Bài - giải bài 1, 2, 3, 4 trang 58 sgk toán 4

\(e)\;10287 \times 5\); \(g)\;(4+ 2) \times (3000 + 964)\)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Bài 1
  • Bài 2
  • Bài 3
  • Bài 4

Bài 1

Video hướng dẫn giải

Viết số thích hợp vào ô trống:

a) \(4 \times 6 = 6 \times \square\)

\(207 \times 7 = \square \times 207\)

b) \(3 \times 5 = 5 \times \square\)

\(2138 \times 9 = \square \times 2138\)

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân:

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

\(a \times b=b \times a\)

Lời giải chi tiết:

a) \(4 \times 6 = 6 \times 4\)

\(207 \times 7 = 7 \times 207\)

b) \(3 \times 5 = 5 \times 3\)

\(2138 \times 9 = 9 \times 2138\)

Bài 2

Video hướng dẫn giải

Tính:

a) \(1357 \times 5\) b) \(40263 \times 7\)

\(7 \times 853\) \(5 \times 1326\)

c) \(23109 \times 8\)

\(9 \times 1427\)

Phương pháp giải:

Tính theo cách tính phép nhân với số có một chữ số.

Lời giải chi tiết:

a) \(1357 \times 5 = 6785\)

\(7 \times 853 = 5971\)

b) \(40263 \times 7 = 281841\)

\(5 \times 1326 =6630\)

c) \(23109 \times 8 = 184872\)

\(9 \times 1427 = 12843\)

Bài 3

Video hướng dẫn giải

Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau:

\(a) \;4 \times 2145\); \(b)\;(3 + 2) \times 10287\);

\(c)\; 3964 \times 6\); \(d) \;(2100 + 45) \times 4\);

\(e)\;10287 \times 5\); \(g)\;(4+ 2) \times (3000 + 964)\)

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân:

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

\(a \times b=b \times a\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

4 x 2145 = 2145 x 4 = (2100 + 45) x 4

3964 x 6 = 6 x 3964 = (4 + 2) x (3000 + 964)

10287 x 5 = 5 x 10287 = (3 + 2) x 10287

Vậy ta nối (a) với (d); nối (c) với (g); nối (b) với (e).

Bài 4

Video hướng dẫn giải

Số ?

a) \(a \times \square= \square\times a = a\)

b) \(a \times \square = \square \times a = 0\)

Phương pháp giải:

- Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân:

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

\(a \times b=b \times a\)

- Số tự nhiên nào nhân với \(1\) cũng bằng chính nó.

-Số tự nhiên nào nhân với \(0\) cũng bằng \(0\).

Lời giải chi tiết:

a) \(a \times 1= 1 \times a = a\)

b) \(a \times 0= 0 \times a = 0\)