Cách xử lý sau khi bị chó cắn

Bất ngờ bị chó tấn công, cắn vào tay, chân và thậm chí là mặt, bạn cần làm gì khi tình huống này đột ngột xảy ra? Bình tĩnh xử lí theo các bước sau nhé.

1Làm sạch vết thương

- Sau khi bị chó cắn, bạn cần nhanh chóng tách rời quần áo ra khỏi vết thương như xắn tay áo, ống quần lên, cắt bỏ phần quần áo đã hư hại... Làm như vậy sẽ hạn chế nước bọt của chó thấm từ quần áo vào vết thương.

- Tiếp đó, bạn nên rửa vết thương dưới vòi nước xả mạnh, tốt nhất là dùng nước ấm, sát trùng nhanh vết thương với xà bông, nước muối hoặc dung dịch sát trùng, không chà xát, cũng không nặn bóp, bôi dầu hỏa, các chất kích thích hay đắp lá “theo phương pháp dân gian" vào vết thương để tránh làm vết thương thêm nghiêm trọng.

Cách xử lý sau khi bị chó cắn

2Kiểm tra kỹ vết cắn

- Rửa sạch vết thương xong, bạn cần kiểm tra tình trạng vết cắn nặng nhẹ để có hướng xử lý tiếp theo. Nếu vết cắn chỉ là vết thương nhỏ hay vài vết xước ngoài da, bạn có thể tự băng bó tại nhà.

- Nhưng nếu đó là vết cắn ở vùng gần đầu, cổ, bộ phận sinh dục, sâu trên 2 cm, sau 15 phút rửa sạch mà nó vẫn chạy máu liên tục hay có quá nhiều vết cắn, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị đúng cách.

Cách xử lý sau khi bị chó cắn

3Băng bó vết thương

- Khi tự băng bó vết thương, bạn dùng các loại băng gạc, vải sạch băng bó không dùng vải hay băng gạc đã dùng qua, bị bẩn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.

- Nguyên tắc chung khi băng bó là không băng quá chặt sẽ làm máu khó lưu thông, cũng không băng quá lỏng vì băng có thể bị rơi rớt ra ngoài.

Cách xử lý sau khi bị chó cắn

- Lưu ý, nếu bạn quá lo âu và không nghĩ việc tự sơ cứu này có thể làm bạn yên tâm, hãy đến ngay bệnh viện hoặc điểm tiêm văcxin phòng dại gần nhà để được khám và xử lý vết thương theo đúng quy trình khi bị súc vật cắn. Ở đây, các bệnh nhân thường sẽ được tư vấn tiêm văcxin dại, huyết thanh kháng dại để phòng bệnh dại hiệu quả hơn.

4Tìm hiểu và theo dõi con chó đã cắn bạn

- Theo dõi con chó đã cắn mình là điều mà bác sĩ nào cũng khuyên bạn làm khi bị chó cắn. Xác định nó đến từ đâu, yêu cầu chủ nhốt lại hoặc tự bạn nhốt tùy theo đó là chó nhà “người quen" hay chó hoang. Làm vậy, bạn tiện theo dõi và đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh hơn.

- Theo dõi trong 15 ngày, nếu thấy con chó bỗng phát bệnh, xuất hiện các dấu hiệu bất thường như mắt đỏ ngầu, trông buồn buồn, sùi bọt mép, chảy nước dãi..., bạn cần đến bệnh viện ngay để có phương pháp chữa trị dại đúng cách, kịp thời.

Cách xử lý sau khi bị chó cắn

5Tiêm phòng ngay nếu bạn thuộc các trường hợp này

- Vết cắn rất nhiều, rất nặng, máu chảy không ngừng.

- Xác định chó cắn mình là chó đang phát bệnh.

- Chó cắn là loại chó hoang, chó lạ không thể tìm thấy để theo dõi.

- Địa điểm bị chó cắn nằm trong hay gần “ổ" dịch bệnh chó mèo.

- Nếu bạn đang mắc các bệnh như ung thư, bệnh gan, tiểu đường, HIV thì cần liên hệ với bệnh viên, trung tâm y tế tin cậy để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Cách xử lý sau khi bị chó cắn

Đây là những việc bạn cần làm sau khi bị chó cắn, quan trọng nhất là phải bình tĩnh, mới có thể xử lý đúng cách, phòng dại hiệu quả cho chính mình và con trẻ bị chó cắn nhé.

