Cho bé ăn cua biển có tốt không

Con bạn đã quá ngán với những món thịt cá hàng ngày. Bé trở nên không còn hứng thú với bữa ăn do mẹ chuẩn bị. Bạn lo lắng vì lúc nào bạn cũng muốn cung cấp cho con đầy đủ dinh dưỡng để con phát triển toàn diện và khoẻ mạnh.  Vậy tại sao bạn không nghĩ đến cua nhỉ? Cùng tìm hiểu một chút về loại hải sản này đối với sức khoẻ con yêu của mình nhé!

Thành phần dinh dưỡng của cua biển:

  • Thành phần dinh dưỡng của cua biển rất phong phú, có nhiều vitamin nhất là vitamin nhóm B. Ngoài ra thịt cua có nhiều khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, kẽm…
  • Cua biển còn chứa một hàm lượng axit béo Omega 3 rất tốt cho sự phát triển của não bộ, tốt cho tim mạch.
  • Bạn có thể lo lắng vì hàm lượng cholesterol trong cua sẽ ảnh hưởng đến bé, tuy nhiên theo như mình tìm hiểu thì hàm lượng cholesterol trong thịt gà và thịt nạc heo nằm ở khoảng 40-50mg/kg, thì trong thịt cua hàm lượng cholesterol là 30-56mg/kg. Vì vậy các bạn cũng không cần lo lắng nhiều nữa nhé.

Cách chọn mua cua biển:

Khi chọn mua cua biển, bạn nên chọn những con còn sống. Ngoài ra bạn cũng nên nhìn thấy yếm to, bám chắc vào thân cua, hai càng và các que thì hoạt động nhanh nhẹn thì thịt cua mới chắc và ngọt được.

Theo các nghiên cứu khoa học, cua có hàm lượng protein khá tốt, giúp nâng cao sức khỏe cho con người đặc biệt là trẻ em. Theo PGS.TS Chuyên gia dinh dưỡng Trần Đình Toán: “Trong cua đồng có chứa nhiều calci phosphat nên rất tốt cho trẻ còi xương. Từ cua đồng, các bà mẹ có thể chế biến được nhiều món ăn dặm ngon miệng cho bé. Các mẹ cần lưu ý, cua đồng không phải loại thực phẩm chứa độc tố tự nhiên, tuy nhiên nếu các bà mẹ thiếu thận trọng khi lựa chọn và chế biến thì sẽ gây nhiều hệ lụy đối với sức khỏe của trẻ”.

Cho bé ăn cua biển có tốt không

Cho bé ăn cua đồng như con dao hai lưỡi. Mẹ đã biết điều này chưa?

PGS Toán cho biết thêm: Một số cách lựa chọn và chế biến cua đồng của mẹ có thể gây hại cho con như: chọn phải cua chết, khi đó, axit amin histidine sẽ biến đổi thành chất độc histamine gây dị ứng hệ miễn dịch khiến bé đau bụng, đau đầu, choáng váng, tức ngực, ngạt thở và nôn mửa. Thứ hai: là để cua trong tủ đá, rã đông nhiều lần, khi đó, cua sẽ bị các vi khuẩn xâm nhập gây ngộ độc cho bé. Thứ ba là: cho trẻ ăn quá nhiều, khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Hiểu điều này, từ khi con gái được 9 tháng trở đi, chị Thoa bắt đầu cho con ăn dặm với cua đồng. Do bé rất thích thú với loại thực phẩm này nên chị dành thời gian 1 tuần/1 lần kỳ công thực hiện. Theo chị Thoa, cua đồng có thể kết hợp với : mồng tơi, rau ngót, rau dền, rau cải, rau muống...

Dưới đây là công thức chế biến món ăn dặm từ cua đồng mẹ có thể thực hiện đơn giản tại nhà cho bé:

Cua đồng – cà rốt – rau mùng tơi:

Cho bé ăn cua biển có tốt không

-         Cua đồng gỡ mu, bỏ phần dơ trên đầu làm sạch, đem cua đi xay nhuyễn.

