Có nên cho trẻ ngồi bô sớm

Việc tập ngồi bô cho bé gái có thể bắt đầu trong giai đoạn chập chững biết đi. Lúc này, bé có thể kiểm soát phần nào thói quen đi vệ sinh và không cần dùng nhiều tã. Thông tin của AVAKids hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn cũng như giúp bé rèn luyện được thói quen dùng bô.Mặc dù việc tập ngồi bô gần như tương tự nhau đối với cả bé trai và bé gái. Nhưng có một số khác biệt nhỏ mà bố mẹ cần phải biết. Và dưới đây là những điều mà bạn cần quan tâm để giúp bé sử dụng bô khi đi vệ sinh.

1 Thời điểm thích hợp để tập ngồi bô cho bé gái

Không có độ tuổi chính xác để bắt đầu tập cho trẻ ngồi bô. Hầu hết trẻ em dưới 12 tháng không kiểm soát được bàng quang và nhu động ruột. Trẻ nhỏ có thể kiểm soát đi vệ sinh sau 18 tháng và có thể học được cách đi vệ sinh chủ động sau 24 tháng.

Có nên cho trẻ ngồi bô sớm

Bé gái có thể ngồi bô từ 18 tháng. Nguồn ảnh: freepik 

Theo các chuyên gia, độ tuổi trung bình để trẻ nhỏ sẵn sàng tập đi vệ sinh là 27 tháng. Tuy nhiên, bố mẹ có thể cân nhắc việc tập cho con gái đi vệ sinh sau sinh nhật đầu tiên. Sẽ có nhiều yếu tố cần quan tâm để xác định được trẻ đã sẵn sàng cho việc tập ngồi bô hay chưa.

Bài viết liên quan: Thời điểm có thể bắt đầu dạy về màu sắc cho trẻ

2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tập cho bé gái ngồi bô

Trẻ có thể sẵn sàng để ngồi bô khi có những dấu hiệu dưới đây:

  • Trẻ giao tiếp với bố mẹ khi muốn đi vệ sinh
  • Trẻ tự đi vào nhà vệ sinh
  • Thể hiện sự quan tâm đến bô hoặc bồn cầu nhà vệ sinh
  • Bắt chước hành động và làm theo hướng dẫn của bố mẹ
  • Ngồi vào bô một cách tự nguyện và không quấy khóc
  • Trẻ đi vững vàng và có thể lấy bô
  • Tự kéo tã hoặc quần xuống
  • Hiểu các từ liên quan đến nhà vệ sinh
  • Trẻ không đái dầm trong ít nhất hai giờ và sau giấc ngủ ngắn

Hầu hết trẻ nhỏ cho thấy những dấu hiệu này sau 18 tháng tuổi hoặc sớm hơn, sau 12 tháng.

3 Thời điểm đặc biệt tránh tập ngồi bô cho trẻ

Có một số tình huống hay thời điểm nhất định trong cuộc sống mà bố mẹ không nên ép trẻ phải tập ngồi bô:

  • Trẻ vừa trải qua cơn ốm, bệnh
  • Sự xuất hiện của anh chị em hoặc thay đổi chỗ ở, lối sống mới
  • Trẻ mới được tập ngủ một mình
  • Trẻ mới đi nhà trẻ và đang làm quen
  • Các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống

Tập ngồi bô trong những giai đoạn trẻ cáu kỉnh và mệt mỏi có thể tạo ra nhận thức tiêu cực của bé đối với việc học cách đi vệ sinh.

Bài viết liên quan: Bố mẹ đừng quên học cách giữ an toàn cho bé trong mọi tình huống

4 Các lời khuyên cho bé gái tập ngồi bô

Đưa bé đi mua một cái bô

Để tập ngồi bô thuận lợi vì bố mẹ cần chọn cho con những dụng cụ vệ sinh phù hợp, trong đó có một chiếc bô. Có hai loại trên thị trường là bô nhỏ dành riêng cho trẻ và bệ ngồi trẻ em dùng trong nhà vệ sinh. 

Có nên cho trẻ ngồi bô sớm

Bé có thể cùng đi mua bô. Nguồn ảnh: freepik 

Bô nhỏ dành cho trẻ có thể dùng ở bất cứ đâu như trong phòng hay bên ngoài, miễn sao bé cảm thấy thoải mái khi mới tiếp xúc. Bệ ngồi vệ sinh sẽ giúp trẻ hiểu về cách sử dụng nhà vệ sinh. Ngoài ra, nếu muốn đầu tư bệ ngồi nhà vệ sinh cho trẻ thì bố mẹ đừng quên chọn thêm một chiếc ghế đẩu nhỏ để đỡ chân.

Bố mẹ nên cho trẻ tham gia vào quá trình lựa chọn và mua bô. Có thể coi đó là một sự kiện lớn và bô chính là một món quà. Điều đó sẽ khiến cho trẻ thích thú với chiếc bô, khuyến khích việc sử dụng sau này. Bố mẹ có thể để trẻ ngồi thử ngay tại cửa hàng và để bé tự chọn chiếc bô mà bé thích.

Bắt đầu tập ngồi bô cho trẻ thật chậm

Ban đầu, trẻ có thể mặc nguyên cả quần áo và ngồi trên bô. Đó là một cách để giúp bé chơi, làm quen với chiếc bô mới. Sau đó, bố mẹ có thể dần dần chuyển sang giai đoạn sử dụng song song cả tã và bô. Cuối cùng là để bé ngồi bô khi muốn đi vệ sinh và không mặc tã suốt cả ngày.

Thực hiện các động tác sử dụng bô và bồn cầu cho trẻ

Một số trẻ nhỏ hiểu rõ hơn về cách dùng bô thông qua quan sát. Bố mẹ có thể mô tả những động tác đi vệ sinh bằng cách tự mình ngồi vào bồn cầu dành cho người lớn. Nhờ đến sự giúp đỡ của các anh chị lớn hơn hoặc dùng thú nhồi bông, búp bê,... cũng sẽ giúp trẻ nhanh chóng học hỏi được cách sử dụng bô và bồn cầu.

Để trẻ thoải mái khi ngồi bô

Trẻ có thể mất một thời gian để có thể đi vệ sinh trong chiếc bô của mình. Tuy nhiên, bố mẹ hãy kiên nhẫn, đừng thúc giục trẻ. Trong  khoảng thời gian đó, bố mẹ có thể ngồi cùng trẻ và giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn bằng cách nói về chiếc bô hay kể câu chuyện đi vệ sinh. Đồng thời, bố mẹ cũng cần quan sát để biết khi nào trẻ đã đi vệ sinh xong. Nếu trẻ ngồi hơn 10 phút mà không đi vệ sinh, hãy mặc lại quần áo cho trẻ và tiếp tục vào lần sau.

Có nên cho trẻ ngồi bô sớm

Giúp trẻ thoải mái khi ngồi bô. Nguồn ảnh: pinterest

Chuẩn bị cho những sự cố

Ban đầu, trẻ có thể làm đổ hoặc đi vệ sinh bên ngoài bô. Bố mẹ đừng nên la mắng trẻ trong lúc này vì sẽ tạo nên sự phản cảm của trẻ đối với chiếc bô. Một số trẻ có thể ngồi bô trong vài phút mà không đi vệ sinh trong khi lại làm ướt tã ngay sau đó. Chuyện này rất thường xảy ra vì trẻ đã quen với việc mặc tã. Bố mẹ hãy dọn dẹp và làm sạch bô hoặc xả bồn cầu sau khi bé đi vệ sinh để giúp trẻ hiểu mục đích của việc sử dụng bô.

Chọn trang phục phù hợp với việc tập ngồi bô

Những bộ quần áo thoáng rộng và dễ cởi sẽ giúp bé tự cởi được khi cần dùng bô. Bố mẹ có thể hướng dẫn cách bé cởi quần và ngồi bô mỗi khi muốn đi vệ sinh để bé làm theo.

Dạy trẻ cách lau vùng kín

Đối với bé gái, bạn nên dạy trẻ cách lau vùng kín từ trước ra sau khi đi vệ sinh. Việc đó giúp ngăn vi khuẩn đến niệu đạo, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Quan sát khi trẻ tự thực hiện để đảm bảo sạch sẽ và gọi tên từng bước để bé dễ nhớ hơn.

Xây dựng lịch ngồi bô

Khi trẻ đã biết sử dụng bô, bạn nên đặt lịch cho bé ngồi bô vào những thời điểm cố định trong ngày. Ví dụ như sau bữa ăn, trước khi đi ngủ, trước giờ ngủ trưa,... Ngoài những thời điểm này, có thể để bé sử dụng bô theo nhu cầu. Bên đặt bô trong tầm nhìn để khuyến khích bé sử dụng.

Có nên cho trẻ ngồi bô sớm

Khen ngợi khi bé tự đi vệ sinh và sử dụng bô. Nguồn ảnh: pinterest

Khen ngợi trẻ

Trẻ sẽ vui vẻ và thích thú với bô hơn khi được bố mẹ khen. Bạn cũng có thể sử dụng phần thưởng như sticker dán lên bô để đánh dấu những lần bé ngồi bô đúng. Những lời nói tích cực, vỗ tay khen ngợi cũng giúp trẻ yêu thích và xây dựng thói quen ngồi bô tốt.

Dạy bé cách nói khi muốn đi vệ sinh

Việc tập đi vệ sinh tự chủ sẽ có hiệu quả tốt nhất khi bé có thể dễ dàng giao tiếp với bố mẹ dù ở nhà hay bên ngoài. Bạn nên dạy con những cụm từ đơn giản như “tè”, “ị” để trẻ dễ dàng nói với bố mẹ khi muốn đi vệ sinh. Không sử dụng những từ như “bẩn”, “hôi” vì sẽ khiến trẻ xấu hổ.

Không mặc tã cho trẻ trong một thời gian

Chuyển từ mặc tã sang quần bình thường sẽ giúp trẻ ý thức được việc đi vệ sinh. Bố mẹ cũng không nên tức giận khi bé lỡ làm ướt quần áo. 

Xem thêm:

  • Tầm quan trọng của việc đọc sách cho trẻ
  • Cách quấn em bé: Hướng dẫn từng bước và mẹo an toàn
  • 6 mẹo và kỹ thuật giúp cha mẹ dạy trẻ cách "tự xoa dịu"

Kết luận

Việc giúp bé gái ngồi bô có thể bắt đầu sớm, nhưng quan trọng nhất là xác định thời điểm nào bé đã sẵn sàng tâm lý. Phải mất một thời gian bé mới có thể hình thành được thói quen ngồi bô. Mong rằng những kiến thức từ AVAKids đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về con gái và giúp bé trong sinh hoạt một cách tốt nhất.

Khi nào trẻ nên đừng bỏ?

Chỉ có thể tập cho bé ngồi bô khi trẻ chập chững biết đi có thể kiểm soát các cơ ở mông và bàng quang của mình. Các cơ này trưởng thành từ 18 đến 36 tháng, vì vậy thường khuyến khích bắt đầu tập đi vệ sinh sau khi bé được ít nhất hai tuổi.

Bé ngồi bô bao lâu?

Cho em bé ngồi bô ít nhất 15 phút mỗi ngày Bạn phải cho con làm quen với nhà vệ sinh hoặc bằng cách cho chúng ngồi đó ít nhất 5 phút mỗi lần, 3 hoặc 4 lần một ngày. Trong khi em bé ngồi bô, hãy cho con giải trí để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Làm thế nào khi bé không chịu ngồi bô?

Đừng cho trẻ ngồi vào trừ khi trẻ nói muốn; nếu không trẻ sẽ không hợp tác. Khen ngợi những nỗ lực và thành công của trẻ bằng cách tặng cho đồ ăn. Nếu xảy ra tai nạn, nhẹ nhàng nhắc trẻ rằng đây là tác dụng của , thay đồ cho trẻ và không làm ầm ĩ. – Cho con ăn sáng và uống sữa hoặc một cốc nước lớn.

Khi nào có thể bế bế ngồi?

Một số có thể biết ngồi khi được 6-8 tháng, nhưng cũng có trẻ sớm hơn, biết ngồi khi vừa qua tháng thứ 4. Mẹ nên kiểm tra cấu trúc xương của trước khi tập ngồi cho . Ít nhất khi xương đã cứng cáp, đồng thời có thể giữ thẳng được cổ và đầu, thì mẹ mới nên bắt đầu cho tập ngồi mẹ nhé!