Bánh trung thu Đông Phương của tình nào

Bên cạnh các thương hiệu nổi tiếng như: Bánh trung thu Như Lan, Thu Hương, Maison, Kinh Đô, Givral,… thì thương hiệu bánh trung thu Hải Phòng – Đông Phương năm nay cũng rất được người tiêu dùng quan tâm lựa chọn. Nếu như bạn đang quan tâm các thông tin về thương hiệu bánh trung thu này cùng bảng giá bánh trung thu Đông Phương 2022 mới nhất xem có những loại gì, vị gì ngon thì bài viết sau rất hữu ích cho bạn:

1. Bánh trung thu Đông Phương của tỉnh nào?

Nghe danh người dân phải xếp hàng mua bánh trung thu Đông Phương Hải Phòng đã lâu khiến nhiều người không khỏi tò mò khi ghé thăm nơi đây phải đặt mua ăn thử trải nghiệm cho biết. Nếu bạn đang quan tâm không biết bánh trung thu Đông Phương của tỉnh nào thì đáp án là: Hải Phòng không thuộc tỉnh nào cả mà là 1 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương nằm trong vùng Đông Bắc Bộ.

Hải Phòng còn có tên khác là thành phố hoa phượng đỏ là một thành phố ven biển ở miền duyên hải, với phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây sẽ giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, còn phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc địa phận của biển Đông và vùng đảo Hải Nam, cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 70 km.

Bánh trung thu Đông Phương Hải Phòng có địa chỉ bán duy nhất tại địa chỉ 172 Cầu Đất, Hải Phòng, không có chi nhánh nên khi nổi tiếng người dân mua đông phải xếp hàng.

Bánh trung thu Đông Phương của tình nào
Xếp hàng mua bánh trung thu Đông Phương Hải Phòng

2. Bánh trung thu Đông Phương giá bao nhiêu?

Khi nhắc tới Đông Phương – bánh trung thu nổi tiếng Hải Phòng, người ta thường nhớ tới hương vị bánh trung thu cổ truyền, truyền thống với nhiều ưu điểm nổi bật như: vỏ bánh mềm, không bị bở vụn, phần nhân cũng không bị cứng mà rất dễ ăn với độ ngọt vừa không khé cổ.

Trước khi nổi tiếng, mức giá bánh trung thu Đông Phương cũng rất phải chăng chỉ từ 40.000 vnd/ chiếc trọng lượng 160g. Thế nhưng sau khi nổi tiếng đã xuất hiện không ít tình trạng đội giá lên gấp 1,5 – hơn 2 lần giá bán truyền thống. Thậm chí có cả bánh trung thu Đông Phương “fake” khiến người tiêu dùng rất hoang mang. Do đó, bạn chỉ nên mua bánh ở đúng địa chỉ nếu muốn trải nghiệm thử.

Bánh trung thu Đông Phương của tình nào
Hình ảnh bánh trung thu Đông Phương Hải Phòng 2022

3. Bảng giá bánh trung thu Đông Phương 2022 mới nhất

Sau thắc mắc “bánh trung thu Đông Phương của tỉnh nào?” thì thông tin “bảng giá bánh trung thu Đông Phương 2022” cũng đặc biệt được người tiêu dùng quan tâm xem năm nay tình trạng đội giá tới mức nào, có nên mua trải nghiệm nữa hay không. Nếu bạn cũng lăn tăn vấn đề này thì hãy tham khảo ngay bảng giá niêm yết chính thức từ Công ty TNHH Bánh mứt Đông Phương như sau:

Bánh trung thu Đông Phương của tình nào
Bảng giá bánh trung thu Đông Phương 2022 mới nhất

Theo đó, giá bánh trung thu Đông Phương năm nay dao động chủ yếu từ 60.000 vnd – 220.000 vnd/ chiếc trọng lượng từ 160g – 200g tùy nhân vị. Mức giá niêm yết trên chưa bao gồm thuế GTGT.

So với mức giá bánh trung thu Đông Phương năm ngoái thì bảng giá bánh trung thu Đông Phương 2022 có sự tăng nhẹ khoảng 10.000 vnd/chiếc các loại bánh trung thu nướng dẻo truyền thống. Các loại bánh nhân mềm khác cũng có mức tăng từ 5.000 vnd/ chiếc. Và hương vị vẫn tương tự các năm trước không có gì đặc biệt.

Về chủng loại hộp bánh trung thu Đông Phương có loại 1 bánh 1 hộp, 2 bánh 1 hộp, hộp bánh trung thu 4 bánh và 6 bánh. Nếu mua loại bánh trung thu hộp 6 bánh hoặc 4 bánh sẽ có thêm túi xách đi kèm.

Như vậy nét đặc biệt của thương hiệu bánh trung thu Đông Phương năm nay là đậm vị truyền thống và thay đổi thiết kế mẫu hộp mới 1 chút.

Tuy có mức tăng nhẹ chỉ từ 5.000 vnd – 10.000 vnd/ chiếc trên bảng giá nhưng tại thời điểm này, bánh trung thu Đông Phương đã được chào bán với mức giá đội lên khá nhiều. Mức giá chênh từ 25.000 vnd – 30.000 vnd/chiếc tùy nơi bán và các nền tảng bán.

Bánh trung thu Đông Phương dường như đã quá thân thuộc trên mâm cỗ đoàn viên của các gia đình Việt trong mỗi dịp Rằm tháng Tám. Xuất hiện lâu đời nhưng bánh trung thu này vẫn giữ được hương vị truyền thống đặc trưng. Trở thành lựa chọn biểu trưng cho tình cảm đong đầy yêu thương, món quà giàu ý nghĩa trong ngày tết đoàn viên truyền thống.

Bánh trung thu Đông Phương – Bánh giàu truyền thống

  • Bánh trung thu Đông Phương được truyền lại từ thời Bạch Văn Uy – Nghệ nhân làm bánh nổi tiếng từ năm 1950. Trước đây, bánh này được làm thủ công tất cả các công đoạn. Đòi hỏi rất cầu kỳ, kỹ lưỡng trong khâu chọn nguyên liệu, làm nhân bánh, đóng bánh và nướng bánh.
  • Trải qua hàng thập kỷ, Bánh trung thu Đông Phương vẫn giữ được hương vị truyền thống. Với đặc trưng vỏ bánh mỏng, giòn tan, bánh thơm mùi lá chanh và phần nhanh có lạp xưởng béo ngậy, bánh này rất được ưa chuộng bố trí trong mâm cỗ của gia đình mỗi dịp rằm tháng Tám, đón tết đoàn viên.
Bánh trung thu Đông Phương của tình nào
Bánh trung thu Đông Phương – Bánh giàu truyền thống
  • Nguyên liệu làm bánh này được chọn lựa rất kỹ lưỡng. Đối với bánh nướng, thường sẽ có mỡ phần, lạp xưởng, vừng trắng, lạc rang, hạt sen, lòng đỏ trứng gà… Đặc biệt, đế bánh dậy mùi và tạo hình mỏng mạnh, lá chanh thái chỉ là nguyên liệu không thể thiếu.
  • Riêng bánh loại dẻo thì sẽ được làm từ nguyên liệu là gạo nếp rang xay được nhào bằng nước cốt hoa bưởi, phần nhân không có mỡ, nhưng cũng được làm từ các nguyên liệu như bánh nướng, có sử dụng lá chanh, đỗ xanh xay nhuyễn… Phần nhân này muốn thơm ngon và hấp dẫn còn được ướp nước cốt hoa bưởi rất kỳ công.
  • Ngày nay, Bánh trung thu Đông Phương không còn làm thủ công như trước, thay vào đó đã được áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, đóng gói. Tuy nhiên, khâu chọn nguyên liệu, xào nấu và ướp nhân bánh cũng được các nghệ nhân trực tiếp thực hiện, đảm bảo mang đến bánh trung thu thơm ngon, hấp dẫn và chất lượng nhất.

