Con gái có nên hạ mình xin lỗi

Có rất nhiều lý do dẫn đến việc đàn ông ngại nói những lời như cảm ơn, xin lỗi với vợ mình. Trong đó theo phân tích của giới chuyên gia có 3 nguyên nhân chính.

Con gái có nên hạ mình xin lỗi
Đàn ông thường ngại nói "xin lỗi", "cảm ơn" với vợ. Ảnh: AFP

Tính gia trưởng

Đàn ông Châu Á nói chung, đàn ông Việt Nam nói được cho là chịu ảnh hưởng bổi nếp sống gia trưởng. Với nhiều người trong số họ, trong gia đình, mọi mối quan hệ phải được sắp xếp có trên có dưới, theo trình tự ngôi thứ “chồng ra chồng, vợ ra vợ”. Theo đó, đàn ông giữ ngôi thứ cao nhất, có quyền quyết định mọi việc lớn trong gia đình.

Chính vì giữ vị trí cao nhất trong nhà, luôn ra tay dàn xếp, sắp đặt việc lớn, nên đàn ông tự cho mình là người có quyền lực bậc nhất. Họ sẽ không quan tâm đến những việc nhỏ nhặt, ví dụ như giao tiếp, dùng kính ngữ hay những từ như “cảm ơn, xin lỗi”.

Con gái có nên hạ mình xin lỗi
Dù nguồn cơn cuộc cãi vã có thể xuất phát từ chồng, nhưng đàn ông rất ngại nói lời “xin lỗi” với vợ. Ảnh: MH

Số đông đàn ông tự cho phép mình, thích gì làm nấy, thích gì nói nấy. Họ nghĩ rằng cách nói “cảm ơn, xin lỗi” mang tính hình thức, khách sáo, không cần phải dùng với người thân trong gia đình, nhất là với vợ.

Coi “xin lỗi” là hạ mình

Theo điều tra xã hội học, phụ nữ có xu hướng hay nói lời “cảm ơn”, và “xin lỗi” nhiều hơn đàn ông, kể cả ở ngoài xã hội, hay trong gia đình. Với phụ nữ, “cảm ơn”, “xin lỗi” là những ngôn ngữ thể hiện phép lịch sự, cách đối đãi tình cảm trong giao tiếp.

Ngược lại, đàn ông coi “xin lỗi” gắn liền với trách nhiệm. Đàn ông cho rằng, khi họ phải nói lời “xin lỗi”, đồng nghĩa với việc họ thừa nhận đã sai trái, sai sót. Bởi vậy, cùng với từ “xin lỗi”, đàn ông phải gánh thêm nhiều sức nặng tâm lý về việc phải chịu trách nhiệm trước sai lầm mắc phải. Trong giao tiếp xã hội, đàn ông chỉ nói lời “xin lỗi” trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.

Trong gia đình, số đông đàn ông hiếm khi nói lời “xin lỗi” với bạn gái, người yêu và nhất là “đối tượng” vợ. Vì cùng với lời xin lỗi, đàn ông cảm thấy họ như phải hạ mình, phải thừa nhận đã sai trái, phải chịu trách nhiệm trước vợ về những điều đã làm sai của mình.

Đàn ông còn sợ việc thừa nhận sai lầm còn để lại hệ lụy sau này, khi liên tục phải nói lời “xin lỗi” mỗi khi mắc lỗi sẽ khiến vị thế của họ trong gia đình bị lung lay.

Con gái có nên hạ mình xin lỗi
Theo các chuyên gia phân tích, lời xin lỗi với đàn ông mang theo nhiều gánh nặng tâm lý, họ phải thừa nhận sai lầm, và chịu trách nhiệm về sai lầm. Ảnh: AFP

Mặc định mọi thứ vợ làm cho mình là đương nhiên

Một người đàn ông sẽ dễ dàng nói lời cảm ơn với đồng nghiệp nữ, với bạn gái cũ, thậm chí với cô gái họ vừa gặp ngoài đường, nhưng lại khó mở lời “cảm ơn” với vợ. Đàn ông coi những điều vợ làm cho mình là đương nhiên.

Chuyện vợ chăm sóc con cái, đưa đón con đi học, đi chợ, nấu cơm, giặt giũ, gấp quần áo, là sẵn áo sơ mi cho chồng mặc đi làm hàng ngày... đều là trách nhiệm, nghĩa vụ phải làm của phụ nữ trong gia đình. Nếu nói “cảm ơn” với những điều vợ làm cho mình mỗi ngày, đàn ông sẽ không biết phải nói bao nhiêu lời “cảm ơn” cho đủ.

Đàn ông có xu hướng coi những việc vợ làm là những điều nhỏ nhặt, thường ngày, không đáng để quan tâm hay khách sáo. Từ những việc cho là nhỏ nhặt, đàn ông hình thành nên thói quen vô tâm, không coi trọng những việc vợ thầm lặng hy sinh, lo lắng, quán xuyến cho gia đình. Dần dần, họ ít nói lời “cảm ơn” với vợ từ việc nhỏ đến việc lớn trong nhà.

Thạc sĩ tâm lý Lê Thị Dương Thương, Trung tâm tư vấn tâm lý An Nam (TP.HCM), cho biết lời xin lỗi rất cần trong cuộc sống, nhất là những khi phạm lỗi sai. Thế nhưng có một thực tế là vẫn có những người họ lạm dụng lời xin lỗi quá nhiều, xin lỗi liên tục mà không chịu thay đổi những điều sai của bản thân.

"Thay vì hướng bản thân thay đổi theo chiều hướng tích cực, thì có một số người trẻ không thực hiện. Chỉ mặc kệ, có sai thì... xin lỗi", bà Thương nói.

Tự nhận mình là người trong cuộc của vấn đề này, L.P.A, học sinh Trường THPT Nguyễn Du (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), cho biết bản thân hay dùng từ xin lỗi. "Nhất là mỗi khi vi phạm nội quy của trường, khiến lớp bị khiển trách, mình đã xin lỗi lớp cũng như giáo viên chủ nhiệm. Hay khi bị điểm kém, thì mình hay xin lỗi ba", P.A kể.

Nhưng điều đáng nói ở đây là theo lời P.A thì nhiều lần P.A phải xin lỗi cả lớp. Cũng như khoảng hai, ba ngày, cô gái này phải xin lỗi ba vì kết quả học tập sa sút.

Trường hợp khác, L.T.Q, sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết người được cô xin lỗi nhiều nhất là mẹ. "Mẹ có những nội quy trong gia đình, mỗi lần mình vi phạm thì xin lỗi mẹ". Hỏi Q., có khi nào vì một lỗi vi phạm mà xin lỗi lặp đi lặp lại nhiều lần? Nữ sinh này thú thật là 'có'".

Không những học sinh, sinh viên, kể cả những người trẻ đi làm cũng thừa nhận hay nói lời xin lỗi. Anh Trương Hữu Tín, đang làm ở một công ty du lịch trên đường Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), kể lại trong nửa đầu tháng 10 đã viết tường trình 4 lần vì đi trễ. Tín không ngần ngại kể thêm: "Lần nào tường trình cũng xin lỗi sếp".

Đừng thiếu trách nhiệm với lời xin lỗi

Theo bà Thương, lời xin lỗi thể hiện thành tâm trong các cuộc giao tiếp, nó khiến cho cả người nói lời xin lỗi và người nhận lời xin lỗi cảm thấy được tôn trọng và nhẹ nhàng hơn khi trò chuyện.

Trong trường hợp làm sai thì nhất định phải nói lời xin lỗi, như khi làm người khác bị tổn thương, đến sai giờ hẹn, làm vỡ món đồ của người khác, quên mất một cuộc hẹn… Tất cả những điều đó cần nói lời xin lỗi để chứng tỏ là người văn minh, biết trước biết sau trong các cuộc nói chuyện và hợp tác.

Con gái có nên hạ mình xin lỗi

Nếu làm sai, người trẻ cần xin lỗi và sửa sai

Shutterstock

Tuy nhiên, bà Thương cho rằng việc lạm dụng quá nhiều lời xin lỗi sẽ khiến người khác khó chịu, ít tin tưởng và lời xin lỗi sẽ phản tác dụng.

"Nếu cứ thuận miệng nói lời xin lỗi mà không nhận ra được lỗi sai của bản thân và từ đó sửa sai thì người nghe sẽ cảm thấy thiếu tin tưởng và không còn sự thật tâm ở trong đó nữa", bà Thương phân tích.

Chuyên gia tâm lý này cũng nói thêm, lời xin lỗi thực sự có giá trị khi người xin lỗi nhận thức được họ đã làm sai, đã làm cho người khác bị tổn thương và không muốn lặp lại lỗi lầm thêm một lần nào nữa. "Chứ nếu nói lời xin lỗi hôm nay mà ngày mai vẫn tái diễn điều sai thì không thể chấp nhận được. Hôm nay đi học muộn, đã xin lỗi, đã hứa... mà mai vẫn vậy thì cần nghiêm túc xem xét lại hành vi của bản thân, vì điều đó có thể làm cho người khác không còn tin tưởng bạn và những lời xin lỗi vô tình làm người khác cảm thấy khó chịu", bà Thương khẳng định.