-         Cà rốt : hấp chín nghiền mịn.

-         Rau mùng tơi: rửa sạch chần qua nước sôi, đem đi bằm vừa độ ăn thô của bé.

-         Cháo chín cho cà rốt, mùng tơi vào. Sau đó, thêm gạch cua và tắt bếp. Các mẹ có thể thêm một chút dầu ăn của bé như dầu mè, dầu óc chó

Cua đồng – đậu bắp – rau cải ngọt:

Cho bé ăn cua biển có tốt không

-         Cua đồng gở mu bỏ phần dơ trên đầu làm sạch, đem cua đi xay nhuyễn.

-         Đậu bắp: cạo bớt phần lông bên ngoài đem hấp chín bỏ hạt, đầu, đuôi đem bằm nhuyễn.

-         Rau cải ngọt: rửa sạch chần qua nước sôi đem đi bằm vừa độ ăn thô của bé.

-         Cháo chín cho đậu bắp, rau cải. Sau đó, thêm gạch cua và tắt bếp. Nhớ thêm chút dầu ăn cho thơm ngon.

Với kinh nghiệm của mình, chị Thoa cho biết: “Cua phải được nấu chín để tránh kí sinh trùng sống bám trên cua đồng vào ruột bé gây các triệu chứng: đau bụng, tiêu chảy. Các mẹ cần say cua thật nhuyễn, nếu con bị hóc, hít sang phổi có thể gây ho, khó thở, nóng sốt, mề đay. Đặc biệt, khi lựa chọn, cần đặc biệt chú ý cua còn sống, chọn các con cua mẩy để có nhiều thịt hơn”.

là băn khoăn của nhiều cha mẹ. Trên thực tế, trẻ bị ho có thể ăn cua nếu được chế biến kỹ, không để lại cặn, vỏ gây kích ứng và ngứa họng. Bên cạnh đó, thịt cua còn là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp trẻ nâng cao sức khỏe. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để biết cách chế biến cua an toàn cho trẻ bị ho.

1. Trẻ em bị ho vẫn có thể ăn được cua

Theo quan niệm dân gian cho rằng trẻ bị ho không nên ăn đồ tanh, hải sản như thịt cua, tôm,… vì cho rằng chúng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, nhận định này là không chính xác vì vẫn chưa có chứng minh khoa học nào nhận định rằng thịt cua có thể dẫn đến ho nặng hơn ở trẻ.

Trên thực tế, chỉ có phần vỏ cua nếu không được lọc, loại bỏ sạch hay chế biến kỹ khiến trẻ ăn phải thì chúng rất dễ mắc vào họng khi ăn và gây tình trạng ngứa họng, ho. Còn phần thịt cua hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến bệnh ho ở trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ vẫn có thể cho trẻ ăn thịt cua khi bị ho nhưng cần chú ý thật kỹ lúc chế biến.

Lưu ý: Đối với những trẻ bị hen suyễn hay có cơ địa dị ứng với thịt cua thì cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ sử dụng dù có bị ho hay không. 

Cho bé ăn cua biển có tốt không
Trẻ em bị ho hoàn toàn có thể ăn được cua nếu được sơ chế kỹ càng

2. Giá trị dinh dưỡng của thịt cua với sức khỏe trẻ nhỏ

Cua là loại hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như protein, chất khoáng, vitamin,… Các hoạt chất này đều là những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của trẻ. Chúng giúp trẻ phát triển não bộ, tim mạch, hệ thống xương khớp, tăng cường trí thông minh và thể chất tốt hơn.