Bánh trung thu Đông Phương: Đặc sản Hải Phòng, quà tết đoàn viên ý nghĩa

  • Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng, các Bánh trung thu Đông Phương ngày nay không ngừng được đổi mới về kiểu dáng và hình thức. Tuy nhiên, nét đặc trưng của bánh là thơm mùi hoa bưởi, mứt bí vẫn được giữ nguyên. Bánh này còn đậm vị lạp xưởng và dậy mùi lá chanh rất riêng, không bánh nào trên thị trường có được.
  • Ở mảnh đất hoa phượng đỏ Hải Phòng, hiện có rất nhiều cơ sở làm bánh trung thu lâu đời, giàu truyền thống. Một trong số đó phải kể đến Đông Phương, Kim Thanh, Thanh Lịch hay Như Ý… Mỗi thương hiệu sẽ có những thế mạnh riêng. Tuy nhiên, với thâm niên lâu đời, bề dày lịch sử và kinh nghiệm được truyền dạy, phát triển từ đời này sang đời khác, Bánh trung thu Đông Phương vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của người dân Hải Phòng, trở thành món bánh truyền thống, đặc sản nơi đây.
Bánh trung thu Đông Phương của tình nào
Bánh trung thu Đông Phương: Đặc sản Hải Phòng, quà tết đoàn viên ý nghĩa
  • Không chỉ xuất hiện ở mỗi dịp rằm tháng Tám, bánh này còn thường xuyên lộ diện ở các lễ vu quy, tôn vinh hạnh phúc của những đôi uyên ương.
  • Bánh trung thu Đông Phương hiện có giá bán rất bình dân, so với thị trường khá thấp, chỉ vào khoảng từ 45 – 50 ngàn đồng/cái bánh.
  • Bên cạnh giới thiệu các dòng bánh bình dân, truyền thống, Đông Phương còn sáng tạo nên các loại bánh cao cấp với nhân vi cá mập, yến sào, bào ngư..giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Những bánh này cũng có giá rất vừa túi tiền người tiêu dùng, chỉ giao động từ 200.000 đồng/cái loại 200g.
  • Ngoài ra, nếu yêu thích Bánh trung thu Đông Phương, khách hàng cũng có thể chọn mua các loại bánh Rồng, bánh Cá loại 1kg rất phù hợp cho những đêm cỗ trung thu gia đình ấm áp. Mỗi bánh này có giá bán trên thị trường là 650.000 đồng.
  • Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, khách hàng có thể tìm đến trực tiếp cửa hàng phân phối của Bánh trung thu Đông Phương để tìm mua. Nếu mua số lượng lớn thì sẽ có chiết khấu mức cố định là 5%.

Thay vì chọn mua các bánh trung thu hiện đại, độc đáo và mới lạ trên thị trường, bạn có thể tìm đến Bánh trung thu Đông Phương để thưởng thức hương vị truyền thống, gần gũi và thân thương. Bánh này chắc chắn sẽ là lựa chọn phù hợp để đêm rằm Tháng tám của gia đình thêm ý nghĩa và trọn vẹn niềm vui.

Mặc dù tại Hà Nội có tới hàng chục thương hiệu bánh trung thu lớn nhỏ, cạnh tranh khốc liệt, song bánh trung thu gia truyền đến từ các tỉnh lân cận vẫn có chỗ đứng riêng.

Tại thị trường Hà Nội, thương hiệu bánh trung thu cổ truyền đang “làm mưa làm gió” trên các chợ online không phải là các công ty lớn, cũng không phải các thương hiệu gia truyền nổi tiếng của Hà Nội như Bảo Phương, Ninh Hương… mà là bánh Đông Phương (Hải Phòng). Nổi tiếng đất Cảng gần 70 năm qua, nhưng thời gian gần đây, bánh trung thu Đông Phương mới được người dân thủ đô biết đến chủ yếu qua đường xách tay, “truyền miệng”.

Chị Phương Anh, nhân viên văn phòng, chia sẻ: “Tôi thích ăn bánh truyền thống, những mùa trước vẫn thường hay mua bánh trên phố cổ, xếp hàng, đợi mãi mới mua được hộp bánh. Năm nay, cô đồng nghiệp cùng cơ quan quê ở Hải Phòng bán bánh Đông Phương, mua về ăn thấy ngon, vỏ xốp mềm, dễ ăn hơn các loại bánh của các công ty Kinh Đô, Hữu Nghị... Thích nhất là nhân bánh thập cẩm đúng hương vị truyền thống, không ngọt, thơm mùi lá chanh, nhân thịt mỡ béo mà không ngấy”.

Dù “tiếng lành đồn xa”, nhưng theo bà Đặng Thanh Hương, chủ cơ sở bánh trung thu Đông Phương, ngoài địa chỉ duy nhất ở Hải Phòng, cửa hàng không mở đại lý ở Hà Nội, nên bánh đang bán trên thị trường Hà Nội chủ yếu là hàng “xách tay”.

“Khách hàng từ Hà Nội về hoặc gọi điện mua hàng từ xa ngày càng tăng, chúng tôi rất vui vì được nhiều khách hàng gần xa biết đến. Cửa hàng không mở đại lý ở Hà Nội và các địa phương, vì muốn sản phẩm đến tay người tiêu dùng ngon nhất, do vậy bánh chỉ bán tại cửa hàng ở phố Cầu Đất để tránh tình trạng làm giả, làm nhái, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu”, bà Hương chia sẻ.

Chị Quỳnh Giang, một người bán hàng online ở quận Hai Bà Trưng, cho hay: “Tôi bắt đầu bán bánh trung thu từ đầu tháng 7 (âm lịch). Càng gần rằm tháng 7, khách hàng đặt số lượng càng nhiều. Bánh tươi về hàng ngày đảm bảo tươi ngon, giao tận tay khách hàng. Bánh Đông Phương có mười mấy loại, nhưng ở Hà Nội, khách hàng chỉ chuộng nhất là bánh nướng và bánh dẻo nhân thập cẩm. Trung bình mỗi ngày bán ra khoảng 100 cái bánh”.

Ngoài hiệu bánh Đông Phương, trên thị trường Hà Nội còn xuất hiện các loại bánh do các cơ sở sản xuất bánh trung thu gia truyền đã có tên tuổi lâu năm tại các địa phương như Tạ Quyết (Phú Thọ), Quang Hưng (Nam Định), Thuận Nhàn (Thanh Hóa)… Đặc điểm chung của các thương hiệu bánh tỉnh lẻ đều có tuổi đời từ 30 năm đến gần 100 năm, đã khẳng định được thương hiệu tại các địa phương.

Chị Đinh Thị Nhung, bán bánh trung thu Tạ Quyết (thị xã Phú Thọ) ở khu đô thị Xa La (quận Hà Đông, Hà Nội), cho hay: “Ban đầu mình thường bán cho đồng hương, bạn bè xa quê lâu ngày muốn thưởng thức hương vị quê hương. Không ngờ, người này giới thiệu cho người kia, dần dần hàng xóm trong khu đô thị, bạn bè gần xa biết đến, nên mình mới quyết định mở bán online giới thiệu đặc sản Phú Thọ tới người dân thủ đô.”.

Theo chị Nhung, thời điểm này chị nhận được rất nhiều đơn hàng đặt bánh, chủ yếu mua cúng rằm tháng 7, làm quà biếu tặng. Bánh tươi không chất bảo quản, hàng gửi xe ô tô về Hà Nội ngày nào hết ngày ấy.

Khác với bánh công nghiệp hạn sử dụng từ 1 - 2 tháng sau khi sản xuất, bánh trung thu cổ truyền “tỉnh lẻ” không sản xuất hàng loạt từ sớm và không chất bảo quản, để đảm bảo hương thơm và hương vị ngon mới của bánh. Với bánh nướng, hạn dùng tối đa 20 ngày và chỉ 8 ngày với bánh dẻo. Tuy nhiên, theo những người bán hàng, bánh được lấy từ lò và giao đến tận tay cho người tiêu dùng thường trong ngày, hoặc cùng lắm 1 - 2 ngày sau khi sản xuất.

Ngoài tiêu chí chất lượng đặt lên hàng đầu, một trong những lý do bánh “tỉnh lẻ” hút khách hàng là giá cả phải chăng. Hộp bánh thiết kế mộc mạc, đơn giản nên giá bánh mềm hơn so với giá bánh ở thủ đô, từ 40.000 - 60.000 đồng/chiếc (loại 150 gr); loại 250 gr giá 80.000 đồng/chiếc.

Chị Hoàng Hằng, nhân viên ngân hàng, quê ở Nam Định, chia sẻ: “Trên thị trường có quá nhiều loại bánh, màu sắc sặc sỡ, nhân bánh có quá nhiều loại nhân hiện đại, học theo kiểu nước ngoài không hợp. Mình vẫn nhớ mãi hương vị cổ truyền ngày bé ở quê được thưởng thức, vỏ bánh mỏng, thơm bùi, nhân bánh trộn hạt dưa, sen xát, mỡ phần, thịt xíu, ruốc và mè vừng ngon hơn với trứng mặn, còn bánh dẻo thì vỏ bánh rền, mịn, thơm mùi nếp cái hoa vàng và hương bưởi tự nhiên. Nếu so sánh với bánh thủ đô, bánh “tỉnh lẻ” không hề thua kém, nếu không muốn nói là ngon hơn”. 

Tin liên quan