Bé gái 4 tuổi nặng bao nhiêu ký là vừa?

Sự chăm sóc của bố mẹ có thể ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của bé. Nghiên cứu tại Viện quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Sự phát triển con người (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng, sự chăm sóc của bố mẹ lẫn những người không cùng huyết thống (người giữ trẻ) là một yếu tố tác động lớn đến việc phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, hành vi và cảm xúc của một đứa trẻ từ lúc sinh ra đến tuổi dậy thì.

5. Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sau này, trong đó có chiều cao cân nặng của trẻ. Nghiên cứu cho thấy mẹ bầu thường xuyên gặp căng thẳng có khả năng tác động đến sức khỏe tinh thần, phát triển trí tuệ và đặc biệt làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động (khả năng điều khiển chân tay) ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, chế độ ăn của mẹ đủ chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, axit folic, canxi, các axit béo cần thiết như DHA trong thời kỳ cho con bú góp phần giúp bé phát triển tốt hệ cơ xương và sức đề kháng. Điều đó giúp trẻ khỏe mạnh và ít bệnh tật.

6. Vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao

Bé gái 4 tuổi nặng bao nhiêu ký là vừa?

Một thực tế dễ nhận thấy ở trẻ em ngày nay là tình trạng lười vận động và hay thức khuya. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ, hình ảnh trẻ em chơi đùa, chạy nhảy, đá cầu, đá bóng ngày càng ít đi, thay vào đó là hình ảnh của những cô cậu nhỏ dán mắt vào màn hình điện thoại, iPad hay tivi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hệ cơ xương khớp của trẻ lẫn hệ thần kinh. Do đó, bạn nên khuyến khích trẻ tham gia nhiều hơn nữa các môn thể thao giúp tăng cường chiều cao như bóng rổ, bơi lội, đạp xe, bóng chuyền, nhảy dây…

Đối với những trẻ thừa cân, việc tích cực vận động còn giúp con lấy có được cân nặng lý tưởng, hạn chế nhiều bệnh lý như tiểu đường, tim mạch ở trẻ. Bên cạnh đó, việc trẻ thức khuya còn khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng rất lớn. Một giấc ngủ sâu và đủ giúp hỗ trợ tăng cường mật độ xương và có thể phát triển chiều cao của bé.

Sự phát triển chiều cao cân nặng hay thể chất ở trẻ là điều kiện cần cho sức khỏe của con nhưng điều đó vẫn là chưa đủ. Bên cạnh phát triển thể chất chiều cao cân nặng của trẻ, bạn cũng đừng quên bồi dưỡng đời sống tinh thần và sức khỏe trí não của con yêu nhé!

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em từ 0-5 tuổi theo WHO thể hiện mức độ tương đối của chiều cao, cân nặng của bé trong 100 bé cùng độ tuổi và giới tính của dân số đó. Chỉ cần chiều cao, cân nặng của bé nằm trong vùng M (trung bình) là được. Nếu thuộc khu vực 2SD thì cân nặng, chiều cao của bé cao hơn (thấp hơn) so với tuổi.

Bé gái 4 tuổi nặng bao nhiêu ký là vừa?

Với trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

Với trẻ sơ sinh đủ tháng, cân nặng sẽ dao động trong khoảng 3,2 đến 3,8 kg, chiều cao khoảng 50 đến 53.

Trong giai đoạn từ 1-12 tháng đầu, bé trai có xu hướng nặng cân và cao hơn so với các bé gái.

Tốc độ tăng trưởng của bé tăng rất nhanh trong năm đầu tiên. Chiều cao của trẻ có thể tăng trung bình 2,5cm/ tháng trong 6 tháng đầu, và 1,5cm/ tháng trong 6 tháng tiếp theo. Tuy nhiên, trong năm thứ 2 và thứ 3, tốc độ này sẽ có xu hướng chậm lại.

 

 

Năm thứ 2, tốc độ tăng trưởng chiều dài của em bé bắt đầu chậm lại, tốc độ tăng trưởng mỗi năm chỉ được 10-12 cm. Từ 2 tuổi cho đến trước tuổi dậy thì, chiều cao của bé tăng bình quân 6-7 cm mỗi năm.

Bé gái 4 tuổi nặng bao nhiêu ký là vừa?

Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ em từ 0 tới 5 tuổi theo chuẩn WHO đang được áp dụng cho trẻ em Việt Nam hiện nay:

Bé 4 tuổi nặng bao nhiêu kg và cao bao nhiêu là chuẩn nhất? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin về cân nặng, chiều cao chuẩn đối với bé 4 tuổi, bố mẹ hãy cùng tham khảo nhé!


Bé 4 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm thì đạt chuẩn là câu hỏi của bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng quan tâm bởi kết quả này thể hiện hiệu quả của quá trình chăm sóc trẻ.

Bài viết dưới đây TheKid sẽ chia sẻ thông tin về cân nặng, chiều cao chuẩn đối với bé 4 tuổi cùng những thông tin hữu ích về cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn này, bố mẹ hãy cùng tham khảo nhé!

Nội dung

Toggle

Các cột mốc phát triển bé 4 tuổi

Phát triển vận động

Vận động thô:

  • Bé đi đứng thuần thục, có thể chạy nhảy dễ dàng hơn trước.
  • Bé đã có thể tự mặc quần áo, tự tập đánh răng rửa mặt.
  • Bé có thể leo cầu thang dễ dàng.
  • Bé có thể làm động tác nhào lộn.
  • Bé biết đạp xe 3-4 bánh.
  • Bé có thể kiểm soát trái bóng bằng cách bắt và ném.

Bé gái 4 tuổi nặng bao nhiêu ký là vừa?
Phát triển vận động

Vận động tinh:

  • Bé có thể sử dụng kéo và giấy dán.
  • Bé biết và tự viết được một số chữ và số.
  • Bé có thể vẽ lại một số hình cơ bản.
  • Bé biết dùng các khối để xây thành tháp cao.
  • Bé có thể luồn hạt để làm dây chuyền.
  • Bé biết nặn đất sét thành hình mặc dù chưa được đẹp.

Sự phát triển nhận thức

  • Bé đã biết suy nghĩ và nắm được trình tự để thực hiện một việc gì đó
  • Bé có thể biết được kết quả của hành động bé sắp thực hiện.
  • Biết được đâu là thế giới thật hay giả.
  • Tập trung vào một hoạt động trong vòng 15 phút.
  • Bé biết sắp xếp các đồ vật theo thứ tự từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn.
  • Biết và nhớ được những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc.

Phát triển ngôn ngữ

  • Bé bắt đầu nói được các câu dài hơn.
  • Vốn từ của bé phong phú hơn.
  • Bé có thể nhẩm theo giai điệu của một bài hát và tự đặt lời theo những từ mà bé đã biết.
  • Các câu hỏi của bé cũng phong phú hơn và hỏi nhiều hơn. Bé có thể hỏi ai, cái gì, khi nào, ở đâu,…
  • Tuỳ vào người đối diện mà bé có thể tự thay đổi từ ngữ, câu trúc câu cho phù hợp.
  • Bé có thể làm theo những hướng dẫn đơn giản.
  • Bé có thể nhận biết và phát âm chính xác một số chữ cái.
  • Bé biết kể lại các câu chuyện từng được nghe trước đây hoặc những câu chuyện bé tự nghĩ ra.
  • Bé đã biết tranh luận mặc dù có thể chưa biết cách lập luận sao cho hợp lý.

Phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội

  • Bé bắt đầu bộc lộ những tính cách của riêng mình.
  • Bé biết chủ động giúp đỡ và chia sẻ với các bạn, các thành viên trong gia đình và những người xung quanh. Một số rất thích phụ mọi người làm việc nhà.
  • Bé có thể bắt chước điệu bộ, cử chỉ, lời nói của một ai đó.
  • Bé hay kể chuyện và tự cười, tự vui với câu chuyện mà mình kể.
  • Bé thích những trò chơi tưởng tượng và tự mình tưởng tượng ra những người bạn.
  • Một số bé còn bắt đầu biết nói dối nên bố mẹ cần chú ý.

Bé 4 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao cm thì đạt chuẩn?

Chiều cao bé 4 tuổi theo chuẩn WHO

Chiều cao trẻ 4 tuổi đạt chuẩn đối với bé trai là là khoảng 100 – 105cm và đối với bé gái là 102,7cm.

Cân nặng bé 4 tuổi theo chuẩn WHO

Theo bảng thống kê cân nặng cho trẻ đến 4 tuổi được áp dụng cho trẻ em Việt Nam nói riêng và trẻ em thế giới nói chung đó là 14.5 – 17.3 kg đối với bé gái và 15-17.6kg đối với bé trai.

Cách chăm sóc bé 4 tuổi để phát triển tốt cân nặng và chiều cao

Để giúp bé 4 tuổi phát triển toàn diện cả cân nặng, chiều cao và trí não, bố mẹ nên tập trung vào chế độ dinh dưỡng và những hoạt động thể thao hàng ngày. Các bậc phụ huynh có thể cho bé học bơi, chơi bóng rổ, đạp xe, đá bóng… để kích thích các cơ và mô xương khớp phát triển.

Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé 4 tuổi, bố mẹ nên tăng cường bổ sung nguồn protein từ các loại thịt cá, hải sản, đậu hũ, nấm… Mỗi ngày ngoài 3 bữa chính, bố mẹ có thể cho bé ăn thêm 2-3 bữa phụ.

Bé gái 4 tuổi nặng bao nhiêu ký là vừa?
bố mẹ nên tập trung vào chế độ dinh dưỡng và những hoạt động thể thao hàng ngày

Bé cũng cần được bổ sung các loại dưỡng chất tốt cho chiều cao như canxi, vitamin D, vitamin K2… từ sữa, các chế phẩm sữa và các nguồn thực phẩm khác.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần cho bé ngủ đủ giấc bởi ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ chế hồi phục và phát triển mô xương. Chưa kể, khi bé ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ tiết đủ lượng hormone tăng trưởng nhanh chóng.

Tóm lại, cân nặng và chiều cao của bé 4 tuổi được xem như một chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng mang tính chất tham khảo, bố mẹ không nên căn cứ vào thông số này mà quá lo lắng và áp lực. Bởi mỗi bé sẽ có lộ trình phát triển khác nhau và ngoài cân nặng thì việc đánh giá sự phát triển của trẻ còn cần nhiều yếu tố khác như thể trạng, tinh thần và trí tuệ.