1kg cá rô phi giống bao nhiêu con?

>> Theo Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, thành phố có 121 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bao gồm các đối tượng: tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá thát lát, cá rô đồng, cá trê lai, cá rô phi, cá chép, cá sặc rằn… Trong đó, thành phố có 90 cơ sở sản xuất, ương dưỡng cá giống và ước sản xuất được 85 triệu cá giống các loại trong 6 tháng năm 2021.

Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi và Trung Đông, một trong những loài đặc hữu của loại cá này là cá rô phi đỏ, rô phi vằn và rô phi xanh. Là loài cá có giá trị kinh tế và thường được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày.

Theo nguồn thông tin thu thập thì hiện nay có đến khoảng 80 loài cá rô phi, trong đó có trên 10 loài có giá trị kinh tế ổn định trong môi trường nuôi trồng thủy sản.

1kg cá rô phi giống bao nhiêu con?
Cá Rô Phi

ĐẶC ĐIỂM CÁ RÔ PHI

  • Cá rô phi có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có khoảng từ 9-12 sọc đậm nằm song song với nhau từ lừng xuống bụng.
  • Vây đuôi cá có màu sọc đen đậm, song song từ phía trên xuống dưới và được phân bổ khắp vi đuôi.
  • Vi lưng có những sọc trắng chạy song song trên nền xám đen, vi đuôi và viền vi lưng có màu hồng nhạt.
  • Cá rô phi có thể nặng tới 4kg và dài tới 0,6m, được nhận xét là loài cá dễ nuôi nhất trong các loài cá.
  • Giữa cá rô phi đực và cái đều có tốc độ lớn khác nhau, cá đực sau 4-5 tháng nuôi có thể đạt 0,4-0,6kg/con.
  • Và đặc biệt là cá rô phi hầu như là sinh sản quanh năm, khoảng cách những lần đẻ là cách nhau khoảng 20-30 ngày.

GIÁ TRỊ CỦA CÁ RÔ PHI

Được biết cá rô phi là một loài cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, từ lâu đã trở thành nguồn protein chủ yếu ở nhiều quốc gia đang phát triển. Và hiện nay cũng có nhu cầu cao ở các nước phát triển.

Thịt cá rô phi ngọt, bùi,giàu khoáng, ít mỡ, có hàm lượng đạm vừa phải, tính bình, không độc và có tác dụng bồi bổ cơ thể cao. Loài cá dễ nuôi, ít bệnh và có thể nuôi trong nhiều loại hình thủy vực khác nhau. 

Theo số liệu thống kê từ các quốc gia, các nước đang phát triển, thì cá rô phi cũng là một trong những loài cá có giá trị kinh tế cao.

Ngoài ra cá rô phi còn được dùng như một biện pháp kiểm soát sinh học tự nhiên đối với hầu hết các vấn đề của thực vật thủy sinh. Chúng có thể tiêu thụ các thực vật thủy sinh nổi, như bột, bèo, tấm,… . Và hiện nay ở các nước như: Brazil, Hoa Kỳ, Thomas ở California,… đã sử dụng da cá rô phi dùng trong môi trường y tế.

1kg cá rô phi giống bao nhiêu con?
Giá trị cá rô phi

BẢNG BÁO GIÁ CÁ RÔ THAM KHẢO

STTCÁ GIỐNGSIZE(TÙY CHỌN)GIÁ BÁN LẺ (VNĐ)DƯỚI 20 KGGIÁ SỈ (VNĐ)TRÊN 20 KG1Rô Phi Lưỡng25 – 150 con/kg120.000Liên hệ2Rô Phi Đơn50 – 150 con/kg180.000Liên hệ

Lưu ý:

  •  Bảng giá trên không bao gồm thuế VAT theo nghị định số 209/2013/NĐ-CP.
  •  Bảng giá trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển.
  •  Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách có thể liên hệ Hotline/Zalo: 086.999.7977 – 076.999.9295 – 0977.34.7171 để có được mức giá tốt nhất theo thời điểm mua, theo số lượng đặt mua.

https://traicatandung.vn/wp-content/uploads/2019/12/VIDEO1-CAROPHI.mp4

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ PHI

1. Chọn giống

  •  Chọn giống cá rô phi với ngoại hình cân đối, kích cỡ đồng đều, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc sáng đẹp
  •  Cá không bị trầy da, lở mình hay dị tật

2. Chuẩn bị ao nuôi

Chọn và chuẩn bị ao nuôi là khâu quan trọng để tạo ra nhiều thức ăn tự nhiên cho cá trong suốt quá trình nuôi.

  •  Đối với ao nuôi luân canh, xen vụ, một vụ tôm, một vụ cá với mật độ 1-2 con/m2, thì việc chuẩn bị ao nuôi trở nên đơn giản. Nhưng cũng cần phải chú ý đến vấn đề diệt cá tạp, rắn nước. Có thể bón thêm vôi sống được xay trực tiếp từ đá vôi, vỏ sò, ốc … số lượng từ 300-500 kg/ha và phân hữu cơ (phân heo, gà, trâu, bò …) phải  ủ thật hoai, bón lót vào nền đáy ao từ 300-500 kg/ha.
  • Đối với các ao nuôi tăng sản, thì mật độ từ 5-7 con/m2 trở lên, thời gian nuôi kéo dài. Việc chuẩn bị ao cần làm kỹ các khâu, như: dọn bùn dơ, phơi nắng 5-7 ngày, cày xới nền đáy. Lượng vôi và phân bón nhiều hơn so với mật độ nuôi thưa và phải bón bổ sung thêm trong quá trình nuôi.

3. Gây màu nước

Sau khi thu hoạch tôm và công việc bón vôi, phân, diệt tạp được thực hiện xong. Bạn cần đóng khung lưới lọc cá tạp và cho nước vào khoảng 30-40cm. Sau 4-5 ngày nước lên màu xanh nhạt, xanh vàng hoặc xanh lá chuối thì tiếp tục cấp nước vào ao đạt mực 1m và chuẩn bị thả cá giống.

Những lưu ý khi nuôi cá rô phi trong ao, đìa:

  •  Nên tận dụng lại các nguồn nước thải ra từ các ao nuôi tôm, vì nguồn nước này chứa nhiều loại tảo là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cho cá rô phi.
  •  Có thể nuôi cá rô phi trong ao nước ngọt hoặc ao ương 1-2 tháng với mật độ dày (15-20 con/m2) vào thời điểm tháng 6,7. Đến khi thu hoạch tôm (tháng 9,10) chuyển số cá này sang ao nuôi tôm, để lớn nhanh hơn, rút ngắn được thời gian nuôi.

4. Mật độ nuôi cá rô phi

Khi mới thả cá giống có trọng lượng 0,5-1 gam/con tương đương với 1000-2000 con/kg. Cá rô phi giống có thể nuôi thả trong ao nhỏ với mật độ 15-20 con/m2. Sau một tháng thì nên chuyển sang ao lớn hơn, giảm mật độ xuống còn 7-10 con/m2 và sau 2 tháng có thể chuyển sang ao có mật độ nuôi phù hợp 2-3 con/m2.

  • Ở điều kiện bình thường nuôi luân canh một vụ tôm, một vụ cá có thể nuôi ở mật độ 2-3 con/m2.
  • Ở điều kiện chăm sóc quản lý tốt và quản lý tốt có thể nuôi ở mật độ 3-5 con/m2 .
  • Ở điều kiện nuôi tăng sản, có máy quạt nước có thể nuôi ở mật độ 5-10 con/m2

5. Thức ăn cho cá rô phi

Sử dụng thức ăn tự chế biến gồm các thành phần như:

  •  Cá tạp, cua, cá vụn, ghẹ nhỏ hoặc các chế phẩm từ các lò mổ gia súc: 40-50%
  •  Bột bắp, bột khoai lang, bột mì, bột gạo: 20-30%
  •  Cám gạo: 10-20%
  •  Bã đậu nành, đậu phộng: 10-20%

+ Cách chế biến : Các thành phần trên được nấu chín, trộn với cám gạo rồi đem xay đùn ra sợi, phơi ráo và cho ăn hết trong ngày.