Bệnh trầm cảm nguy hiểm như thế nào

Tại Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),ước tính có khoảng 3,6 triệu người mắc trầm cảm, chiếm 4% dân số (số liệu 2015). Trong đó có khoảng 5.000 người chết vì tự tử do người trầm cảm có nguy cơ tự tử cao gấp 25 lần so với người khác. 

Thực tế còn rất nhiều người mắc trầm cảm nhưng không nhận ra, hoặc biết bệnh nhưng không đi khám và điều trị chuyên khoa Tâm thần. Vì thế, suy nghĩ ngày càng tiêu cực, áp lực cũng lớn dần lên, gây ra những hậu quả về sức khỏe thể chất và tinh thần. Nguy hiểm hơn cả là ý nghĩ và hành động hủy hoại bản thân và tự tử.

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về hậu quả của trầm cảm, BSCKI Nguyễn Thị Cẩm Tú - Bác sĩ điều trị khoa Bán cấp tính nữ, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 - sẽ chia sẻ và cung cấp các thông tin hữu ích dưới đây.

THÔNG TIN BSCKI NGUYỄN THỊ CẨM TÚ

  • Bác sĩ Chuyên khoa Tâm thần
  • Bác sĩ Điều trị khoa Bán cấp tính nữ, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (2016 - nay)
  • Giảng viên thỉnh giảng, Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam

Biểu hiện của bệnh trầm cảm 

Một số triệu chứng, biểu hiện của bệnh trầm cảm: 

Khí sắc giảm

Nét mặt của bệnh nhân rất đơn điệu, luôn buồn bã, bệnh nhân buồn, bi quan, mất hy vọng. Một số người bệnh than phiền các biểu hiện cơ thể, ví dụ khó chịu trong người, đau đầu, đau vùng thượng vị, đau cơ, khớp... Nhiều bệnh nhân lại có trạng thái tăng kích thích (bệnh nhân hay cáu gắt, dễ nổi khùng với một lỗi lầm nhỏ). 

Mất hứng thú hoặc sở thích cho hầu hết các hoạt động

Mất hứng thú hoặc sở thích gần như luôn biểu hiện trong một mức độ trầm cảm. Các bệnh nhân cho rằng họ đã mất hết các sở thích vốn có. Tất cả các sở thích trước đây của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng nặng nề, kể cả ham muốn tình dục.

Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít/ăn quá nhiều hoặc sút cân

Sự ngon miệng thường bị giảm sút, ăn rất ít, thậm chí trong các trường hợp nặng bệnh nhân nhịn ăn hoàn toàn. Bệnh nhân thường than phiền rằng họ bị mất cảm giác ngon miệng, không thấy đói mặc dù không ăn gì.

Ngược lại, khoảng 5% số bệnh nhân trầm cảm lại có thể tăng cảm giác ngon miệng và có thể muốn ăn một số thức ăn nhiều hơn. Khi đó họ dễ tăng cân và trở thành béo phì.

Mất ngủ hoặc ngủ nhiều

Rối loạn giấc ngủ hay gặp nhất trong giai đoạn trầm cảm chủ yếu là mất ngủ (chiếm 95% số trường hợp).

  • Các bệnh nhân thường có mất ngủ giữa giấc (nghĩa là tỉnh ngủ vào lúc ban đêm và khó ngủ tiếp)
  • Hoặc mất ngủ cuối giấc (nghĩa là tỉnh ngủ quá sớm và không thể ngủ tiếp).
  • Mất ngủ đầu giấc (nghĩa là khó bắt đầu giấc ngủ) cũng có thể xuất hiện.

Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi

Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi là rất hay gặp trong giai đoạn trầm cảm. Bệnh nhân cho rằng mình là kẻ vô dụng, không làm nên trò trống gì. Họ luôn nghĩ mình đã làm hỏng mọi việc, trở thành gánh nặng cho gia đình, cơ quan và cho xã hội.

Cảm giác này có thể mạnh lên thành hoang tưởng. Ví dụ: một bệnh nhân tin rằng anh ta là sự khốn cùng của thế giới. Chính cảm giác vô dụng và tội lỗi của bệnh nhân khiến bệnh nhân muốn nhanh chóng kết thúc cuộc sống bằng cách từ chối điều trị và tự sát.

Ý nghĩ muốn chết hoặc có hành vi tự sát

Hầu hết bệnh nhân trầm cảm nặng đều có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn thì họ có thể có ý định tự sát hoặc hành vi tự sát. Bệnh nhân cho rằng bệnh nhân từ chối điều trị và cho rằng chết đi cho đỡ đau khổ.

