Cách hẹn lịch phỏng vấn

Xin đổi lịch phỏng vấn, hủy phỏng vấn sao cho lịch sự                             10/05/2021 01:00                                                            Mặc dù biết rằng việc xin đổi lịch phỏng vấn hay hủy phỏng vấn sẽ làm cho nhà tuyển dụng phiền toái trong việc sắp xếp công việc bởi có quá nhiều việc cần làm. Tuy nhiên, vì những lý do bất khả kháng mà bạn không thể có mặt đúng ngày hẹn hoặc muốn hủy lịch phỏng vấn. Vậy làm thế nào để xin đổi lịch phỏng vấn, hủy phỏng vấn cho lịch sự?

Bạn muốn hủy bỏ một buổi phỏng vấn mà trước đó bạn đã đồng ý? Hay nhà tuyển dụng đã hẹn ngày phỏng vấn ứng viên nhưng có việc đột xuất cần dời lịch sang ngày khác. Lúc này làm sao để xin đổi lịch hay hủy lịch phỏng vấn chuyên nghiệp? Cách để hủy phỏng vấn, xin đổi lịch phỏng vấn dưới đây hữu ích cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên, bạn hãy tham khảo và áp dụng khi cần thiết nhé.

Show
Cách hẹn lịch phỏng vấn

Xin đổi lịch phỏng vấn theo cách lịch sự

I. Cách xin đổi lịch phỏng vấn

1. Các lý do khiến bạn phải xin đổi lịch phỏng vấn?

Để xin đổi lịch phỏng vấn, trước hết ứng viên cần xác định các lý do cụ thể: Nguyên nhân thực sự khiến bạn không thể đến đúng hẹn và tự đánh giá xem có nên nói thật về nguyên nhân đó với nhà tuyển dụng hay không. Đôi khi, lý do thực sự của bạn lại không phù hợp để thuyết phục phía công ty cho bạn thêm một cơ hội phỏng vấn khác.
Một số lý do mà ứng viên có thể dùng để giải thích với nhà tuyển dụng nhằm xin đổi lịch phỏng vấn là:

  • Lý do cá nhân: Bản thân hoặc người nhà bị ốm, bệnh hoặc bị tai nạn phải nằm viện, phải nghỉ ngơi.
  • Lý do công việc: Do công việc hiện tại có sự kiện, cuộc họp đột xuất đúng ngày hẹn phỏng vấn và bạn không thể không tham gia hoặc nếu bạn sắp tốt nghiệp thì có thể là các vấn đề ở trường học như cần hoàn thiện giấy tờ,...

Nhìn chung nhà tuyển dụng sẽ sẵn sàng hỗ trợ đổi lịch phỏng vấn nếu ứng viên có lý do bất khả kháng - thường là những sự việc xảy ra bất ngờ, không thể lường trước được. Ngược lại, nếu bạn đưa ra những nguyên nhân "ngớ ngẩn" như "Em quên mất là có lịch phỏng vấn chỗ khác rồi" hoặc chung chung như "Mai em bận việc riêng mất rồi, anh/chị đổi lịch cho em sang ngày khác được không ạ?" thì chắc chắn sẽ bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp. Trong trường hợp như vậy thì gần như 100% bạn sẽ mất luôn cơ hội phỏng vấn.

2. Cách xin đổi lịch phỏng vấn lịch sự, chuyên nghiệp

Không ai muốn đã xác nhận sẽ đến tham dự cuộc phỏng vấn xin việc mà cuối cùng lại không đến được theo lịch trình thống nhất ban đầu. Tuy nhiên, trao đổi lại thế nào, xin đổi lịch ra sao cho lịch sự và chuyên nghiệp thì lại không phải việc đơn giản. Một số phương pháp mà ứng viên có thể sử dụng là:

  • Về hình thức: Gửi email/gọi điện thoại (nếu thời gian gấp - thông báo chỉ trước 1 ngày hoặc 1 buổi)
  • Về nội dung: Bạn đừng quên chào hỏi lịch sự và giải thích rằng bạn là ai (họ tên ứng viên, vị trí ứng tuyển, thời gian đã định để phỏng vấn), sau đó trình bày lý do của mình. Tốt nhất là dùng giọng nói/diễn đạt lịch sự để truyền tải thông điệp đến nhà tuyển dụng rằng bạn cảm thấy rất có lỗi nhưng không thể sắp xếp được và đừng quên hỏi xem họ có thể linh động đổi lịch cho bạn hay không.
  • Về thái độ: Cho thấy bạn rất trân trọng cơ hội được tham dự phỏng vấn xin việc ở công ty và bạn thực sự cảm thấy rất tiếc vì tình hình thực tế làm bạn không đến được.

Về cơ bản, để một cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ thì không chỉ ứng viên phải chuẩn bị mà nhà tuyển dụng cũng sắp xếp rất nhiều, từ những người tham gia phỏng vấn đề văn phòng, không gian tổ chức. Do đó, tốt nhất là ứng viên hãy báo lại cho nhà tuyển dụng càng sớm càng tốt khi có thay đổi.

Cách hẹn lịch phỏng vấn

Làm thế nào để xin đổi lịch phỏng vấn lịch sự?

3. Xin đổi lịch phỏng vấn có xấu không? Xin đổi lịch phỏng vấn không hoàn toàn là tốt nhưng điều này vẫn có thể chấp nhận được tùy thuộc vào tình hình thực tế của bạn. Bạn không bao giờ nên xin đổi lịch vì bạn bị say rượu, bạn chưa có kế hoạch từ trước, bạn quên lịch, hay bạn chưa chuẩn bị kỹ theo một phương diện nào đó. Nhưng nếu bạn phải xin đổi lịch phỏng vấn vì tình trạng sức khỏe hay việc gia đình đột xuất, các nhà tuyển dụng sẽ thông cảm. Khi bạn đưa ra lý do một cách chuyên nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ tôn trọng mong muốn của bạn. Cũng như việc hủy bỏ một buổi phỏng vấn, hãy đảm bảo rằng bạn tuân thủ các phép tắc, quy định và không làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ khác. Bạn sẽ không thể biết được liệu bạn có muốn làm cho công ty đó trong tương lai hay không và liệu mọi người có quan hệ với nhau như thế nào. Luôn luôn tỏ ra mình là người lịch sự và nếu phải xin đổi lịch, hãy có kế hoạch cụ thể cho ngày phỏng vấn sau đó.

Đọc thêm: Cách viết thư từ chối phỏng vấn chuyên nghiệp, lịch sự, ấn tượng

II. Hủy phỏng vấn và xin đổi lịch phỏng vấn khác nhau thế nào? Hủy phỏng vấn là khi bạn không muốn đến tham dự nữa vì các lý do như đã được nhận vào đâu đó hay bạn cảm thấy mình không phù hợp nên không muốn mất thời gian của cả 2 bên... và cuối cùng bạn quyết định chủ động từ bỏ cơ hội của mình. Trong khi đó, xin đổi lịch phỏng vấn là khi bạn vì một vài lý do mà không đến theo lịch trình đã sắp xếp từ trước được và muốn được chuyển sang thời gian khác (ngày khác hoặc giờ khác).

III. Cách xin hủy phỏng vấn

1. Hủy phỏng vấn có thiếu chuyên nghiệp hay không?

Hủy một buổi phỏng vấn xin việc làm thực sự là không tốt. Nhưng nếu bạn tự tin rằng bạn không muốn nhận công việc này thì quyết định hủy phỏng vấn để không làm mất thời gian của người khác không có nghĩa là không chuyên nghiệp. Và tất nhiên, có nhiều cách khác nhau để xin hủy một buổi phỏng vấn một cách chuyên nghiệp hơn.

2. Khi nào không nên hủy một buổi phỏng vấn?

Bạn không nên hủy một buổi phỏng vấn nếu bạn thật sự muốn nhận công việc đó hoặc bạn có cơ hội được chọn. Nếu bạn cần phải xin đổi lịch phỏng vấn, đó là một câu chuyện khác.
Nói cách khác, không hủy phỏng vấn nếu bạn bị ốm, bạn không thể xin nghỉ một ngày vì công việc hiện tại hay bạn có việc gia đình đột xuất; thay vào đó, hãy xin đổi lịch phỏng vấn. Tương tự, không hủy lịch phỏng vấn vì lý do tắc đường hay ngủ quên, không thể tìm người trông con, quá mệt mỏi hay vì bất cứ lý do không chính đáng nào khác.

3. Hậu quả có thể xảy ra nếu hủy phỏng vấn?

  • Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp nếu hủy bỏ một cuộc phỏng vấn cho vị trí công việc mà bạn yêu thích vì những lý do không chính đáng.
  • Bạn sẽ trở nên không đáng tin cậy trong mắt nhà tuyển dụng.
  • Bạn có thể sẽ không còn cơ hội thứ hai để phỏng vấn vào vị trí tương tự hoặc vào công ty đó.
Cách hẹn lịch phỏng vấn

Suy nghĩ kỹ càng về hậu quả xảy ra khi hủy phỏng vấn

4. Khi nào nên hủy bỏ một buổi phỏng vấn Như đã đề cập ở trên, có hàng tá những lý do vì sao người ta xin hủy bỏ một cuộc phỏng vấn. Điều này là hoàn toàn bình thường nếu bạn tự tin rằng bạn không muốn nhận công việc này và sẵn sàng mạo hiểm cơ hội của mình cho một công ty khác chưa chắc đã chọn bạn. Dưới đây là một vài tình huống mà bạn nên hủy một buổi phỏng vấn:

  • Bạn vừa chấp nhận một cơ hội làm việc tốt hơn.
  • Bạn nghe được những thông tin cho thấy công ty đó không phù hợp với giá trị bản thân mình và bạn biết bạn sẽ không thể hòa nhập được.
  • Bạn cho rằng mình không thể theo kịp những thay đổi của công ty, có thể do việc đi lại, do những thay đổi mà bạn phải thực hiện, do việc việc cắt giảm lương hay mất quyền lợi.
  • Bạn có nghĩa vụ khác phải ưu tiên như việc gia đình.
  • Đơn giản là bạn đã thay đổi suy nghĩ.  Cũng cần phải chỉ ra rằng nếu bạn đã và đang tán thành bất cứ lý do nào được đề cập ở trên thì bạn cũng có cơ hội từ chối phỏng vấn một cách lịch sự trước khi chấp nhận nó rồi lại rút lui ở phút cuối.

5. Làm thế nào để từ chối phỏng vấn một cách lịch sự? Để từ chối phỏng vấn một cách lịch sự, kể cả sau khi bạn đã nộp hồ sơ xin việc, bạn chỉ cần trả lời người phỏng vấn hoặc nhà tuyển dụng để họ biết rằng bạn đã không còn hứng thú. Khi bạn không thể đưa ra lý do, bạn có thể nói rằng bạn đã gặp được một cơ hội khác tốt hơn hoặc bạn quyết định thay đổi công việc khác phù hợp hơn với bạn. Luôn nhớ cảm ơn họ vì đã dành thời gian và sự quan tâm tới bạn và bạn cũng có thể giữ liên lạc để tìm kiếm những cơ hội tốt hơn, phù hợp hơn trong tương lai.

Cách hẹn lịch phỏng vấn

Nên hay không nên hủy phỏng vấn khi nào?

6. Làm thế nào để xin hủy một buổi phỏng vấn? Nếu bạn đã quyết định hủy bỏ một buổi phỏng vấn, hãy thực hiện đầy đủ các bước như sau để đảm bảo bạn trở nên chuyên nghiệp nhất có thể.

  • Thông báo cho nhà tuyển dụng sớm nhất có thể, qua email hoặc điện thoại.
  • Trình bày ngắn gọn lý do. Bạn không nợ ai lời giải thích, nhưng bạn nên giải thích một chút, không chia sẻ dài dòng.
  • Luôn nhớ rằng bất cứ thứ gì cũng có thể xảy ra trong tương lai, vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn không làm ảnh hưởng đến công ty hoặc các mối quan hệ khác.
  • Tùy vào cách bạn đã trao đổi với nhà tuyển dụng, bạn có thể liên lạc với họ bằng email hay điện thoại. Nếu như bạn đã liên hệ hầu hết qua email, bạn không nhất thiết phải gọi điện thoại cho họ. Bạn chấp nhận đến phỏng vấn không có nghĩa là họ muốn thuê bạn; vì vậy, bạn không muốn lãng phí thêm thời gian của họ nữa. Nhưng, nếu bạn thường liên lạc qua điện thoại và rất ít khi trao đổi qua email thì tốt hơn hết bạn nên gọi điện thoại cho họ. Bằng cách này bạn có thể chắc chắn rằng nhà tuyển dụng đã nhận được thông tin từ bạn và bạn đã từ chối một cách chân thành nhất có thể.

6.1. Xin hủy phỏng vấn qua mẫu Email Hi/ Dear/ Kính gửi (Tên nhà tuyển dụng),
Tôi/Em viết email này muốn xin hủy bỏ buổi phỏng vấn cho vị trí (tên vị trí) mà hai bên đã sắp xếp vào (thời gian) tại (địa điểm). Tôi/em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý công ty/anh/chị, tuy nhiên tôi/em cảm thấy không phù hợp và quyết định xin rút lui.
(Giải thích ngắn gọn lý do tại sao bạn quyết định hủy bỏ, ví dụ bạn đã suy nghĩ lại về việc tìm một công việc khác, không chia sẻ dài dòng)
Tôi/em xin chân thành xin lỗi vì sự bất tiện này và cảm ơn anh/chị/quý công ty đã thông cảm.
(Tên bạn)
(Chữ ký)

6.2. Xin hủy phỏng vấn bằng kịch bản nói chuyện qua điện thoại (Chào hỏi)
Tôi/Em gọi điện để trao đổi về cuộc phỏng vấn sắp tới cho vị trí (tên công việc) mà hai bên đã sắp sếp vào (thời gian) tại (địa điểm). Tôi/Em xin chân thành cảm ơn vì anh/chị/quý công ty đã cân nhắc tôi/em vào vị trí này, tuy nhiên, tôi/em xin quyết định rút lui.
(Giải thích ngắn gọn lý do tại sao bạn quyết định hủy bỏ, ví dụ bạn đã suy nghĩ lại về việc tìm một công việc khác, không chia sẻ dài dòng)
Tôi/em xin chân thành xin lỗi vì sự bất tiện này và hy vọng được giữ liên lạc để có cơ hội hợp tác trong tương lai.

Cách hẹn lịch phỏng vấn

Gọi điện xin hủy buổi phỏng vấn

6.3. Làm gì khi có lý do bất khả kháng? Nếu có tình huống phát sinh không thể lường trước được và bạn không muốn hủy buổi phỏng vấn, bạn có thể xin đổi lịch.
Phỏng vấn được coi là một phần đánh giá năng lực, kỹ năng của ứng viên để xét xem một người có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không. Đây cũng là lúc để nhà tuyển dụng và ứng viên hiểu nhau hơn giúp việc gắn bó trong công việc tương lai thêm phần thuận lợi. Theo đó, câu hỏi không thể thiếu trong bất cứ buổi phỏng vấn nào là giới thiệu bản thân. Mặc dù đây là câu hỏi khá đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách giới thiệu bản thân ngắn gọn mà vẫn đầy đủ nội dung.
Thậm chí nhiều người còn chuẩn bị trước phần giới thiệu, các câu hỏi phổ biến nhưng vẫn bị trượt. Thắc mắc của nhiều ứng viên là vì sao đã chuẩn bị rất kỹ mà vẫn trượt vòng phỏng vấn. Bạn hãy cùng JOBOKO.com tìm hiểu những sai lầm nào khiến bạn không "lọt vào mắt xanh" của các nhà tuyển dụng để khắc phục và tránh kịp thời nhé.

MỤC LỤC:
I. Cách xin đổi lịch phỏng vấn​
II. Hủy phỏng vấn và xin đổi lịch phỏng vấn khác nhau thế nào?
III. Cách xin hủy phỏng vấn

Đọc thêm: Kinh nghiệm chọn trang phục phỏng vấn để ghi điểm với nhà tuyển dụng

Video liên quan