5 cách tiếp cận chính trong tâm lý học

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT BUỔI KHÁM TÂM LÍ LÂM SÀNGII.1. Chuẩn bị• Xác định mục đích khámPhải xác định rõ mục đích và lí do tiến hành thăm khám tâm lí. Mục đích thường gặp nhất là đánh giá/chẩn đoán tâm lí. Trong trường hợp này cần phải xác định rõ việc đánh giá/chẩn đoán tâm lí được thực hiện theo yêu cầu của ai, yêu cầu bằng văn bản chính thức hay không chính thức. Đối với những trường hợp chẩn đoán tâm lí theo yêu cầu của một tổ chức, ví dụ, theo yêu cầu của hội đồng giám định sức khoẻ, thì yêu cầu như vậy phải được thể hiện bằng văn bản. Trên cơ sở yêu cầu như vậy, kết quả của chẩn đoán tâm lí cũng phải được trả lời bằng văn bản.Một mục đích khác cũng thường gặp trong thực tiễn lâm sàng là khám tâm lí nhằm đánh giá sự cải thiện tình trạng tâm lí trong quá trình trị liệu nói chung, trong đó có cả chính trị liệu tâm lí. Cũng có trường hợp, khám tâm lí được thực hiện với góc độ là một hình thức trị liệu tâm lí.Việc xác định rõ mục đích khám sẽ quy định việc lựa chọn những phương pháp dự định tiến hành đồng thời cũng để cho nhà tâm lí thấy được trách nhiệm của mình trong buổi khám tâm lí.• Thu thập các tư liệu cần thiếtTrước khi thực hiện buổi khám tâm lí, chúng ta cần biết người mà chúng ta sẽ làm việc là người như thế nào? Nói cách khác, nhà tâm lí cần phải nắm được những đặc điểm về sự phát triển thể chất, tâm lí và xã hội qua từng thời kì của người bệnh.Những vấn đề cần quan tâm về sự phát triển thể chất: đặc điểm thời kì mang thai của người mẹ; cân nặng khi sinh và là con thứ mấy; sinh đủ tháng hay không; khi sinh có phải can thiệp ngoại khoa gì không; sự phát triển về chiều cao và cân nặng qua từng thời kì; các bệnh nặng đã mắc phải, đặc biệt lưu ý đến những bệnh hoặc tai nạn có liên quan đến hệ thần kinh trung ương, ví dụ như sốt cao, co giật, ngã...Cần phải thu thập chi tiết các thông tin liên quan đến tình trạng bệnh mà người bệnh đang điều trị (nội trú hoặc ngoại trú): thời gian và những đặc điểm khởi phát; diễn biến và kết quả can thiệp qua các thời kì; tình trạng hiện tại…Những vấn đề tâm lí cần quan tâm: sự phát triển tâm – vận động, ngôn ngữ thời nhỏ, các đặc điểm về hứng thú, sở thích, khả năng, năng lực học tập hoặc chuyên môn nghiệp vụ, đặc điểm đời sống tình cảm.Những vấn đề về tâm lí – xã hội: đặc điểm quan hệ của người bệnh trong gia đình và các mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp.Toàn bộ những tư liệu này được thu thập từ các nguồn thông tin khác nhau như: từ phía gia đình và bạn bè, đồng nghiệp của người bệnh, từ các tài liệu về người bệnh hoặc từ chính người bệnh và phải được thể hiện trong hồ sơ tâm lí. Lẽ đương nhiên hồ sơ tâm lí không thể hoàn thiện được ngay trước khi khám. Hồ sơ cần được bổ sung theo tiến trình khám cũng như trị liệu sau này.• Chuẩn bị các phương pháp, phương tiện cần thiếtTrên cơ sở mục đích khám và những tư liệu về người bệnh, nhà tâm lí cần phải dự kiến những phương pháp cần làm và phải chuẩn bị trước. Ví dụ, nếu khám để phục vụ chẩn đoán phân biệt giữa tâm thần phân liệt với một trạng thái tâm căn thì cần phải lựa chọn những phương pháp khảo sát sâu về tư duy, cảm xúc và nhân cách như: pictogram, so sánh khái niệm, TAT, Rorschach. Nếu chỉ nhằm đánh giá mức độ thuyên giảm của trầm cảm, có thể dùng Thang Hamilton và test Beck.Khi lựa chọn các phương pháp cần phải lưu ý rằng để nhằm phát hiện một vấn đề nào đó thì không nên chỉ lựa chọn duy nhất một phương pháp. Có những trường hợp, hiện tượng tâm lí cần nghiên cứu có thể được bộc lộ rõ ở phương pháp này mà lại không rõ ở phương pháp khác. Do vậy cần phải lựa chọn các phương pháp có thể bổ sung cho nhau để khẳng định kết quả.Thông thường mỗi phương pháp đều cần có một số mẫu biểu, vật dùng, ví dụ giấy và bút màu cho người bệnh vẽ hình trong phương pháp pictogram hoặc trong những phương pháp vẽ tranh phóng chiếu. Do vậy bên cạnh việc chuẩn bị các mẫu biên bản, cũng cần phải lưu ý đến những vật dùng cần thiết cho buổi khám. Trong trường hợp có nhu cầu sử dụng các thiết bị nghe nhìn, ví dụ như ghi âm hoặc dùng camera ghi hình thì cần phải chuẩn bị trước, kiểm tra, nếu cần thì phải làm thử để đảm bảo chất lượng của hình ảnh và âm thanh.• Dự kiến thời gian, địa điểmSau khi đã lập được hồ sơ, nhà tâm lí cần phải dự kiến thời gian và địa điểm để thực hiện buổi thăm khám tâm lí. Thông thường tại các phòng khám tâm lí, đây là bước lên lịch khám hoặc hẹn người bệnh. Trong một số trường hợp, khám tâm lí không thể thực hiện được tại phòng khám tâm lí thì nhà tâm lí phải lựa chọn địa điểm sao cho buổi khám có thể đạt được kết quả cao nhất. Ví dụ, trường hợp phải khám tâm lí tại trường học. Khi đó phải chuẩn bị phòng sao cho đủ về ánh sáng, không bị ồn, trang trí nội thất không có những gì “bắt mắt” dễ làm phân tán chú ý của khách thể, không có người ra vào trong lúc khám tâm lí.II.2. Giai đoạn thực hiện• Chuẩn bị tâm lí cho người bệnhKhi bước vào phòng khám tâm lí, người bệnh thường có những tâm thế khác nhau. Trong suy nghĩ của nhiều người bệnh, nhà tâm lí cũng là một bác sĩ, bác sĩ tâm lí. Do vậy họ cũng có những tâm thế khác nhau. Do vậy trước khi thực hiện các phương pháp, nhà tâm lí cần phải có bước chuẩn bị tâm lí cho người bệnh. Công tác chuẩn bị tâm lí thường được thực hiện dưới dạng hỏi chuyện lâm sàng (xem thêm trong mục hỏi chuyện trong khám tâm lí lâm sàng). Chỉ khi thấy người bệnh đã được chuẩn bị về tâm lí, khi đó nhà tâm lí mới thực hiện bước tiếp theo.• Thực hiện các phương pháp theo dự kiếnThông thường người bệnh được đề nghị thực hiện các phương pháp đã dự kiến. Lời đề nghị được đưa ra phải tự nhiên, đúng mực, không mang tính mệnh lệnh cũng không được mang tính năn nỉ. Việc thực hiện các phương pháp vừa phải đảm bảo theo đúng yêu cầu của bài, vừa phải có được tính linh hoạt. Trong một buổi khám tâm lí, tuỳ theo mục đích mà có thể có nhiều hoặc không nhiều các bài trắc nghiệm. Làm trắc nghiệm phải đúng theo kĩ thuật đòi hỏi. Thường để làm tốt được các trắc nghiệm, nhà tâm lí cần phải có các kĩ năng: kĩ năng theo dõi thời gian, theo dõi các phản ứng cảm xúc, hành vi của người bệnh và các kĩ năng giao tiếp khác.Đối tượng của nhà tâm lí là người có các vấn đề về tâm lí (và thường không chỉ có các vấn đề về tâm lí). Do vậy tình trạng sức khoẻ, cả về sức khoẻ tâm lí và thể chất của họ đều có thể có những thay đổi thất thường. Trạng thái sức khoẻ lúc đến khám có thể không giống với lúc mà nhà tâm lí dự kiến kế hoạch làm việc. Chính vì vậy, trong những trường hợp cần thiết, nhà tâm lí phải điều chỉnh chương trình và cả nội dung làm việc của mình. Sau khi khám, nhà tâm lí cần làm ngay việc hoàn thiện các biên bản. Trong quá trình khám, do phải cùng một lúc theo dõi tiến trình thực hiện bài tập, các phản ứng cảm xúc, những nhận xét, bàn luận của người bệnh và theo dõi thời gian nên có những chỗ nhà tâm lí không kịp ghi chép mọi việc. Do vậy ngay sau khi tiễn người bệnh, nhà tâm lí phải ghi chép bổ sung những chỗ chưa ghi hoặc viết tắt. Đặc biệt lưu ý, ghi đầy đủ, nguyên văn những nhận xét của người bệnh và các phản ứng cảm xúc kèm theo. Ngay bên cạnh đó có thể ghi nhận xét, nhận định sơ bộ của mình về các hành vi, cảm xúc của người bệnh.• Phân tích kết quảPhân tích thường bắt đầu từ việc xử lí các kết quả. Trước hết là hoàn thiện các trắc nghiệm: bài tập được bao nhiêu điểm, quy ra chuẩn, nếu có, là bao nhiêu. Ví dụ, theo test Raven người bệnh có bao nhiêu câu trả lời đúng, đối chiếu với bảng phân phối kì vọng có đạt yêu cầu không và nếu đạt thì tương ứng với số điểm đó, IQ khoảng bao nhiêu.Thực chất một buổi khám tâm lí là buổi thực nghiệm. Do vậy các kết quả cần phải được phân tích một cách tổng thể. Kết quả của một phương pháp nào đó, cho dù là trắc nghiệm có độ hiệu lực cao, cũng không thể là của riêng hiện tượng tâm lí đó. Ví dụ, kết quả trắc nghiệm trí nhớ không có nghĩa rằng nó phản ánh một hoặc một số khía cạnh nào đó của một trí nhớ thuần khiết. Luôn lưu ý rằng trí nhớ còn chịu sự chi phối của cảm xúc, tư duy...Bên cạnh đó, như các nhà tâm lí học Xô viết (Zeygarnik B.V., 1985; Rubinstein X.Ia., 1970) đã nhấn mạnh, mỗi người, cho dù đó là người khoẻ mạnh hay là những người có các vấn đề về tâm lí, khi thực hiện các bài tập tâm lí đều có những động cơ, mục đích nhất định. Một người, khi mà cố chứng tỏ rằng những vấn đề của mình là rất trầm trọng, sẽ khác với người đánh giá không đúng mức tình trạng sức khoẻ tâm lí của mình.Phải phân tích và lí giải các kết quả thu được trong mối quan hệ nhân quả. Trong quá trình phân tích có thể có những khía cạnh của giả thuyết chưa được khẳng định hoặc bác bỏ thì khi đó cần phải chuẩn bị tiếp cho buổi khám tiếp theo. Có thể lựa chọn bổ sung thêm phương pháp khác hoặc phiên bản khác của trắc nghiệm đã làm để có thêm cứ liệu. Mặt khác, trong quá trình hỏi chuyện cũng như thực nghiệm, nhà tâm lí có thể phát hiện thêm những vấn đề cần được trả lời, ví dụ về mối quan hệ vợ chồng. Khi đó cần phải xác định là sẽ tham khảo thêm tư liệu từ nguồn nào hoặc có thể hỏi thêm người khác để có câu trả lời xác đáng.• Bổ sungThường khám tâm lí cho một người bệnh nên làm 2 buổi trở lên. Nếu sau khi tham khảo thêm tư liệu, thấy có vấn đề nào đó cần làm sáng tỏ thì có thể chỉ định thêm phương pháp. Cũng có thể đơn thuần là một buổi nữa, khi mà trong buổi trước không đủ thời gian cho người bệnh làm bài. Nói chung một buổi khám tâm lí chỉ nên từ 1 giờ đến 1 giờ rưỡi (nếu kéo dài 1 giờ rưỡi thì cần phải có khoảng nghỉ giải lao giữa buổi). Trong khi đó có nhiều các phương pháp mà nếu mới chỉ thực hiện riêng nó đã hết khoảng 30 –45 phút. Đó là chưa kể trạng thái tâm lí của người bệnh lúc làm thực nghiệm.II.3. Giai đoạn kết thúcKhám tâm lí cho một trường hợp thường được kết thúc bằng việc nhà tâm lí trình bày kết quả. Thông thường đó là một bản kết luận chẩn đoán tâm lí hoặc là một bản đánh giá tâm lí.Khám tâm lí có thể được tiến hành theo yêu cầu của một tổ chức (Hội đồng giám định, Hội đồng tuyển chọn, toà án...) hoặc một chuyên gia có thẩm quyền (Hiệu trưởng nhà trường, bác sĩ điều trị, luật sư...). Khi đó kết quả cần phải được trình bày dưới dạng một bản kết luận tâm lí. Nội dung của kết luận tâm lí bao gồm một số mục chính:• Phần thủ tục hành chính Ghi những nét chính về lí lịch của thân chủ/người bệnh như: họ và tên, năm sinh, giới, trình độ văn hóa, nghề nghiệp...• Phần nội dung -Tóm lược sự phát triển thể chất và tâm lí qua từng thời kì và những vấn đề chính để đưa đến chẩn đoán tâm lí- Kết quả nghiên cứuCác phương pháp đã sử dụngKết quả của từng phương phápPhân tích các kết quảNhận định về chẩn đoán tâm lí và biện luận chẩn đoán• Kết luận chungChẩn đoán tâm líKiến nghị hướng giải quyết theo yêu cầu của bên đề nghị tiến hành chẩn đoán tâm lí• Một số điểm cần lưu ý khi viết kết luận tâm lí- Văn phong khoa học, rõ ràng, mạch lạc.- Phân tích, biện luận chặt chẽ, có dẫn chứng.

- Nêu rõ ý kiến của mình (trên cơ sở kết quả thăm khám tâm lí) đối với bên yêu cầu thực hiện chẩn đoán: bác sĩ điều trị, luật sư, hội đồng giám định....


Page 2

5 cách tiếp cận chính trong tâm lý học

NGÔI NHÀ TRÁI TIM


Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 

5 cách tiếp cận chính trong tâm lý học
Trang Chính  
5 cách tiếp cận chính trong tâm lý học
Tìm kiếm  
5 cách tiếp cận chính trong tâm lý học
Đăng ký  Đăng Nhập