Bàn phím là thiết bị vào hay ra

Hãy kể tên một vài thiết bị vào/ra của máy tính mà em biết.

Đề bài

Hãy kể tên một vài thiết bị vào/ra của máy tính mà em biết.

Lời giải chi tiết

Một số thiết bị vào/ ra của máy tính mà em biết:

+ Thiết bị vào: bàn phím, chuột máy tính, máy quét, webcam, ...

+ Thiết bị ra: máy in, màn hình máy tính, tai nghe, loa, ...

Loigiaihay.com

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Trong điện toán, thiết bị đầu vào là một thiết bị được sử dụng để cung cấp dữ liệu và tín hiệu điều khiển cho một hệ thống xử lý thông tin như máy tính hoặc các thiết bị thông tin. Ví dụ về các thiết bị đầu vào bao gồm bàn phím, chuột máy tính, máy quét, máy ảnh kỹ thuật số, cần điều khiển (joystick) và micrô.

Bàn phím máy tính là một thiết bị đầu vào phổ biến. Nguơì sử dụng bấm các phím để đưa thông tin vào máy tính.

Thiết bị đầu vào có thể được phân loại dựa trên: những gì tìm được từ PQC 10A1

  • phương thức đầu vào (ví dụ: chuyển động cơ học, âm thanh, hình ảnh, v.v.)
  • phân biệt đầu vào là rời rạc (ví dụ nhấn phím) hoặc liên tục (ví dụ: vị trí của chuột máy tính, mặc dù được số hóa thành một lượng riêng biệt, đủ nhanh để được coi là liên tục)
  • số bậc tự do liên quan (ví dụ chuột truyền thống là hai chiều hoặc bộ điều hướng ba chiều được thiết kế cho các ứng dụng CAD)

Bàn phímSửa đổi

'Bàn phím' là một thiết bị giao diện người dùng được thể hiện dưới dạng một bảng các phím. Mỗi nút, hoặc phím, có thể được sử dụng để nhập ký tự ngôn ngữ vào máy tính hoặc để gọi một chức năng cụ thể nào đó của máy tính. Chúng hoạt động như giao diện nhập văn bản chính cho hầu hết người dùng. Bàn phím truyền thống sử dụng các nút dựa trên lò xo, mặc dù các biến thể mới hơn sử dụng các phím ảo hoặc thậm chí là bàn phím được chiếu. Nó là máy đánh chữ giống như thiết bị bao gồm một ma trận các công tắc. Ngoài ra còn có một bàn phím khác giống như một thiết bị đầu vào cho nhạc cụ giúp tạo ra âm thanh.

Chuột máy tínhSửa đổi

Một con chuột máy tính

Thiết bị trỏ là thiết bị đầu vào được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thiết bị trỏ là bất kỳ thiết bị giao diện người nào cho phép người dùng nhập dữ liệu không gian vào máy tính. Trong trường hợp chuột và bàn di chuột, điều này thường đạt được bằng cách phát hiện chuyển động trên một bề mặt vật lý. Các thiết bị tương tự, chẳng hạn như chuột 3D, cần điều khiển hoặc bút chỉ vị trí, hoạt động bằng cách báo cáo góc lệch của chúng. Chuyển động của thiết bị trỏ được lặp lại trên màn hình bằng chuyển động của con trỏ, tạo ra một cách đơn giản, trực quan để điều hướng giao diện người dùng đồ họa (GUI) của máy tính.

Thiết bị trỏ, là thiết bị đầu vào được sử dụng để chỉ định vị trí trong không gian, có thể được phân loại thêm theo:

  • Phân biệt đầu vào là trực tiếp hay gián tiếp. Với đầu vào trực tiếp, không gian đầu vào trùng với không gian hiển thị, tức là việc trỏ được thực hiện trong không gian nơi phản hồi trực quan hoặc con trỏ xuất hiện. Màn hình cảm ứng và bút ánh sáng liên quan đến đầu vào trực tiếp. Các ví dụ liên quan đến đầu vào gián tiếp bao gồm chuột và bi xoay.
  • Cho dù thông tin vị trí là tuyệt đối (ví dụ: trên màn hình cảm ứng) hoặc tương đối (ví dụ: với một con chuột có thể được nâng lên và định vị lại)

Đối với các thiết bị trỏ, đầu vào trực tiếp gần như là tuyệt đối, nhưng đầu vào gián tiếp có thể là tuyệt đối hoặc tương đối. Ví dụ: số hóa máy tính bảng đồ họa không có màn hình nhúng liên quan đến đầu vào gián tiếp và cảm nhận vị trí tuyệt đối và thường được chạy ở chế độ đầu vào tuyệt đối, nhưng chúng cũng có thể được thiết lập để mô phỏng chế độ đầu vào tương đối như của bàn di chuột, trong đó bút stylus hoặc puck có thể được nâng lên và định vị lại. Máy tính bảng LCD nhúng còn được gọi là màn hình máy tính bảng đồ họa là phần mở rộng của số hóa máy tính bảng đồ họa. Nó cho phép người dùng xem các vị trí thời gian thực thông qua màn hình trong khi sử dụng.

Tham khảoSửa đổi

Kể tên 20 thiết bị vào và ra của máy tính.

Câu hỏi: Thiết bị nào vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra?

A. Máy chiếuB. ModemC. Màn hình

D. Webcam

Trả lời:

Đáp án B.

   Modem vừa là thiết bị vào và vừa là thiết bị ra. Nó là thiết bị vào khi nó nhận thông tin dữ liệu trên mạng Internet vào trong máy tính, còn nó là thiết bị ra khi nó truyền dữ liệu trong máy tính lên trên mạng Internet.

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung Các thiết bị vào ra dưới đây nhé!

1. Khái niệm hệ thống tin học

   - Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lí, truyền và lưu trữ thông tin

   - Gồm 3 phần: phần cứng, phần mềm, sự quản lí và điều khiển của con người.

2. Sơ đồ cấu trúc của 1 máy tính

   - Chức năng của máy tinh: tự động hóa quá trình thu thập, lưu trữ và xử lí thông tin.

   - Sơ đồ cấu trúc:

   - Các mũi tên là luồng trao đổi dữ liệu giữa các bộ phận.

3. Bộ xử lí trung tâm( CPU – Central Processing Unit)

- CPU là phần quan trọng nhất của máy tính. Đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.

- CPU gồm các bộ phận chính:

   + Bộ điều khiển( CU – Control Unit): điều khiển các bộ phận khác của máy tính làm việc.

   + Bộ số học logic( ALU – Arithmetic⁄ Logic Unit): thực hiện các phép toán số học và xử lí thông tin.

   + Thanh ghi( Register): lưu trữ các lệnh và dữ liệu 1 cách tạm thời.

   + Bộ nhớ truy cập nhanh( Cache): trung gian cho sự truy cập giữ bộ nhớ và thanh ghi.

4. Bộ nhớ trong( Main Memory)

   - Là bộ nhớ chính, nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu được xử lí

   - Gồm 2 phần:

   + ROM( Read only Memory): chứa 1 số chương trình nạp sẵn, dữ liệu trong ROM không thể xóa được và không bị mất đi khi tắt máy. Có chức năng là kiểm tra các thiết bị và tạo giao tiếp giữa máy tính với chương trình mà người dùng đưa vào để khởi động.

   + RAM( Random Access Memory): là bộ nhớ có thể đọc, ghi và dữ liệu bị mất đi khi tắt máy. Khi chạy chương trình, máy tính truy cập dữ liệu có trong các ô nhớ, mỗi ô nhớ có 1 địa chỉ riêng biệt để truy cập tới.

5. Bộ nhớ ngoài( Secondary Memory)

   - Dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài và hỗ trợ cho bộ nhớ trong

   - Dữ liệu tồn tại ngay cả khi đã tắt máy.

   - Thường là các đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash.

   - Việc tổ chức dữ liệu ở bộ nhớ ngoài và việc trao đổi dữ liệu ở bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong được thực hiện bởi hệ điều hành.

6. Thiết bị vào (Input device)

Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính

Là những thiết bị dùng để đưa thông tin vào máy tính như: Bàn phím, chuột, Ổ đĩa, Scanner, webcam …

+ Bàn phím: Được chia làm 2 nhóm: nhóm kí tự và nhóm phím chức năng

+ Chuột (Mouse): Thường dùng để chỉ định việc thực hiện một lựa chọn nào đó trong một danh sách các bảng chọn (menu)

+ Scanner: là thiết bị để đưa hình ảnh vào máy tính

+ Webcam: là một camera kĩ thuật số, khi gắn vào máy tính, nó có thể thu để truyền trực tuyến hính ảnh qua mạng đến những máy tính đang kết nối với máy đó

7. Thiết bị ra (Output device)

- Thiết bị ra dùng để đưa thông tin ra từ máy tính

- Có nhiều thiết bị ra: màn hình, máy in, . . .

+ Màn hình (Monitor): Có cấu tạo như màn hình TV

    Chất lượng màn hình phụ thuộc vào các thông số sau:

  •  Độ phân giải (Resolution): mật độ các điểm trên màn hình. Độ phân giải càng cao màn hình càng mịn và sắc nét
  •  Chế độ màu: các màn hình thường có 16,256 màu, thậm chí có hàng triệu màu khác nhau

+ Máy in (Printer): Có nhiều lọai như máy in kim, in phun, in Laser … dùng để in thông tin ra giấy

+ Máy chiếu (Projector): dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn ảnh rộng

+ Loa và tai nghe (Speaker and Headphone): là các thiết bị để đưa thông tin dữ liệu âm thanh ra mội trường bên ngoài

+ Modem (modulators/demodulators): là thiết bị dùng để liên kết với các hệ thống máy khác thông qua kênh truyền (Line điện thọai)

8. Hoạt động của máy tính

   - Máy tính hoạt động theo 1 dãy lệnh cho trước( chương trình) mà không cần sự tham gia trực tiếp của con người.

   - Nguyên lí lưu trữ chương trình: lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lí như những dữ liệu khác.

   - Nguyên lí truy cập theo địa chỉ: Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.

   - Nguyên lí Phôn Nôi-man: Mã hóa nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo đia chỉ tạo thành 1 nguyên lí chung gọi là nguyên lí Phôn Nôi-man.

Xem thêm các chủ đề liên quan