Chuột rút bắp chân nguyên nhân

Chăm sóc khách hàng

  • 1900 2807 (1000đ/phút)
  • Thời gian làm việc T2 đến CN
  • Chuột rút bắp chân nguyên nhân

Hỗ trợ khách hàng

  • Dịch vụ giao hàng toàn quốc
  • Hướng dẫn thanh toán khi nhận hàng
  • Dịch vụ miễn phí nội thành
  • Sơ đồ đến công ty

Hướng dẫn khách hàng

  • Thông tin tài khoản ngân hàng
  • Hướng dẫn mua hàng
  • Hướng dẫn đặt hàng
  • Cam kết bảo mật thông tin

Chia sẻ

  • Chuột rút bắp chân nguyên nhân
    Chuột rút bắp chân nguyên nhân

Chuột rút là tình trạng rất phổ biến, có thể tác động đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng chuột rút?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị chuột rút, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác. Người lớn tuổi bị mất lượng lớn cơ bắp, vì vậy các cơ còn lại có thể dễ hoạt động quá mức.
  • Mất nước. Vận động viên trở nên mệt mỏi và mất nước trong khi tham gia các môn thể thao vận động thường xuyên thường bị chuột rút.
  • Mang thai. Chuột rút cơ bắp thường xuất hiện trong thai kỳ.
  • Các vấn đề sức khỏe khác. Bị chuột rút là bệnh gì? Bạn dễ bị chuột rút nếu mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh về dây thần kinh, gan, rối loạn tuyến giáp.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán tình trạng chuột rút?

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng chuột rút và kiểm tra các khu vực bị ảnh hưởng do chuột rút. Họ có thể thăm khám và hỏi bạn có những triệu chứng khác không, chẳng hạn như tê liệt hoặc sưng. Bởi đó có thể là dấu hiệu chuột rút thứ cấp gây ra bởi các điều kiện tiềm ẩn. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần làm thêm các xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu, để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

Những phương pháp điều trị chuột rút

Chuột rút bắp chân nguyên nhân

Bạn thường có thể điều trị chuột rút cơ bằng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà. Chuột rút thường kéo dài trong một vài giây đến vài phút. Hầu hết các trường hợp chuột rút ở chân có thể được cải thiện bằng cách thực hiện các bài tập căng cơ ở khu vực bị ảnh hưởng. Bác sĩ có thể chỉ cho bạn các bài tập kéo giãn có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị chuột rút cơ.

Để căng cơ bắp chân, bạn hãy đứng bằng nửa bàn chân phía trước, nhón gót chân lên cao, từ từ hạ gót bàn chân để gót thấp hơn vị trí đang đứng, giữ một vài giây trước khi nâng gót chân lên trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại một vài lần động tác này.

Đối với những cơn chuột rút tái phát làm ảnh hưởng giấc ngủ của bạn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để thư giãn cơ bắp. Thuốc thường chỉ cần thiết trong trường hợp chuột rút dai dẳng mà không thuyên giảm sau khi tập thể dục.

Nếu bạn bị chuột rút thứ cấp ở chân thì việc điều trị sẽ giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng.

Chuột rút xảy ra trong khi mang thai sẽ tự khỏi sau khi đã sinh em bé.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa tình trạng chuột rút?

Những biện pháp sau có thể giúp ngăn ngừa chuột rút:

  • Tránh tình trạng mất nước. Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày trung bình từ 1,5 đến 2 lít nước. Chất lỏng giúp cơ bắp co lại và thư giãn, đồng thời giữ cho các tế bào cơ ngậm nước và ít bị kích thích hơn. Trong buổi tập thể dục, hãy bổ sung chất lỏng đều đặn, và tiếp tục uống nước hoặc các chất lỏng khác sau khi đã tập xong.
  • Kéo căng cơ. Căng cơ trước và sau khi tập thể dục. Nếu xuất hiện tình trạng chuột rút chân vào ban đêm, hãy kéo giãn cơ trước khi đi ngủ. Tập thể dục nhẹ, chẳng hạn như đi xe đạp cố định trong vài phút trước khi đi ngủ, cũng có thể giúp ngăn ngừa chuột rút vào ban đêm.
  • Tập luyện thể dục. Tập thể dục thường xuyên và nên nhớ khởi động kỹ trước khi tập. Duy trì thói quen tập thể dục cho đôi chân trước mỗi khi ngủ.
  • Giảm căng thẳng. Nên cân bằng cuộc sống và hạn chế stress quá độ vì nó có thể dẫn đến chuột rút.
  • Bổ sung canxi hoặc kali. Tăng lượng canxi hoặc kali cho cơ thể bằng cách uống sữa, nước cam hay ăn chuối.

>>> Bạn có thể quan tâm: Đau bắp chân: Nguyên nhân & Cách giảm đau ngay tại nhà

Ngoài ra, nếu bạn bị chuột rút, những hành động này có thể giúp giảm bớt:

  • Kéo căng và xoa bóp. Kéo căng phần cơ bị chuột rút và nhẹ nhàng xoa bóp để giúp nó thư giãn. Đối với chứng chuột rút ở bắp chân, hãy dồn trọng lượng của bạn lên phần chân bị chuột rút và hơi gập đầu gối lại. Nếu bạn không thể đứng, hãy ngồi trên sàn hoặc trên ghế với chân bị chuột rút được mở rộng và bắt đầu kéo căng cơ để giảm bớt cơn đau.
  • Chườm nóng hoặc lạnh. Chườm khăn ấm hoặc đệm nóng lên vùng cơ bị căng cơ. Tắm nước ấm hoặc hướng vòi sen nước nóng vào vùng cơ bị co cứng cũng mang lại hiệu quả. Ngoài ra, xoa bóp vùng cơ bị co cứng bằng nước đá có thể giảm đau.

Nếu tình trạng chuột rút tái phát và xuất hiện tự nhiên nhiều về đêm, bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng rối loạn điện giải hoặc các bệnh lý kèm theo. Ngoài ra, nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn các giải pháp tốt nhất dành cho bạn.

Khi bị chuột rút ở bắp chân nên làm gì?

Nếu bị chuột rút bắp chân, bệnh nhân nên đứng lên, đưa chân bị chuột rút về phía trước, hơi cong đầu gối, tỳ trọng lượng cơ thể lên chân bị chuột rút, giữ yên trong khoảng 20 - 30 giây được; Dùng tay massage vùng bị chuột rút để giảm căng cơ. Bệnh nhân có thể xoa bóp, vuốt vùng cơ bị chuột rút để làm da ấm lên.

Chuột rút bắp chân cơ hiện tượng gì?

Hiện tượng chuột rút bắp chân? chuột rút bắp chân là những cơn đau, co thắt mạnh cơ bắp chân, đến đột ngột và thể kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn. Hiện tượng này thường xảy ra ở vùng bắp chân, trước hoặc sau đầu gối và thể lan sang các cơ nhỏ ở bàn chân.

Chuột rút bắp chân bao lâu thì hết?

Thông thường, mỗi khi chuột rút xảy ra thường kéo dài từ vài giây đến vài phút nhưng có cũng trường hợp kéo dài trên 10 phút.