Cách làm khô đệm bị ướt

Trong quá trình sử dụng nệm, nhiều gia đình sẽ khó tránh khỏi các trường hợp làm cho nệm bị ướt bởi các nguyên nhân sau: do trẻ em nghịch hoặc người lớn lỡ tay làm đổ nước lên nệm hoặc các trường hợp gia đình có trẻ nhỏ thì việc tè dầm ra nệm là không tránh khỏi. Không ít các gia đình xử lý nệm bị ướt sai cách làm cho nệm nhanh hỏng. Hôm nay, Dunlopillovietnam.vn sẽ mách bạn cách xử lý các loại nệm bị ướt hiệu quả để cho nệm của bạn lúc nào cũng thơm tho sạch sẽ và không ảnh hưởng đến giấc ngủ bạn nhé.

[ Chỉnh sửa ]

Nệm là người bạn đồng hành không thể thiếu cho giấc ngủ ngon của mỗi người. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nệm, nhiều gia đình sẽ khó tránh khỏi các trường hợp làm cho nệm bị ướt bởi các nguyên nhân sau: do trẻ em nghịch hoặc người lớn lỡ tay làm đổ nước lên nệm, do lúc ngủ mồ hôi tiết ra từ cơ thể làm ướt nệm hoặc các trường hợp gia đình có trẻ nhỏ thì việc tè dầm ra nệm là không tránh khỏi. Không ít các gia đình gặp các trường hợp này thường mang nệm ra phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, tuy nhiên cách làm này sẽ khiến cho nệm của bạn nhanh hỏng và sẽ lưu lại mùi khó chịu khi nằm.

Hôm nay, Dunlopillovietnam.vn sẽ mách bạn cách xử lý các loại nệm bị ướt hiệu quả để cho nệm của bạn lúc nào cũng thơm tho sạch sẽ và không ảnh hưởng đến giấc ngủ bạn nhé. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

 

Cách làm khô đệm bị ướt
Cách xử lý khi trẻ tè dầm lên nệm, làm cho nệm bị ướt 

Nguyên tắc khi xử lý nệm bị ướt là thấm, lau, hút chất lỏng thấm vào nệm, sau đó làm khô nệm với hương thơm. Bạn nên sử dụng khăn khô đặt lên chỗ bị ướt và dùng tay ấn xuống để thấm nước vào khăn. Sau đó, hãy dùng một ít phấn rôm trẻ em để rắc lên nệm tạo mùi thơm dễ chịu, đánh bay mùi khó chịu. nếu cho bé nằm thì nên trải lên trên một tấm khăn khô.

 

1/ ĐỐI VỚI NỆM BÔNG ÉP

Hãy dùng cồn 90 độ đổ đều lên chỗ bị ướt rồi đợi khoảng 1-2h sau để cồn bay hết hơi. Các mẹ có thể thấm hút hết chỗ nước mà bé tè rồi sau đó cho dung dịch tinh dầu lên và sấy nệm để giúp việc lau chùi thuận tiện, bạn nên mua tấm lót nệm lót dưới ga để khi bé tè thì bạn chỉ cần giặt ga và tấm lót sẽ dễ dàng hơn nhiều

 

Cách làm khô đệm bị ướt
Lau, thấm hút vùng nệm chỗ bé tè bằng khăn mỏng

 

2/ ĐỐI VỚI NỆM CAO SU

Khi bé tè dầm ra nệm, các bà mẹ nên dùng một chiếc khăn mềm để thấm nước. Sau đó, cho hỗn hợp baking soda vào chỗ vùng nệm có nước tiểu để hút hết ẩm và phơi nệm ngoài không khí, lưu ý lựa chỗ có gió thoáng mát tránh lựa chỗ có ánh nắng gay gắt trực tiếp chiếu vào. Khi cảm thấy nệm đã khô ráo thì nên sử dụng máy hút bụi để hút sạch hỗn hợp baking soda. Đối với nệm cao su thì chúng ta tuyệt đồi không nên dùng bàn ủi(là) lâu trên nệm vì có thể khiến cao su nóng chảy.

 

Cách làm khô đệm bị ướt
Rắc hỗn hợp baking soda vào chỗ vùng nệm có nước tiểu để hút hết ẩm


3/ĐỐI VỚI NỆM LÒ XO

Trong quá trình sử dụng, bề mặt nệm là nơi trực tiếp hấp thụ mồ hôi từ cơ thể và đọng lại làm cho nệm ẩm ướt.  Bạn có thể sử dụng nước soda phun lên bề mặt nệm. Nước soda là một chất rắn màu trắng có dạng tinh thể, có tính kiềm nên khử sạch mồ hôi và vết bản rất tốt. Sau vài phút, bạn sử dụng máy hút bụi để làm khô nước soda trên bề mặt

 

Cách làm khô đệm bị ướt
Dùng máy hút bụi làm khô nước soda trên nệm

Trong thời gian không sử dụng nệm, nên tháo tấm drap phủ trải giường ra cho thoáng, để bay hơi tự nhiên hoặc dùng quạt máy thổi trực tiếp vào bề mặt nệm bị ướt cho đến khi nệm khô ráo hoàn toàn

Trường hợp nếu nệm bị ướt khá nhiều và có mùi dai dẳng không hết, bên cạnh đó bạn cũng không có thời gian để làm sạch cũng như làm khô nệm. Hãy dùng dịch vụ vệ sinh nệm, thảm, sofa tận nhà của Dunlopillovietnam.vn. Chúng tôi sẽ vệ sinh tất tần tật cho chiếc nệm của bạn.

Bài viết trên đây, Dunlopillo đã hướng dẫn cho bạn cách xử lý các loại nệm bị ướt hiệu quả. Hy vọng bạn có thể áp dụng tại nhà để chiếc nệm của bạn luôn sạch sẽxử lý các loại nệm bị ướt hiệu quả. Hy vọng bạn có thể áp dụng tại nhà để chiếc nệm của bạn luôn sạch sẽ.

Bài viết này đã được cùng viết bởi Kadi Dulude. Kadi Dulude là chủ sở hữu của Wizard of Homes, một công ty dịch vụ vệ sinh có trụ sở tại New York. Kadi quản lý một nhóm hơn 70 chuyên gia vệ sinh và dịch vụ tư vấn vệ sinh của cô đã từng được đăng trên các tạp chí Architectural Digest và New York Magazine.

Nệm giường mà ướt thì chẳng những khó chịu mà còn tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi! Nhưng đừng lo, bạn có thể làm khô nệm dễ dàng với vài bước đơn giản, dù lý do bị ướt là gì. Tận dụng nắng và gió để làm khô nệm càng nhanh càng tốt. Sau đó, bạn hãy bọc nệm bằng vật liệu chống nước để nếu lần sau có ướt thì bạn chỉ cần ném vỏ bọc nệm vào máy giặt.

Các bước

  1. Thấm chỗ ướt bằng khăn khô, sạch. Khi chất lỏng đổ lên mặt nệm hoặc ngấm vào nệm, bạn hãy nhanh chóng lấy một chiếc khăn bông khô và sạch ấn lên chỗ ướt để thấm nước. Thay khăn khác khi chiếc khăn đang dùng đã ướt. Cố gắng thấm được càng nhiều càng tốt.

  2. Xử lý các vết bẩn. Nếu nệm bị ướt vì dịch cơ thể (chẳng hạn như nước tiểu hoặc máu), bạn sẽ cần dùng chất tẩy rửa enzyme. Các vết bẩn khác thì có thể xử lý bằng hỗn hợp 2 phần ô xy già pha với 1 phần nước rửa bát. Dùng bàn chải đánh răng chà chất tẩy rửa vào nệm, chờ 5 phút, sau đó dùng khăn lau nhúng nước mát cho ẩm và lau sạch.

    Kadi Dulude là chủ sở hữu của Wizard of Homes, một công ty dịch vụ vệ sinh có trụ sở tại New York. Kadi quản lý một nhóm hơn 70 chuyên gia vệ sinh và dịch vụ tư vấn vệ sinh của cô đã từng được đăng trên các tạp chí Architectural Digest và New York Magazine.

    Cách làm khô đệm bị ướt

    Mẹo của chuyên gia: Để xử lý nhanh, bạn hãy lấy hết mọi thứ trên nệm ra. Trải một chiếc khăn tắm lên chỗ ướt và đứng lên trên khăn, ấn xuống nệm và xoay trở khăn để thấm hút được càng nhiều chất lỏng càng tốt. Chờ cho nệm khô trước khi trải ga hoặc chăn lên nệm.

  3. Dùng máy sấy tóc để sấy khô những chỗ bị ướt có diện tích nhỏ. Nếu chỉ có một ít chất lỏng đổ trên nệm, chẳng hạn như một cốc nước, bạn có thể làm khô nhanh bằng máy sấy tóc. Hướng máy sấy vào chỗ ướt và dùng mức nhiệt ấm, không nóng. Di chuyển máy sấy tóc qua lại để có kết quả tốt nhất.

  4. Dùng máy hút bụi khô/ướt để hút bớt chất lỏng. Nếu mưa tạt vào qua cửa sổ xuống nệm, một phần nệm của bạn có thể bị ướt sũng. Bật máy hút bụi khô/ướt và di chuyển đầu hút trên những vùng bị ướt của nệm bằng các nhát dài và đều tay để hút nước.

    • Khử khuẩn đầu hút của máy hút bụi trước – chắc là bạn không muốn nệm chạm vào đầu ống hút mà hôm trước vừa dọn dẹp các góc nhà để xe đầy mạng nhện. Bạn chỉ cần dùng khăn ướt diệt khuẩn lau đầu ống hút, từ trong ra ngoài và chờ cho khô.

  5. Dùng cát vệ sinh cho mèo để hút ẩm. Nếu nệm của bạn bị nước mưa tạt vào chẳng hạn, có lẽ nó sẽ ướt khá nhiều. Bạn hãy rải một lớp cát vệ sinh cho mèo lên những chỗ ướt của nệm. Trải khăn tắm lên trên lớp cát và ấn mạnh xuống. Hút sạch cát bằng máy hút bụi khô/ướt.

    • Nếu nệm vẫn còn ướt, bạn có thể rải một lớp cát vệ sinh cho mèo nữa lên nệm. Để yên như vậy trong 1-2 tiếng, sau đó hút sạch.

  6. Hong khô nệm ướt dưới ánh nắng trực tiếp nếu có thể. Sau khi hút chất lỏng hết mức, bạn hãy đem nệm ra ngoài trời và để dưới nắng. Chọn vị trí nắng nóng nhất trong sân. Nhớ trải một tấm vải nhựa hoặc chiếc chăn cũ bên dưới để nệm khỏi bị bẩn.

    • Ánh nắng mặt trời còn có thêm tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong nệm.

  7. Tạo điều kiện cho các luồng không khí lưu thông nếu bạn hong nệm trong nhà. Mở tất cả các cửa số có thể mở được cho gió thổi vào. Nếu cả hai mặt nệm đều ướt, bạn hãy dựng nệm đứng trên một đầu hoặc tựa vào bề mặt chắc chắn để không khí có thể lưu thông xung quanh các mặt nệm. Dùng quạt máy và/hoặc máy hút ẩm tuỳ vào thứ gì bạn có sẵn. Hướng quạt vào nệm để tăng lưu thông không khí.

  8. Chờ vài tiếng. Không may là thời gian lại là điều kiện cần thiết để làm khô nệm. Nếu nệm của bạn bị ướt sũng, chẳng hạn như bị mưa dột, tốt nhất là bạn phải tìm thứ khác để ngủ qua đêm, vì có thể phải mất 24 tiếng nệm mới khô hẳn. Nếu nệm còn ướt mà bạn đã trải ga giường, nấm mốc có thể phát sinh và gây hại cho sức khoẻ của bạn.

  1. Rắc muối nở lên nệm. Muối nở sẽ giúp hút độ ẩm còn lại và khử mùi khó chịu trên nệm. Rắc một lớp mỏng muối nở khắp mặt nệm. Đảm bảo toàn bộ mặt nệm được phủ đều một lớp muối nở.

  2. Hút sạch muối nở sau khi để yên ít nhất 30 phút. Nếu đang vội, bạn hãy chờ tối thiểu 30 phút trước khi hút sạch muối nở. Nếu có nhiều thời gian hơn, bạn có thể để muối nở trên nệm đến 24 tiếng. Dùng đầu hút nệm của máy hút bụi (nếu có) để hút sạch muối nở.

  3. Lặp lại quá trình này với mặt bên kia. Nếu nệm của bạn là loại nệm dùng được 2 mặt, bạn nhớ thực hiện tương tự với mặt bên kia. Rắc muối nở lên mặt nệm, chờ ít nhất 30 phút, sau đó hút sạch bằng đầu hút nệm.

  4. Hong nệm sau mỗi vài tháng. Nếu bạn đi đâu đó vài ngày, hãy nhân dịp này để hong nệm. Tháo vải trải giường và để cho nệm thông thoáng trong thời gian bạn không dùng. Ánh nắng mặt trời chiếu vào phòng có thể tiêu diệt vi khuẩn trong nệm, do đó bạn nên mở mành cửa nếu được.

  5. Dùng vỏ bọc nệm chống nước. Vỏ bọc nệm chống nước không những có tác dụng chống nước mà còn ngăn ngừa mồ hôi, bụi đất, dầu và mầm bệnh xâm nhập vào nệm! Khi nệm đã khô và sạch, bạn hãy bọc nệm bằng vỏ bọc bảo vệ nệm chống nước, không độc hại và không gây dị ứng để không còn phải lo nệm bị ướt nữa.