A 30-minute break là loại từ gì

Trong tiếng Anh, việc phân biệt đúng giữa nội động từ và ngoại động từ giúp chúng ta tránh được các lỗi ngữ pháp và diễn đạt ý nghĩa của câu một cách chính xác. Song, đôi khi phân biệt các động từ này trong một số trường hợp lại khá rắc rối và sử dụng chúng đúng trong những văn cảnh khác nhau nhiều khi cũng cực kỳ đánh đố.

Trong bài viết này FLYER sẽ giúp bạn làm chủ . Chúng ta hãy cùng đi qua về định nghĩa, cách phân biệt nội động từ và ngoại động từ cho đến những ví dụ để bạn có thể hình dung về cách sử dụng hai loại động từ này. Bên cạnh đó, cũng không thể thiếu những bài luyện tập do chính FLYER biên soạn giúp bạn ôn lại kiến thức vừa tìm hiểu nhé.

1. Nội động từ là gì?

1.1. Định nghĩa

Nội động từ (Intransitive verbs) là những động từ không cần có một tân ngữ (object) theo sau mà vẫn diễn tả đủ ý của câu. Hãy xem qua một vài ví dụ sau đây:

Ví dụ:

  • The rain fell
  • She sang
  • I smiled

Trong cả 3 câu trên, fell, sang và smiled là những nội động từ. Chủ thể thực hiện hành động độc lập, không tác động trực tiếp lên một đối tượng nào khác nên không cần tân ngữ thì câu vẫn mang đầy đủ ý nghĩa.

A 30-minute break là loại từ gì
Một số ví dụ về nội động từ

1.2. Đặc điểm của nội động từ

  • Nội động từ thể hiện hành động nội tại của người hoặc vật thực hiện hành động, không cần có từ nào trong câu để cho biết ai hoặc cái gì chịu ảnh hưởng bởi hành động của động từ.
  • Nội động từ thường đứng ngay sau chủ ngữ. Trong trường hợp không có trạng từ thì nội động từ đứng ở cuối câu.
  • Nội động từ không dùng ở thể bị động (passive).

1.3. Cách sử dụng nội động từ trong câu

S + v (intransitive)

(Chủ ngữ + nội động từ)

Quy tắc 1: Khi dùng một tân ngữ trực tiếp ngay sau nội động từ sẽ tạo ra một câu không chính xác.

  • Ví dụ 1:
    • Không đúng: They arrived Austwell. (Câu này sai, vì sau nội động từ không thể có tân ngữ theo sau)
    • Đúng: They arrived at the residency in Austwell.
  • Ví dụ 2:
    • Không đúng: They live London
    • Đúng: They live in London.

Quy tắc 2: chúng ta vẫn có thể thêm thông tin phía sau nội động từ, như thêm một cụm giới từ (prepositional phrase) hay trạng từ (adverb), cụm trạng từ (adverbial phrase).

Ví dụ:

  • The dog ran away. (away là trạng từ, không phải tân ngữ, không tác động trực tiếp đến chủ thể là the dog)
  • The boys are playing in the park. (in the park là cụm giới từ, không phải tân ngữ, không tác động trực tiếp đến chủ thể)
  • The technology has developed over the years. (over the years là cụm trạng từ, không phải tân ngữ)

Quy tắc 3: Một nội động từ có thể có nhiều hơn một cụm giới từ hay trạng từ:

Ví dụ: The patient’s health deteriorated quickly during the night.

Quy tắc 4: Một cụm nội động từ trong câu được sử dụng y như một nội động từ (có cùng quy tắc và cách sử dụng).

Ví dụ:

  • I get up early every morning.
  • I walk away from the crowd.

1.4. Một số nội động từ thường gặp trong tiếng Anh

Có vô số các nội động từ trong tiếng Anh và để biết hết được chúng thì phải trải qua một quá trình tìm hiểu lâu dài. FLYER sẽ liệt kê một số nội động từ thường gặp để bạn làm quen nhé:

Nội động từNghĩa của từAgreeĐồng ýArriveĐếnAwakeThức tỉnh, tỉnh dậyBecomeTrở nên, trở thànhBelongThuộc vềConsistBao gồmCollapseSụp đổCryKhócDependLệ thuộc,dựa vàoEmergeHiện raFallRơi, ngãGoĐiHappenXảy raInquireHỏi thăm, điều traLiveSốngLastKéo dàiOccurXảy raRespondHồi đáp, trả lờiSleepNgủSitNgồi

2. Ngoại động từ là gì?

2.1. Định nghĩa

A 30-minute break là loại từ gì
Ví dụ ngoại động từ

Ngoại động từ (Transitive verbs) là những động từ cần có tân ngữ (object) theo sau để làm rõ ngữ nghĩa của câu.

S + transitive verb + object

(Chủ ngữ + ngoại động từ + tân ngữ)

Ví dụ:

The boy kicked the ball

Tân ngữ theo sau ngoại động từ có thể là danh từ, đại từ hoặc cụm từ, diễn giải đối tượng bị ảnh hưởng hoặc tác động bởi hành động của chủ thể.

Ví dụ:

  • He took me to a concert.
    • Took là dạng quá khứ của take, là ngoại động từ, nên chúng ta cần có tân ngữ theo sau để câu mang đầy đủ ý nghĩa, chính xác. Nếu bạn chỉ nói “He took”, câu hoàn toàn không có nghĩa. Người nghe sẽ tự hỏi: Anh ấy đưa ai, đưa cái gì (who? what?) đi dến buổi hòa nhạc?
  • I eat an apple.
    • Eat là ngoại động từ nên ta cần phải có tân ngữ an apple theo sau để hoàn thành hành động của chủ thể.

Chúng ta có thể tìm ra tân ngữ bằng cách đặt câu hỏi như những ví dụ sau:

  • What did you buy?

→ I bought a book.

  • Whom did you invite?

→ I invited Bill.

  • He gave the book to whom?

→ He gave the book to me.

  • He discussed what?

→ He discussed different marketing strategies in the meeting.

  • Who got thanked?

→ After the presentation, Alan thanked Susan.

2.2. Phân loại ngoại động từ

2.2.1. Ngoại động từ đơn (monotransitive verbs)

Ngoại động từ đơn trong tiếng Anh là những ngoại động từ chỉ cần có một tân ngữ theo sau.

Ví dụ:

  • I love rainbows.
  • The boy threw the ball.
  • She cuts the rope.
  • Do you love me?
  • He killed the snake.

Một số ngoại động từ đơn thường gặp có thể kể đến như: attack, bomb, break, bring, destroy, eat, kill, like, love, murder, put off, ride, spend, trigger, turn down, want, write…

2.2.2. Ngoại động từ kép (ditransitive verbs)

Ngoại động từ kép là những động từ có hai tân ngữ theo sau gồm:

  • Tân ngữ trực tiếp (direct object) (đối tượng chịu tác động trực tiếp của động từ trong câu).
  • Tân ngữ gián tiếp (indirect object) (bổ ngữ cho động từ trong câu).

Lưu ý: Tân ngữ gián tiếp chỉ cần thiết nếu hành động được thực hiện cho đối tượng nào đó. Khi sử dụng ngoại động từ nhất thiết phải có tân ngữ trực tiếp, nhưng có thể không cần thêm tân ngữ gián tiếp.

Ví dụ:

  • I sent my sister an email.
  • Please buy me a cat!
  • We painted the door blue.
  • He passed Marie the cup.
  • The hotel will serve the guests lunch at 12:30 pm.

Bạn có thể quan sát những ví dụ trên, nếu bỏ đi tân ngữ gián tiếp thì câu nói vẫn có nghĩa nhưng nếu bỏ đi tân ngữ trực tiếp thì đây là những câu vô nghĩa.

Lưu ý: Tân ngữ gián tiếp có thể nằm giữa ngoại động từ và tân ngữ trực tiếp:

Ví dụ 1:

  • He gave me a book

Hoặc:

  • He gave a book to me.

Ví dụ 2:

  • He owed his friends a lot of money.

Hoặc:

  • He owed a lot of money to his friends.

Một số ngoại động từ kép thường gặp: appoint, ask, buy, call, consider, choose, cost, designate, elect, find, give, imagine, judge, keep, label, leave, lend, make, name, offer, pay, pass, prove, sell, serve, show, take, teach, think, wish…

Tìm hiểu cách phân biệt nội động từ và ngoại động từ trực quan thông qua video sau:

3. Những từ vừa là nội động từ vừa là ngoại động từ (Ambitransitive verbs)

A 30-minute break là loại từ gì
Động từ linh hoạt

3.1. Nhiều động từ có thể vừa là nội động từ vừa là ngoại động từ, tùy thuộc vào vị trí và cách dùng trong câu.

Như đã nêu ra trong đề mục, trong tiếng Anh, chúng ta có thể tìm thấy được những động từ sẽ thay đổi vai trò như là một nội động từ hay ngoại động từ trong câu dựa trên vị trí của những từ này và ý nghĩa mà chúng biểu đạt. Hãy cùng xem qua những ví dụ sau đây để nắm rõ hơn:

  • Ví dụ 1:
    • He speaks very loudly. (nội động từ)
    • He speaks Japanese. (ngoại động từ)
  • Ví dụ 2:
    • The car is stopped. (nội động từ)
    • The police stopped the car. (ngoại động từ)
  • Ví dụ 3:
    • Brazil won. (nội động từ)
    • Brazil won the match. (ngoại động từ)
  • Ví dụ 4:
    • He couldn’t read or write. (nội động từ)
    • Write your name here, please. (ngoại động từ)
  • Ví dụ 5:
    • He reads at night. (nội động từ)
    • I am reading a book. (ngoại động từ)
  • Ví dụ 6:
    • Do not enter. (nội động từ)
    • She entered the room. (ngoại động từ)

3.2. Một số động từ sẽ thay đổi ý nghĩa, tùy thuộc nó là nội động từ hay ngoại động từ trong câu

Bên cạnh những động từ sẽ thay đổi thành nội động từ hay ngoại động từ tùy vào vị trí và chức năng trong câu. Một số động từ khi là nội động từ hoặc ngoại động từ thì sẽ thay đổi ý nghĩa của cả câu. FLYER sẽ làm rõ cho bạn qua những ví dụ sau đây:

  • Ví dụ 1:
    • My brother runs along the beach every morning.
    • (run trong câu này là nội động từ: một hành động, một môn thể thao)
    • I run a small store.
    • (run trong câu này là ngoại động từ: quản lý)
  • Ví dụ 2:
    • My little sister is growing quickly.
    • (grow trong câu này là nội động từ: lớn lên, phát triển)
    • I grow roses in my garden.
    • (grow trong câu này là ngoại động từ: trồng trọt)
  • Ví dụ 3:
    • The students returned to school after the summer break.
    • (returned trong câu này là nội động từ: trở lại)
    • I returned the book to the library.
    • (returned trong câu này là ngoại động từ: trả lại, hoàn lại)
  • Ví dụ 4:
    • The plane will take off in 30 minutes.
    • (take off trong câu này là nội động từ: cất cánh, rời đi)
    • She take off her hat.
    • (take off trong câu này là ngoại động từ: cởi ra, tháo ra)
  • Ví dụ 5:
    • The sun was setting.
    • (set trong câu này là nội động từ: lặn xuống)
    • She set a chair next to the table.
    • (set trong câu này là ngoại động từ: đặt, để)

Một số động từ vừa là nội động từ vừa là ngoại động từ thường gặp: break, change, close, do, eat, grow, improve, increase, live, melt, move, open, read, ring, run, set, speak, start, stop, wash, win, write …

Khi gặp một động từ mà bạn không biết rõ đó là nội động từ hay ngoại động từ, bạn có thể sử dụng từ điển để tra. Sau từ được in đậm và phần phiên âm sẽ có dòng chữ nhỏ cho biết từ đó thuộc dạng nào.

Ví dụ: like /laik/ v. & n. => v.tr

V.tr được hiểu là verb transitive (ngoại động từ).

4. Bài tập nội động từ và ngoại động từ

A 30-minute break là loại từ gì
Nội động từ & Ngoại động từ

FLYER đã chia sẻ với bạn qua về những kiến thức cơ bản của nội động từ và ngoại động từ. Sau đây, chúng ta hãy cùng đến với phần bài tập để giúp bạn ôn lại những kiến thức vừa tìm hiểu nhé.

5. Tổng kết

Nội động từ và ngoại động từ là thành tố quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh. Biết cách sử dụng những từ này chính xác sẽ giúp bạn nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Để nắm vững ngữ pháp này, tìm hiểu về lý thuyết thôi vẫn chưa đủ, thay vào đó, bạn cần phải không ngừng luyện tập thông qua các câu hỏi và đề thi thử với nhiều tình huống đa dạng. Làm bài tập về nội động từ và ngoại động từ ở đâu ư?

Hãy ghé thăm Phòng luyện thi ảo FLYER, nơi sở hữu bộ đề thi “khủng” với đa dạng câu hỏi tuyệt đối không trùng lặp với bất cứ đâu do chính FLYER biên soạn. Đặc biệt, quá trình học tập sẽ không hề nhàm chán với hình thức học tập mô phỏng game cùng nhiều thử thách và phần thưởng hấp dẫn đang đợi bạn khám phá!

Ba mẹ quan tâm đến luyện thi Cambridge & TOEFL hiệu quả cho con?

Để giúp con giỏi tiếng Anh tự nhiên & đạt được số điểm cao nhất trong các kì thi Cambridge, TOEFL…. ba mẹ tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh cho trẻ tại Phòng thi ảo FLYER.

✅ 1 tài khoản truy cập 1000++ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE,…

✅ Luyện cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết trên 1 nền tảng

✅ Giúp trẻ tiếp thu tiếng Anh tự nhiên & hiệu quả nhất với các tính năng mô phỏng game như thách đấu bạn bè, bảng xếp hạng, games luyện từ vựng, bài luyện tập ngắn,…

Break là từ loại gì?

Danh từ Sự gãy, sự kéo, sự đứt, sự ngắt. Chỗ vỡ, chỗ nứt, chỗ rạn.

V3 của Break là gì?

Quá khứ của break ở dạng V3 V3 của break là quá khứ phân từ (Past Participle), được sử dụng trong các thì hoàn thành, câu bị động và mệnh đề quan hệ. Động từ bất quy tắc break có dạng V3 là broken.

Break tính từ là gì?

“Broken” là tính từ

Give sb a break là gì?

- "a break" có nghĩa là 1 đợt nghỉ, giải lao khỏi cái gì đó mệt mỏi (công việc, học hành,...) - "give me a break" dịch sang tiếng Việt sẽ là "hãy cho. tôi nghỉ 1 chút", trong trường hợp khi ai đó liên tục yêu.