Cho bé ăn cua biển có tốt không
Thịt cua chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

Sau đây là bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g thịt cua:

Thành phần dinh dưỡngTác dụng với cơ thể béProtein 
  • Gồm 12,3% protid, 3,3% lipid và được đánh giá là cao hơn nhiều so với các loại thịt cá khác.
  • Cung cấp cho cơ thể lượng protein cần thiết. Giúp cơ bắp phát triển, tóc, móng tay, da luôn khỏe mạnh.
Sắt
  • 4,7mg
  • Giúp cơ thể tăng cường sản xuất tế bào hồng cầu.
Chất khoáng: Canxi, đồng, sắt, kẽm…
  • 5.040mg Ca, 430mg P,  7,6 mg kẽm, 1,2 mg đồng
  • Giúp phát triển hệ thống xương khớp, tăng cường khả năng hấp thụ sắt.
Vitamin 
  • 0,01 mg vitamin B1; 0,51mg vitamin B2; 2,1mg vitamin PP; 0,12mg vitamin B6
  • Bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể đặc biệt là vitamin nhóm B.
Omega 3 (axit béo)
  • 300 – 500mg
  • Giúp tăng cường sự phát triển não bộ và tim mạch ở trẻ.

3. Cách sơ chế cua an toàn cho bé bị ho

Sau đây là cách sơ chế cua đồng và cua biển an toàn cho bé bị ho mà bạn có thể tham khảo. 

3.1. Chế biến cua đồng

Đối với cua đồng, bạn có thể chế biến theo phương pháp sau:

  • Bước 1: Cua sau khi mua về cần ngâm trong nước khoảng 15 – 20 phút trước khi đem rửa sạch và chế biến.
  • Bước 2: Tách bỏ phần mai cua. Phần thịt cua tách được đem ngâm trong thau nước sạch cùng một ít muối. Ngâm trong khoảng 15 phút thì vớt thịt cua ra và làm sạch.
  • Bước 3: Bạn nên tách phần gạch cua vào một cái bát riêng và để ráo phần thịt cua. Phần thịt cua sau khi đã ráo nước thì đem đi xay nhuyễn cùng một chút nước và bóp đều rồi lọc để lấy phần nước cốt, bỏ phần bã.
Cho bé ăn cua biển có tốt không
Cách chế biến cua đồng

Trên đây là cách chế biến cua đồng cho những bé chưa ăn được cua thô. Đối với các bé lớn hơn và đã có khả năng ăn thô tốt, bạn không cần xay cua quá nhuyễn mà có thể xào chín thịt cua rồi nấu cháo cho bé ăn dặm là được.

3.2. Chế biến cua biển

Đối với cua biển, bạn có thể chế biến theo các bước sau:

  • Bước 1: Làm chết cua trước khi sơ chế. 
  • Bước 2: Vì cua biển rất bẩn, cơ thể bám nhiều rêu, đất. Do đó, bạn nên dùng bàn chải để cọ sạch phần thân, mai và càng cua… rồi đem cua đi rửa thật sạch.
  • Bước 3: Hấp chín cua theo cách hấp cách thủy để lấy thịt. Cách hấp cua như sau:
    • Chuẩn bị một vỉ hấp đủ to để vừa số lượng cua mà bạn có. 
    • Cho vào nồi hấp một bát nước rồi đặt vỉ hấp lên để hấp cách thủy. Có thể bỏ xung quanh cua một chút hành tây và dừng để khử mùi tanh cho cua trong quá trình hấp.
    • Khi thấy nồi hấp đã sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun trong khoảng 15 – 20 phút nữa, khi thấy cua chuyển sang màu cam thì tắt bếp.
    • Vớt cua ram để nguội rồi tiến hành tách thịt cua. Chú ý, cần tách cẩn thận để tránh vụn vỏ còn sót bám vào thịt cua.
    Cho bé ăn cua biển có tốt không
    Cách chế biến cua biển

    4. Gợi ý mẹ những món cháo cua bổ dưỡng dành cho bé

    Để trẻ dễ dàng hơn khi ăn cua, bạn có thể kết hợp cua cùng với các thực phẩm khác để nấu cháo. Sau đây là một số cách chế biến món cháo cua đơn giản cho trẻ.

    4.1. Cháo cua cà rốt

    Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

    • 100 gram thịt cua
    • 1 củ cà rốt
    • 1/2 trái ngô
    • 1 nhánh rau mùi, 1 củ hành khô
    • Lượng vừa phải gạo tẻ
    • Gia vị

    Cách làm: 

    • Ngô rửa sạch, tách lấy hạt và xay trong máy xay để lấy nước. Cà rốt lột bỏ vỏ, thái miếng vừa phải.
    • Gạo vo sạch và cho vào cùng nước ngô vừa chế biến được để nấu cháo cùng với một vài lát cà rốt.
    • Hành khô bóc bỏ vỏ, đập dập, băm nhỏ. Cho vào chảo một ít dầu ăn, chờ dầu sôi, cho hành vào phi thơm. Sau đó cho phần thịt cua đã xé nhỏ vào rang, nêm nếm một chút nước mắm cho đến khi thịt cua chín thì tắt bếp.
    • Chờ cháo chín, vớt cà rốt ra nghiền nhuyễn. Múc cháo ra bát cùng một ít cà rốt nghiền, thịt cua trộn đều và cho bé sử dụng khi đang còn ấm.

    4.2. Cháo cua khoai mỡ

    Nguyên liệu cần chuẩn bị:

    • 30 gram thịt cua
    • 10 gram mỡ lợn
    • 10 gram thịt lợn nạc 
    • 100g khoai mỡ
    • Gia vị, hành, mùi

    Cách làm:

    • Mỡ cắt nhỏ, thịt lợn rửa sạch, cắt mỏng rồi cho vào tô cùng với thịt cua xay mịn. Nêm nếm thêm một ít gia vị rồi trộn đều, để yên trong 15 phút.
    • Khoai mỡ gọt vỏ, rửa sạch, bào nhuyễn.
    • Phần hỗn hợp cua trên vo thành từ viên nhỏ rồi cho vào nồi nước chứa 200ml nước đun sôi. Khi thấy viên chả cua nổi lên thì vớt ra ngoài. Sau đó, cho phần khoai mỡ đã bào vào nồi, nấu cho đến khi thấy hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp.
    • Múc cháo ra bát và dằm nát phần chả cua, trộn đều cho bé dùng.
    Cho bé ăn cua biển có tốt không
    Cháo cua khoai mỡ đầy dinh dưỡng cho trẻ

    4.3. Cháo cua rau mồng tơi

    Nguyên liệu cần chuẩn bị:

    • 20 gram rau mồng tơi băm nhỏ
    • 50 gram thịt cua xé tơi
    • 1 chén cháo đặc
    • 5 gram bơ lạt
    • Nước dùng gà
    • Gia vị

    Cách làm: 

    • Đun chảy một ít bơ trong một nồi vừa. Khi bơ tan hết, cho phần thịt cua xé tơi vào đảo nhanh tay.
    • Cho phần cháo đặc và nước dùng gà đã chuẩn bị vào nồi thịt cua, đảo đều rồi cho rau mồng tơi đã băm nhỏ vào, tiếp tục đảo đều. Nêm nếm thêm một chút nước mắm, đun cho đến khi nồi cháo sôi thì tắt bếp. 

    4.4. Cháo cua rau dền

    Nguyên liệu cần chuẩn bị:

    • 3 muỗng canh bột gạo hoặc cháo đặc
    • 50 gram thịt cua
    • 20 gram rau dền băm nhuyễn
    • 1 thìa dầu oliu

    Cách làm:

    • Đun sôi nước, cho thịt cua băm nhuyễn và rau dền băm nhuyễn vào nấu chín. 
    • Tiếp tục cho vào nồi hỗn hợp bột gạo hoặc phần cháo đặc đã chuẩn bị sẵn vào khuấy đều, nêm gia vị vừa ăn với trẻ cùng một ít dầu oliu. 
    • Khi thấy nồi cháo sôi lại thì tắt bếp và múc cháo ra bát, cho bé ăn khi cháo còn ấm.
    Cho bé ăn cua biển có tốt không
    Cháo cua rau dền thơm ngon bổ dưỡng cho bé

    5. Một số lưu ý giúp bé mau khỏi bệnh ho

    Ho là phản ứng thường gặp của trẻ với nhiều nguyên nhân gây ho khác nhau. Chính vì vậy, khi chăm sóc trẻ bị ho và lựa chọn loại thực phẩm phù hợp cho trẻ, bạn nên lưu ý những điểm sau:

    • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu Vitamin A, kẽm và sắt như thịt bò, thịt gà, các loại rau xanh, hoa quả… Các nhóm thực phẩm này cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho trẻ, giúp tăng cường sức đề kháng và hồi phục cơ thể nhanh hơn.
    • Hạn chế cho bé sử dụng các nhóm thực phẩm khi bé bị ho như: Các thực phẩm lạnh, thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường, thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ,… Vì các nhóm thực phẩm này bé rất khó nuốt và có thể khiến tình trạng ho của các bé trở nên nghiêm trọng hơn.
    • Khi bé bị ho nên ăn các loại đồ ăn mềm như súp, cháo, giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn, dễ nuốt, không gây rát cổ. Để biết thêm về các món cháo phù hợp với trẻ bị ho, các mẹ có thể tham khảo thêm bài viết sau đây. (gắn link về bài 91 “trẻ em ho nên ăn cháo gì”)
    • Vệ sinh mũi, họng cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm, để giúp trẻ loại bỏ vi khuẩn cũng như dịch nhầy có trong mũi và họng.
    • Chú ý theo dõi tình trạng ho của bé thường xuyên để kịp thời phát hiện những điểm bất thường và có cách xử lý kịp thời. Tránh để tình trạng ho diễn biến xấu đi.
    • Sử dụng các loại siro ho uy tín, chiết xuất từ thảo dược hay các nguyên liệu tự nhiên, nhằm đảm bảo hạn chế tác dụng không mong muốn cho trẻ. Trong đó, mẹ có thể tham khảo sản phẩm Prospan – thuốc ho thảo dược thị phần số 1 tại Đức, với thành phần là cao khô lá thường xuân (dược liệu được thu hái theo quy trình GACP).
    Cho bé ăn cua biển có tốt không
    Prospan – thuốc ho thảo dược THỊ PHẦN SỐ 1 tại Đức

    Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của các bậc phụ huynh về vấn đề trẻ em ho có được ăn cua không? Hy vọng qua bài viết trên của chúng tôi các mẹ đã trả lời được câu hỏi trên và có thêm cho mình những kiến thức hữu ích liên quan khác nhé.

    Bé bao nhiêu tháng thì ăn được cua biển?

    Theo các bác sĩ các bậc phụ huynh có thể cho con ăn dặm thức ăn chế biến từ hải sản như cua đồng, cua biển, tôm, cá từ tháng thứ 7. Trừ các loại có vỏ, bạn có thể cho bé ăn cá ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn.

    Khi nào cho bé ăn cua đồng?

    Vậy, mấy tháng ăn được cua đồng? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với câu hỏi trẻ mấy tháng ăn được cua đồng, mẹ có thể cho bé ăn cua đồng khi con được từ khoảng 7 – 12 tháng.

    Cháo cua biển nấu gì cho bé ăn dặm?

    Dưới đây là một số cách nấu cháo cua biển cho bé ngon nhất mà bạn có thể thử:.
    Cách nấu cháo cua biển: Cháo cua cà rốt. Cách nấu cháo cua biển: Cháo cua cà rốt. ... .
    Cách nấu cháo cua biển: Cháo cua biển bí đỏ ... .
    Cách nấu cháo cua biển cho bé ăn dặm với khoai mỡ ... .
    Cách nấu cháo cua biển: Cháo cua biển rau ngót cho bé ăn dặm..

    Bé bao nhiêu tháng ăn được cua ghẹ?

    Dù cháo ghẹ là món ăn bổ dưỡng nhưng bạn chỉ nên cho con ăn khi bé được khoảng 8 – 12 tháng. giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện hơn và có thể thích nghi với thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao.