League bán được bản quyền truyền hình?”. Lao Động. 1 tháng 5 năm 2020.
  40. ^ https://thanhnien.vn/clb-becamex-binh-duong-de-nghi-vpf-chia-lai-ban-quyen-truyen-hinh-post1369221.html
  41. ^ “Bóng đá nào, trọng tài nấy”. Báo Nhân Dân.
  42. ^ “Bỗng dưng bầu Đức ám chỉ 5 đội bóng của 1 ông bầu”. laodong.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  43. ^ http://nghean24h.vn. “Bầu Đức: 'Tôi không trở lại VFF, mong bóng đá Việt Nam trong sạch'”. Nghệ An 24h.
  44. ^ “Bầu Hiển sở hữu bao nhiêu đội bóng ở Việt Nam?”. thethaovanhoa.vn. ngày 2 tháng 6 năm 2020.
  45. ^ “Bầu Đức có 'nổ' đâu, Hà Nội FC giúp Quảng Nam FC kìa”. archive.ph. 5 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2022.
  46. ^ “V-League 2021 giữ thể thức thi đấu như mùa 2020, có 1,5 suất xuống hạng”. Báo Thanh Niên. 21 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2022.
  47. ^ danviet.vn. “Vì sao bầu Hiển giành nhiều cúp, nhưng khán giả cảm ơn bầu Đức?”. danviet.vn. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2022.
  48. ^ https://zingnews.vn/clb-hai-phong-gui-don-de-nghi-vpf-bau-lai-lanh-dao-post1255569.html
  49. ^ https://cand.com.vn/giai-tri-the-thao/Bong-da-Viet-Nam-Trong-sach-minh-bach-i319795/
  50. ^ https://thanhnien.vn/the-thao/bong-da-viet-nam/bong-da-viet-nam-chu-chuyen-nghiep-o-tuoi-20-cua-v-league-138841t.html
  51. ^ https://thanhnien.vn/the-thao/bong-da-viet-nam/cac-clb-v-league-oan-minh-voi-ganh-nang-tai-chinh-137551t.html
  52. ^ “Chuyện cấp phép bóng đá chuyên nghiệp”. BAOHAIPHONG.COM.VN. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
  53. ^ https://tinbongda.net/slna-topenland-binh-dinh-khong-dat-tieu-chuan-vleague-p873628.html
  54. ^ https://thanhnien.vn/cac-clb-v-league-dong-loat-gui-van-ban-yeu-cau-cai-to-vpf-lan-gio-doi-thay-post1369397.html

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lịch sử bóng đá Việt Nam
  • Giải bóng đá Cúp Quốc gia
  • Siêu cúp bóng đá Việt Nam
  • Giải bóng đá Hạng Nhất Quốc gia (V.League 2)
  • Giải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia
  • Giải bóng đá Hạng Ba Quốc gia

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

(tiếng Việt)

  • Liên đoàn bóng đá Việt Nam
  • Giải Hạng nhất Quốc gia - Liên đoàn bóng đá Việt Nam
  • Giải bóng đá Hạng nhất Quốc gia - Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam Lưu trữ 2014-12-31 tại Wayback Machine
  • Giải bóng đá Cúp Quốc gia - Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam Lưu trữ 2015-02-06 tại Wayback Machine
  • Siêu Cúp quốc gia - Liên đoàn bóng đá Việt Nam