Cầu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ de bao gồm

Tài liệu "Trò chơi đóng vai theo chủ đề và vai trò của nó đối với sự phát triển tâm lý trẻ em tuổi mẫu giáo" có mã là 287085, file định dạng zip, có 23 trang, dung lượng file 29 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Luận văn đồ án > Khoa học xã hội > Tâm lý học. Tài liệu thuộc loại Bạc

Nội dung Trò chơi đóng vai theo chủ đề và vai trò của nó đối với sự phát triển tâm lý trẻ em tuổi mẫu giáo

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Trò chơi đóng vai theo chủ đề và vai trò của nó đối với sự phát triển tâm lý trẻ em tuổi mẫu giáo để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 23 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Trò chơi đóng vai theo chủ đề và vai trò của nó đối với sự phát triển tâm lý trẻ em tuổi mẫu giáo

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Giảng viên Nguyễn Thị Hoài – Khoa Giáo dục mầm non, trường CĐ SP Trung ương đã chia sẻ cách thức để xây dựng trường mầm non hạnh phúc, trong đó có chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ.

Trẻ được thể hiện mình khi chơi đóng vai theo chủ đề

Theo giảng viên Nguyễn Thị Hoài, trò chơi đóng vai theo chủ đề là môi trường để trẻ trải nghiệm cảm xúc, tình cảm, hành vi xã hội cho trẻ mẫu giáo. Đặc biệt, khi trẻ tham gia chơi những vai giàu cảm xúc như vai mẹ, bác sĩ, cô giáo,…trẻ được trải nghiệm những cảm xúc phong phú.

Nhờ vậy, trẻ có điều kiện phát triển đời sống xúc cảm, tình cảm đặc biệt là tấm lòng nhân hậu, cốt lõi của nhân cách con người.

Trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi mang tính sáng tạo, thể hiện ở chỗ trẻ tự nghĩ ra chủ đề chơi, tự nghĩ ra các vai chơi, tự nghĩ ra các nội dung nên khi tham gia vào trò chơi này, trẻ được hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng.

Trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi đặc trưng tiêu biểu cho hoạt động nhóm, chính trò chơi đã thôi thúc trẻ đến với nhau, tập hợp thành nhóm chơi, cùng chơi, cùng hoạt động với nhau. Vì vậy, thông qua trò chơi hình thành cho trẻ kỹ năng hợp tác với các trẻ khác trong cùng độ tuổi hoặc với trẻ ở độ tuổi khác nhau.

Khi tham gia vào trò chơi đóng vai, trẻ được tham gia vào các mối quan hệ xã hội phong phú đa dạng tron g hoàn cảnh tưởng tượng, thể hiện ở mối quan hệ giữa các vai chơi mà trẻ đảm nhận. Trẻ đảm nhận càng nhiều vai thì mối quan hệ của trẻ càng phong phú, đa dạng, càng có nhiều cơ hội để bộc lộ thái độ, cảm xúc và hành vi của mình.

Vai trò của nhà giáo dục khi cho trẻ chơi đóng vai theo chủ đề

Để trẻ thực sự vui sướng và hạnh phúc khi chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề thì vai trò của nhà giáo dục vô cùng quan trọng.

Trước hết, nhà giáo dục phải tổ chức cho trẻ tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề thường xuyên liên tục vào các thời điểm khác nhau trong chế độ sinh hoạt hàng ngày. Khi được thỏa mãn nhu cầu chơi, trẻ có cơ hội để phát triển các mặt và quan trọng hơn là trẻ phải luôn được sống trong trạng thái vui vẻ, hạnh phúc.

Nhà giáo dục phải thiết kế môi trường chơi và tổ chức cho trẻ chơi sao cho phù hợp với đặc điểm chowi của trẻ mẫu giáo ở từng giai đoạn, lứa tuổi.

Trẻ mẫu giáo bé đang diễn ra khủng hoảng tâm lý khẳng định tính cách mạnh mẽ, vì vậy trẻ rất thích trò chơi đóng vai theo chủ đề nhưng khả năng chơi của trẻ lại rất hạn chế. Vì vậy, nhà giáo dục cần nắm được đặc điểm này để tổ chức trò chơi cho trẻ.

Trẻ mẫu giáo bé chủ yếu chơi riêng lẻ và có tính cạnh tranh nhau nên giáo viên cần thiết kế môi trường chơi đảm bảo cho mỗi trẻ đủ không gian và đồ dùng, đồ chơi để chơi. Đồ dùng chơi cho trẻ lứa tuổi này không cần phong phú đa dạng nhưng cần nhiều số lượng để đảm bảo trong góc chơi mỗi trẻ có một bộ đồ chơi.

Trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn đã biết chơi theo nhóm, trẻ chơi độc lập và sáng tạo hơn lứa tuổi mẫu giáo bé, vì vậy thiết kế môi trường chơi cũng khác. Lứa tuổi này cần nhiều loại đồ chơi và không gian rộng, thoáng mát, đảm bảo tính thẩm mỹ,…

Vai trò chủ yếu của nhà giáo dục là quan sát trẻ chơi để nắm bắt thông tin từ các nhóm chơi của trẻ. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể mà giáo viên lựa chọn cách tác động phù hợp trên cơ sở tôn trọng tuyệt đối không thô bạo, không bắt trẻ chơi theo ý tưởng của mình, như vậy trẻ mới thực sự cảm thấy vui và hạnh phúc.

Do đó, để xây dựng trường mầm non hạnh phúc, các nhà giáo dục cần nhận thức đúng đắn đặc điểm, ý nghĩa, phương pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo; thiết kế môi trường chơi phù hợp với đặc điểm chơi của trẻ ở từng độ tuổi, đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ; tổ chức vui chơi cho trẻ thường xuyên ở các thời điểm khác nhau; đồng thời cần hiểu được vai trò của mình khi tổ chức trò chơi cho trẻ trên cơ sở thương yêu và tông trọng.

Ở lứa tuổi mầm non, mẫu giáo, hoạt động chơi đóng vai trò chủ đạo. Chơi chính là cuộc sống của trẻ. Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ được lĩnh hội và rèn luyện những kĩ năng sống một cách tự nhiên và đầy hứng thú, nhờ vậy hiệu quả giáo dục trẻ mầm non sẽ cao hơn các hình thức khác. Trong tất cả các loại trò chơi của trẻ ở trường mầm non thì trò chơi đóng vai theo chủ đề giữ vị trí trung tâm trong hoạt động chơi của trẻ vì trò chơi đóng vai mô phỏng lại một mảng nào đó sinh hoạt của người lớn.

Vậy bạn đã có ý tưởng về các trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mầm non thú vị nhất chưa? Nếu chưa hãy cùng Đồ Chơi Hoàng Hà khám phá thông qua bài viết sau nhé!

Trò chơi đóng vai không chỉ giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí. Mà nó còn có nhiều lợi ích đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Chuyên gia Angela Uchoa Branco từ trường đại học Brasilia, Brazil nói rằng. “Tầm quan trọng của trò chơi đóng vai đối với sự phát triển của trẻ là một điều rất đáng ghi nhận.”

Ở một góc độ của việc đóng một vai trò nào đó. Có rất nhiều cơ hội dành cho trẻ em chưa đến tuổi đến trường trong việc phát triển những kĩ năng sau:

* Kĩ năng xã hội – Học tập cách giao tiếp với những đứa trẻ khác

* Phát triển ngôn ngữ – Học từ mới

* Kĩ năng xúc cảm – Học cách xử lý những xúc cảm có thể nảy sinh trong quá trình đóng vai. Ví dụ như sợ hãi lúc bị tiêm thuốc khi đóng vai là một bệnh nhân.

* Những kĩ năng thực tế – Học cách thực hiện những nhiệm vụ thiết thực. Trong khi bắt chước các hoạt động chẳng hạn như trải bàn cho buổi ăn tối hoặc chuẩn bị thức ăn.

Phát triển ngôn ngữ: Trò chơi đóng vai giúp trẻ tự nghĩ ra kịch bản và kể lại chúng. Vì trò chơi này giúp trẻ biến những ý tưởng của mình thành lời nói và đoạn hội thoại. Trẻ em thường bắt chước lời nói và những câu chuyện chúng được nghe từ người lớn, ngay cả khi chúng không thực sự hiểu và biết rõ ý nghĩa của những câu chuyện đó, việc lặp lại và tạo dựng thành một câu chuyện mới giúp trẻ học thêm được nhiều từ vựng và phát triển tư duy hình dung những điều trừu tượng, đặc biệt là sau đó. Bố mẹ có giải thích kĩ giúp cho trẻ hiểu rõ hơn về những từ chúng sử dụng.

Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp: trò chơi đóng vai giúp trẻ học được tình yêu thương. Sự đồng cảm và tăng cường tư duy tình cảm cho trẻ. Trẻ có thể học được mức độ giới hạn tình cảm của mình đối với một người bạn. Và điều này rất có ích đối với những đứa trẻ thường ngày khá nhút nhát. Những đứa trẻ này có thể được thoải mái tương tác với chính nhân vật do trẻ tạo ra.

Phát triển khả năng tự kiểm soát: Trong quá trình tham gia trò chơi đóng vai, trẻ sẽ tự đặt mình là 1 nhân vật nào đó, và cư xử, suy nghĩ cũng phải giống với chính nhân vật đó. Từ đó, trẻ có khả năng kiềm chế tốt hơn nếu tham gia vào các trò chơi đóng vai, đặc biệt là đóng các vai người tốt như siêu anh hùng, siêu nhân,…

Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề: Vai trò trẻ tự đặt ra trong trò chơi đóng vai bắt buộc trẻ phải đối mặt với những tình huống vượt xa khỏi những kinh nghiệm thực tế mà trẻ hay gặp. Trẻ phải tự tìm cách giải quyết đối với những tình huống mà do chính trẻ tạo ra, thường là những tình huống trẻ biết thông qua việc quan sát hoạt động thường ngày của bố mẹ và mọi người xung quanh.

Cầu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ de bao gồm

Vì vậy, giải pháp đưa ra thường cũng giống với cách mà bố mẹ giải quyết trong thực tế. Mặc dù không phải lúc nào trẻ cũng luôn luôn hành động một cách hợp lí trong những tình huống khó xử, tuy nhiên quá trình tư duy để giải quyết vấn đề sẽ dần dần trở thành một lối mòn suy nghĩ đối với trẻ. Bằng cách thực hành việc tư duy này trong môi trường do chính trẻ tạo ra. Trẻ sẽ có được sự chuẩn bị tốt hơn trước khi bước chân vào cuộc sống thực sự bên ngoài.

Phát triển khả năng tư duy: Hầu hết những đứa trẻ đều cảm thấy khó khăn và nhàm chán khi các bậc phụ huynh cứ bắt ép chúng phải học mà không biến những bài học của chúng thành những trò chơi thú vị và hấp dẫn. Một ví dụ điển hình cho vấn đề này chính và việc giúp trẻ học cộng trừ.

Để làm sống động hơn cho bài giảng của mình, giáo viên có thể giả vờ như lớp học là một siêu thị nhỏ. Có bán nhiều mặt hàng, học sinh có thể mua hoa quả và thông qua đó học đếm. Học cộng trừ và các phép tính toán khác.

Thay vì thực hiện vấn đề này trên mặt giấy. Các giáo viên có thể hóa thân thành các nhân viên bán hàng, còn các em thì sẽ là khách hàng. Hiện thực sinh động như vậy sẽ giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn các phép toán.

Tạo hứng khởi cho trẻ: Chơi đóng vai hỗ trợ rất tốt cho việc học hành của trẻ. Một trong những lợi ích lớn nhất của nó đó chính là đem đến niềm vui lành mạnh cho trẻ. Trong khi chơi đóng vai, nó cho phép trẻ thoát khỏi thực tại và những căng thẳng, khó chịu trong cuộc sống của trẻ. Sự phát triển của mạng xã hội, trò chơi điện tử và tivi giúp cuộc sống dễ chịu hơn vì nó giúp cho những khó khăn, lo nghĩ tạm dừng ở một thời điểm nhất định, trò chơi đóng vai cũng vậy, nó giúp trẻ thư giãn hơn và đem lại nhiều niềm vui hơn

Cơ hội gắn kết các thành viên trong gia đình: Sẽ thật tuyệt vời hơn khi bố mẹ tham gia vào trò chơi đóng vai. Bố mẹ không nên ra lệnh cho trẻ là con phải chơi như thế này thế này, như thế kia mà chỉ nên hướng dẫn cho trẻ những hướng đi đúng đắn và giải thích cho trẻ hiểu những tình huống phức tạp. Những hoạt động này sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều khi có các bậc phụ huynh, giáo viên hoặc bạn bè của trẻ cùng tham gia.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non qua trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi được chơi nhiều và phổ biến ở trường mầm non, mẫu giáo. Giúp trẻ nhỏ thỏa mãn nhu cầu muốn bắt chước người lớn. Từ đó phát triển trí tuệ, mặt tâm lý và xã hội toàn diện. Bản chất của trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò mà bé sẽ được hóa thân thành các nhân vật khác nhau như: Bé làm lính cứu hỏa, tập làm bác sĩ, công chúa … nhằm giải quyết được nhu cầu bắt chước người lớn. Một số trò chơi đóng vai trò chủ đề hay dưới đây, các bạn cùng tham khảo.

Trò chơi nấu ăn giúp bé thỏa sức sáng tạo, tưởng tượng, thiết kế những món ăn mà bé thích. Các bé có thể nhập vai thành đầu bếp chuẩn bị các bữa ăn cho các thực khách là ba mẹ.Trò chơi nấu ăn giúp bé hiểu công việc làm bếp của mẹ hay của bố…Ngoài ra, trò chơi nấu ăn còn giúp bé yêu thích nữ công gia chính hay đam mê vào việc làm đầu bếp sau này.

Cầu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ de bao gồm

Dạy bé trò chơi đóng vai theo chủ đề rất tốt cho tư duy trẻ

Bé có thể vào vai cô hoặc thầy giáo để dạy cho các em búp bê, ba mẹ học hát, học chữ.Đồ chơi hỗ trợ cho bé đóng vai dạy học là: sách, flashcard, bảng học….

Làm vườn giúp bé hiểu được các nhu cầu cơ bản của cây trồng. Trẻ sẽ thấy thích thú khi tự tay đào đất, gieo hạt và tưới cây. Trẻ sẽ thấy thật vui khi cây mình trồng lớn lên từng ngày.

Bộ đồ chơi dụng cụ sửa chữa cho bé nhập vai vào thành những nhà kỹ sư với công việc lắp ráp, tháo dở, xây dựng những công trình kiến trúc

Mục đích: Luyện cho trẻ các hành vi giao tiếp, ứng xử lịch thiệp.

Chuẩn bị:

  • Các đồ vật, đồ chơi để làm quà.
  • Một số tiết mục văn nghệ: đọc thơ, kể chuyện.
  • Bánh kẹo, hoa quả (do phụ huynh mang đến để tổ chức sinh nhật tại lớp).
  • Trẻ cùng nhau trang trí lớp.

Cô thông báo cho cả lớp biết những ngày sinh nhật của trẻ trong tuần (tháng) và cùng với trẻ bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bạn. Trẻ có thể tự làm những món quà (đồ chơi, vẽ tranh, nặn quả) để tặng bạn.

Cách chơi:

Tổ chức sinh nhật: Có thể tổ chức riêng cho từng trẻ vào đúng ngày sinh nhật của trẻ đó hoặc tổ chức chung cho tất cả trẻ có ngày sinh nhật trong cùng tuần hay tháng đó.

  • Trong bữa tiệc sinh nhật của mình, trẻ phải tự giới thiệu và nó cảm xúc của mình về ngày sinh nhật trước cả lớp.
  • Cả lớp tặng quà sinh nhật cho bạn và chúc những điều tốt đẹp.
  • Biểu diễn văn nghệ và ăn bánh kẹo, trái cây.

Kết thúc buổi sinh nhật: Trẻ được tổ chức sinh nhật , nói lời cảm ơn với các bạn đến dự rồi chia tay và chào tạm biệt khi các bạn ra về.

Ba mẹ hãy đóng giả làm bệnh nhân để cho các bác sỹ tí hon của chúng ta khám bệnh nhé.

Cầu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ de bao gồm

trò chơi đóng vai làm bác sĩ

Mẹ có thể cho bé mượn vài cây cọ trang điểm để cho bé trang điểm cho bé.

Ba mẹ có thể sử dụng các nguyên liệu như bankingsoda, bột bắp, màu thực phẩm….để hướng dẫn bé làm những thí nghiệm đơn giản

Là một sản phẩm đồ chơi nhưng cũng là một dụng cụ quang học, để thu nhận ánh sáng đến từ vật thể ở xa và tạo ra hình ảnh phóng đại dễ dàng quan sát bởi mắt người. Ba mẹ có thể hướng dẫn và cùng bé quan sát mặt trăng, các vì sao, các hành tinh và giải thích, hướng dẫn bé bước đầu làm quen với thiên văn học. Một bộ môn khoa học tuyệt vời mà chắc chắn các bé đều yêu thích.

Ba mẹ đóng vai là khách đến tô tượng, chọn tượng và trả tiền tượng cho những cô chủ, ông chủ nhỏ.

Bước Điều bao gồm Ví dụ
Bước 1:

Phát triển một tình huống

  • Quan sát những gì mà trẻ thích và bị ảnh hưởng
  • Mua các loại tạp phẩm từ một siêu thị
Bước2:

Thiết kế trò chơi đóng vai

  • Nghĩ ra các ý tưởng để phát triển tình huống tức là đưa ra những vấn đề mà có thể làm cho trò chơi đóng vai thêm phức tạp.
  • Một người mua hàng lên danh sách các món hàng cần mua, nhưng chúng không có sẵn
  • Một người bán hàng ở đó có thể giúp đỡ với những món hàng thay thế.
  • Một người mua hàng khác đề nghị một món hàng hoàn toàn khác.
Bước3:

Chuẩn bị về ngôn ngữ

  • Giới thiệu từ mới và chuẩn bị phông nền
  • Giới thiệu rau và trái cây
  • Những món yêu cầu để nấu bữa tối
Bước 4:

Chuẩn bị thực sự

  • Cung cấp thông tin cụ thể và mô tả vai trò rõ ràng
  • Làm những tấm bảng nhắc nhở hội thoại mà mô tả vai trò và mục tiêu ví dụ. Bảng A: Bạn là một người mẹ đi mua thực phẩm nấu bữa tối. Bảng B: Bạn là người bán bánh đi mua những thành phần để làm bánh,vv…
Bước 5:

Phân vai

  • Cho trẻ cơ hội để nghiên cứu vai
  • Trẻ có thể hỏi cha mẹ của chúng các món nào sử dụng trong bữa ăn tối, hoặc được khuyến khích ghé vào nhà bếp và nghĩ ra thêm một danh sách các thực phẩm.

Chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề là một trong những cách tuyệt vời cho sự sáng tạo, hiểu biết và trưởng thành của trẻ. Đồ chơi trong cuộc sống giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kỹ năng bên trong và bên ngoài của trẻ là những loại đồ chơi mầm non giúp ích cho trẻ rất nhiều. Khi trẻ tăng lượng thời gian dành cho trò chơi tưởng tượng lên, các kĩ năng này cũng ngày càng phát triển.

Trên đây là danh sách những trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mầm non thú vị nhất. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn!


Xem thêm: Trang Trí Góc Trong Lớp Học Mầm Non Đẹp Theo Chủ Để