Campuchia giáp tỉnh nào của Việt Nam

QUIZZ

Đây là tỉnh ở khu vực Tây Nguyên, tiếp giáp cả Lào lẫn Campuchia trên đất liền.

Campuchia giáp tỉnh nào của Việt Nam
  • Gia Lai
  • Kon Tum
  • Đắk Lắk
  • Lâm Đồng

Theo sách giáo khoa Địa lý lớp 12, Kon Tum là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Đây cũng là tỉnh duy nhất của nước ta tiếp giáp cả 2 nước bạn Lào và Campuchia. Ảnh: Cổng TTĐT Kon Tum.

Campuchia giáp tỉnh nào của Việt Nam
  • Ngọc Hồi
  • Sa Thầy
  • Đắk Hà
  • Đắk Glei

Theo Atlas Địa lý Việt Nam, điểm tiếp giáp giữa Việt Nam - Lào - Campuchia thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Nơi đây có cửa khẩu Bờ Y. Điểm tiếp giáp 3 nước còn được gọi là "Ngã ba Đông Dương". Ảnh: Báo Kon Tum.

Campuchia giáp tỉnh nào của Việt Nam
  • Làng Hồ
  • Kon Hồ
  • Làng Voi
  • Làng Rông

Theo Cổng thông tin điện tử Kon Tum, ban đầu, vùng đất này là làng của người Ba Na ở gần dòng sông Đăkbla, với tên gọi Kon Trang - OR. Nó rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, dần dần có nhiều người đến ở, lập thành làng mới với tên gọi Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho làng mới lập của người Ba Na, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng. Theo tiếng địa phương, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước...). Ảnh: Cổng TTĐT Kon Tum.

Campuchia giáp tỉnh nào của Việt Nam
  • Rừng thông Măng Đen
  • Suối nước nóng Đắk Tô
  • Thác Đắk Nung
  • Cả 3 danh thắng trên

Kon Tum có nhiều cảnh quan tự nhiên như hồ Yaly, rừng thông Măng Đen, thác Đắk Nung, suối nước nóng Đắk Tô, Vườn quốc gia Chư Mom Ray, di tích chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh, chiến thắng Plei Kần, Măng Đen… Ảnh: Kontum.gov.vn.

Campuchia giáp tỉnh nào của Việt Nam

Nhà thờ chánh tòa hơn 100 năm tuổi ở tỉnh Kon Tum được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, thiết kế với lối kiến trúc Roman cổ điển, kết hợp kiến trúc nhà sàn truyền thống của đồng bào Ba Na. Ngày nay, đây công trình đã trở thành biểu tượng của vùng đất Tây Nguyên, niềm tự hào của người dân thành phố Kon Tum. Đây cũng là một trong những nơi hấp dẫn du khách. Ảnh: Cổng TTĐT Thành phố Kon Tum.

Campuchia giáp tỉnh nào của Việt Nam
  • Buôn Đôn
  • Tác Hang Cọp
  • Thung lũng Vàng
  • Kon Klor

Đó là hình ảnh của cầu treo Kon Klor thuộc địa phận làng Kon Klor. Chiếc cầu treo công nghiệp to đẹp nhất khu vực Tây Nguyên này nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla huyền thoại. Cầu có chiều dài 292 m, rộng 4,5 m, được xây dựng ngày 3/2/1993, hoàn thành ngày 1/5/1994. Ảnh: Cổng TTDL Kon Tum.

Campuchia giáp tỉnh nào của Việt Nam
  • Gỏi kiến vàng
  • Gỏi kiến bóp chua
  • Gỏi kiến chúa
  • Gỏi kiến trứng

Hình ảnh trên là món gỏi kiến vàng - một trong những đặc sản của người dân Kon Tum và đồng bào các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Địa phương có món gỏi kiến vàng nổi tiếng nhất là huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Báo Kon Tum.

Kết quả tìm kiếm cho "biên giới Tân Hưng giáp Campuchia"

Kết quả 1 - 10 trong khoảng 6

Campuchia giáp tỉnh nào của Việt Nam

Cập Nhật 15/12/2020

Long An có đường biên giới dài gần 133km, tiếp giáp 2 tỉnh Svay Rieng, Prey Veng của Vương quốc Campuchia, qua địa bàn các huyện: Đức Huệ, Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng và thị xã Kiến Tường.

Tag: dịch bệnh, ngành Y tế huyện Vĩnh Hưng, phòng chống Covid-19, long an

Campuchia giáp tỉnh nào của Việt Nam

Cập Nhật 16/12/2019

Long An có đường biên giới dài gần 133km tiếp giáp 2 tỉnh Svay Rieng và Prey Veng, Vương quốc Campuchia, trải dài qua địa bàn các huyện: Đức Huệ, Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng và thị xã Kiến Tường.

Tag: Xây dựng tình đoàn kết hữu nghị, Long An, Svay Rieng, Prey Veng, long an

Campuchia giáp tỉnh nào của Việt Nam

Cập Nhật 13/08/2019

Đường biên giới tỉnh Long An giáp nước bạn Campuchia dài gần 133km, đi qua 20 xã biên giới thuộc 5 huyện: Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Đức Huệ và thị xã Kiến Tường.

Tag: tuyến biên giới, tuần tra, kiểm soát, phòng chống tội phạm, phòng chống tội phạm, lực lượng nòng cốt, biên giới Việt Nam - Campuchia, Long An

Campuchia giáp tỉnh nào của Việt Nam

Cập Nhật 01/04/2019

Long An có gần 133km đường biên giáp 2 tỉnh Svay Rieng, Prey Veng (Vương quốc Campuchia), đi qua 20 xã của 6 huyện, thị xã: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Đức Huệ và Kiến Tường, tỉnh Long An.

Tag: Vùng biên giới, Bình Hiệp, Vĩnh Hưng, xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập bình quân đầu người, giảm nghèo bền vững, Long An

Campuchia giáp tỉnh nào của Việt Nam

Cập Nhật 31/08/2017

Long An có đường biên giới giáp 2 tỉnh Svay Rieng và Prey Veng (Vương quốc Campuchia) qua địa bàn các huyện: Đức Huệ, Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng và thị xã Kiến Tường.

Tag: tình đoàn kết, biên giới, hữu nghị, hợp tác, nước láng giềng, Campuchia, biên giới, bộ đội biên phòng, vùng biên, Long An

Biên giới trên đất liền Việt Nam và Campuchia có chiều dài khoảng 1.137km, khởi đầu tại cột mốc số 0 ở vị trí là giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam - Campuchia - Lào. Điểm kết thúc ở bờ vịnh Thái Lan tiếp giáp giữa tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) và tỉnh Kampot (Campuchia) là cột mốc mang số hiệu 314.     

Quá trình hình thành

Trước thế kỉ XVI, biên giới chỉ là vùng đệm, chưa đươc phân định rõ ràng. Đầu thế kỉ XVI, biên giới Việt Nam – Campuchia được hình thành và tương đối ổn định đến cuối thế kỷ XVIII.

Đến thời điểm trước khi thực dân Pháp xâm lược Đông Dương, Việt Nam và Campuchia về cơ bản đã thống nhất về lãnh thổ nhưng ranh giới cụ thể vẫn chỉ là những biên giới tập quán, chưa phải là một đường biên giới quốc tế (tức là chưa có một hệ thống văn bản theo chuẩn mực quốc tế và được phân giới, cắm mốc trên thực địa).

Giai đoạn sau khi Thực dân Pháp xâm lược Đông Dương đến năm 1954, việc hoạch định và phân giới, cắm mốc đường biên giới Việt Nam – Campuchia thời kỳ này gồm hai phần: Phân đoạn biên giới giữa Nam Kỳ (Việt Nam) và Campuchia và Phân đoạn biên giới giữa Trung Kỳ (Việt Nam) và Campuchia.

Biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia được hoạch định bởi Thỏa ước Pháp – Campuchia năm 1873, đã được tiến hành phân giới cắm mốc theo trình tự pháp lý đúng với quy định pháp luật của nước Pháp.

Biên giới giữa Trung Kỳ và Campuchia được xác định bằng 02 Nghị định ngày 6/12/1904 và Nghị định ngày 4/7/1905 của Toàn quyền Đông Dương. Ranh giới giữa Trung Kỳ và Campuchia chưa được cắm mốc giới trên thực địa.

Giai đoạn từ năm 1954-1979 xảy ra nhiều xung đột, tranh chấp biên giới giữa chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Campuchia. Trong giai đoạn từ năm 1964-1976, hai bên đã tiến hành nhiều lần đàm phán, thương lượng về vấn đề biên giới nhưng không đạt được kết quả.

Ngày 18/2/1979, Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa nhân dân Campuchia đã ký Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Tại Điều 4 của Hiệp ước, hai bên sẽ đàm phán để ký một hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia trên cơ sở đường biên giới hiện tại, quyết tâm xây dựng đường biên giới này thành biên giới hòa bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước.

Từ năm 1982, lãnh đạo cấp cao hai nước đã có những cuộc tiếp xúc chính thức nhằm tìm ra giải pháp bảo đảm lợi ích của hai bên trong đó có vấn đề biên giới, lãnh thổ. Ngày 20/7/1983, tại Phnôm Pênh, hai bên đã ký chính thức “Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia” và “Hiệp ước về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia”.

Ngày 27/12/1985, hai bên đã ký chính thức “Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia”.

Ngày 10/10/2005, hai bên ký chính thức “Hiệp ước giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985”.

Campuchia giáp tỉnh nào của Việt Nam
Chiến sĩ biên phòng 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia tại cột mốc 3 biên giới. Ảnh: Trần Phong

Ngay sau khi Hiệp ước bổ sung 2005 có hiệu lực, Ủy ban liên hợp biên giới hai nước đã tổ chức nhiều cuộc họp để trao đổi, thống nhất các văn bản pháp lý-kỹ thuật làm cơ sở triển khai công tác phân giới, cắm mốc, xác định và cắm các cột mốc trên thực địa cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phân giới, cắm mốc.

Giai đoạn từ năm 2009-2012, hai bên tiếp tục tiến hành các công tác hoàn thành việc thành lập bộ bản đồ mới; kết thúc phân giới, cắm mốc trên thực địa, soạn thảo và ký Nghị định thư ghi nhận kết quả công tác phân giới, cắm mốc. Tuy nhiên, do vấn đề biên giới, lãnh thổ bị chi phối bởi yếu tố lịch sử, tình cảm, những tồn động về pháp lý, phức tạp nên mục tiêu hoàn thành toàn bộ công tác phân giới, cắm mốc trong năm 2012 không đạt được.

Nỗ lực phân giới cắm mốc và quản lý

Từ năm 2013 Việt Nam và Campuchia thống nhất bổ sung thêm mốc phụ và cọc dấu để làm rõ thêm hướng đi của đường biên giới trên thực địa và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng quản lý. Trong những năm 2013-2018, hai bên đã phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai công tác xác định, cắm mốc phụ và cọc dấu; phối hợp hoàn thiện bộ bản đồ địa hình biên giới tỷ lệ 1/25.000 và thể hiện thành quả phân giới, cắm mốc lên bản đồ; xây dựng văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới, cắm mốc đã đạt được. Ngày 5/10/2019, tại Hà Nội, hai bên đã ký chính thức hai văn kiện nhằm ghi nhận khoảng 84% thành quả phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền cụ thể là “Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia” (Hiệp ước bổ sung năm 2019) và “Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia” (Nghị định thư 2019).

Campuchia giáp tỉnh nào của Việt Nam
Một cửa khẩu biên giới Việt Nam-Campuchia - Ảnh: AFP

Việc ký Hiệp ước bổ sung năm 2019 và Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia là một sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa hết sức thiết thực và to lớn về mọi mặt, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cụ thể:

Thứ nhất, việc ký 02 văn kiện pháp lý là minh chứng rõ ràng cho nỗ lực và thiện chí của hai bên trong việc hợp tác giải quyết hòa bình vấn đề biên giới lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là những điều ước quốc tế song phương mà hai bên đã ký kết, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của nhau, bình đẳng cùng có lợi.

Thứ hai, cùng với các Hiệp ước về nguyên tắc và hoạch định biên giới đã ký kết vào những năm 1983, 1985 và 2005, hai văn kiện pháp lý này hợp thành khung pháp lý quan trọng về biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia.

Như vậy là sau hơn 36 năm đàm phán, hai nước đã có khoảng 84% chiều dài đường biên giới được phân giới cắm mốc và được ghi nhận rõ ràng trên hồ sơ pháp lý cũng như trên thực địa với một hệ thống mốc biên giới khang trang, chính quy, hiện đại và bền vững.

Cụ thể, trên khoảng 1.045km đường biên giới đã hoàn thành phân giới cắm mốc hiện có tổng số 315 cột mốc chính tại 264 vị trí, 1.511 cột mốc phụ tại 1.068 vị trí và 221 cọc dấu; dữ liệu thông tin địa lý của đường biên, mốc giới được thể hiện rõ ràng trên bộ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 (là bộ bản đồ có tỷ lệ lớn nhất hiện nay trong số các bản đồ biên giới đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng), tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, bảo vệ và nhận biết đường biên giới trên thực địa.

Thứ ba, hệ thống các văn kiện pháp lý đã ký kết, đặc biệt là Nghị định thư phân giới cắm mốc, là cơ sở pháp lý quan trọng để chính quyền và các lực lượng chức năng của hai nước phối hợp thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý biên giới trong tình hình mới, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa hai nước và các địa phương hai bên biên giới trong nhiều lĩnh vực (như kết nối kinh tế, thương mại, giao thông, nông nghiệp, giao lưu văn hóa...), vì mục tiêu xây dựng đường biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững. Đây cũng là cơ sở để hai bên tiến hành đàm phán Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới mới thay thế Hiệp định về quy chế biên giới ký năm 1983 cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Phạm Bích Phấn (Tạp chí Thời Đại)