Có đến 75% các trường hợp tự sát có nguyên nhân là trầm cảm chủ yếu, vì vậy không được xem thường triệu chứng này. Khi phát hiện ra ý định tự sát ở bệnh nhân trầm cảm, thì cần điều trị chuyên khoa Tâm thần ngay.

Khi có một số triệu chứng như kể trên, bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để đánh giá tình trạng và có hướng điều trị kịp thời. 

Trầm cảm có nguy hiểm không?

Những áp lực công việc, gia đình, xã hội khiến nhiều người rơi vào tâm trạng bế tắc, ức chế lâu ngày dẫn đến trầm cảm. Bệnh trầm cảm nếu không được thăm khám và điều trị với bác sĩ Tâm bệnh, không xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. 

1. Ảnh hưởng đến tinh thần và cuộc sống người bệnh

Điều đầu tiên dễ nhìn thấy nhất đó là tinh thần và cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng. 

Mất tập trung

Người trầm cảm thường xuất hiện các rối loạn suy nghĩ, tư duy, khiến họ không thể tập trung cho bất kỳ vấn đề gì, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc, học tập.

Ảnh hưởng đến giao tiếp và mối quan hệ xã hội

Người trầm cảm luôn có xu hướng sống khép kín, không chủ động giao tiếp và tìm kiếm mối quan hệ mới để phát triển bản thân. Từ đó, họ tự cô lập mình trong vỏ bọc, khiến bệnh diễn biến phức tạp hơn.

Gia tăng các tệ nạn

Có tới gần 1/3 số người trầm cảm thường tìm đến bia rượu, các chất kích thích để giải tỏa căng thẳng, quên đi nỗi buồn. Lâu dần, gây ra hội chứng nghiện chất kích thích, cản trở quá trình xử lý bệnh, làm gia tăng các vấn đề phức tạp trong xã hội.

Tự hủy hoại bản thân và Tự tử

Ước tính, trên toàn cầu có khoảng gần 3000 người tự tử mỗi ngày và 70% trong số đó liên quan đến trầm cảm. Nguyên nhân dẫn tới tự sát là do người trầm cảm muốn giải thoát sự đau khổ trong cuộc sống thực tại.

2. Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất 

Ngoài những tác động tinh thần, trầm cảm nếu không được khám chữa cẩn thận có thể dần gây những hệ quả tiêu cực đến sức khỏe cơ thể. Cụ thể như sau:

Bệnh tim mạch

Trầm cảm ảnh hưởng lớn tới tim mạch. Khi bạn chán nản, cơ tim của bạn dễ bị viêm do thiếu ôxy, có thể dẫn đến cơn đau tim. Vậy nên, những bệnh nhân có vấn đề về tim nên cẩn thận để tránh bệnh trầm cảm dù là trầm cảm ở mức nhẹ nhất. Nếu mức độ là trầm cảm nặng, thậm chí nó có thể gây nhồi máu cơ tim.

Suy giảm miễn dịch

Liên tục bị trầm cảm khiến hormone gây stress được sản sinh và tồn tại lâu dài trong cơ thể, có thể làm suy yếu sức mạnh của hệ thống miễn dịch nên dễ mắc cảm lạnh và cúm hơn.

Mất ngủ, đau đầu và đau lưng

Khi bị trầm cảm, người bệnh sẽ khó ngủ do tâm trí không bình tĩnh, liên tục suy nghĩ. Giấc ngủ của bạn cũng dễ bị gián đoạn, dễ tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự tỉnh táo, thậm chí còn làm cho tình trạng căng thẳng tăng lên.

Mặc dù bệnh trầm cảm không trực tiếp gây ra đau lưng nhưng nó có thể dẫn đến các hậu quả khác là tăng cân hoặc giảm cân, căng thẳng về thể chất, mệt mỏi, dinh dưỡng thấp, cơ thể mất nước... và các hệ quả này sẽ kéo theo hệ quả khác là đau đầu và đau lưng.

Giảm ham muốn tình dục

Những người đã bị bệnh trầm cảm một thời gian dài có thể gặp rắc rối trong đời sống tình dục, cụ thể là trầm cảm làm suy giảm ham muốn tình dục.

Đối với nam giới, hậu quả của bệnh trầm cảm gây ra cho đời sống tình dục có thể là không xuất tinh, xuất tinh sớm và rối loạn chức năng cương dương, với nữ giới là khô âm đạo, rối loạn khoái cảm...

