10 cây vợt cricket hàng đầu năm 2022 năm 2022

US Open: Emma Raducanu vào chung kết làm cả nước Anh phấn khởi

  • Nguyễn Giang
  • bbcvietnamese.com

10 tháng 9 2021

10 cây vợt cricket hàng đầu năm 2022 năm 2022

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Công dân Anh gốc Romania và Trung Quốc, Emma Raducanu, 18 tuổi, vào chung kết giải Grand Slam ở Mỹ

Tin ngôi sao quần vợt Anh mới 18 tuổi, Emma Raducanu vào chung kết giải Grand Slam ở Mỹ làm báo chí và dư luận Anh vui mừng khó tả.

Alex Bysouth của BBC Sport có bài dài nêu ý rằng "Chiến thắng của Emma Raducanu thay đổi toàn bộ nền tennis Anh" sau khi Emma loại Maria Sakkari của Hy Lạp ở bán kết.

Các hashtag 'Go Emma', 'Yes Emma' tràn ngập mạng xã hội Anh 24 giờ qua.

Từ 44 năm rồi, Anh Quốc không có tuyển thủ nữ vào vào chung kết của một trong bốn giải tennis Grand Slam nào cả, cho đến khi cô nữ sinh từ Bromley, Kent, mới vừa thi xong A-Level, đạt kỳ tích mà nhiều nhà bình luận gọi là "như truyện cổ tích" (fairy tale).

Từ vị trí ngoài top 100 trên thế giới, cô gái sẽ là cây vợt nữ số 1 Anh Quốc theo xếp hạng mới từ đầu tuần sau.

Một thế hệ các nhà vô địch chưa tới 20

Trận chung kết US Open năm nay vào thứ Bảy 11/09 này là cuộc tranh tài giữa hai cây vợt rất trẻ, có gốc gác hơi giống nhau: đều là con nhà di dân.

Emma Raducanu, sinh tháng 11/2002 ở Toronto trong gia đình cha là người Romania, mẹ người Trung Quốc, và năm 2 tuổi thì cả nhà về Anh sống.

Leylah Fernandez, sinh tháng 9/2002, có cha người Equador, mẹ một phần là gốc Philippines, nay thi đấu cho Canada dù đang sống tại Mỹ.

Dù ai giành cúp US Open năm nay thì cả hai bạn trẻ đều đã đi vào lịch sử tennis như đại diện cho một thế hệ mới.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Leylah Fernandez sẽ gặp Emma Raducanu ở chung kết US Open tuần này

Trước họ, một cô gái khác, Naomi Osaka, gốc Nhật và Haiti (quốc tịch Nhật) đã tạo kỳ tích khi đoạt cúp vô địch US Open năm 2018 ở tuổi 20.

Riêng với Anh thì đã lâu quá không có cây vợt nữ nào vào chung kết một giải Grand Slam nên năm nay, người ta xem Emma Raducanu mà nửa tin nửa ngờ.

Phải sau khi cô vào tứ kết, các nhà bình luận tennis kỳ cựu, cả nữ như Annabel Croft (cựu vô địch Anh), và Tim Henman (cựu vô địch Anh đơn nam), mới "dám tin vào sự thật - Emma là ngôi sao tennis đang lên bầu trời Anh".

Tôi xem các trận đấu ở New York của Emma Raducanu, thấy anh Tim Henman ngồi trên khán đài cắn móng tay vì "nervous quá", mà hiểu người Anh mấy thế hệ nay đặt niềm tin vào Emma Raducanu ra sao.

Khi tường thuật về các trận của Emma bên lề sân ở New York, Tim thú nhận live trên truyền hình "anh run lắm", run hơn cả lần thi đấu ở giải US Open. Năm đó, 2004, Tim vào được bán kết ở Mỹ.

Các bình luận viên thể thao Anh nhanh chóng coi Emma Raducanu là thần tượng riêng của họ.

Một bạn tôi nhận xét, "Chỉ một Emma Raducanu làm đẹp hơn cái nhìn của toàn nước Anh về những người gốc Á, gốc Đông Âu mà đôi khi bị báo chí cánh hữu nói này nói kia".

Nhưng vui hơn là nghe câu chuyện Anne Keothavong, cựu nr 1 tennis nữ của Anh kể lại ở vai trò bình luận viên US Open trên kênh Premiere chuyện cô đã tìm ra Emma Raducanu năm 11 tuổi ra sao.

Chính Anne Keothavong, thủ quân (captain) cho đội tennis nữ Anh Quốc thi Fed Cup đã chọn đưa Emma Raducanu năm 17 tuổi vào thi đấu cho Anh.

Tennis và các ngôi sao gốc di dân hoặc đa chủng tộc

Là người châu Á, hẳn tôi và nhiều bạn gốc Việt và gốc Hoa ở London còn thấy vui vì sự hiện diện của hai phụ nữ gốc Á ở vị trí cao trong tennis Anh.

Anne là người có cha mẹ đến từ Lào, còn Emma có mẹ quê ở Thẩm Dương, miền Đông Bắc TQ, và cha là người Romania.

Đây cũng là câu chuyện tôi muốn chia sẻ với các bạn.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Anne Keothavong là cựu ngôi sao tennis nữ của Anh, người có cha mẹ tỵ nạn từ Lào tới Anh sau Chiến tranh Việt Nam. Nay cô là nhà bình luận thể thao, môn tennis cho BBC và các đài quốc tế

Tại Anh, tennis nay là môn thể thao rất dân chủ, mở ra cơ hội cho tất cả mọi người, bất kể gốc gác.

Anh Quốc vốn sinh ra nhiều môn thể thao nổi tiếng: tennis trên sân cỏ, bóng đá, rugby, cricket...nhưng như cấu trúc dân số hồi trước, trừ bóng đá thì các gương mặt nổi trội nhất của thể thao Anh đa số là người bản địa England, Scotland, Wales.

Nói một cách khác thì tennis Anh từng là môn thể thao 'rất trắng'.

Nhưng môi trường của London và vùng Đông Nam Anh Quốc, nơi cô bé Emma Raducanu trưởng thành nay hết sức đa dạng về sắc tộc.

Con em các gia đình nhập cư, là thế hệ một sinh ra tại Anh hoặc lớn lên tại đất nước cởi mở, bao dung này, có đầy đủ các cơ hội: học trường chuyên grammar, chơi quần vợt, cricket, rugby như các quý ông, quý bà Ăng Lê ngày xưa.

Và các bạn trẻ như Emma Raducanu không phải là xa lạ với các gia đình quen biết của tôi.

Chẳng hạn, khi nghe tin Emma xuất hiện ở giải Wimbledon hè vừa qua, anh Phan Tấn Huy, một đàn anh trong nhóm chơi tennis của mấy bạn Việt Nam chúng tôi ở Sidcup, Bromley cho xem ngay ảnh cô bé, vì hóa ra hai gia đình sống cạnh nhau, làm tiệc Christmas cùng nhau và cùng chơi tennis ở club gần nhà.

Con trai anh Huy là Ben, từng đánh tennis với Emma và thi đấu đại diện cho tennis hạt Kent, nhưng sau chọn không đi chuyên nghiệp mà lên đại học theo đuổi nghề khác.

Sau khi trở thành 'Wimbledon star', Emma vẫn về CLB cạnh nhà ở Bromley tập luyện, và một anh khác trong nhóm chúng tôi, anh Phi Nguyễn, ra sân đó gặp, nói chuyện chơi và chụp selfie với bạn trẻ này.

Nhưng từ thời điểm ấy phải nói rằng dư luận Anh bắt đầu nói liên tục tới hiện tượng Emma Raducanu, và chúng tôi đùa rằng sau này muốn chụp ảnh cùng chắc cần qua bộ máy PR riêng của ngôi sao.

Ở đây không phải là chuyện kể ra cho thấy người Việt chúng ta "thấy người sang bắt quàng làm họ", vì chuyện chơi tennis quanh các sân vùng này là bình thường.

Nguồn hình ảnh, Phan Tan Huy

Chụp lại hình ảnh,

Anh Phan Tấn Huy và cháu bé hàng xóm Emma Raducanu tại sân Wimbledon 2018. Năm đó Emma dự thi đấu giải junior

Ngay trong các khu xóm giềng quanh đây cũng sinh ra ngôi sao thể thao, nhờ điều kiện học tập, huấn luyện của Anh Quốc mở ra cho mọi thế hệ người nhập cư như tôi và nhiều bạn bè tại Anh.

Các công viên đều có sân tennis, có sân mở cửa quanh năm, miễn phí (chất lượng nền, lưới tạm được), có sân tốt hơn cần đăng ký để 'book courts' với phí rất rẻ là chơi được.

Các câu lạc bộ tennis thì khá lâu đời - có club tồn tại từ cuối thế kỷ 19. Bạn cứ mua membership sẽ được huấn luyện viên có bằng cấp hẳn hoi hướng dẫn với chi phí không cao.

Tennis là môn thể thao thông minh, khoẻ mạnh, có giao tiếp nhưng lịch sự, không bao lực như một số môn khác nên dễ cho cả gia đình tham gia.

Người ta có thể chọn chơi amateur, chơi phong trào vui khoẻ, hoặc bán chuyên nghiệp, hay thật giỏi và gia đình dám đầu tư thì mới đi lên chuyên nghiệp.

Nhân đây cũng xin chia sẻ rằng con gái tôi (sinh tháng 11/2003) cũng là một fan của Emma Raducanu vì bản thân cháu đã chơi và dạy tennis tại CLB ở Bexley, cách nhà không xa.

Gần đây cháu thi lấy chứng chỉ huấn luyện viên cấp I của Liên đoàn Tennis Anh (LTA) nhưng sẽ chọn lên đại học và không đi theo tennis chuyên nghiệp.

Như thế, chơi tennis ở đây là chuyện phổ biến và là bước đi ban đầu cho các bạn trẻ rèn luyện tính cách, sức khoẻ để theo đuổi các công việc khác trong đời.

Điều đó không hề làm giảm đi đánh giá về tài năng vượt bậc của cá nhân bạn trẻ người Anh Emma Raducanu hay Leylah Fernandez bên Canada.

Suy nghĩ một chút, tôi thấy các nước châu Á nói thật là rất hiếm khi có người xuất hiện ở các giải tennis lớn, đẳng cấp cao nhất trên thế giới.

Bạn trẻ Việt Nam gần đây nhất là Lý Hoàng Nam, giành giải junior nam ở Wimbledon 2015, nhưng không đi tiếp lên giải người lớn được.

Nhưng thế hệ di dân, con cháu họ, đôi khi mang hai dòng máu, hoặc chỉ một phần tư dòng máu Á, nay đã và đang thành công, ở tuổi mới 18-20.

Chuyện này thoạt nhìn thì đơn giản, nhưng là một trong số những điều kỳ diệu của thế giới toàn cầu hóa hôm nay.

Xem thêm: