Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ cập nhập 2024

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ là một kỹ thuật mới, ít xâm lấn, không cần phẫu thuật, được sử dụng để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này sử dụng một loại chỉ đặc biệt được cấy vào đĩa đệm bị tổn thương, kích thích cơ thể tự phục hồi và tái tạo lại mô đĩa đệm khỏe mạnh.

Cách thực hiện

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê tại vùng da ở lưng hoặc cổ, tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị. Sau đó, một ống kim nhỏ được đưa vào đĩa đệm và bác sĩ sẽ cấy một lượng nhỏ chỉ đặc biệt vào trong đĩa đệm. Chỉ này được làm từ vật liệu sinh học tương thích với cơ thể, và dần dần sẽ bị cơ thể hấp thụ.

Cơ chế hoạt động

Khi chỉ được cấy vào đĩa đệm, nó sẽ kích thích cơ thể sản xuất các tế bào mới và tái tạo lại mô đĩa đệm khỏe mạnh. Quá trình phục hồi thường diễn ra trong vòng vài tháng. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể sẽ được yêu cầu hạn chế vận động, nghỉ ngơi và thực hiện các bài tập phục hồi chức năng.

Ưu điểm

So với phẫu thuật mổ đĩa đệm truyền thống, phương pháp cấy chỉ có nhiều ưu điểm, bao gồm:

  • Ít xâm lấn: Phương pháp này không cần phải rạch da hay cắt bỏ đĩa đệm.
  • Không cần gây mê toàn thân: Bác sĩ chỉ cần tiêm thuốc tê tại vùng da ở lưng hoặc cổ, vì vậy bệnh nhân vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình điều trị.
  • Thời gian phục hồi ngắn: Bệnh nhân có thể về nhà ngay sau khi điều trị.
  • Ít rủi ro: Phương pháp này có tỷ lệ biến chứng rất thấp.

Nhược điểm

  • Không phải tất cả các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều có thể điều trị bằng phương pháp cấy chỉ.
  • Phương pháp này có thể không hiệu quả với những trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng hoặc phức tạp.
  • Chi phí điều trị có thể cao.

Ai nên điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ?

Phương pháp cấy chỉ phù hợp với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nhẹ hoặc vừa, những người không muốn phẫu thuật hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

Lưu ý

Phương pháp cấy chỉ không phải là phương pháp điều trị dứt điểm cho bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân có thể phải điều trị nhiều lần hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

*Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Hồ Minh Đức, Bác sĩ Trưởng khoa Y học cổ truyền - Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp.

Cấy chỉ được xem là một trong những phương pháp trị bệnh trong y học cổ truyền - vật lý trị liệu - phục hồi chức năng mang đến hiệu quả cao. Đây là phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật châm cứu trong y học cổ truyền và sự tiến bộ của khoa học hiện đại ngày nay. Cấy chỉ có vai trò đắc lực trong việc điều trị nhiều loại bệnh như đau đầu, di chứng sau đột quỵ, viêm loét dạ dày, thoái hóa cột sống, viêm xoang,..

Vậy cấy chỉ là gì? Cấy chỉ thực hiện như thế nào? Và hiệu quả mà nó mang đến ra sao? Hãy cùng Tâm Trí Đồng Tháp tìm hiểu về phương pháp trị bệnh này nhé!

1. Cấy chỉ là gì?

Cấy chỉ là một phương pháp mới được cải tiến từ châm cứu truyền thống với việc kết hợp cùng chỉ tự tiêu catgut. Bằng phương pháp châm cứu truyền thống, khi bác sĩ châm kim vào huyệt vị, chỉ tự tiêu sẽ giúp kích thích giúp cơ thể thay đổi. Thời gian tác dụng của cấy chỉ dài hơn so với châm cứu thông thường và mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ cập nhập 2024

Cấy chỉ là phương pháp kết hợp giữa châm cứu truyền thống và khoa học hiện đại

Cấy chỉ được xem là phương pháp tối ưu khi có hiệu quả cao khi không cần dùng đến thuốc với nhiều tác dụng phụ hay phẫu thuật gây đau đớn. Từ xa xưa, châm cứu đã được xem là giải pháp mang lại hiệu quả tối ưu. Đến nay, được tiên tiến hóa kết hợp chỉ tự tiêu, phương pháp cấy chỉ mang đến tác dụng cao trong điều trị bệnh. Bằng chứng, đây là phương pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và được đào tạo y khoa chuyên môn tại các trường Đại học về y học cổ truyền.

2. Cấy chỉ có đau không?

Cấy chỉ được thực hiện dựa trên phương pháp châm cứu truyền thống. Thông qua các đầu kim nhỏ, các bác sĩ tác động vào các huyệt vị, giúp kích thích sự thay đổi tích cực bên trong cơ thể.

Với người chưa từng áp dụng phương pháp điều trị này sẽ có phần lo ngại trước các đầu kim nhỏ. Thế nhưng, trên thực tế, phương pháp này không gây quá đau đớn. Bởi một phần do chính các kim châm cứu được tạo ra với kích thước mảnh và nhỏ, mặc khác, bác sĩ khi châm vào huyệt vị một cách chính xác giúp kích thích các tế bào hạn chế được cơn đau. Khi so sánh với các phương pháp phẫu thuật thì cấy chỉ được xem là nhẹ nhàng và ít đau hơn hẳn.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê xịt vào huyệt vị để hỗ trợ giảm đau trong quá trình thực hiện.

3. Bệnh gì thì được chỉ định điều trị cấy chỉ

Cấy chỉ không chỉ được áp dụng trong điều trị bệnh mà còn được sử dụng trong hỗ trợ làm đẹp thẩm mỹ. Cấy chỉ là phương pháp lành tính nên được áp dụng rộng rãi ở mọi đối tượng và độ tuổi khác nhau.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ cập nhập 2024

Cấy chỉ được chỉ định trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Trong điều trị bệnh, cấy chỉ được chỉ định cho nhiều bệnh lý khác nhau:

  • Các bệnh về thần kinh: đau đầu, mất ngủ, đau thần kinh tọa, đau vai gáy, liệt các thần kinh ngoại biên và các di chứng bại liệt sau đột quỵ, chấn thương cột sống, bại liệt ở trẻ em, chứng run tay chân của bệnh parkinson, liệt các dây thần kinh ngoại biên,...
  • Các bệnh về tiêu hóa: viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, trĩ nội, sa dạ dày,...
  • Các bệnh về hô hấp: hen phế quản, viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan,...
  • Các bệnh về xương khớp: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau lưng, phong thấp, thoái hóa khớp,...
  • Các bệnh về tiết niệu - sinh dục: tiểu dầm, di tinh, liệt dương, phì đại tiền liệt tuyến, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh,...
  • Các bệnh về ngũ quan: suy giảm thị lực, sụp mi mắt, ù tai, viêm mũi dị ứng, viêm xoang,...
  • Một số bệnh lý khác như dị ứng cơ địa, rối loạn chuyển hóa, giảm béo sau sinh, giảm đau do ung thư,...

Mặc dù, cấy chỉ mang lại hiệu quả điều trị cao cho mọi đối tượng, thế nhưng với một số trường hợp và thể trạng thì được khuyến cáo không nên như:

  • Người có thể trạng yếu, có tiền sử thiếu máu, bệnh tim
  • Đang trong trạng thái cần cấp cứu với các bệnh ngoại khoa hoặc tăng huyết áp, sốt cao, mệt mỏi suy nhược
  • Phụ nữ đang có thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt
  • Người bị dị ứng với chỉ catgut

Theo đó, cấy chỉ là phương pháp điều trị có chuyên môn y khoa. Vậy nên, với mỗi người bệnh và tình trạng khác nhau mà bác sĩ sẽ có chỉ định thực hiện phương pháp này hay không. Lưu ý, trước khi tiến hành thực hiện cấy chỉ, người bệnh nên nêu rõ tình trạng hiện tại của bản thân với bác sĩ, kỹ thuật viên thực hiện để quá trình được diễn ra an toàn và hiệu quả cao.

4. Lợi ích của phương pháp cấy chỉ

Cấy chỉ được áp dụng rộng rãi tại các khoa Y học cổ truyền - Vật lý trị liệu trên khắp thế giới không chỉ bởi tác dụng mà nó mang lại mà còn có nhiều lợi ích điều trị. So với phẫu thuật thông thường, cấy chỉ được xem là ít đau và tiết kiệm chi phí hơn hẳn. Mặc khác, so với điều trị bằng thuốc cấy chỉ hạn chế được các vấn đề về tác dụng phụ từ thuốc.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ cập nhập 2024

Cấy chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí với hiệu quả cao

Bên cạnh đó, với một chu trình thực hiện cấy chỉ thường được tiến hành trong khoảng từ 15 - 30 phút tùy vào tình trạng bệnh. Kèm theo đó là tác dụng lâu dài của cấy chỉ, các chỉ catgut được cấy vào cơ thể có tác dụng đến 15 - 20 ngày. Điều này giúp người bệnh không cần phải nằm viện, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian.

Tùy vào bệnh lý mà cấy chỉ được chỉ định thực hiện từ 4 - 6 lần cho một liệu trình điều trị. Dù thời gian có thể kéo dài từ 2 đến 4 tháng, tuy nhiên nhiên cấy chỉ lại mang đến kết quả lâu dài và an toàn hơn.

Top 7 chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ

  1. Cấy chỉ vào đĩa đệm: Phương pháp này sử dụng các sợi chỉ nhỏ và mềm dẻo được cấy trực tiếp vào đĩa đệm bị thoát vị. Các sợi chỉ này giúp giữ chặt đĩa đệm, ngăn ngừa chúng bị di chuyển thêm nữa và gây đau.
    1. Cấy chỉ vào dây chằng gai sống: Phương pháp này sử dụng các sợi chỉ được cấy vào dây chằng gai sống để tăng cường khả năng nâng đỡ cột sống và giảm áp lực lên đĩa đệm.
    2. Cấy chỉ vào cơ lưng: Phương pháp này sử dụng các sợi chỉ được cấy vào cơ lưng để giúp tăng cường sức mạnh và sự ổn định của cột sống, giảm áp lực lên đĩa đệm.
    3. Cấy chỉ vào khớp xương sống: Phương pháp này sử dụng các sợi chỉ được cấy vào khớp xương sống để giúp tăng cường khả năng vận động và giảm đau.
    4. Cấy chỉ vào điểm vào của thần kinh: Phương pháp này sử dụng các sợi chỉ được cấy vào điểm vào của thần kinh để giúp giảm đau và cải thiện chức năng thần kinh.
    5. Cấy chỉ vào điểm thoát của dây thần kinh gai sống: Phương pháp này sử dụng các sợi chỉ được cấy vào điểm thoát của dây thần kinh gai sống để giúp giảm đau và cải thiện chức năng vận động.
    6. Cấy chỉ vào cơ bụng: Phương pháp này sử dụng các sợi chỉ được cấy vào cơ bụng để giúp tăng cường sức mạnh và sự ổn định của cơ bụng, giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm.

5. Ở đâu có thực hiện cấy chỉ

Hiện nay, cấy chỉ được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các phòng khám y học cổ truyền và vật lý trị liệu trên cả nước. Người bệnh có thể đến khám và đề xuất tư vấn với bác sĩ chuyên khoa nếu có nhu cầu thực hiện.

Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp, phòng khám Y học cổ truyền khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng cũng đã triển khai phương pháp điều trị cấy chỉ cho nhiều bệnh lý. Tại đây, các bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên môn cao cùng cơ sở vật chất y khoa tiên tiến, khoa vật lý trị liệu đã thực hiện nhiều ca điều trị bằng phương pháp cấy chỉ với hiệu quả cao.

Bài viết có thể bạn quan tâm:

  • Điều trị thoát vị đĩa đệm tại BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp
  • Điều trị vật lý trị liệu ngoại trú tại BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp

Quý khách hàng đang mắc các bệnh lý liên quan, khi có nhu cầu tham khảo phương pháp cấy chỉ có thể đến khám và nhận tư vấn từ phòng khám Y học cổ truyền - Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp. Hoặc liên hệ tổng đài 02773.875.993 để nối máy với phòng khám và được bác sĩ tư vấn.