Có nên cho sinh viên đi học trở lại

Các trường đại học đã bắt đầu năm học mới 2021 - 2022 bằng hình thức trực tuyến và chưa xác định chính xác thời gian cho sinh viên tới trường học trực tiếp. Các trường lo ngại sinh viên đến từ nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, nếu tổ chức học tập trung trong thời điểm này sẽ tạo ra làn sóng di chuyển giữa các địa phương, tiềm ẩn nhiều rủi ro dịch COVID-19..

TS Lê Đình Nghị, Phó Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tân sinh viên không nhập học trực tiếp mà sẽ nhập học trực tuyến. Sau đó, trường tổ chức lớp học trực tuyến, ngoài học quy chế, sinh viên sẽ được học cách khai thác sử dụng tài liệu ở hệ thống thư viện điện tử và học các môn trong chương trình.

Dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nên trường chưa thể xác định chính xác ngày đón sinh viên trở lại trường. Tuy nhiên, trường đã chuẩn bị sẵn sàng cho công tác tiếp đón tân sinh viên. Vì vậy, tất cả sinh viên hãy chuẩn bị tâm thế đón nhận môi trường học tập mới.

Ông Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, hiện trường chuẩn bị 2 kế hoạch, một kế hoạch học trực tuyến hoàn toàn hết học kỳ 1 và kế hoạch học trực tuyến, sẵn sàng cho trường hợp học trực tiếp nếu có điều kiện.

Với khóa mới vào, sau buổi khai giảng, tuần đầu này chủ yếu là các hoạt động mang tính chất hội nhập, chủ yếu là gặp gỡ và giới thiệu các quy định, bắt đầu từ tuần sau học văn hóa. Còn một số trường hợp bạn khó khó khăn thì nhà trường cũng có vận động các nguồn khác nhau để có tài trợ máy tính, hoặc máy tính bảng để các em sử dụng học tập luôn.

Sinh viên đeo khẩu trang ngồi học. (Ảnh minh hoạ: H.C)

Tại Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), cả sinh viên từ các địa phương phía Nam theo học nên kế hoạch cho sinh viên sớm quay trở lại trường khó khả thi. Vì vậy, lịch đón sinh viên quay trở lại trường học trực tiếp phụ thuộc quyết định của UBND thành phố Hà Nội. 

Đại học Mỏ - Địa chất cũng chưa có kế hoạch cho sinh viên đi học tập trung trong tháng 10. Các hoạt động giảng dạy vẫn được duy trì bằng hình thức trực tuyến. Còn với tân sinh viên khoa mới, cũng sẽ bắt đầu học trực tuyến từ tháng 10 và chỉ quay trở lại trường theo quyết định của thành phố Hà Nội.

Bên cạnh đó, Học viện Ngân hàng, Đại học Thương mại, Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng chưa có kế hoạch cho sinh viên đi học tập trung trong tháng 10 mà tiếp tục đào tạo trực tuyến.

Trong khi đó, ở khu vực phía Nam, Đại học Bách khoa TP.HCM là trường đại học đầu tiên tại TP.HCM cho sinh viên đến trường học tập trung. Theo đó, trường thông báo cho sinh viên đủ điều kiện sẽ được đăng ký học tập trung tại trường.

Việc đăng ký này áp dụng với giảng dạy, học tập thực hành, thí nghiệm, đồ án môn học, đề cương luận văn tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp của các học kỳ 2 và học kỳ hè năm học 2020 - 2021, học kỳ 1 năm học 2021 - 2022.

Sinh viên và giáo viên đến trường phải đảm bảo đủ các điều kiện phòng chống dịch hiện hành về di chuyển, làm việc, học tập và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K.

Các sinh viên chưa đủ điều kiện đến trường trong đợt này hoặc không đăng ký học tập trung sẽ được lùi lịch học các phần thực hành, thí nghiệm cho đến khi có thông báo mới. Các học phần lý thuyết, Đại học Bách khoa TP.HCM tạm thời tiếp tục tổ chức theo hình thức trực tuyến như hiện hành.

Đại diện Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho biết, trường sẵn sàng phương án đón sinh viên trở lại trường ngay khi thành phố cho phép, nhất là với sinh viên ở các tỉnh có thể trở lại TP.HCM.

Hiện 3/4 sinh viên của trường đã về quê kể từ khi dịch bùng phát, tất cả các khóa học và môn học trong năm học mới của trường đang diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Đặc thù là trường có nhiều môn học gắn với thực hành, thực nghiệm nên trường sẽ ưu tiên đảm bảo tiến độ cho sinh viên phần thực hành, song song đó là xây dựng các phương án học trực tiếp theo từng giai đoạn nới lỏng của thành phố. Kế hoạch của trường sau ngày 1/10, nếu sinh viên được phép quay trở lại, trường sẽ triển khai dạy và học trực tiếp ngay lập tức, đại diện trường cho hay.

Hà Cường

Tại TP HCM, tính cả các trường đã cho sinh viên trở lại sau Tết, có khoảng 30 đại học đã hoạt động lại bình thường.

Sáng nay, sinh viên Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM có buổi học đầu tiên trong năm học mới theo hình thức trực tiếp. Tuần trước, giảng viên đã chuẩn bị bài giảng, tải học liệu lên hệ thống LMS, Microsoft Teams để sinh viên tham khảo. Phòng Công tác sinh viên trường đã chuẩn bị hoạt động giao lưu văn nghệ chào đón, động viên tinh thần học tập cho sinh viên.

Ngày 14/2 cũng là mốc thời gian quay lại học trực tiếp của hàng nghìn sinh viên các trường Đại học Công nghiệp TP HCM, Tài chính - Marketing, Công nghiệp TP HCM, Giao thông vận tải, Công nghệ Sài Gòn... Tùy điều kiện, học phần, các trường sắp xếp học trực tiếp xen kẽ trực tuyến. Sinh viên trước khi đến trường được yêu cầu khai báo y tế, thực hiện nghiêm 5K.

Sinh viên Đại học Công nghệ TP HCM trong giờ học sáng 14/2. Ảnh: Nguyễn Phương

Hà Nội, ngoài một số trường đào tạo ngành Y như Đại học Y Hà Nội hay các trường thuộc khối quân đội, công an vẫn học hay thực tập bình thường, sinh viên của khoảng 15 đại học sẽ trở lại trường từ hôm nay.

Trong số này, có thể kể đến Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Công nghiệp Hà Nội, Ngoại giao, Điện lực, Mở, Văn hóa, Xây dựng, Mỏ - Địa chất, Lâm nghiệp, Công nghệ Giao thông vận tải... Dù bắt đầu đón sinh viên trở lại, có trường cho toàn bộ học trực tiếp ngay, có trường chia thành các nhóm, mỗi nhóm đi học sau 1-2 tuần, kéo dài đến cuối tháng 2 và đầu tháng 3.

Để đảm bảo phòng chống dịch, các trường ở Hà Nội cũng đưa ra yêu cầu tương tự TP HCM như khai báo y tế, thực hiện 5K.

Học viện Ngoại giao yêu cầu sinh viên tuân thủ các hướng dẫn về chống dịch của cơ quan chức năng và bộ phận y tế của trường trong suốt quá trình học tập. Sau thời gian dài học trực tuyến, lo ngại sinh viên có những thắc mắc liên quan tới các phòng, ban chức năng hay sinh viên năm nhất chưa từng đặt chân vào khuôn viên, Đoàn Thanh niên Học viện Ngoại giao còn xây dựng "cẩm nang di chuyển" để các em hình dung rõ hơn về vị trí phòng, ban cùng các địa điểm mới trong trường.

Sinh viên Đại học Mở Hà Nội trong giờ học thực hành sáng 14/2. Ảnh: Nhà trường cung cấp

Muộn hơn một chút, từ 16 đến 21/2, hàng loạt đại học khác sẽ cho sinh viên trở lại trường, như Đại học Ngoại thương, Thương mại, Tài nguyên môi trường, Học viện Ngân hàng, Báo chí và Tuyên truyền, Công nghệ Bưu chính viễn thông hay Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đến thứ hai cuối cùng của tháng (28/2), hầu hết trường còn lại tổ chức dạy và học trực tiếp. Dù thống kê trước đó của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy 100% đại học, cao đẳng đã lên kế hoạch đưa sinh viên trở lại trong tháng 2, thực tế vẫn có một số trường đón sinh viên vào tháng 3 như Đại học Ngân hàng TP HCM, Đại học Đại Nam.

Hầu hết sinh viên ở Hà Nội và TP HCM dừng đến trường từ tháng 5 tới nay. Dù dự kiến đón sinh viên ngay sau Tết Nguyên đán, các trường đều lùi lại ít nhất một tuần nhằm có thêm thời gian khảo sát tình hình sức khỏe, tiêm vaccine của các em, bởi sinh viên đại học đến từ nhiều tỉnh, thành với độ phủ, tốc độ tiêm vaccine và cấp độ dịch khác nhau. Ngoài ra, việc lùi lịch học trực tiếp 2-3 tuần sau Tết cũng giúp các em có thêm thời gian tìm nhà trọ sau hơn chín tháng về quê.

Ngoài Hà Nội và TP HCM, các trường ở một số địa phương khác cũng đón sinh viên trở lại sau khi bị gián đoạn do Covid-19, như các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên.

Kiểm tra việc chuẩn bị đón sinh viên đi học trở lại ở Thái Nguyên hôm 10/2, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh các trường cần quyết tâm đưa sinh viên trở lại trường, nhưng không được chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch. Để làm được điều này, các trường cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, để địa phương coi sinh viên như là cư dân của mình; từ đó cùng nhà trường có trách nhiệm hỗ trợ sinh viên, nhất là trong việc xử lý một số tình huống lây nhiễm Covid-19 nếu có.

Ông Sơn cũng đề nghị khi sinh viên trở lại học tập trung, các trường cần liên hệ với chính quyền địa phương để có thể tổ chức tiêm mũi hai, ba cho sinh viên, sớm đưa đời sống, học tập trở lại bình thường.

Dương Tâm - Mạnh Tùng

Ngày 3/2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết Bộ đã quyết liệt chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đưa học sinh trở lại trường sau Tết.

Theo tổng hợp, 100% trường đại học, cao đẳng đã lên kế hoạch đưa sinh viên trở lại trong tháng 2. Toàn bộ 63 tỉnh, thành phố cho học sinh trung học đi học từ 7/2 đến 14/2. 60 tỉnh, thành phố đã có lịch học trực tiếp với học sinh tiểu học, mầm non; còn Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai đã lên kế hoạch nhưng phải chờ lấy ý kiến phụ huynh để ấn định ngày cụ thể.

Ngay sau Tết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ kiểm tra tình hình chuẩn bị, tổ chức cho học sinh, sinh viên quay trở lại trường học tại một số nơi.

Diễn tập đón học sinh đi học trở lại tại trường THCS Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội, hôm 22/1. Ảnh: Giang Huy

Trước Tết Nguyên đán, 14 tỉnh, thành cho học sinh trực tiếp đến trường; 30 nơi khác tổ chức dạy kết hợp; 19 địa phương còn lại chỉ dạy học trực tuyến và qua truyền hình.

Để chuẩn bị cho việc đi học an toàn, hôm 19/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc. Các chuyên gia, tổ chức quốc tế, đại diện Bộ Y tế và địa phương đã phân tích các điều kiện cần thiết cho việc mở cửa trường học, đồng thời thống nhất đây là yêu cầu cấp thiết và phải được làm sớm nhất ngay sau Tết.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết cùng với việc mở cửa trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương có kế hoạch bù đắp kiến thức cho học sinh, trong đó rà soát, đánh giá và phân định từng nhóm học sinh cụ thể để lên kế hoạch dạy bù trong ngắn hạn và dài hạn. Việc bù đắp kiến thức được ngành giáo dục xác định không chỉ thực hiện trong một năm mà còn kéo dài trong nhiều năm.

"Bên cạnh việc bù đắp kiến thức, các nhà trường cũng cần nhận diện được những vấn đề tâm lý của học sinh, để có tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho các em trong đại dịch Covid-19 và sau khi quay lại trường học", Bộ trưởng nói.

Bình Minh