Các môn học của lớp kế toán trưởng

Người Việt Nam đáp ứng trình độ chuyên môn nghiệp như thế nào thì được tham gia khóa học lấy chứng chỉ kế toán trưởng?

Tại Điều 2 Thông tư 199/2011/TT-BTC có quy định như sau:

Tiêu chuẩn học viên tham dự khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng
1. Người Việt Nam tham dự khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a/ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b/ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán, kiểm toán từ bậc trung cấp trở lên và có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán như sau:
- Tối thiểu là 2 năm trở lên kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán;
- Tối thiểu là 3 năm trở lên kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán;
c/ Có Đơn xin học, trong đó có xác nhận thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán của cơ quan đang công tác, kèm theo bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán.
2. Người nước ngoài có Chứng chỉ chuyên gia kế toán, Chứng chỉ hành nghề kế toán, Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc bằng tốt nghiệp đại học của các tổ chức nước ngoài (Được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận) được tham dự khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng do đơn vị đủ điều kiện tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng cho người nước ngoài.

Theo đó, người Việt Nam để được tham gia khóa học lấy chứng chỉ kế toán trưởng thì cần phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán, kiểm toán từ bậc trung cấp trở lên và có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán như sau:

- Tối thiểu là 2 năm trở lên kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán;

- Tối thiểu là 3 năm trở lên kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán.

Các môn học của lớp kế toán trưởng

Chương trình học chứng chỉ kế toán trưởng gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)

Chương trình học chứng chỉ kế toán trưởng gồm những nội dung gì?

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 199/2011/TT-BTC, nội dung, chương trình bồi dưỡng kế toán trưởng được như sau:

(1) Khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

- Thời gian toàn khoá: 04 tuần (kể cả thời gian thi)

(04 tuần x 06 ngày x 08 giờ = 192 giờ. Một giờ được tính là 50 phút học và 10 phút nghỉ giải lao).

- Phần kiến thức chung

Chuyên đề 1

Pháp luật về kinh tế áp dụng cho các đơn vị thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước

16 giờ

Chuyên đề 2

Tổ chức quản lý dự toán, cấp phát, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN), đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN

16 giờ

Chuyên đề 3

Mở và quản lý tài khoản, kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc nhà nước

08 giờ

Chuyên đề 4

Tài chính các đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN

20 giờ

Ôn tập và thi Phần I

-

8 giờ

-

Cộng Phần I

68 giờ

- Phần kiến thức nghiệp vụ:

Chuyên đề 5

Pháp luật về kế toán, tổ chức công tác kế toán, vai trò, nhiệm vụ của kế toán trưởng

24 giờ

Chuyên đề 6

Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc

16 giờ

Chuyên đề 7

Kế toán đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN

24 giờ

Chuyên đề 8:

Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán đơn vị thu, chi ngân sách, đơn vị hành chính sự nghiệp

24 giờ

Chuyên đề 9:

Phân tích báo cáo tài chính đơn vị thu, chi ngân sách, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN

16 giờ

Chuyên đề 10:

Kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán đơn vị thu, chi NSNN và đơn vị hành chính sự nghiệp

12 giờ

Ôn tập và thi Phần II

-

08 giờ

-

Cộng Phần II

124 giờ

-

Tổng cộng

192 giờ

(2) Khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng cho doanh nghiệp

- Thời gian toàn khoá: 06 tuần (kể cả thời gian thi)

(06 tuần x 06 ngày x 08 giờ = 288 giờ. Một giờ được tính là 50 phút học và 10 phút nghỉ giải lao).

- Phần kiến thức chung:

Chuyên đề 1

Pháp luật liên quan đến doanh nghiệp

24 giờ

Chuyên đề 2

Quản lý tài chính doanh nghiệp

20 giờ

Chuyên đề 3

Pháp luật về thuế

24 giờ

Chuyên đề 4

Thẩm định dự án đầu tư

12 giờ

Chuyên đề 5

Quan hệ tín dụng, thanh toán và bảo lãnh giữa doanh nghiệp với Ngân hàng và Tổ chức tài chính

16 giờ

Ôn tập và thi Phần I

-

08 giờ

-

Cộng Phần I

104 giờ

- Phần kiến thức nghiệp vụ:

Chuyên đề 6

Pháp luật về kế toán

16 giờ

Chuyên đề 7

Tổ chức công tác kế toán và vai trò, nhiệm vụ kế toán trưởng doanh nghiệp

16 giờ

Chuyên đề 8

Kế toán tài chính doanh nghiệp (kể cả kế toán đặc thù)

40 giờ

Chuyên đề 9

Tổ chức kế toán quản trị doanh nghiệp

36 giờ

Chuyên đề 10

Báo cáo tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp

40 giờ

Chuyên đề 11

Kiểm toán và kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp

28 giờ

Ôn tập và thi Phần II

-

08 giờ

-

Cộng Phần II

184 giờ

-

Tổng cộng

288 giờ

Thời gian thực tế của một khóa học lấy chứng chỉ kế toán trưởng tối đa là bao lâu?

Tại Điều 3 Thông tư 199/2011/TT-BTC có quy định như sau:

Hình thức tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng
Việc tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng có thể được tổ chức tập trung một kỳ liên tục hoặc nhiều kỳ cho một khóa học nhưng thời gian học thực tế của một khoá học tối đa không quá 6 tháng và phải đảm bảo đủ thời gian, học đủ nội dung chương trình theo quy định tại Thông tư này.
Một lớp học của khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng tối đa không quá 100 học viên.

Theo đó, thời gian thực tế của một khóa học lấy chứng chỉ kế toán trưởng tối đa không quá 6 tháng và phải đảm bảo đủ thời gian, học đủ nội dung chương trình như đã nêu ở phần trên.