Cáp giới là con vật gì

Cáp giới là con vật gì

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

"Animalia" đổi hướng tới đây. Đối với các định nghĩa khác, xem Animalia (định hướng).

Động vật
Thời điểm hóa thạch: Kỷ Ediacara – gần đây
Cáp giới là con vật gì

Theo chiều kim đồng hồ từ phía trên mé trái: Mực ống châu Âu (Loligo vulgaris - động vật thân mềm), Chrysaora quinquecirrha - sứa lông châm, Arthropoda - động vật chân khớp, Eunereis longissima -giun đốt, hổ (Panthera tigris - động vật có dây sống).

Phân loại khoa học
Liên vực (superdomain)Neomura
Vực (domain)Eukaryota
(không phân hạng)Opisthokonta
NhánhHolozoa
NhánhFilozoa
Giới (regnum)Animalia
Linnaeus, 1758
Các siêu ngành/ngành/phân ngành/phân giới /nhánh/không phân hạng

  • Ngành Agmata (Không xác định liên ngành hoặc phân giới)

Phân giới/Siêu ngành Vendobionta †

  • Petalonamae †
  • Proarticulata †
  • Trilobozoa †
  • Medusoid †

Phân giới Parazoa

  • Placozoa
  • Archaeocyatha
  • Porifera
    • Calcarea
    • Silicarea
    • Hexactinellida
    • Homoscleromorpha
    • Demospongiae
    • Stromatoporoidea

Phân giới Eumetazoa

  • Radiata (không phân hạng)
    • Ctenophora (Sứa lược)
    • Cnidaria (Sứa lông châm)
    • Trilobozoa † (có lẽ)
  • Bilateria (không phân hạng)
    • Xenacoelomorpha
      • Acoelomorpha
      • Xenoturbellida
    • Nhánh Nephrozoa
      • Siêu ngành Deuterostomia
        • Chordata (Dây sống)
          • Cephalochordata
          • Nhánh Olfactores
            • Tunicata
            • Vertebrata
        • Nhánh Ambulacraria
          • Hemichordata (Bán dây sống)
          • Echinodermata
          • (Không phân hạng) Cambroernida †
        • Vetulicolia †
        • Saccorhytida †
      • (Không phân hạng) Protostomia
        • Siêu ngành Ecdysozoa
          • Lớp Palaeoscolecida †
          • Nhánh Cycloneuralia
            • Nhánh Scaplidophora
              • Kinorhyncha
              • Loricifera
              • Priapulida
            • Nhánh Nematoida
              • Nematoda
              • Nematomorpha
          • (Không phân hạng) Panarthropoda
            • Chi Sialomorpha †
            • Lobopodia †
            • Onychophora
            • Nhánh Tactopoda
              • Tardigrada
              • Arthropoda
        • (Không phân hạng) Spiralia
          • Platytrochozoa
            • Siêu ngành Platyzoa
              • Nhánh Rouphozoa
                • Platyhelminthes
                • Gastrotricha
              • Nhánh Gnathifera
                • Rotifera
                • Acanthocephala
                • Gnathostomulida
                • Micrognathozoa
                • Cycliophora
            • Siêu ngành Lophotrochozoa
              • Cycliophora
              • Annelida
              • Sipuncula
              • Mollusca
              • Nhánh Kryptotrochozoa
                • Nhánh Lophophorata
                  • Nhánh Bryozoa s.l.
                    • Bryozoa
                    • Entoprocta
                  • Nhánh Brachiopoda
                    • Phoronida
                    • Brachiopoda
                    • Hyolitha †
            • (Không phân hạng) Mesozoa
              • Monoblastozoa
              • Orthonectida
              • Dicyemida

Động vật là một nhóm sinh vật đa bào, nhân chuẩn, được phân loại là giới Động vật (Animalia, đồng nghĩa: Metazoa) trong hệ thống phân loại 5 giới. Cơ thể của chúng lớn lên khi phát triển. Hầu hết động vật có khả năng di chuyển một cách tự nhiên và độc lập.

Hầu hết các ngành động vật được biết đến nhiều nhất đã xuất hiện hóa thạch vào thời kỳ Bùng nổ kỷ Cambri, khoảng 542 triệu năm trước. Động vật được chia thành nhiều nhóm nhỏ, một vài trong số đó là động vật có xương sống (chim, động vật có vú, lưỡng cư, bò sát, cá); động vật thân mềm (trai, hàu, bạch tuộc, mực, và ốc sên); động vật Chân khớp (cuốn chiếu, rết, côn trùng, nhện, bọ cạp, tôm hùm, tôm); giun đốt (giun đất, đỉa); bọt biển và sứa.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ "animal" xuất phát từ tiếng Latin animalis, có nghĩa là "có thở".[1] Trong sử dụng ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, từ "động vật" thường bị sử dụng c.u để phối giống - từ "động vật" đó dùng để chỉ tất cả các thành viên của giới Animalia trừ con người. Theo nghĩa sinh học sẽ gầy, "động vật" dùng để chỉ tất cả các thành viên của giới Animalia, bao gồm cả con người.[2]

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Động vật có vài đặc điểm riêng tách chúng ra khỏi các sinh vật sống khác. Động vật là sinh vật nhân chuẩn và đa bào,[3] giúp phân biệt chúng với vi khuẩn và hầu hết sinh vật đơn bào. Động vật sống dị dưỡng,[4] tiêu hóa thức ăn trong cơ thể, giúp phân biệt chúng với thực vật và tảo.[5] Chúng cũng khác biệt với thực vật ở chỗ thiếu thành tế bào cứng (thành cellulose).[6] Tất cả động vật có thể di chuyển,[7] ít nhất là trong một giai đoạn sống. Ở hầu hết động vật, phôi trải qua giai đoạn phôi nang (blastula),[8] một giai đoạn riêng biệt đặc trưng ở động vật.

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Trừ vài ngoại lệ, như là bọt biển (ngành Porifera) và Placozoa, động vật có cơ thể được chia thành các mô. Chúng có cơ bắp, dùng để thực hiện và kiểm soát vận động, các mô thần kinh, dùng để gửi và xử lý tín hiệu. Thông thường, cơ thể có một hệ tiêu hóa, với một miệng (như thủy tức) hay cả miệng và hậu môn (như cá).[9] Tất cả động vật có tế bào nhân chuẩn.

Sinh sản và phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Cáp giới là con vật gì
Một tế bào phổi sa giông được nhuộm huỳnh quang trải qua giai đoạn đầu pha sau phân bào

Gần như tất cả động vật trải qua một số hình thức sinh sản hữu tính.[10] Chúng có những tế bào nhỏ có chức năng sinh sản, di chuyển được như tinh trùng hay lớn hơn, không di chuyển được như trứng.[11] Tình trùng và trứng sẽ kết hợp để tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển để tạo thành cá thể mới.[12]

Nhiều loài động vật cũng có khả năng sinh sản vô tính.[13] Việc này có thể xảy ra thông qua trinh sản, trứng được tạo ra mà không cần giao phối, phân chồi, hay phân mảnh.[14]

Hợp tử ban đầu phát triển thành một khối tế bào hình cầu rỗng, được gọi là phôi nang,[15] sau sẽ được sắp xếp lại. Ở bọt biển, ấu trùng phôi nang bơi đến một vị trí mới và phát triển thành một con bọt biển mới.[16] Trong các nhóm khác, phôi nang trải qua những sắp xếp phức tạp hơn.[17]

Nguồn gốc và hóa thạch[sửa | sửa mã nguồn]

Loài động vật đầu tiên thường được coi là tiến hóa từ một loại trùng roi có tế bào nhân chuẩn.[18] Họ hàng gần gũi nhất được biết đến của chúng là Choanoflagellatea. Nghiên cứu phân tử đặt động vật trong một siêu nhóm được gọi là opisthokonta (sinh vật lông roi sau), cùng với choanoflagellate, nấm và một số sinh vật nguyên sinh ký sinh nhỏ.[19] Tên này đến từ vị trí của roi trong tế bào có thể chuyển động, như tinh trùng ở hầu hết động vật, trong khi các sinh vật nhân chuẩn khác có lông roi trước.[20]

Những hóa thạch đầu tiên được cho có thể là động vật xuất hiện ở thành hệ Trezona, tây Central Flinders, Nam Úc.[21] Những hóa thạch này được xem là loài bọt biển đầu tiên. Chúng được tìm thấy trong lớp đá 665 triệu năm tuổi.[21]

Hóa thạch tiếp theo có thể là động vật cổ nhất được tìm thấy vào thời kỳ Tiền Cambri, khoảng 610 triệu năm trước.[22] Hóa thạch này khó mà liên quan đến các hóa thạch sau nó. Tuy nhiên, hóa thạch này có thể đại diện cho động vật tiền thân của động vật ngày nay, nhưng chúng cũng có thể là một nhóm tách biệt hoặc thậm chí không phải động vật thực sự.[23]

Lịch sử phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Cáp giới là con vật gì
Carolus Linnaeus, được biết đến như là cha đẻ của phân loại hiện đại

Aristotle chia sinh vật sống ra làm động vật và thực vật, Carolus Linnaeus (Carl von Linné) cũng làm theo cách này trong lần phân loại thứ bậc đầu tiên.[24] Kể từ đó các nhà sinh học đã bắt đầu nhấn mạnh mối quan hệ tiến hóa, ví dụ sinh vật đơn bào ban đầu được xem là động vật bởi khả năng di chuyển của chúng, nhưng nay được tách riêng.

Trong sơ đồ ban đầu của Linnaeus, động vật là một trong ba giới, phân chia thành các lớp Vermes, Insecta, Pisces, Amphibia, Aves, và Mammalia. Kể từ đó, bốn lớp cuối được gộp thành một ngành duy nhất, Chordata, trong khi hai lớp còn lại bị tách ra.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Động vật học
  • Côn trùng
  • Bò sát
  • Chim
  • Nhánh
  • Phân loại giới Động vật
  • Súc sinh

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Cresswell, Julia (2010). The Oxford Dictionary of Word Origins (ấn bản 2). New York: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-954793-7. 'having the breath of life', from anima 'air, breath, life'.
  2. ^ “Animal”. The American Heritage Dictionary (ấn bản 4). Houghton Mifflin Company. 2006.
  3. ^ “Panda Classroom”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2007.
  4. ^ Bergman, Jennifer. “Heterotrophs”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2007.
  5. ^ Douglas, Angela E.; Raven, John A. (2003). “Genomes at the interface between bacteria and organelles”. Philosophical Transactions of the Royal Society B. 358 (1429): 5–17, discussion 517–8. doi:10.1098/rstb.2002.1188. PMC 1693093. PMID 12594915.
  6. ^ Davidson, Michael W. “Animal Cell Structure”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2007.
  7. ^ Saupe, S. G. “Concepts of Biology”. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2007.
  8. ^ Minkoff, Eli C. (2008). Barron's EZ-101 Study Keys Series: Biology (ấn bản 2). Barron's Educational Series. tr. 48. ISBN 978-0-7641-3920-8.
  9. ^ Adam-Carr, Christine; Hayhoe, Christy; Hayhoe, Douglas; Hayhoe, Katharine (2010). Science Perspectives 10. Nelson Education Ltd. ISBN 978-0-17-635528-9.
  10. ^ Knobil, Ernst (1998). Encyclopedia of reproduction, Volume 1. Academic Press. tr. 315. ISBN 978-0-12-227020-8.
  11. ^ Schwartz, Jill (2010). Master the GED 2011 (w/CD). Peterson's. tr. 371. ISBN 978-0-7689-2885-3.
  12. ^ Hamilton, Matthew B. (2009). Population genetics. Wiley-Blackwell. tr. 55. ISBN 978-1-4051-3277-0.
  13. ^ Adiyodi, K. G.; Hughes, Roger N.; Adiyodi, Rita G. (2002). Reproductive Biology of Invertebrates, Progress in Asexual Reproduction, Volume 11. Wiley. tr. 116.
  14. ^ Kaplan (2008). GRE exam subject test. Kaplan Publishing. tr. 233. ISBN 978-1-4195-5218-2.
  15. ^ Tmh (2006). Study Package For Medical College Entrance Examinations. Tata McGraw-Hill. tr. 6.22. ISBN 978-0-07-061637-0.
  16. ^ Ville, Claude Alvin; Walker, Warren Franklin; Barnes, Robert D. (1984). General zoology. Saunders College Pub. tr. 467. ISBN 978-0-03-062451-3.
  17. ^ Hamilton, William James; Boyd, James Dixon; Mossman, Harland Winfield (1945). Human embryology: (prenatal development of form and function). Williams & Wilkins. tr. 330.
  18. ^ Campbell, Niel A. (1990). Biology (ấn bản 2). Benjamin/Cummings Pub. Co. tr. 560. ISBN 978-0-8053-1800-5.
  19. ^ Hall, Brian Keith; Hallgrímsson, Benedikt; Strickberger, Monroe W. (2008). Strickberger's evolution: the integration of genes, organisms and populations. Jones & Bartlett Learning. tr. 278. ISBN 978-0-7637-0066-9.
  20. ^ Hamilton, Gina. Kingdoms of Life – Animals (ENHANCED eBook). Lorenz Educational Press. tr. 9. ISBN 978-1-4291-1610-7.
  21. ^ a b Maloof, Adam C.; Rose, Catherine V.; Beach, Robert; Samuels, Bradley M.; Calmet, Claire C.; Erwin, Douglas H.; Poirier, Gerald R.; Yao, Nan; Simons, Frederik J. (ngày 17 tháng 8 năm 2010). “Possible animal-body fossils in pre-Marinoan limestones from South Australia”. Nature Geoscience. 3 (9): 653. Bibcode:2010NatGe...3..653M. doi:10.1038/ngeo934.
  22. ^ Costa, James T.; Darwin, Charles (2009). The annotated Origin: a facsimile of the first edition of On the origin of species. Harvard University Press. tr. 308. ISBN 978-0-674-03281-1.
  23. ^ Schopf, J. William (1999). Evolution!: facts and fallacies. Academic Press. tr. 7. ISBN 978-0-12-628860-5.
  24. ^ Linnaeus, Carolus (1758). Systema naturae per regna tria naturae:secundum classes, ordines, genera, species, cum characteribus, differentiis, synonymis, locis (bằng tiếng Latin) (ấn bản 10). Holmiae (Laurentii Salvii). Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2008.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Cáp giới là con vật gì
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Động vật.
  • Động vật tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Animal tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  • Metazoa tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI).
  • Animalia (TSN 202423) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  • Động vật tại Encyclopedia of Life
  • Những nhà vô địch trong thế giới động vật Thứ ba, 4/7/2006 | 10:59 GMT+7