Còn gái hút thuốc lá có sao không

Còn gái hút thuốc lá có sao không

5/24/2016 5:20:14 AM

Khó thở, bệnh gì?

Còn gái hút thuốc lá có sao không

5/24/2016 4:31:31 AM

Thuốc trị tăng huyết áp gây tăng đường huyết?

Còn gái hút thuốc lá có sao không

5/4/2016 6:20:45 AM

đang uống kháng sinh có chích ngừa được không?

Gửi câu hỏi

Còn gái hút thuốc lá có sao không

5/24/2016 5:20:14 AM

Khó thở, bệnh gì?

Còn gái hút thuốc lá có sao không

5/24/2016 4:31:31 AM

Thuốc trị tăng huyết áp gây tăng đường huyết?

Còn gái hút thuốc lá có sao không

5/4/2016 6:20:45 AM

đang uống kháng sinh có chích ngừa được không?

Gửi câu hỏi

Với phân nửa số nam giới ở các nước đang phát triển đã hút thuốc lá, ngành công nghiệp thuốc lá hiện đang nhắm vào nguồn khách hàng mới là nữ giới trẻ, theo một khảo sát mới đây cho biết.

Trong số ước tính chừng 1 tỷ người hút thuốc thì khoảng 80% là đàn ông, nhưng ở một số nước với các sản phẩm được đóng gói đẹp và quảng cáo hào nhoáng nhắm vào phụ nữ thì con số phụ nữ hút thuốc cao hơn.

Các cuộc khảo sát toàn quốc ở Bangladesh, Thái Lan và Uruguay cho thấy phụ nữ từ 15-24 tuổi có ý thức hơn về thị trường thuốc lá so với phụ nữ có tuổi, và điều đó cho thấy quảng cáo nhắm trực tiếp vào đối tượng này.

Các số liệu này lấy từ đợt phân tích đầu của Khảo sát thuốc lá toàn cầu dành cho người lớn, được thực hiện tại 14 nước đang phát triển, với hy vọng cung cấp một bức tranh rõ nét hơn về việc sử dụng và quảng cáo thuốc lá.

Đây là khảo sát so sánh được chuẩn hóa đầu tiên giữa các quốc gia về thuốc lá.

Tổ chức Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cùng với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác khác giúp thực hiện các cuộc điều tra.

Hơn 9.600 người được khảo sát tại Bangladesh, 20.500 người ở Thái Lan và khoảng 5.580 người tại Uruguay.

Kết quả cho thấy ở Bangladesh và Thái Lan, khoảng 45% nam giới hút thuốc lá, so với 2 - 3 % phụ nữ. Trong khi đó ở Uruguay, khoảng cách giữa số nam giới và phụ nữ hút thuốc nhỏ hơn, với 31% nam giới và 20% nữ.

WHO ước tính rằng tỷ lệ phụ nữ hút thuốc trên toàn thế giới sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025, từ khoảng 9% trong năm 2007. Hiện nay tỷ lệ nam giới hút thuốc lá khoảng 40%, và người ta cho rằng đang bắt đầu giảm dần.

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam vốn là nước đã có một số lớn nam giới hút thuốc

Con số phụ nữ hút thuốc lá tăng được ghi nhận ở một số quốc gia, như Ấn Độ, Singapore, Ukraine và Nga, theo ông Timothy O'Leary, phát ngôn viên của WHO ở Geneva.

Hút thuốc ở thanh thiếu niên

Khoảng cách giữa thanh thiếu niên và trẻ em gái bắt đầu hút thuốc lá cũng thu hẹp, với khoảng 7% các cô gái bắt đầu châm thuốc hút so với 12% ở con trai trên phạm vi toàn cầu, vẫn theo WHO.

Nhưng có tới khoảng một nửa trong số 151 nước, được khảo sát theo một nghiên cứu khác, lại cho thấy gần như số thanh niên nam và nữ hút thuốc là bằng nhau, ông O'Leary cho biết thêm.

Việc tài trợ và quảng cáo thuốc lá ở một số nước phát triển không có kiểm soát.

Tháng trước, một công ty thuốc lá Indonesia đã buộc phải hủy tài trợ cho buổi hòa nhạc của người đã thắng chương trình thi tài năng ca nhạc American Idol, Kelly Clarkson, tại Jakarta sau khi có những bất bình từ các fan hâm mộ và các nhóm kiểm soát thuốc lá.

Giới hâm mộ ngôi sao nhạc pop này phần lớn là phụ nữ trẻ.

Hôm nay, thứ Năm, WHO kêu gọi các nước tăng cường kiểm soát thuốc lá để bảo vệ các cô gái trẻ và phụ nữ giảm bớt tiếp xúc và nghiện thuốc lá. Người ta ước tính 5.000.000 người thiệt mạng mỗi năm vì nghiện thuốc lá trên toàn cầu.

WHO cho biết Trung Quốc là nơi có số người hút thuốc cao nhất thế giới, gồm cả hút thuốc thụ động, với hơn một nửa số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ thường xuyên hít thở khói thuốc của người khác hút.

Chỉ riêng việc hít thở khói thuốc khiến khoảng 600.000 người thiệt mạng mỗi năm trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, theo Cục Quản lý khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế trong lần công bố kết quả khảo sát hôm 5/5/2010 thì cả nước có khoảng 50% nam giới trưởng thành - tức khoảng 17 triệu người - hút thuốc lá.

Nhưng đại diện cơ quan này cho hay cần tiếp tục vận động để "hơn 60 triệu người còn lại không phải tiếp xúc với khói thuốc thụ động".

Cuộc khảo sát của WHO được tiến hành tại 14 quốc gia vào năm 2008-2009, được sự tài trợ của Sáng kiến Bloomberg nhằm giảm hút thuốc lá. Kết quả cho Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Ba Lan, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Việt Nam sẽ được công bố trong thời gian tới.

Philippines, Brazil và Ai Cập đã đăng tải kết quả của họ, nhưng CDC chưa chính thức công bố các số liệu.

Chụp lại hình ảnh,

Hút thuốc bị động khiến 600 ngàn người chết mỗi năm trên toàn thế giới.

Nhân ngày Thế giới không thuốc lá (World No Tobacco Day 2010) vào 31 tháng 5 này, các chương trình và trang web của BBC Tiếng Việt, Trung Quốc, Miến Điện và Indonesia đăng tải nhiều bài đánh giá các góc cạnh của công nghệ thuốc lá và tệ hút thuốc ở Đông Nam Á.

Bản thân tôi là phụ nữ, dù rằng tôi không hút thuốc và cũng không nghĩ, chuyện hút thuốc là việc gì đó đáng khuyến khích. Nhưng theo cách anh nghĩ, đàn bà hút thuốc là dạng hư hỏng, là kiểu không thể chấp nhận được, nhât là con gái thì tôi không đồng tình. Hút thuốc cũng có 5,7 kiểu, bởi mỗi người có một cá tính, sở thích riêng.

Nếu như cách đây chục năm, ra đường và gặp một người con gái hút thuốc, anh có thể cho rằng, đó là cô gái ăn chơi, hư hỏng, tôi cũng có thể đồng tình. Không có lẽ là họ hư hỏng, nhưng có thể, họ thuộc một cái thế giới nào đó chỉ có ăn chơi và nhậu nhẹt, tất nhiên không phải là người làm công chức. Nhưng 10 năm sau, anh vẫn giữ tư tưởng ấy, lối suy nghĩ ấy thì tôi nghĩ rằng, anh đã quá cổ hủ rồi.

Tất nhiên, con gái không nên hút thuốc. Vì với người lớn, con gái hút thuốc là người hư. Ví như, một cô nàng về ra mắt gia đình nhà người yêu mà lại phì phèo điếu thuốc thì dám chắc, cô nàng sẽ không thể được chọn làm con dâu. Chẳng có ông bố bà mẹ nào lại ưa cái kiểu, con gái hút thuốc rồi lại vênh mặt lên nhả khói. Nhưng con trai thì khác, dù họ có hút thuốc thì họ cũng không bị từ chối, thậm chí có người còn cho rằng, hút thuốc là thể hiện ‘đàn ông tính’.

Còn gái hút thuốc lá có sao không

Đàn ông cấm vợ hút thuốc cũng là chuyện dễ hiểu. Nói chung, thuốc lá với đàn ông và đàn bà đều không có lợi, nên nếu tránh hút được thì nên tránh. (ảnh minh họa)

Nhưng với một số người, con gái hút thuốc là vì họ thích như vậy, họ cho đó là cá tính, là lối sống. Có nhiều cô gái hút thuốc nhìn rất sành điệu đó thôi. Ví như các cô gái nước ngoài, hút thuốc nhìn rất đẹp, nhưng vì họ là người nước ngoài. Còn ở nước ta thì lại khác. Con người ta vẫn chưa ‘ưng’ cái sự mấy cô trẻ ranh lại đi hút thuốc rồi vênh mặt lên trông rất chi là hách dịch như vậy.

Vì thế, nếu cô gái nào có hút thuốc thì tốt nhất nên tránh chỗ có người lớn, nhất là người thân quen với mình. Dù không muốn cũng phải chấp nhận, đó là lệ rồi.

Đàn ông cấm vợ hút thuốc cũng là chuyện dễ hiểu. Nói chung, thuốc lá với đàn ông và đàn bà đều không có lợi, nên nếu tránh hút được thì nên tránh. Phụ nữ thì không nên hút thuốc vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả con cái mình nhiều hơn.

Nhưng cánh đàn ông cũng không nên suy xét rằng, những người hút thuốc mà là phụ nữ thì là hư hỏng hết. Hãy cho rằng, mình có thể hút thì họ cũng có thể làm thế, nam nữ bình đẳng. Đừng nhìn vào hình thức để đánh giá con người họ. Có những cách sống rất cá biệt, quan trọng là họ thích như vậy thôi.

Thế nên, hãy dùng cách nào đó để khuyên họ nên dừng lại chứ đừng nghĩ họ là ‘thứ bỏ đi’ nhé các anh!

Theo Lan Ngọc (Khampha.vn)