Cân nặng trung bình của con trâu

Để làm ra lúa gạo, ngoài việc con người phải lao động cật lực thì cần đến sức của trâu. Con trâu giữ vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam, là người bạn thân thiết với nhà nông, cùng lao động sản xuất với người nông dân: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.

Không ai biết chính xác nguồn gốc của loài trâu ngày nay. Người ta chỉ biết trâu xuất hiện nhiều ở những nước châu Á như Pakistan, Bangladesh, Nepal, Thái Lan, Campuchia... Và đặc biệt ở Việt Nam, người ta tìm thấy di tích hóa thạch của trâu cách đây vài chục triệu năm ở các hang động miền Bắc. Trâu theo khoa học thuộc lớp Mammalia, ngành Chordata, họ Bò, bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn. Đa số trâu Việt Nam hiện nay có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu được phân loại theo giống đực và giống cái. Con đực tầm vóc lớn, dài đòn, trước cao, sau thấp. Con cái tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt.

Đặc tính chung của trâu là hiền lành, thân thiện nên chúng được nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Trung bình một con trâu trưởng thành có thể nặng 250 – 500kg. Cân nặng của trâu tùy thuộc vào giới tính và sức khỏe. Điểm đặc biệt của trâu là hàm trên không có răng mà chỉ có một miếng đệm rất dai, dẻo, phù hợp với đặc tính nhai lại, ăn thực vật. Nhờ có sức khỏe tốt, trâu có thể làm việc cả ngày, từ sáng sớm đến chiều tối. Một con trâu trung bình có thể cày được 3 - 4 sào ruộng (1 sào Bắc Bộ = 360m2). Trâu cũng có khả năng chịu đựng thời tiết cao, dù phải cày dưới nắng gắt hay mưa to, trâu vẫn kiên trì. Nếu không có trâu kéo cày, không gieo được lúa giống, sẽ không có cơm cho con người dùng mỗi ngày.

Trâu có rất nhiều lợi ích. Ngoài sức kéo khỏe giúp nhà nông cày bừa, trục lúa, kéo xe vận tải, trâu còn cho thịt, sữa, da và sừng. Thịt trâu ăn rất ngon, nhiều đạm hơn cả thịt bò, ít mỡ hơn thịt bò và giàu năng lượng. Sữa trâu giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực. Da trâu làm thắt lưng, mặt trống rất bền. Sừng làm lược, đồ thủ công mĩ nghệ rất bóng, đẹp được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước.

Ngoài ra, trâu còn gắn liền với nhiều phong tục truyền thống của người Việt Nam ta như: dùng làm sính lễ, cưới hỏi, hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), phiên chợ trâu Cán Cấu (Si Ma Cai, Lào Cai)... Trong văn hóa đại chúng, trâu được con người đưa vào hội họa, âm nhạc, điện ảnh, thơ ca, ca dao, tục ngữ không sao kể hết.

Trâu còn là niềm tự hào của người dân Việt, khi được chọn là linh vật SEA Games 22 (Việt Nam đăng cai). Hình ảnh mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo, ngắm cánh diều bay, luôn làm cho người ta cảm thấy nhớ về miền ký ức tuổi thơ một thời.

Dù ngày nay, xu thế hiện đại hóa lên ngôi, máy móc đã thay thế con trâu rất nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng, đâu đó trên những cánh đồng làng, người ta vẫn còn bắt gặp hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Ấy là bởi ở nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng cao, nơi mà máy móc chưa đến tay nhà nông được. Vì thế, vị thế con trâu vẫn còn rất quan trọng đối với nền nông nghiệp địa phương. Đây cũng là cách dân tộc Việt Nam giữ gìn bản sắc văn hóa con trâu kéo cày không bị mai một.

Tuyên Quang nổi tiếng có giống trâu ngố vóc dáng to, khỏe, con đực nặng tới 800 - 900 kg. Tuy nhiên, giống trâu này ngày càng thoái hóa, cần được phục hồi thể trạng.

Tuyên Quang vốn nổi tiếng có giống trâu ngố vóc dáng to, khỏe. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, trọng lượng trâu đực trên địa bàn tỉnh trung bình là 457 kg/con, trâu cái trung bình 394 kg/con, trong đó con to có trọng lượng tới 800 – 900 kg. Nhưng đến nay, trọng lượng trâu đực trung bình chỉ còn 371 kg/con, trâu cái trung bình chỉ còn 354 kg/con. Tỷ lệ đẻ của trâu cái sinh sản chỉ đạt 36%/năm.

Cân nặng trung bình của con trâu
Nuôi trâu vỗ béo đã giúp nhiều nông dân ở huyện Chiêm Hóa thoát nghèo. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Đào Duy Quý, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Tuyên Quang cho biết: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khối lượng đàn trâu ngày càng nhỏ là do việc khai thác trâu mang tính tự nhiên, thiếu khoa học. Số trâu ngố được bán thường là những con to, có sản lượng thịt lớn, số trâu nhỏ hơn lại để lại làm giống. Bên cạnh đó, kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng đàn trâu chưa đảm bảo, phương thức chăn nuôi vẫn mang tính lạc hậu, chủ yếu là thả rông, thiếu thức ăn.

Mặt khác, việc sử dụng trâu đực giống cũng hoàn toàn mang tính tự nhiên, dẫn đến hiện tượng cận huyết làm cho chất lượng con giống ngày càng giảm. Chỉ tính riêng giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020, số lượng đàn trâu giảm dần và có xu hướng cận huyết từ 12,25 đến 31,25 %, dẫn đến đàn trâu bị suy thoái nghiêm trọng.

Nâng cao tầm vóc đàn trâu ngố và khôi phục nguồn gen của trâu bản địa, ngành chức năng tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu các giải pháp. Trong đó tập trung tìm kiếm những con trâu đực giống tốt có khối lượng từ 450 kg/con trở lên để phục vụ nhân giống, bảo tồn nguồn gen trâu Chiêm Hóa, trâu Hàm Yên, nâng cao tầm vóc đàn trâu.

Tại huyện Chiêm Hóa, trong năm 2018, huyện đã áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trên địa bàn huyện với 1.548 con trâu, bò. Trong đó có 1.279 con trâu và 269 con bò. Đã có 134 con nghé được đẻ ra từ phương pháp thụ tinh nhân tạo. Số nghé được sinh ra nhờ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo có tầm vóc và trọng lượng sơ sinh từ 38 - 42 kg (trọng lượng sơ sinh tự nhiên là 25 - 34 kg).

Cân nặng trung bình của con trâu

Việc phục tráng giống trâu bản địa giúp lấy lại tầm vóc cao lớn vốn có của giống trâu bản địa ở Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh

Phục tráng thể trạng và nguồn gen quý của giống trâu bản địa ở Tuyên Quang, giai đoạn từ đầu năm 2018 đến tháng 12/2022, nhóm các nhà khoa học của Trường Đại học Nông Lâm (Đại học Thái Nguyên) đã triển khai nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen trâu khối lượng lớn tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang". Đề tài được triển khai để bảo tồn, lưu giữ nguồn gen của trâu bản địa Tuyên Quang.

Theo quan điểm của nhóm thực hiện đề tài, những giống vật nuôi bản địa tuy năng suất không cao nhưng lại mang nhiều những đặc điểm quý như: Chịu đựng kham khổ, thích nghi với điều kiện sinh thái nơi nó sinh ra, thịt thơm ngon… nên nguồn gen vật nuôi bản địa là tài sản quý, cần biết giữ gìn và phát triển.

Kết quả của đề tài không những đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn trâu giống đối với người chăn nuôi và thị trường cung cấp trâu giống, mà còn giúp bảo tồn, phục tráng và khai thác, phát triển có hiệu quả đàn trâu có nguồn gen chất lượng nuôi tại Tuyên Quang.