Tự điều chỉnh bản thân để dần thoát khỏi trầm cảm - Ảnh: cafeF

Cách thoát khỏi trầm cảm

Để thoát khỏi trầm cảm, người bệnh cần kiên trì và thực sự quyết tâm. Ngoài ra, những hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa Tâm bệnh là rất quan trọng, giúp việc điều trị có hiệu quả tốt hơn và nhanh hơn. 

Vì vậy, nếu bạn đang mắc kẹt trong những suy nghĩ tiêu cực, chưa biết cách điều chỉnh bản thân, cũng như kiểm soát cảm xúc, bạn nên thăm khám với bác sĩ Tâm bệnh trước. 

Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp sau để giúp ích trong quá trình vượt qua trầm cảm của mình: 

  • Lắng nghe bản thân. Bạn cần hiểu mình yêu thích, không thích điều gì, mình đang gặp khó khăn ở đâu, từ đó mới biết cách tháo gỡ vấn đề. 
  • Gạt bỏ những vấn đề hoặc các mối quan hệ khiến mình phải lo lắng, suy nghĩ quá nhiều. Không nên suy nghĩ quá nhiều về thái độ, hành động của những người xung quanh đó mà hãy học cách tìm niềm vui trong cuộc sống. 
  • Làm mới lại các mối quan hệ. Nếu bạn đã rút lui khỏi cộng đồng, hãy từng bước quay lại, chỉ đơn giản là ra ngoài và gặp gỡ mọi người, đi uống cà phê...
  • Tập yoga hoặc tập thiền. Cảm giác lo âu, trầm cảm, giận dữ và các triệu chứng về thần kinh được cải thiện một cách đáng kể khi bạn tập yoga trong thời gian dài. 
  • Chia sẻ với bạn bè, người thân: Hãy chia sẻ với bạn bè và gia đình bạn, việc tìm kiếm sự an ủi có thể giúp giảm trầm cảm.
  • Quan tâm đến bản thân trong thời điểm hiện tại, không quá chú trọng đến những mục tiêu xa vời.
  • Đừng quá quan tâm đến những suy nghĩ của người khác về bản thân.
  • Học cách chấp nhận thực tế cuộc sống không hoàn hảo như mình mong muốn...

Tư vấn trầm cảm qua Video với bác sĩ chuyên khoa 

Nếu bạn không sắp xếp được thời gian đi khám, hoặc có một số lý do khác không đi khám được, thì có thể đăng ký tư vấn trầm cảm qua Video với bác sĩ chuyên khoa giỏi. 

Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm, bác sĩ đang công tác tại bệnh viện hàng đầu về Tâm bệnh như: Bệnh viện Tâm thần Trung ương, Viện sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, Khoa sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Lão khoa Trung ương...

Đăng ký khám qua Video, bạn sẽ được chọn bác sĩ, chọn khung giờ khám thuận tiện nhất. Ngoài ra, việc tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cũng là ưu điểm lớn khi khám qua Video. Với những trường hợp cần dùng thuốc, bác sĩ sẽ hướng dẫn và kê đơn thuốc đúng với tình trạng của bệnh nhân. 

Nội dung bài viết trên đây có sự góp ý chuyên môn của bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Tú - Bác sĩ điều trị khoa Bán cấp tính nữ, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1.

Bệnh trầm cảm là gì có nguy hiểm không?

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới. Rối loạn trầm cảm nặng ảnh hưởng đến khoảng 163 triệu người (2% dân số thế giới) vào năm 2017. Đây rối loạn khá nguy hiểm, tác động nhiều đến mặt tinh thần, thể chất, chức năng sống và cả niềm vui trong đời sống của bệnh nhân.

Người bị trầm cảm như thể nào?

Bệnh trầm cảm? Bệnh trầm cảm (Depression), là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.

Trầm cảm nặng dẫn đến hậu quả gì?

1.2. Hậu quả do trầm cảm gây ra là ? Do bị trầm cảm nên khả năng tập trung của người bệnh bị suy giảm từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, học tập và làm việc. Người bệnh thường dễ quên, khó tập trung, thậm chí còn mất trí tuệ hoặc tăng nguy cơ mắc Alzheimer từ giai đoạn sớm.

Người trầm cảm sợ gì nhất?

2.4. Người mắc chứng trầm cảm thường hay bị ám ảnh về một số việc hoặc hành động cụ thể, có thể là nguyên nhân gây ra nỗi sợ, cú sốc tâm lý nào đó. Đôi khi nỗi ám ảnh này gây ra cảm giác tội lỗi cho người bệnh, cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý.