Cách sử dụng hàm HLOOKUP nhiều điều kiện

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu và các khóa học hành chính nhân sự, để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Khi công việc của bạn đã gắn liền trên Excel với xử lý những dữ liệu thì cần có rất nhiều thao tác để bạn có thể hoàn thành. Trong đó hàm HLOOKUP cũng là một hàm không thể thiếu khi bạn thao tác với các dữ liệu. Nhưng có thể bạn chưa biết rõ về hàm HLOOKUP, ở bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng hàm HLOOKUP.

Cách sử dụng hàm HLOOKUP nhiều điều kiện

Hàm HLOOKUP

Hàm HLOOKUP trong Excel là hàm dùng để tìm kiếm giá trị theo hàng trong từng bảng hoặc mảng giá trị. Kết quả được trả về sau đó sẽ hiển thị trong cùng cột từ hàng được xác định trong bảng hoặc mảng. Và trong hàm HLOOKUP chữ H là chữ viết tắt của Horizontal (Ngang). Công thức của hàm:

HLOOKUP (lookup_value, table_array, row_index_num, [range_lookup])

Trong đó:

Lookup_value là giá trị đối chiếu với dòng đầu tiên của bảng tham chiếu để lấy giá trị cần tìm.

Table_ array là địa chỉ tuyệt đối của bảng tham chiếu, không chọn hàng tiêu đề.

Row_index_Num là số thứ tự dòng chứa giá trị cần lấy của bảng tham chiếu (tính theo thứ tự từ trên xuống dưới ).

Range_lookup: Cách tìm kiếm trên bảng tham chiếu. + 0: Dòng đầu tiên của bảng tham chiếu chưa sắp xếp. + 1: dòng đầu tiên của bảng tham chiếu đã sắp xếp theo chiều tăng dần.

Cách sử dụng hàm HLOOKUP

Để hiểu rõ hơn về cách dùng của hàm HLOOKUP chúng ta sẽ làm ví dụ dưới đây để các bạn hiểu rõ hơn:

Ví dụ 1: Dùng hàm HLOOKUP để xác định được giá phụ thu của khách sạn dựa vào loại phòng của khách sạn.

Cách sử dụng hàm HLOOKUP nhiều điều kiện

Dạng bài này chúng ta chỉ cần dùng hàm HLOOKUP đơn giản là được. Công thức:

HLOOKUP(A2,$A$11:$C$12,2)

Cách sử dụng hàm HLOOKUP nhiều điều kiện

Dạng bài này không cần phải kết hợp với loại hàm khác sẽ ra kết quả. Nếu có một số dạng bài yêu cầu kết quả của chúng ta phải thỏa mãn những điều kiện, ký tự nằm bên trái, bên phải hay ở giữa. Chúng ta phải kết hợp với hàm khác phù hợp với yêu cầu chúng ta và cho ra kết quả chính xác với các điều kiện.

Dưới đây là vài ví dụ khi hàm HLOOKUP kết hợp với hàm khác cho ra kết quả phù hợp với điều kiện mà chúng ta đưa ra với dữ liệu. Các bạn hãy tham khảo ví dụ dưới đây nếu có thể hãy áp dụng với dữ liệu của mình để có kết quả nhanh nhất mà không mất nhiều thời gian khi phải xử lý dữ liệu ở dạng tương tự.

Ví dụ 2: Dùng hàm HLOOKUP để xác định đơn giá phòng khách sạn

Dùng hàm HLOOKUP để xác định đơn giá phòng khách sạn. Thường trong khách sạn có nhiều loại phòng, tùy từng loại phòng và số người ở sẽ có mức giá khác nhau. Nếu với số lượng quá lớn thì bạn không thể quản lý được. Vì vậy hàm HLOOOKUP sẽ giúp bạn.

Cách sử dụng hàm HLOOKUP nhiều điều kiện

Chúng ta sẽ sử dụng công thức của hàm HLOOKUP dưới đây để xác định giá phòng của từng loại phòng và số lượng người ở. Công thức:

HLOOKUP(A2,$A$11:$D$13,IF(C2=1,2,3),0)

Cách sử dụng hàm HLOOKUP nhiều điều kiện

Dạng bài chúng ta sẽ kết hợp hàm HLOOKUP và hàm IF để có thể thỏa mãn hết những điều kiện để xác định được giá phòng.

Ví dụ 3: Dùng hàm HLOOKUP để xếp mã ngành cho sinh viên

Dùng hàm HLOOKUP để xếp mã ngành cho sinh viên. Ngành học của sinh viên thường được xác định bởi mã ngành. Thường trong một mã ngành gồm nhiều ký tự nhưng trong đó sẽ có một ký hiệu để nhận biết mã ngành. Và sẽ có 3 trường hợp như sau:

Cách sử dụng hàm HLOOKUP nhiều điều kiện

Trường hợp 1: Mã ngành học sẽ được xác định bởi ký tự đầu tiên bên trái của mã

Cách sử dụng hàm HLOOKUP nhiều điều kiện

Ở trường hợp này chúng ta sẽ dùng công thức của hàm HLOOKUP như sau:

HLOOKUP(LEFT(C2,1),$C$12:$E$13,2,0)

Cách sử dụng hàm HLOOKUP nhiều điều kiện

Khi đó, hàm LEFT(C2,1) sẽ dùng để dò tìm, tương ứng chữ đầu tiên bên trên trái của mã ngành, giá trị dò tìm nằm ở hàng 2, bảng Mã ngành.

Trường hợp 2: Mã ngành học sẽ được xác định bởi ký tự ở giữa của mã

Cách sử dụng hàm HLOOKUP nhiều điều kiện

Với trường hợp này chúng ta sử dụng công thức dưới đây để xác định được ngành học:

HLOOKUP(MID(C2,2,1),$C$12:$E$13,2,0)

Cách sử dụng hàm HLOOKUP nhiều điều kiện

Khi đó, công thức MID(C2,2,1) dùng để dò tìm là ký tự ở giữa của mã ngành, nằm vị trí thứ 2 từ trái sang và chỉ lấy 1 ký tự. Giá trị dò tìm nằm ở hàng 2, bảng Mã ngành.

Trường hợp 3: Mã ngành học sẽ được xác định bởi ký tự ở cuối bên phải của mã

Cách sử dụng hàm HLOOKUP nhiều điều kiện

Ở bài này chúng ta sẽ kết hợp hàm RIGHT vào công thức HLOOKUP và công thức sẽ là:

HLOOKUP(RIGHT(C2,1),$C$12:$E$13,2,0)

Cách sử dụng hàm HLOOKUP nhiều điều kiện

Khi đó, hàm RIGHT(C2,1) là giá trị dùng để dò tìm, tương ứng chữ đầu tiên bên trên phải của mã ngành, giá trị dò tìm nằm ở hàng 2, bảng Mã ngành.

Lưu ý: 

Khi sử dụng hàm ở dạng dữ liệu này thì bạn nên lập bảng phụ kĩ và sử dụng hàm kết hợp với hàm HLOOKUP phải phù hợp với ký hiệu của bạn phụ mới ra được kết quả chính xác. Nếu sử dụng không đúng sẽ báo lỗi.

Nếu bạn Enter nhưng không ra kết quả nhưng lại hiển thị #N/A bạn cần thêm ‘ vào trước các số trong bảng giá trị dò tìm để sửa lỗi tham chiếu hoặc bạn nên kiểm tra lại hàm và ký tự bảng phụ đã phù hợp hay chưa.

Để sử dụng Excel có hiệu quả trong công việc bạn phải nắm vững nhiều loại hàm khác nhau. Hàm HLOOKUP cũng là một trong các hàm bạn cần nắm vững. Hi vọng sau khi đọc và tham khảo qua bài viết hướng dẫn sử dụng