Bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương hở

Khi cơ thể xuất hiện các vết thương ngoài da, nguy cơ nhiễm trùng là rất cao nên người bệnh thường được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh điều trị vết thương hở. Vậy, có những loại kháng sinh nào thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân bị vết thương hở? Cách sử dụng các loại kháng sinh như thế nào để vết thương nhanh lành? Việc dùng kháng sinh điều trị vết thương hở có cần phải lưu ý gì không? Bạn có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho vấn đề này.

Khi nào cần dùng kháng sinh điều trị vết thương hở?

Bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương hở
Cơ thể xuất hiện các vết thương ngoài da, nguy cơ nhiễm trùng là rất cao

Khi vết thương bị nhiễm khuẩn

Kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn. Vì vậy, chỉ sử dụng kháng sinh với hai mục đích chính là diệt khuẩn và phòng ngừa nhiễm khuẩn.

Đối với tình trạng vết thương hở, bạn có thể sử dụng kháng sinh điều trị theo đường bôi ngoài da hoặc đường uống. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh đường uống làm tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ. Do vậy chỉ khi bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng nặng, có nguy cơ lây lan diện rộng thì bác sĩ mới chỉ định kháng sinh theo đường uống. Một số dấu hiệu của nhiễm trùng cần chú ý đó là vết thương bị sưng tấy, ửng đỏ, đồng thời tích tụ dịch mủ có màu, có mùi khác thường và kèm theo triệu chứng sốt cao.

Khi được bác sĩ chỉ định

Có thể nói việc sử dụng kháng sinh điều trị như cầm một “con dao hai lưỡi”. Vì vậy, tốt nhất là người bệnh nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ là người hiểu rõ nhất về tình trạng bệnh của bệnh nhân và công dụng của các loại thuốc, nên sẽ quyết định người bệnh nên dùng loại kháng sinh nào, thời gian và liều lượng ra sao.

Một số kháng sinh được chỉ định điều trị vết thương hở

Bacitracin

Bacitracin là loại kháng sinh có khả năng ức chế quá trình sinh trưởng của vi khuẩn. Thế nên được dùng trong phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng da khi bị các tổn thương như vết đứt tay, vết trầy xước, vết bỏng nhẹ,…

Khi dùng Bacitracin điều trị bạn cần phải lưu ý:

  • Không sử dụng thuốc trong các trường hợp gặp các nhiễm trùng da nặng.
  • Thuốc kháng sinh không có khả năng điều trị nhiễm trùng do virus hoặc nấm.
  • Sử dụng thuốc trong trường hợp không cần thiết hay quá liều sẽ giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí gây ra tác dụng phụ không đáng có.

Neomycin

Thành phần chính của Neomycin gồm 0,01g Triamcinolon acetonid, 15.000 IU Neomycin sulfat và 1.000.000 IU Nystatin. Loại thuốc này có tác dụng giúp sơ cứu ngay những vết thương nhỏ, ví dụ như vết xước, vết bỏng hay vết côn trùng đốt trên da,… Neomycin được bào chế dưới dạng thuốc mỡ và được chỉ định điều trị cho các bệnh ngoài da không chảy nước, các trường hợp nhạy cảm với corticoid và có bội nhiễm vi khuẩn hoặc nấm Candida.

Bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương hở
Vệ sinh sạch sẽ xung quanh vết thương rồi bôi trực tiếp một lớp thuốc mỏng lên vết thương hở

Liều dùng và cách dùng: Vệ sinh sạch sẽ xung quanh vết thương rồi bôi trực tiếp một lớp thuốc mỏng lên vết thương hở. Chỉ sử dụng thuốc trong vòng một tuần. Tránh để thuốc kháng sinh tiếp xúc trực tiếp với mắt.

Glomazin Neo

Glomazin chứa 2 thành phần chính gồm Betamethason valerate và Neomycin sulfat. Thuốc kháng sinh này được bào chế ở dạng kem bôi ngoài da, và được dùng để điều trị các tổn thương ngoài da có nghi ngờ nhiễm khuẩn.

Liều dùng và cách dùng: Vệ sinh vết thương rồi sau đó bôi một lớp kem mỏng Glomazin Neo lên, duy trì bôi 2-3 lần/ngày.

Tetracyclin

Tetracyclin là một loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị nhiều loại nhiễm trùng, bao gồm cả tình trạng mụn trứng cá và viêm kết mạc do nhiễm khuẩn. Trên thị trường hiện nay, tetracyclin có 2 dạng bào chế: Viên nén và thuốc mỡ tra mắt.

Liều dùng và cách dùng: Đối với thuốc  Tetracyclin dùng đường uống cho hiệu quả tốt nhất khi dùng lúc đói. Đối với Tetracyclin dạng thuốc mỡ, chỉ được bôi ngoài da và thường được dùng để tra mắt. Liều dùng thuốc phụ thuộc vào lứa tuổi và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

Klavunamox-Bid

Bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương hở

Thuốc Klavunamox-Bid 1000mg

Thuốc Klavunamox-Bid 1000mg có 2 thành phần chính gồm Amoxicillin và Acid clavulanic. Loại thuốc này được chỉ định điều trị các tình trạng bệnh lý có dấu hiệu của nhiễm khuẩn.

Amoxicillin là hoạt chất có khả năng ức chế  tổng hợp thành tế bào vi khuẩn nhờ vào việc ức chế Enzyme D-alanin-transpeptidase tham gia vào quá trình tổng hợp peptid thành Peptidoglycan. Đồng thời với tác dụng của Enzyme tham gia thủy phân Peptidolygan tạo thành các Peptid là Murein hydrolase. Từ đó dẫn đến không thể tổng hợp được Peptidoglycan, đây là một thành phần quan trọng để tổng hợp nên các thành tế bào vi khuẩn. Khi đó các vi khuẩn sẽ không được hoàn thiện và trở nên dễ bị tiêu diệt trong cơ thể.

Bên cạnh đó, Acid clavulanic có khả năng kháng lại men Betalactamase. Khi nó kết hợp với Amoxicillin sẽ giúp mở rộng phổ tác dụng của Amoxicillin.

Khi sử dụng thuốc Klavunamox-Bid 1000mg để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn thì người bệnh cần sử dụng với liều dùng là 1 viên/lần và ngày 2 lần uống cách nhau 12 tiếng cho người lớn và trẻ nhỏ để điều trị sự truyền nhiễm và hô hấp nặng.

Thuốc có thể sử dụng ở người bị suy thận nhẹ đến trung bình tuy nhiên liều lượng phải được bác sĩ hiệu chỉnh phụ thuộc vào độ thanh thải Creatinin của người bệnh. Thuốc Klavunamox-Bid 1000mg cũng có thể sử dụng ở người bị suy chức năng gan tuy nhiên cần phải được bác sĩ chuyên theo dõi chặt chẽ.

Bạn có thể tìm mua thuốc Klavunamox-Bid 1000mg chính hãng tại hệ thống nhà thuốc Long Châu ở các tỉnh thành trên toàn quốc.

Kháng sinh có thể nói là phần không thể thiếu trong quá trình điều trị các trường hợp nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Đây cũng là một tình trạng thường gặp khi cơ thể có vết thương ngoài da. Chính vì vậy nên bạn cần phải nắm những kiến thức liên quan về kháng sinh để có thể xử lý đúng đắn nếu gặp phải những tình huống liên quan. Hy vọng những thông tin trong bài viết hữu ích đối với bạn.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thuốc kháng sinh có rất nhiều hoạt chất, thuộc nhiều nhóm khác nhau. Thuốc kháng sinh được bào chế dưới nhiều dạng như: bột pha tiêm, dung dịch tiêm, viên nén, viên nang... Tuy nhiên, trên thực tế không phải kháng sinh nào cũng có dạng bào chế thuốc mỡ bôi da. Vậy thuốc mỡ kháng sinh có những lưu ý gì khi sử dụng?

Thuốc mỡ bôi da là dạng thuốc bôi ngoài da quan trọng và phổ biến nhất hiện nay. Tá dược chính của các loại thuốc mỡ bôi da là các chất béo (vaseline, lanolin).

Thuốc mỡ bôi da làm tăng khả năng hấp thu của da, vì vậy các hoạt chất sẽ ngấm sâu hơn so với các dạng thuốc bôi ngoài da khác. Tuy thuốc mỡ có khả năng làm mềm da nhưng lại làm trở ngại sự bài tiết của da, gây bít da, hạn chế đổ mồ hôi, gây xung huyết. Bên cạnh đó, thuốc mỡ bôi da có thể ảnh hưởng tới tuần hoàn da, gây giãn mạch hoặc co mạch. Tùy theo tá dược, thuốc mỡ sẽ ngấm vào da nhiều hay ít, ngấm nông hay sâu.

Bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương hở

Thuốc mỡ bôi da có thể gây giãn mạch

Hiện nay, mặc dù có đến hàng trăm hoạt chất kháng sinh khác nhau đã được bào chế và đưa vào lâm sàng điều trị. Tuy nhiên có rất ít hoạt chất kháng sinh có thể dùng được ngoài da và được bào chế thành thuốc mỡ kháng sinh.

  • Thuốc mỡ kháng khuẩn có hoạt chất là kháng sinh ErythromycinClindamycin là 2 loại thuốc mỡ thường được sử dụng nhất trong điều trị mụn trứng cá mủ và viêm nang lông.
  • Các loại thuốc mỡ kháng sinh có hoạt chất là mupirocin, polymyxin, bacitracin và neomycin là những loại thuốc mỡ bôi da thường được dùng trong điều trị nhiễm trùng da như chốc... Trong đó, Bacitracin là một kháng sinh thông dụng để chữa các nhiễm khuẩn, thuốc giúp diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn bằng cách ức chế vi khuẩn tổng hợp vỏ tế bào, từ đó gây tổn hại màng bào tương của vi khuẩn. Trước đây thuốc dùng để tiêm nhưng có độc tính cao với thận, vì vậy hiện này chỉ dùng bôi ngoài da.

Ngoài ra, thuốc mỡ kháng sinh còn có tác dụng rất tốt trong việc dự phòng nhiễm trùng ở các vết thương ngoài da, điều trị một số bệnh về mắt như: nổi chắp, viêm kết mạc cấp (đau mắt đỏ) và mạn tính, loét giác mạc, viêm giác mạc, viêm túi lệ...

Để chữa các bệnh viêm nhiễm ngoài da, bôi thuốc mỡ kháng sinh lên bề mặt bị nhiễm khuẩn từ 1-5 lần/ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn tại mắt, bôi 1 dải mỏng (khoảng 1cm) thuốc mỡ kháng sinh tra mắt lên kết mạc, tần suất bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

XEM THÊM: Tìm hiểu về thuốc mỡ Tetracyclin

Bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương hở

Thuốc mỡ Tetracyclin điều trị một số bệnh về mắt

Viêm da tiếp xúctác dụng phụ thường gặp của các loại thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da chứa hoạt chất polymyxin, bacitracin và neomycin, Vì vậy, tốt nhất nên tránh sử dụng các loại thuốc này kéo dài nếu có thuốc khác thay thế thích hợp hơn.

Một số trường hợp dị ứng nặng như hội chứng Stevens - Johnsonhội chứng Lyell có thể là do các loại thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da tác dụng tại chỗ đã được ghi nhận.

Để tránh tác dụng phụ, người bệnh sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da phải phù hợp với bệnh lý, giai đoạn và mức độ bệnh, vùng da bị bệnh, đôi khi còn cần phải cân nhắc đến độ tuổi, giới tính. Không tự ý sử dụng thuốc mỡ kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Không chỉ tác dụng ngoài da, các thuốc mỡ bôi da còn có thể ngấm qua da đi vào máu và cho tác dụng toàn thân. Như vậy, thuốc mỡ bôi da có vẫn có cả tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân, việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng, đặc biệt khi bôi cho trẻ em hoặc bôi lên diện tích da rộng.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng không dùng dạng thuốc mỡ bôi da lên trên các tổn thương hở đang ở giai đoạn cấp tính hoặc đang bị chảy nước. Thuốc mỡ bôi da thường được sử dụng cho tổn thương giai đoạn mãn tính. Khi bôi lên vùng da có vết thương hở cần phải rất thận trọng, vì hoạt chất kháng sinh có trong thuốc mỡ kháng khuẩn có thể hấp thu qua vết thương hở và gây ra tác dụng phụ.

Bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương hở

Người bệnh cũng không nên tự ý sử dụng thuốc mỡ kháng sinh vì có một số thuốc có thể gây phát ban da

Phụ nữ có thai nên được bác sĩ tư vấn rõ ràng lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da. Bởi một số thuốc có thể gây phát ban da hoặc gây phản ứng dị ứng chậm. Ở những người bệnh quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc có thể dẫn đến trạng thái giống sốc sau khi người bệnh bôi thuốc ngoài da.

Ngoài ra, người bệnh cũng không tự ý sử dụng thuốc mỡ kháng sinh quá thường xuyên hơn so với chỉ định, dùng kéo dài hơn hoặc sử dụng trên vùng da rộng lớn hơn. Thông thường một đợt bôi thuốc kéo dài từ khoảng 10-15 ngày, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn và theo dõi tình trạng bệnh, tái khám sức khỏe định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá và điều chỉnh thuốc nếu cần thiết.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY