Cấy chỉ có tốt không

 Các bệnh lý thoái hoá cột sống cổ, đau vai gáy, đau dây thần kinh tọa, thoái hoá khớp gối hiệu quả của phương pháp cấy chỉ tùy thuộc mức độ nặng nhẹ, tuổi tác, nguyên nhân nhưng thông thường trải qua khoảng 2-8 liệu trình (lần) mang lại hiệu quả tích cực.

Cấy chỉ là phương pháp đã có từ lâu nhưng không phổ biến trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Vậy ưu, nhược điểm của cách này là gì? Có nên áp dụng cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có tốt không?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ

Cấy chỉ là phương pháp đã được ứng dụng từ lâu trong điều trị bệnh xương khớp

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp phối hợp giữa châm cứu và y học hiện đại, bằng cách đưa sợi chỉ tự tiêu vào trong các huyệt đạo để từ đó làm giảm các cơn đau. Các bác sĩ chuyên môn sẽ sử dụng sợi chỉ catgut (một loại sợi được làm từ ruột cừu, dê có khả năng tự tiêu trong vòng 20-25 ngày) để đưa vào trong các huyệt đạo.

Thông thường, liệu trình chữa thoát vị đĩa đệm nhờ cấy chỉ thường kéo dài từ 3-5 đợt, mỗi đợt 20-30 ngày/đợt.

Theo ghi nhận trong tài liệu Cấy chỉ của Bác sĩ Lê Thúy Oanh (T.46, NXB Y học), sau khi dùng chỉ catgut cấy vào huyệt và đo sự thay đổi sinh hóa bên trong cơ thể, người ta nhận thấy sự đồng hóa của cơ tăng cao, sự dị hóa của cơ giảm đi kèm theo tăng cao protein và hydratcarbon ở cơ gần huyệt vị, giảm acid lactic cũng như giảm sự phân giải acid ở cơ, từ đó tăng chuyển hóa và dinh dưỡng của cơ.

Ngoài ra, sau khi cấy chỉ còn thấy lưới máu mao mạch tăng, lượng máu lưu thông nhiều, tuần hoàn máu được cải thiện, tạo điều kiện dinh dưỡng hơn.

2. Có nên cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm không?

Theo Ths.Bs Đỗ Tân Khoa, Trưởng khoa Khám BV. Y học Cổ truyền TP.HCM, điều trị bằng cấy chỉ trên nhóm bệnh lý thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có hiệu quả tốt. Kết quả được thể hiện trên sự thay đổi của người bệnh như:

  • Có tác dụng giảm đau
  • Giảm co cứng cạnh cột sống
  • Giảm đau thần kinh tọa ở hai nhóm bệnh nhân đau cấp và mạn tính

Việc cấy chỉ này lưu lại trong huyệt đạo, giúp kích thích các chất nội sinh giúp chống viêm, giảm đau, cân bằng quá trình tạo – hủy xương, từ đó làm giảm áp lực lên khu vực thoát vị, giải phóng chèn ép dây thần kinh.

Tuy nhiên, khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cấy chỉ có khỏi không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ hay nặng
  • Có kết hợp với các phương pháp nào khác không
  • Tuổi tác
  • Tay nghề của bác sĩ, cơ sở điều trị
  • Tình trạng cơ địa, khả năng phục hồi của mỗi người

Do vậy, để biết có nên cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm hay không, bạn cần nắm rõ được tình trạng bệnh của mình và có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

3. Các bước thực hiện cấy chỉ đĩa đệm

3.1. Chuẩn bị

chuẩn bị dụng cụ cấy chỉ

Trước khi thực hiện cấy chỉ, cần chuẩn bị các dụng cụ dưới đây.

Để các bước thực hiện cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm được diễn ra thuận lợi nhất, cần chuẩn bị một số phương tiện và dụng cụ như:

  • Một phòng vô trùng có đầy đủ các dụng cụ thiết yếu:
    • Máy tiệt trùng dụng cụ
    • Khay men, khay qả đầu
    • Pank pocker không mấu
    • Găng tay vô khuẩn
    • Băng dính, bông diệt khuẩn, cồn y tế
    • Kéo cắt băng dính và kéo vô trùng để cắt chỉ
    • Giường y tế, dung dịch sát khuẩn…
  • Chỉ catgut
  • Lọ thủy tinh mút mài (dùng để chỉ catgut đã cắt theo kích thước cần thiết)
  • Kim cấy chỉ, loại vừa với kích thước chỉ catgut

3.2. Thực hiện thủ thuật cấy chỉ

  • Kiểm tra lại dụng cụ, phương tiện đầy đủ
  • Lên tư tưởng cho bệnh nhân
  • Cho người bệnh nằm sấp, thả lỏng người và thở đều để các cơ mềm hơn trong khi cấy chỉ, tránh người bệnh bị đau cơ khi tiến hành thao tác
  • Xác định vị trí cấy chỉ, dùng ngón cái hoặc ngón trỏ bấm vào vùng huyệt đạo, sát khuẩn và cầm kim luồn chỉ châm qua da vào huyệt
  • Mỗi huyệt đạo có các kỹ thuật bổ tả nhất định, độ nông sâu vùng huyệt
  • Sau khi cấy chỉ, rút kim nhanh ra và dán băng dán y tế vào vị trí vừa cấy

4. Cấy chỉ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt? Uy tín?

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là một phương pháp khó, đòi hỏi người thực hiện cần có kinh nghiệm, kỹ thuật và địa điểm thực hiện uy tín. Bạn có thể tham khảo một số đơn vị thực hiện chữa thoát vị đĩa đệm bằng cấy chỉ như:

4.1. Viện cấy chỉ Hải Thượng Lãn Ông

Đây được coi là nơi đầu tiên ứng dụng cấy chỉ vào điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam, được xây dựng và thành lập bởi Ths.Bs Ngô Quang Hùng.

Địa chỉ: U1-82 khu đô thị Đô Nghĩa – Phường Yên Nghĩa – Quận Hà Đông – TP Hà Nội.

4.2. Bệnh viện Châm cứu Trung Ương

Bệnh viện Châm cứu Trung Ương đã bắt đầu đưa cấy chỉ vào điều trị từ năm 1982 và vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh phương pháp này kết hợp y học hiện đại để chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Địa chỉ: 49 Thái Thịnh, quận Đống Đa, TP Hà Nội

4.3. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Phương pháp chôn chỉ đã được ứng dụng đầu tiên ở khoa Y học Cổ truyền, bệnh viện TƯQĐ 108 vào năm 1972 bởi GS Bành Khìu và vẫn tiếp tục được thực hiện cho tới hiện nay.

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

4.4. Bệnh viện Quân y 103

Khoa Y học Cổ truyền thường xuyên tham mưu cho Giám độc Bệnh viện để triển khai kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám chữa bệnh như điện châm, hào châm, ôn châm, thủy châm, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt, cứu điếu ngải.

Địa chỉ: 261 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội

>> Tìm hiểu thêm: Thoát vị đĩa đệm khám ở đâu tốt nhất? Đến ngay 8 địa chỉ này

5. Ưu và nhược điểm khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng cấy chỉ

5.1. Ưu điểm cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm

ưu điểm cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm

Thời gian cấy chỉ nhanh, tỷ lệ phục hồi của người bệnh cao.

  • Rút ngắn thời gian điều trị
  • Các cơn đau thuyên giản, giúp người bệnh dễ chịu, tăng khả năng vận động
  • Không gây đau đớn, không để lại biến chứng như phẫu thuật
  • Có thể áp dụng cho nhiều đối tượng như: người bị rối loạn, mất khả năng kiểm soát đại tiểu tiện; người bệnh thoát vị đĩa đệm bị teo cơ hay di chứng sau phẫu thuật…

5.2. Nhược điểm của cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp này cũng có một số nhược điểm sau:

  • Đòi hỏi tay nghề của người thực hiện và dụng cụ thực hiện phải được vô trùng, vị trí chính xác của huyệt, vị trí đặt chỉ…
  • Chỉ có hiệu quả chữa bệnh phần ngọn, không trị được phần gốc
  • Tại Việt Nam cơ sở thực hiện cấy chỉ chưa nhiều, muốn tìm địa chỉ cấy chỉ uy tín lại càng khó
  • Cấy chỉ yêu cầu cần phải đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm trùng. Điều này gây nhiều bất tiện cho người bệnh trong việc gìn giữ vùng cấy
  • Vẫn tồn tại tác dụng phụ như nhiễm trùng da, lây chéo bệnh, chảy máu,….

6. Lưu ý khi thực hiện cấy chỉ thoát vị đĩa đệm

Trong quá trình chữa trị cần lưu ý một số điểm.

Khi lựa chọn phương pháp này để điều trị bệnh, cần lưu ý:

  • Người bị cao huyết áp, dị ứng với chỉ tiêu, phụ nữ có thai… là những đối tượng không nên áp dụng cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm cột sống
  • Sau khi cấy chỉ, không để vùng cấy chỉ tiếp xúc với nước từ 6 – 8 tiếng
  • Một vài ngày sau có thể thấy đau và cảm giác khó chịu ở vị trí cấy chỉ nhưng đây là hiện tượng bình thường, nghỉ ngơi là sẽ hết
  • Nên vận động nhẹ nhàng và tránh cử động, mang vác nặng khiến cho cột sống, xương khớp bị tổn thương
  • Có thể áp dụng các bài tập thể dục để hỗ trợ quá trình tiếp nhận cấy chỉ
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường bổ sung dưỡng chất thiết yếu
  • Nếu có dấu hiệu bất thường nào nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm. Cụ thể, người bệnh có áp dụng được cách này hay không thì cần đi thăm khám để được các bác sĩ tư vấn chi tiết.