Nhà thuốc An Khang

Hơn 3 năm trước 378

Cách xử lý sau khi bị chó cắn
0

Từ khoá: Các bước xử lí khi bị chó cắn , xử lí khi bị chó cắn , phòng bệnh dại , bị chó cắn , chó cắn

Từ trước đến nay, chó cắn không phải là vấn đề mới lạ.Tuy nhiên do tâm lý chủ quan của phụ huynh vẫn để trẻ nhỏ (thậm chí 1 số trẻ lớn) tự chơi với chó, để xảy ra bị chó cắn.Và để xử lý và điều trị đúng cách cũng là một vấn đề mà không phải ai cũng nắm rõ.

Đã có rất nhiều trường hợp sau khi trẻ bị chó cắn, gia đình không theo dõi được tình trạng của chó do quên, hoặc chó bị mất tích, nên không đưa trẻ tiêm phòng dại kịp thời khi trẻ bị chó dại cắn. Dẫn đến trẻ cũng bị mắc dại, và khi phát bệnh thì tỷ lệ tử vong là 100%.

Vì vậy, khi bị chó cắn, cần phải xử lý đúng cách để tránh để lại những hậu quả không đáng có. Các bước xử lý:

1 - Sơ cứu khi bị chó cắn:

  • Làm sạch và sát trùng vết thương: rửa vết thương dưới vòi nước chảy bằng xà phòng diệt khuẩn trong 10-15 phút để loại bỏ tất cả mầm bệnh, rửa nhẹ nhàng không chà xát mạnh. Sau đó sát trùng vết thương bằng cồn 70 độ, oxy già hoặc dung dịch Povidone iodine 10% nếu có.
  • Cầm máu: Nếu vết thương chảy máu không nhiều sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, chỉ cầm sau 10 đến 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này bạn nên đặt lên vết thương bằng miếng gạc y tế và băng lại vết thương.
  • Nếu vết thương sâu và ra nhiều máu, máu phun thành tia bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.

2 - Điều trị dự phòng (theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế):

Tình trạng

vết thương

Tình trạng động vật

(Kể cả động vật đã được
tiêm phòng dại)

Điều trị dự phòng

Tại thời điểm cắn người

Trong vòng

10-14 ngày

Sờ, cho động vật ăn, liếm trên da lành

Không điều trị

Vết xước, vết cào, liếm trên da bị tổn thương, niêm mạc

Bình thường

Bình thường

Tiêm vắc xin dại ngay, dừng tiêm sau ngày thứ 10 -14

Ốm, có xuất hiện triệu chứng dại, mất tích

Tiêm vắc xin dại ngay và đủ liều

Có triệu chứng dại, hoặc không theo dõi được con vật

Tiêm vắc xin dại ngay và đủ liều

Vết cắn/cào chảy máu ở vùng xa thần kinh trung ương

Bình thường

Bình thường

Tiêm vắc xin dại ngay, dừng tiêm sau ngày thứ 10-14

Ốm, có xuất hiện triệu chứng dại, mất tích

Tiêm vắc xin dại ngay và đủ liều

Có triệu chứng dại, hoặc không theo dõi được con vật

Tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin dại ngay

- Vết cắn/cào sâu, nhiều vết

- Vết cắn/cào gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ

- Vết cắn/cào ở vùng có nhiều dây thần kinh như đầu chi, bộ phận sinh dục

- Bình thường

- Có triệu chứng dại

- Không theo dõi được con vật

Tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại ngay.

3 - Phẫu thuật khâu vết thương:

Khi bị chó tấn công, trẻ có thể bị thương ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên vết thương vùng mặt thường để lại một vết sẹo lớn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, dẫn đến ảnh hưởng đến cuộc sống và gây ám ảnh cho trẻ kể cả khi lớn lên.

Khoa Răng Hàm mặt – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ bị chó cắn vùng mặt. Tại đây trẻ sẽ được thăm khám, kiểm tra đánh giá mức độ nặng, khuyết hổng tổ chức. Với những trường hợp vết thương lớn, phức tạp, mất tổ chức nhiều sẽ được gây mê để phẫu thuật.

Sau đây là một số hình ảnh vết thương chó cắn rách phức tạp vùng mặt, được khâu tạo hình thẩm mỹ tại khoa: