100 công ty thực phẩm hàng đầu thế giới năm 2022

14-07-2022 10 15667 0 0 Báo lỗi

Nghiên cứu cho thấy người Việt Nam thường tiêu tiền để mua thực phẩm. Trong cuộc sống hiện đại, con người có nhiều sự lựa chọn và nhu cầu thực phẩm cao. Cho dù ngành kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, ngành công nghiệp thực phẩm vẫn phát triển mạnh mẽ. Hãy gặp gỡ toplist các công ty sản xuất thực phẩm mang đến cho bạn nhiều loại thức ăn đa dạng, đảm bảo về vấn đề an toàn, vệ sinh.

Ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam vẫn đang rất hứa hẹn có nhiều triển vọng và phát triển mạnh trong điều kiện rất khó khăn của nền kinh tế hiện nay.


Các bình luận

Click the image to close

Ngày 20/10/2021, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2021.

Danh sách 1: Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2021 - Nhóm ngành: Sữa và sản phẩm từ sữa

100 công ty thực phẩm hàng đầu thế giới năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2021, tháng 10/2021

Danh sách 2: Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2021 - Nhóm ngành: Đường, bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác

100 công ty thực phẩm hàng đầu thế giới năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2021, tháng 10/2021

Danh sách 3: Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2021 - Nhóm ngành: Thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn

100 công ty thực phẩm hàng đầu thế giới năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2021, tháng 10/2021

Danh sách 4: Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2021 - nhóm ngành: Thực phẩm tươi sống, đông lạnh

100 công ty thực phẩm hàng đầu thế giới năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2021, tháng 10/2021

Danh sách 5: Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2021 - nhóm ngành: Đồ uống có cồn

100 công ty thực phẩm hàng đầu thế giới năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2021, tháng 10/2021

Danh sách 6: Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2021 - nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…)

100 công ty thực phẩm hàng đầu thế giới năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2021, tháng 10/2021

Ngành Thực phẩm - Đồ uống Việt Nam năm 2021: Bức tranh “nhuốm màu” COVID

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững chắc ở mức 5,6% trong nửa đầu năm 2021, các chỉ số kinh tế vĩ mô duy trì lạc quan và ổn định. Tuy nhiên, tình hình trở nên xấu hơn khi bước sang quý III, diễn biến dịch bệnh trở nên phức tạp hơn với biến thể Delta và Chính phủ buộc phải đưa ra những biện pháp phòng chống dịch quyết liệt hơn theo phương châm “chống dịch như chống giặc”. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Là một trong những ngành kinh tế quan trọng, Thực phẩm – Đồ uống cũng chịu những tác động không nhỏ. Khảo sát của Vietnam Report thực hiện trong tháng 8/2021 cho thấy bức tranh kinh tế ngành Thực phẩm – Đồ uống (F&B) đã “nhuốm màu” COVID-19.

Hình 1: Tác động của đại dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

100 công ty thực phẩm hàng đầu thế giới năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Tổng hợp Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm – Đồ uống, tháng 8/2020 và tháng 8/2021

Trước năm 2020, thị trường F&B Việt Nam liên tục tăng trưởng và được đánh giá đầy tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2021-2025) là 4,98%. Quy mô thị trường dự kiến đạt 678 triệu USD với lượng người dùng dự kiến sẽ đạt 17,1 triệu vào năm 2025. Đứng trước đại dịch COVID-19, hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong ngành đã và đang đối mặt với bài toán sống còn. Năm 2020, có gần 48% số doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng không chịu tác động của đại dịch hoặc mức độ tác động ít, không đáng kể. Tuy nhiên, tác động kéo dài của đại dịch đến doanh nghiệp trong ngành trở nên rõ nét hơn sau đợt bùng phát vào tháng 4, và trở nên nghiêm trọng hơn kể từ tháng 7 với tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động ở mức nghiêm trọng đã lên tới hơn 91%. Điều này cho thấy sức chống chọi của doanh nghiệp đã có dấu hiệu đuối dần.

Khảo sát cũng phản ánh những khó khăn lớn nhất mà ngành F&B đang phải đối mặt (Hình 2). Trong đó, đáng chú ý nhất là vấn đề liên quan đến logistics và phân phối (chiếm 91%) khi mà một số vùng kinh tế trọng điểm của nước ta buộc phải thực hiện giãn cách xã hội, kéo theo đó là đứt gãy nguồn lao động, nguyên vật liệu và cả chuỗi cung ứng... Một số biện pháp của Chính phủ như mô hình “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” hay cơ chế “luồng xanh” tỏ ra chưa phù hợp với tất cả các địa phương do đặc điểm mỗi địa phương khác nhau, gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất cũng như lưu thông hàng hóa.  Khó khăn về logistics cũng là nguyên nhân khiến cho dự báo kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm nửa cuối năm giảm khoảng 30%. Cụ thể là thời gian và chi phí lưu kho tăng, dễ dẫn đến tình trạng “quá date” trước khi đến tay người tiêu dùng do các mặt hàng này đều có thời gian sử dụng ngắn. Theo đó, các chuyên gia đánh giá COVID-19 đang “ăn mòn” ngành thực phẩm và nông nghiệp. So với năm trước, một số thách thức mới nảy sinh cùng với tác động lâu dài và nghiêm trọng của đại dịch đối với nền kinh tế, đó là: Làn sóng lây nhiễm/bùng phát COVID-19 mới (95%); Tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu (60%). Một số thách thức khác đến từ bên trong doanh nghiệp mà trên 35% số doanh nghiệp F&B vấp phải trong quá trình thích ứng với những tác động của dịch bệnh bao gồm: (1) Đảm bảo an toàn y tế và lao động tại nơi làm việc; (2) Khả năng nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu chi phí để đáp ứng nhu cầu; (3) Mức giảm quy mô nhân sự/năng suất; (4) Khả năng quản lý hiệu quả các mô hình làm việc từ xa và tại chỗ kết hợp. Trao đổi với Vietnam Report, đại diện một số doanh nghiệp trong ngành cho biết, do đặc thù ngành sử dụng lực lượng lao động lớn, chi phí xét nghiệm cho lao động sẽ trở thành một gánh nặng lớn đối với doanh nghiệp nếu không có được sự hỗ trợ từ Chính phủ.

Hình 2: Những khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp đang đối mặt

100 công ty thực phẩm hàng đầu thế giới năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm – Đồ uống, tháng 8/2021

Bên cạnh những khó khăn trên, khoảng 17% số doanh nghiệp F&B cho biết đang gặp thách thức về tính thanh khoản. Trả lời phỏng vấn của Vietnam Report, đại diện một số doanh nghiệp trong ngành cho biết, ngay cả khi có lượng dự trữ tiền mặt lớn, các doanh nghiệp lớn trong ngành cũng sẽ gặp khó khăn nếu tình trạng giãn cách xã hội tiếp tục duy trì. Khảo sát mới đây của VnExpress cũng chỉ ra rằng, dòng tiền của 46% doanh nghiệp đã cạn, chỉ đủ để doanh nghiệp duy trì hoạt động từ 1-3 tháng nữa.

Triển vọng ngành Thực phẩm – Đồ uống: Thận trọng, nỗ lực và tự tin

Đánh giá triển vọng ngành trong 6 tháng cuối năm 2021, phần lớn doanh nghiệp tỏ ra thận trọng hơn so với thời điểm cách đây một năm. 78% số doanh nghiệp cho rằng nửa cuối năm kinh doanh sẽ khó khăn hơn, tăng gấp đôi mức 37% của năm trước. Dẫu vậy, có đến 80% doanh nghiệp trong ngành tỏ ra tin tưởng vào sự phục hồi nhanh chóng của Việt Nam sau đại dịch. Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay khoảng 3,8%. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh toàn thể bộ máy chính trị và xã hội nước ta vừa gồng mình chống dịch vừa nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế. Theo đó, các đợt bùng phát dịch hiện nay sẽ dần được kiểm soát, tạo đà cho phục hồi kinh tế vào quý IV năm 2021. Giai đoạn phục hồi cũng sẽ được hỗ trợ bằng việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm vắc-xin diện rộng, với ít nhất 70% dân số trưởng thành được tiêm chủng vào giữa năm 2022, giúp ngăn ngừa những đợt bùng phát dịch nghiêm trọng mới. Do vậy, thời gian phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp F&B cũng được dự báo khá tích cực với 47% số doanh nghiệp ước tính mất khoảng 6 tháng, 33% số doanh nghiệp mất khoảng 7-12 tháng và 13% mất nhiều hơn 12 tháng. Đặc biệt, Nghị quyết số 128 của Chính phủ quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" mới được ban hành được coi như một “cú hích” giúp địa phương và doanh nghiệp giải quyết nút thắt về logistics và lao động, từ đó thúc đẩy tốc độ phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hình 3: Triển vọng ngành F&B trong 6 tháng cuối năm so với 6 tháng đầu năm

100 công ty thực phẩm hàng đầu thế giới năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Tổng hợp Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm - Đồ uống, tháng 8/2020 và tháng 8/2021

Trên thực tế, ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam xoay trục chiến lược phòng chống dịch bệnh theo hướng “sống chung an toàn với COVID-19”. Khi các lệnh giãn cách xã hội dần được nới lỏng một cách thận trọng, cộng đồng doanh nghiệp đang bắt đầu làm quen với những đặc điểm mới của thị trường hình thành trong quá trình thích nghi với đại dịch. Trong đó có một số đặc điểm được cho là sẽ hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp trong dài hạn giống như cơ chế miễn dịch được kích thích khi tiêm vắc-xin. Cụ thể là, (1) Làm việc linh hoạt; (2) Đầu tư nhiều hơn vào công nghệ; (3) Khả năng phục hồi và nhanh nhẹn tốt hơn; (4) Những phương thức mới để phục vụ khách hàng; (5) Bộ máy vận hành tinh gọn hơn; và (6) Sự tham gia của cộng đồng và xã hội.

Hình 4: Một số đặc điểm của hiện tại sẽ hỗ trợ tốt nhất do doanh nghiệp trong dài hạn

100 công ty thực phẩm hàng đầu thế giới năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm - Đồ uống, tháng 8/2021

Bên cạnh đó, những thay đổi hành vi tiêu dùng cũng tác động không nhỏ đến việc định hình thị trường F&B giai đoạn “sống chung an toàn với COVID-19”. Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report cho thấy đại dịch đã dịch chuyển các ưu tiên trong thói quen tiêu dùng sang các mặt hàng thiết yếu. Trong đó, thực phẩm nhập khẩu và phần lớn nhóm đồ uống ghi nhận mức giảm trong chi tiêu hàng tháng. Một số nhóm sản phẩm có mức tiêu thụ tăng trong ngắn hạn nhưng sẽ giảm khi có miễn dịch cộng đồng bao gồm: thực phẩm đã sơ chế hoặc chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm tiện lợi, đóng gói…

Hình 5: Xu hướng gia tăng tiêu dùng thực phẩm – đồ uống trong chi tiêu hàng tháng

100 công ty thực phẩm hàng đầu thế giới năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát người tiêu dùng Thực phẩm - Đồ uống, tháng 8/2021

Những thay đổi trong chi tiêu cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đã trở nên thận trọng hơn giữa bối cảnh đại dịch, cũng như thay đổi thói quen tiêu dùng từ bên ngoài sang tại nhà. Có tới 75% số người tham gia khảo sát của Vietnam Report đã tăng chi tiêu cho thực phẩm tự chế biến tại nhà kể từ khi COVID-19 bùng phát, 46% trong số đó dự kiến tiếp tục duy trì thói quen này khi có miễn dịch cộng đồng.

