Cách đánh giá hiệu quả chạy quảng cáo

Đo lường hiệu quả quảng cáo của chiến dịch Marketing là nền tảng để tối ưu quyết định đến sự thành công của một chiến dịch Marketing. Sử dụng tốt các chỉ số đo lường quảng cáo, chúng ta có thể xác định hiệu suất hoạt động của mình đang ở mức nào, cần tác động gì để chiến dịch thu về kết quả tốt nhất.

Bạn đã hiểu rõ về những chỉ số đo lường hiệu quả quảng cáo của chiến dịch Marketing chưa?

Chỉ số đo lường quảng cáo, hay còn được gọi là KPI (Key Performance Indicator), là chỉ số sử dụng để đo lường và theo dõi hiệu suất của các chiến dịch Marketing đang chạy.

Các chỉ số này có thể định lượng được bằng những con số chi tiết. Thông qua đó đội ngũ Marketer sẽ xác định những hoạt động của chiến dịch Marketing có mang lại kết quả tích cực hay không.

Hiện nay, với sự bùng nổ các mạng xã hội và rất nhiều phương thức Marketing cùng số lượng lớn công cụ, kênh quảng cáo, và các kỹ thuật khác nhau. Việc xác định các chỉ số đo lường hiệu quả quảng cáo là điều cần thiết để xác định mục tiêu và đích đến của các chiến dịch Marketing.

Cách đánh giá hiệu quả chạy quảng cáo

2. Tầm quan trọng của việc sử dụng các chỉ số đo lường quảng cáo để đánh giá hiệu quả các chiến dịch Marketing

Không xác định phương hướng khiến bạn rất dễ bị lạc đường, mất thời gian và cả tiền bạc. Điều này cũng giống như khi bạn dùng rất nhiều các công cụ quảng cáo nhưng lại không thu thập và phân tích các chỉ số trong từng giai đoạn.

Marketing với hàng loạt các hoạt động quảng cáo là chiếm khác nhiều nguồn lực tài chính cúng như nhân lực. Khi nắm bắt được các chỉ số từ căn bản đến nâng cao sẽ giúp chúng ta đo lường độ hiệu quả và tiết kiệm ngân sách chi tiêu hơn.

Các chỉ số đo lường quảng cáo cũng giúp doanh nghiệp xác định được tiến trình của các chiến dịch Marketing đang chạy. Đồng thời chỉ ra chiến dịch nào mang lại hoạt động hiệu quả, chiến dịch nào cần đánh giá lại. Từ đó có quyết sách hợp lý về ngân sách tài chính, nhân lực. Đảm bảo rằng các ngân sách của bạn đang được phân phối một cách đúng đắn nhất.

Sử dụng các chỉ số đo lường quảng cáo để đánh giá hiệu quả marketing là vô cùng quan trọng. Theo thống kê, có đến 93% doanh nghiệp tăng ngân sách đầu tư vào Marketing mỗi năm nhưng chỉ có 39% trong số đó đánh giá những chiến lược của mình là hiệu quả.

Digital Marketing với với rất nhiều công cụ khác nhau như các nền tảng xã hội: Facebook Ads, Google Ads, Google Analytics hay Google Sheet, CRM,…Các chỉ số đo lường quảng cáo lúc này đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đây sẽ là góc nhìn đa chiều phản ánh chính xác hiệu quả thật sự của các công cụ Marketing doanh nghiệp bạn đang sử dụng.

3. 8 chỉ số giúp bạn đo lường hiệu quả quảng cáo của chiến dịch Marketing

Nếu muốn những chiến dịch Marketing của doanh nghiệp mình đạt hiệu quả. 8 KPI (Key Performance Indicator) sau đây là những chỉ số đo lường quảng cáo mà các Marketer cần hết sức quan tâm.

3.1 ROI (Return On Investment) – Tỷ lệ lợi nhuận thu về

ROI (Return On Investment) là chỉ số đo lường tỷ lệ lợi nhuận thu về so với những chi phí phải bỏ ra cho chiến dịch Marketing. Hay nói cách khác, đây là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí ban đầu tư.

ROI là KPI quan trọng nhất để đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing. Đây chính xác là con số đầu tiên những nhà kinh doanh cần nắm được. Chỉ số này giúp bạn đo lường doanh thu bán hàng do một chiến dịch mang lại dựa trên ngân sách mà doanh nghiệp đã bỏ ra.