Đại địch đã khiến người tiêu dùng Việt Nam dần tiếp nhận các sàn thương mại điện tử, kênh mua hàng trực tuyến nhanh hơn. Trên 91% lượng người tiêu dùng tham gia khảo sát của Vietnam Report cho biết đã từng sử dụng kênh trực tuyến để mua sản phẩm thực phẩm – đồ uống kể từ khi đại dịch bùng phát. Ở một số danh mục sản phẩm cụ thể, khảo sát cũng chỉ ra đã có một luồng dịch chuyển rõ nét từ thương mại truyền thống sang các kênh trực tuyến, đặc biệt là nhóm thực phẩm (Hình 6).

Hình 6: Xu hướng dịch chuyển sang kênh mua hàng trực tuyến

100 công ty thực phẩm hàng đầu thế giới năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát người tiêu dùng Thực phẩm - Đồ uống, tháng 8/2021

Để ứng phó với những khó khăn trước mắt cũng như chuẩn bị cho việc quay trở lại hoạt động bình thường, doanh nghiệp F&B phát triển các chiến lược toàn diện liên quan đến Quản trị vận hành, Chiến lược sản phẩm, Tương tác khách hàng và Ứng dụng công nghệ.

Hình 7: Top 10 chiến lược ưu tiên của doanh nghiệp F&B

100 công ty thực phẩm hàng đầu thế giới năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm - Đồ uống, tháng 8/2021

Là ngành công nghiệp có yêu cầu về xoay vòng vốn nhanh, dĩ nhiên, tăng trưởng doanh thu là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp F&B. Động lực tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp F&B dự kiến đến từ thị trường nội địa (88%), kênh phân phối truyền thống (86%), và danh mục sản phẩm cốt lõi (có trước COVID-19) (69%).

Mặc dù các kênh thương mại điện tử/trực tuyến hứa hẹn mang đến cho người tiêu dùng sự tiện lợi và giá cả cạnh tranh hơn, nhưng việc thiếu một hệ sinh thái logistics toàn diện vẫn tiếp tục là một trở ngại trong việc thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng các kênh thương mại điện tử/trực tuyến nhiều hơn. Do vậy, doanh nghiệp trong ngành cần phát triển các chiến lược tiếp cận thị trường bằng việc xây dựng nhiều kênh bán hàng, từ đó phát triển mô hình bán hàng đa kênh (omnichannel), đồng thời nỗ lực khắc phục các vấn đề tồn tại của việc bán hàng qua các sàn thương mại điện tử như logistics, vận chuyển, hoặc thu hút khách hàng.

Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, người tiêu dùng Việt Nam bày tỏ mong muốn có trải nghiệm mua sắm (customer journey) tốt hơn, thậm chí mong muốn này được ưu tiên hơn cả các chương trình giảm giá sâu hoặc khuyến mại lớn. Với mục đích nâng cao trải nghiệm khách hàng, để từ đó gia tăng sự trung thành của khách hàng, các doanh nghiệp trong ngành sẽ cần gia tăng tương tác với khách hàng, hiểu rõ hơn về những vướng mắc, khó khăn của họ để từ đó thiết kế những chương trình khách hàng thân thiết hợp lý và hiệu quả hơn trong bối cảnh mới.

Xây dựng thương hiệu F&B trong bối cảnh “sống chung an toàn với COVID-19”
Như đã phân tích ở trên, những thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam phản ánh sự dịch chuyển của các ưu tiên trong thói quen tiêu dùng sang các sản phẩm thiết yếu, giảm chi tiêu cho các sản phẩm tùy ý. Trong cùng danh mục sản phẩm, khảo sát của Vietnam Report chỉ ra rằng, cứ 10 người thì có đến 4 người đã từng chuyển sang dùng một nhãn hiệu sản phẩm mới hoặc thay thế sản phẩm mà họ thường mua trong thời gian bùng phát COVID-19. Nguyên nhân chính là do tính không sẵn có của sản phẩm thường dùng trong giai đoạn giãn cách xã hội (61%). Điều này cho thấy xu hướng linh hoạt, dễ chấp nhận trong việc lựa chọn nhãn hiệu của người tiêu dùng trong bối cảnh “sống chung an toàn với COVID-19”. Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report chỉ ra rằng, bên cạnh tính đa dạng và sẵn có của sản phẩm, uy tín thương hiệu là yếu tố họ ưu tiên xem xét khi lựa chọn thực phẩm - đồ uống.

Hình 8: Top 5 lý do người tiêu dùng lựa chọn nhãn hiệu thực phẩm – đồ uống

100 công ty thực phẩm hàng đầu thế giới năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát người tiêu dùng Thực phẩm - Đồ uống, tháng 8/2021

Câu hỏi đặt ra là: Xây dựng thương hiệu uy tín có khó không? Xây dựng một thương hiệu mạnh cần mất nhiều thời gian. Để có thể giành được sự tín nhiệm và tôn trọng từ khách hàng, doanh nghiệp cần cho thấy rằng cam kết với khách hàng là lẽ sống còn của mình. Để xây dựng được thương hiệu mạnh, doanh nghiệp cần phát triển đồng thời 7 khía cạnh sau: Sản phẩm, Đổi mới, Môi trường làm việc, Trách nhiệm xã hội, Năng lực quản trị, Khả năng lãnh đạo và Kết quả kinh doanh, chứ không phải chỉ 1 hoặc 2 khía cạnh. Đánh giá uy tín của doanh nghiệp F&B cần quan tâm đến tất cả các bên liên quan như người tiêu dùng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, nhà đầu tư, nhà phân phối, nhân viên trong chính doanh nghiệp đó… Thời mà doanh nghiệp gây dựng uy tín chỉ dựa vào sản phẩm tốt đã qua rồi, ngày nay, việc định nghĩa doanh nghiệp của bạn là ai quan trọng hơn việc doanh nghiệp bạn bán gì.

Theo nhận định của Vietnam Report, truyền thông có vai trò quan trọng trong việc kết nối trực tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu uy tín tốt hơn khi đưa ra quyết định mua sắm. Kết quả phân tích truyền thông cho thấy, sự hiện diện trên truyền thông của các doanh nghiệp F&B ngày càng được cải thiện. Khoảng 82,6% số doanh nghiệp được nghiên cứu có lượng thông tin đạt ngưỡng nhận thức (xem thêm box ghi chú), trong đó 61,7% có tần suất xuất hiện tối thiếu 1 lần/ 1 tháng. Về độ đa dạng thông tin, 40% số doanh nghiệp có thông tin bao phủ 10/24 số nhóm chủ đề có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp. 4 nhóm chủ đề thường được đề cập đến nhiều nhất bao gồm: Sản phẩm (17,2%); Hình ảnh/PR/Scandals (15,4%); Tài chính/ Kết quả kinh doanh (12,0%); và Xã hội/Trách nhiệm xã hội/Tài trợ (10,6%). Cơ cấu thông tin về các chủ đề khác (trong tổng số 24 nhóm chủ đề bao phủ) không nhiều, đều chiếm tỷ lệ dưới 10%. Đáng chú ý, so với năm trước, lượng thông tin liên quan đến chủ đề Xã hội/Trách nhiệm xã hội/Tài trợ tăng gần gấp đôi cho thấy doanh nghiệp trong ngành đã chú trọng nhiều hơn đến việc phát triển thương hiệu toàn diện dựa trên 7 khía cạnh đã đề cập phía trên. Theo nhận định của Vietnam Report, tỷ lệ thông tin liên quan đến nhóm chủ đề Xã hội/Trách nhiệm xã hội được cho là hiệu quả nếu đạt trên 3% tổng số thông tin được mã hóa. Tuy nhiên, chỉ có 6,1% số doanh nghiệp F&B đạt được ngưỡng hiệu quả này. Điều này cho thấy doanh nghiệp trong ngành cần phải tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông liên quan đến trách nhiệm xã hội hơn nữa.

Hình 9: Top 4 nhóm chủ đề xuất hiện nhiều trên truyền thông

100 công ty thực phẩm hàng đầu thế giới năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Tổng hợp Dữ liệu Media coding ngành Thực phẩm - Đồ uống tại Việt Nam từ tháng 8/2019 đến tháng 7/2021

Về chất lượng thông tin, doanh nghiệp được đánh giá là "an toàn" khi đạt tỷ lệ chênh lệch thông tin tích cực và tiêu cực so với tổng lượng thông tin được mã hóa ở mức 10%, tuy nhiên ngưỡng "tốt nhất" là trên 20%. Trong ngành Thực phẩm - Đồ uống, hiện có khoảng 47,8% số doanh nghiệp đạt mức 10% này, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước (45,5%). Kết quả phân tích truyền thông cũng chỉ ra rằng, tần suất xuất hiện trên truyền thông dày đặc chưa hẳn đã đạt được hiệu quả về chất lượng thông tin, buộc doanh nghiệp trong ngành phải thực sự quan tâm hơn đến bài toán “lượng” và “chất” (Hình 10).

Hình 10: Những doanh nghiệp thực phẩm - đồ uống thu hút truyền thông nhiều nhất

100 công ty thực phẩm hàng đầu thế giới năm 2022
Nguồn: Vietnam Report, Dữ liệu Media coding ngành Thực phẩm - Đồ uống tại Việt Nam từ 8/2020 đến tháng 7/2021

Bên cạnh đó, cũng cần nhấn mạnh rằng, sức mạnh truyền thông không chỉ thể hiện ở tần suất xuất hiện, độ đa dạng hay chất lượng thông tin mà còn thể hiện ở nhiều khía cạnh khác, trong đó bao gồm nguồn thông tin. Tỷ lệ thông tin có nguồn từ doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 17,6%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong ngành còn khá dè dặt với truyền thông khi để phần lớn lượng thông tin cho báo chí tự khai thác. Đây cũng là bài toán khó cho các doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh công nghệ hiện đại và thông tin đa chiều như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực sự vào cuộc và tăng cường tiếng nói của chính mình trên truyền thông.

Vietnam Report

100 công ty thực phẩm hàng đầu thế giới năm 2022
Mondelez International, chủ sở hữu của thương hiệu Oreo, là công ty thực phẩm lớn nhất thế giới là bán hàng, nhưng các doanh nghiệp nào khác chiếm mười doanh nghiệp hàng đầu? (Ảnh của Jakub Porzycki/Nurphoto qua Getty Images)

Các công ty thực phẩm đã trải qua những thăng trầm của đại dịch Covid-19, với việc giảm doanh số cho các nhà hàng, trong khi mua bán lẻ tăng khi mọi người nấu ăn và làm việc tại nhà.

Tại đây, đầu tư Monitor tóm tắt mười công ty thực phẩm hàng đầu bằng doanh số bán lẻ trên toàn thế giới, theo Globaldata.

Quốc tế Mondelez

Nhà sản xuất Oreo, Sữa sữa Cadbury, sô cô la Toblerone và kẹo cao su, trong số các thương hiệu nổi tiếng khác, Mondelez International bán hàng hóa của mình tại hơn 150 quốc gia trên thế giới và có trụ sở tại Chicago, Mỹ.

100 công ty thực phẩm hàng đầu thế giới năm 2022

Theo Mondelez International, đây là người bán bánh quy số một trên thế giới - bao gồm bánh quy và bánh quy - và lớn thứ hai trong sôcôla. Công ty hiện đang phát triển doanh số bán đồ nướng, trong khi họ cũng sản xuất và bán kẹo cao su, kẹo, phô mai và các sản phẩm đồ uống bột. & NBSP;

Mondelez International có hoạt động tại hơn 80 quốc gia và sử dụng khoảng 80.000 người trong các nhà máy, văn phòng, cơ sở nghiên cứu và phát triển và các hoạt động phân phối trên toàn thế giới.

Pepsico

Với hơn 291.000 nhân viên, các sản phẩm PepsiCo được bán tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. & NBSP;

Công ty có danh mục thực phẩm đồ uống và tiện lợi bao gồm Lay, Doritos, Cheetos, Gatorade, Pepsi-Cola, Mountain Dew, Quaker và Sodastream. & NBSP;

PepsiCo được thành lập vào năm 1965 khi Giám đốc điều hành Pepsi-Cola Don Kendall và Giám đốc điều hành Frito-Lay Herman Lay đã đồng ý về một thỏa thuận kết hợp các công ty của họ.

Nestlé

Nổi tiếng với các sản phẩm sô cô la, bao gồm Thanh sô cô la Kitkat, Danh mục thương hiệu Nestlé, với hơn 200 thương hiệu - cũng bao gồm vỏ cà phê và nhà sản xuất dưới thương hiệu Nespresso, và gia vị, Súp ngay lập tức và Noodle Brand Maggi. & NBSP;

Có trụ sở tại Vevey, Thụy Sĩ - nơi công ty được thành lập vào năm 1866 - Nestlé & NBSP; hiện đang có mặt tại 186 quốc gia trên toàn thế giới. Theo báo cáo thường niên năm 2021, Nestlé & NBSP; có 276.000 nhân viên.

Sao Hoả

Với hơn 50 thương hiệu toàn cầu, Mars Incorporated là nhà sản xuất bánh kẹo, thực phẩm thú cưng và các sản phẩm thực phẩm khác của Hoa Kỳ, cũng như nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc động vật. & NBSP;

Các thương hiệu của công ty bao gồm các mặt hàng chủ lực sô cô la như Twix, M & Ms và Snickers, cũng như thương hiệu bữa ăn sẵn sàng Ben tựa ban đầu. Mars Incorporated có trụ sở tại McLean, Virginia, Hoa Kỳ.

Unilever

Được thành lập hơn 100 năm trước và có trụ sở tại London, Unilever bán các sản phẩm của mình-bao gồm Ben và Jerry, Ice Cream, Hellmann, Mayonnaise và sản phẩm bằng kem cầm tay Magnum trong số hơn 190 quốc gia. & NBSP;

Công ty có khoảng 148.000 nhân viên làm việc trong các nhà máy, phòng thí nghiệm, văn phòng và nhà ở trên khắp thế giới.

Theo báo cáo thường niên năm 2021, công ty nhận được 58% doanh thu từ các thị trường mới nổi, trong khi phân khúc thực phẩm và giải khát của công ty đã mang lại doanh thu 20 tỷ euro (20,35 tỷ đô la) vào năm 2021.

Nhóm Danone

Có trụ sở tại Paris, Pháp, Danone là nhà sản xuất và sản xuất các sản phẩm sữa và dinh dưỡng, bán các sản phẩm sữa tươi, nước đóng chai, dinh dưỡng sớm và các sản phẩm dinh dưỡng y tế.

Với các sản phẩm được bán tại hơn 120 thị trường, danh mục đầu tư của Danone bao gồm các thương hiệu hiện tại trên toàn thế giới (Activia, Actimel, Alpro, Danette, Danonino, Danio, Evian, Nutrilon/Aptamil, Nutricia, Volvic) và tại các thị trường địa phương (Aqua, Blédina, Bonafont, Cow Cow & Gate, Horizon Organic, Mizone, Oikos, Prostokvashino, Silk).

Nhà máy chung

General Mills là nhà sản xuất thực phẩm tiêu dùng đóng gói có trụ sở tại Hoa Kỳ, đặc biệt là bột mì, ngũ cốc ăn sáng, đồ ăn nhẹ và hỗn hợp chuẩn bị. Đây cũng là một trong những nhà sản xuất dịch vụ thực phẩm lớn nhất thế giới. & NBSP;

Trụ sở chính của nó là ở Minneapolis, Minnesota, US và danh mục thương hiệu của nó bao gồm Cheerios, Pillsbury và Häagen-Dazs. & NBSP;

Grupo Bimbo

Có trụ sở tại Mexico City, Grupo Bimbo là công ty tiệm bánh lớn nhất thế giới, cũng như người bán đồ ăn nhẹ. & NBSP;

Công ty sản xuất hơn 10.000 sản phẩm tại 33 quốc gia và có khoảng 3,1 triệu điểm bán. Tính đến tháng 6 năm 2022, 51,4% doanh số là ở Bắc Mỹ, 29,3% ở Mexico, 9,5% ở các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ, và 9,8% ở châu Âu, châu Á và châu Phi.

Grupo Bimbo có hơn 100 thương hiệu trong danh mục đầu tư của mình, bao gồm Bimbo, Takis và Donuts.

Groupe Lactalis

Groupe Lactalis là nhà sản xuất phô mai số một trên thế giới, và nhà lãnh đạo châu Âu trong các thị trường tiêu thụ sữa, bơ và kem.

Groupe Lactalis góp phần thúc đẩy ẩm thực Pháp vượt ra ngoài biên giới bằng cách xuất khẩu phô mai và đặc biệt là thương hiệu tổng thống, được bán tại 160 quốc gia. Theo cách tương tự, thương hiệu Galbani của nó là người dẫn đầu về pho mát Ý, được bán trên thị trường tại 140 quốc gia.

Theo công ty, chiến lược phát triển thương hiệu của nó dựa trên việc mở rộng sự hiện diện toàn cầu của ba thương hiệu toàn cầu quan trọng, Président, Galbani và Parmalat, trong khi tiếp tục đầu tư vào các thương hiệu địa phương.

Thực phẩm Tyson

Có trụ sở tại Arkansas, Tyson Food là một công ty thực phẩm tập trung vào protein sản xuất khoảng 20% ​​thịt bò, thịt lợn và thịt gà ở Mỹ. & NBSP;

Công ty cũng có một danh mục các thương hiệu bao gồm Aidell, Ballpark, Hillshire Farm, Jimmy Dean, Fair Fair, Tyson và Wright.

Tyson Food có hoạt động tại mười quốc gia và khách hàng trên năm châu lục. Doanh số bán hàng của công ty theo phân khúc được chia thành 37% thịt bò, 11% thịt lợn, 29% gà, thực phẩm 19% và 4% quốc tế/khác.

10 công ty thực phẩm lớn nhất thế giới là gì?

Quốc tế Mondelez. Nhà sản xuất Oreo, Sữa sữa Cadbury, sô cô la Toblerone và kẹo cao su, trong số các thương hiệu nổi tiếng khác, Mondelez International bán hàng hóa của mình tại hơn 150 quốc gia trên thế giới và có trụ sở tại Chicago, Mỹ. ....
Pepsico. ....
Nestlé ....
Sao Hoả. ....
Unilever. ....
Nhóm Danone. ....
Nhà máy chung. ....
Grupo Bimbo ..

Công ty thực phẩm số 1 trên thế giới là gì?

100 công ty thực phẩm & đồ uống hàng đầu 2019.

5 công ty thực phẩm lớn nhất là gì?

Các công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới vào năm 2022 Nestle S.A.Pepsico, Inc. Coca-Cola Co. làm tròn danh sách này là các công ty thực phẩm lớn khác bao gồm Tyson Food, JBS và Kraft-Heinz.Nestle S.A. PepsiCo, Inc. Coca-Cola Co. Rounding out the list are other large food companies including Tyson Foods, JBS and Kraft-Heinz.

Ai là nhà cung cấp thực phẩm lớn nhất thế giới?

Key Takeaways.Trung Quốc là nhà sản xuất ngũ cốc lớn nhất thế giới, nhưng đã phát triển nhiều hơn vào nhập khẩu thực phẩm trong những thập kỷ gần đây.Phần lớn sản lượng của Ấn Độ được sản xuất bởi nông dân sinh hoạt và tiêu thụ tại địa phương.Hoa Kỳ là nhà xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giới nhờ năng suất cây trồng cao và cơ sở hạ tầng nông nghiệp rộng lớn.China is the world's largest grain producer, yet has grown more dependent on food imports in recent decades. Much of India's output is produced by subsistence farmers and consumed locally. The U.S. is the world's top food exporter thanks to high crop yields and extensive agricultural infrastructure.