Hầu như mọi điều chỉnh trong các chiến dịch Marketing đều có chung 1 mục đích: Mong muốn tăng lợi nhuận trên tổng mức phí bạn bỏ ra.

Nếu chỉ số ROI dương ở mức cao, tức là chiến dịch Marketing của bạn đang hoạt động tốt. Ngược lại, bạn cần tìm giải pháp phù hợp để điều chỉnh lại ngay chiến dịch Marketing của mình.

3.2 CPM (Cost Per Mile) – Chi phí cho mỗi đơn hàng

CPM (Cost Per Mile) là chỉ số phản ánh chi phí cho mỗi đơn hàng. CPM là công cụ để đo lường cụ thể tổng chi phí doanh nghiệp bỏ ra để mang về mỗi đơn hàng trong thực tế.

CPM cực kỳ quan trọng. Chúng giúp bạn đo lường hiệu quả của các chiến dịch với nhau để có cái nhìn tổng quan hơn.

3. 3 CPL (Cost-per-Lead) – Chi phí phải trả cho 1 khách hàng tiềm năng

CPL (Cost-per-Lead) là chỉ số tính chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng. CPL giúp đo lường được hiệu quả các chi phí của các chiến dịch marketing. CPL tập trung vào lượng khách hàng tiềm năng thu về từ kết quả của các chiến dịch marketing. Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng phụ thuộc vào kiểu chiến lược doanh nghiệp lựa chọn sử dụng cho mỗi kênh tạo khách hàng tiềm năng khác nhau.

Để đạt được kết quả đo lường một cách chính xác nhất, CPL cần được kết hợp với tất cả các yếu tố tác động khác tới lợi nhuận của doanh nghiệp. CPL giúp bạn hình dung chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng có cần điều chỉnh tăng lên hoặc giảm xuống không.

3.4 CR (Conversion Rate) – Tỷ số chuyển đổi.

CR (Conversion Rate) có thể hiểu là cái tỷ lệ biến đổi từ khách truy cập thành khách hàng.

Nếu như bạn thường xuyên đo lường tỷ lệ chuyển đổi trên website để tính phần trăm số người truy cập vào trang web và click vào sản phẩm của bạn thì bạn cũng nên đo lường giống như vậy cho từng chiến dịch Marketing cụ thể.

3.5 CRR (Customer Retention Rate) – Tỷ lệ duy trì khách hàng

CRR được coi là thước đo chuyên nghiệp, là chỉ số đo lường quảng cáo không thể thiếu để đánh giá chiến lược Marketing có thành công hay không.

CRR phản ảnh kết quả chiến dịch Marketing mà doanh nghiệp đang theo đuổi có sức hút đối với khách hàng không.

Nếu chỉ số CRR càng cao, đồng nghĩa với việc chiến dịch của bạn giữa chân khách hàng tốt và ngược lại.

3.6 RR (Run Rate) – Tỷ lệ đạt được mục tiêu

RR (Run Rate) là chỉ số phản ánh tốc độ hoàn thành mục tiêu của toàn bộ chiến dịch đạt được so với kế hoạch tổng thể ban đầu. RR giúp các Marketer nhận định được chính xác mình đã chi tiêu bao nhiêu ngân sách để hoàn thành một phần của mục tiêu đặt ra. Từ đó quyết định bổ sung phương án tăng tốc hay giữ nguyên đà tăng trưởng.

3.7 CLV (Customer Lifetime Value) – Chỉ số giá trị vòng đời khách hàng

CLV (Customer Lifetime Value) là chỉ số phản ánh giá trị trọn đời của một khách hàng. Chỉ số CLV giúp các doanh nghiệp biết được giá trị vòng đời của một khách hàng.

Hay nói cách khác là khách hàng này sẽ mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn trong suốt quãng đời của họ.

Phân tích CLV giúp doanh nghiệp thấy được những hoạt động marketing nào giúp bạn mang lại nguồn khách hàng chất lượng nhất.

Giá trị kinh tế mà khách hàng mang đến cho doanh nghiệp bạn không chỉ gói gọn trong 1 lần mua hàng. Nó kéo dài trong toàn bộ thời gian họ là khách hàng của bạn. Biết được chỉ số này, doanh nghiệp sẽ xác định được ai là người đem đến giá trị nhiều cho công ty, loại sản phẩm mà khách hàng có mong muốn cao nhất từ đó có những chính sách giữ chân khách hàng tiềm năng.

3.8 Social Media Reach: Lượt tiếp cận các nền tảng mạng xã hội

Với những doanh nghiệp sử dụng Digital Marketing, mạng xã hội là một trong số những phương thức quan trọng. Marketing qua các nền tảng mạng xã hội có sức viral mạnh mẽ. Nếu có những ý tưởng sáng tạo, hay thậm chí chọn cách Marketing “đường vòng”, chi phi cho Marketing trên mạng xã hội không đáng kể so với kế quả nhận được.

Các nền tảng như Twitter, Facebook, LinkedIn và Pinterest có tỷ lệ chuyển đổi rất cao. Sử dụng các chỉ số đo lường hiệu quả quảng cáo giúp doanh nghiệp có thể đo lường được mức độ đóng góp hiệu quả của mạng xã hội đối với tỷ lệ chuyển đổi trực tuyến.

Cách đánh giá hiệu quả chạy quảng cáo
Đánh giá chỉ số đo lường quảng cáo qua các hoạt động trên những nền tảng mạng xã hội giúp thống kê số liệu về Digital Marketing. Theo thống kê hiện nay, có đến 90% dân số trên toàn cầu sử dụng các nền tảng này trên toàn cầu.

Ngoài ra, nếu chạy Digital Marketing, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến các chỉ số như: Impression (Chỉ số hiển thị); CTR (tỷ lệ lượt nhấp); CPC (Chi phí tính trên một lượt nhấp); CAC (Chi phí tìm kiếm khách hàng);…

4. Một số lưu ý khi đo lường hiệu quả quảng cáo của chiến dịch Marketing

4.1 Đừng vội mừng với những chỉ số “quá đẹp”

Marketing là sự kết hợp tổng thể của nhiều hoạt động khác nhau. Đôi khi, chỉ số đẹp nhưng thực tế hiệu quả mang lại lại không đáng kể. Nếu không có kinh nghiệm phân tích chỉ số, doanh nghiệp dễ bị nhầm tưởng là các chiến dịch của mình đang chạy tốt. Nhưng thực chất kết quả thu về lại không đạt kỳ vọng.

Cách đánh giá hiệu quả chạy quảng cáo
Ví dụ như chỉ số lượt tiếp cận cao không đồng nghĩa với việc sẽ giúp bạn có được khách hàng tiềm năng nhưng không đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ mua hàng. Nó chỉ có nghĩa là bạn đang chia bao nhiêu tiền cho các chiến dịch quảng cáo của mình thôi.

4.2 Chia nhỏ mục tiêu theo từng giai đoạn

Một chiến dịch Marketing tổng thể sẽ chia làm nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn là một chiến dịch nhỏ. Cần xác định rõ mục tiêu tổng thể và mục tiêu nhỏ từng giai đoạn.

4.3 Lựa chọn nguồn dữ liệu hợp lý để đo lường hiệu quả marketing

Có rất nhiều nền tảng mạng xã hội chạy quảng cáo như Facebook Fanpage, Instagram, Youtube, Google Ads, Google Analytics,…Những kênh này lại có cách tính chỉ số khác nhau.

Vì nguồn dữ liệu, chỉ số và cách tính của mỗi kênh là khác nhau. Nên nếu doanh nghiệp của bạn đang chạy trên nhiều kênh, thì bạn cần phải kiếm ngay chuyên gia có kinh nghiệm để đo lường hiệu quả marketing một cách chính xác nhất.

4.4 Hạn chế việc thêm những dữ liệu không cần thiết vào báo cáo

Với lượng dữ liệu khổng lồ hiện nay, Marketer cần xác định rõ chỉ số nào doanh nghiệp mình đang quan tâm. Chỉ số nào quan trọng với chiến dịch nào.

Thường xuyên kiểm tra các số liệu trong báo cáo tổng quan sẽ cung cấp cho bạn một hướng nhìn chính xác về tình trạng của chiến dịch Marketing đang thực hiện.

Hãy chọn ra những chỉ số thật sự quan trọng. Đừng quá ôm đồm vào những chỉ số không phù hợp.

Mong rằng thông tin về các chỉ số đo lường hiệu quả quảng cáo của chiến dịch Marketing chúng tôi vừa chia sẻ bên trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.