Đại học công đoàn tiếng anh là gì

Công đoàn đã có mặt hơn 300 năm và được điều chỉnh dưới nhiều dạng thức,dưới sự ảnh hưởng của các thể chế chính trị và kinh tế. Và điều đó cũng góp phần thêm vào trong thuật ngữ kinh tế cả tiếng anh và tiếng Việt từ công đoàn. Để có thể tìm hiểu thêm về cách gọi cũng như cách sử dụng của từ công đoàn.

Hôm nay, hãy cũng StudyTiengAnh học thêm một từ mới công đoàn trong tiếng anh như thế nào nhá!!!

Đại học công đoàn tiếng anh là gì

công đoàn trong tiếng Anh

1. Công đoàn tiếng anh là gì?

Union /ˈyo͞onyən/

Loại từ: Danh từ đếm được và danh từ không đếm được tùy trường hợp

Các trường hợp khác nhau của danh từ đoàn công:

A. Từ dùng để chỉ hành động sáp nhập giữa các tiểu bang hoặc giữa người với nhau ( danh từ đếm được hoặc không đếm được)

  • The debate between the worker and the labor union continues.
  • Việc tranh luận giữa người làm công và hội công đoàn lao động vẫn tiếp diễn.

B. Từ dùng để công đoàn bảo hộ đại diện cho người lao động ở những nhà máy có nhiệm vụ bảo vệ quyền và quyền lợi cũng như là đảm bảo công bằng trong tiền lương( danh từ đếm được)

  • Blue collars unions are working to fight for the right of blue collars workers.
  • Những công đoàn lao động xã hội đang làm việc để đấu tranh giành quyền lợi cho người lao động chân tay nặng nhọc.

2. Cách dùng từ đoàn trong câu tiếng anh:

Đại học công đoàn tiếng anh là gì

công đoàn trong tiếng Anh

[Từ được dùng làm chủ ngữ trong câu]

  • The labor union is trying really hard to help workers out of the unemployment situations after the pandemic.
  • Bộ công đoàn lao động đang cố giúp công nhân vượt ra khỏi cảnh thất nghiệp sau khi đại dịch diễn ra.

Đối với câu này, Từ “ the labor union” được dùng làm chủ ngữ trong câu.

[Từ được dùng làm tân ngữ trong câu]

  • We call the union everyday and hope that they can help to solve our problem.
  • Chúng tôi điện thoại lên công đoàn và mong rằng họ sẽ giúp giải quyết vấn đề.

Trong câu này, từ “ The union” được dùng làm tân ngữ trong câu và bổ ngữ cho động từ “call” giúp cho câu thêm rõ nghĩa hơn.

[Từ được dùng làm bổ ngữ cho chủ ngữ]

  • The one I’m talking about is the union.
  • Cái tôi đang nói đến là công đoàn.

Đối với câu này, chủ ngữ “ the one” trong câu không rõ nghĩa dễ gây hiểu lầm cho câu nên thêm bổ ngữ “ the union” để làm cho câu mang nghĩa rõ ràng hơn.

[Từ được dùng làm bổ ngữ cho tân ngữ]

  • They named this union, labor union.
  • Họ đặt tên cho công đoàn này là công đoàn lao động.

Đối với câu này, tân ngữ” the union” được bổ ngữ bởi từ “ labor union” làm cho câu mang rõ nghĩa hơn là ý chỉ bộ công đoàn lao động.

Trường Đại học Công Đoàn được thành lập 1992, là trường đại học lâu năm trong khối các trường công lập tại Hà Nội, với sứ mệnh đào tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế  – xã hội, nghiên cứu khoa học về công đoàn, công nhân và quan hệ, chính sách về lao động. Trong quá trình xây dựng và phát triển, trường luôn cố gắng không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và tích cự giao lưu với nhiều trường Đại học nước ngoài. Trong năm học 2020-2021, Trường Đại học Công đoàn ra thông báo tuyển sinh mới nhất gửi đến các bậc phụ huynh và học sinh tham khảo và lựa chọn.

I. GIỚI THIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

  • Tên trường: Đại học Công đoàn
  • Tên tiếng Anh: Trade Union University (TUU)
  • Mã trường: LDA
  • Loại trường: Công lập
  • Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Văn bằng 2 – Liên thông – Tại chức
  • Địa chỉ: 169 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
  • SĐT: (84-4)3.857.3204
  • Email: [email protected]
  • Website: http://www.dhcd.edu.vn/
  • Facebook: facebook.com/tuu.com.vn

Đại học công đoàn tiếng anh là gì

Hình ảnh cổng trường Đại học Công đoàn

II. THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM 2020 CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

Năm học 2020, Trường Đại học Công đoàn thông báo tuyển sinh Đại học hệ chính quy cụ thể:

Đại học công đoàn tiếng anh là gì

Như vậy, với bài viết trên các bạn thí sinh đã được cung cấp đầy đủ và chính xác nhất về tuyển sinh  hệ đại học chính quy của Trường Đại học Công đoàn năm học 2020, phần nào giúp cho thí sinh chuẩn bị tâm lý cũng như phương án học tập một cách tốt nhất.

Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới: [email protected]

Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện và chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, bên cạnh đó tham gia vào giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tuyên truyền người lao động chấp hành pháp luật, kỷ luật, nâng cao tay nghề, trình độ.

Người lao động Việt Nam khi tham gia lao động tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, tham gia hoạt động công đoàn. Trình tự thành lập, gia nhập hay hoạt động được quy định tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

 

2. Công đoàn tiếng Anh là gì?

Công đoàn tiếng Anh: Union

Định nghĩa công đoàn theo tiếng Anh:

Trade unions are socio - political organizations of the working class and working class, established on a voluntary basis and under the leadership of the Communist Party of Viet Nam, together with state agancies and economic organizations. Care, protect the legitimate rights and interests of employees, in addtion participate in monitoring the activities of state agencies, propagate employees to comply with the law, discipline, and improve skills, level.

 

3. Cụm từ liên quan đến công đoàn tiếng Anh

 3.1 Công đoàn cơ sở

Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của công đoàn tập hợp các thành viên tại một hoặc một số doanh nghiệp, tổ chức,c ơ quan và được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận theo quy định của pháp luật công đoàn Việt Nam.

Công đoàn cơ sở tiếng Anh: Union base.

 

 3.2 Công đoàn công ty

Công đoàn công ty là công đoàn cơ sở tại một doanh nghiệp nhất định, triển khai các hoạt động công đoàn, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động ở công ty đó.

Công đoàn công ty tiếng Anh: Union Corporation.

 

 3.3 Luật Công đoàn

Luật Công đoàn là văn bản do Quốc hội ban hành, quy định cụ thể những nguyên tắc hoạt động, thủ tục thành lập hay quy định quyền hạn, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn...

Luật Công đoàn tiếng Anh: Union Law.

 

4. Công đoàn Việt Nam

 4.1 Vị trí của Công đoàn Việt Nam

Vị trí của Công đoàn là địa vị của Công đoàn trong hệ thống chính trị - xã hội, là mối quan hệ của Công đoàn với các tổ chức đó.

  • Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ tri thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
  • Công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, lao động.
  • Vị trí của Công đoàn Việt Nam được Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và toàn thể công nhân, viên chức, lao động thừa nhận.

► Công đoàn có mối quan hệ với tổ chức khác trong hệ thống chính trị, xã hội như sau:

   ♦ Mối quan hệ giữa Công đoàn Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam

Công đoàn Việt Nam là sợi dây nối liền giữa Đảng với giai cấp công nhân, với toàn thể người lao động. Mối quan hệ giữa Công đoàn với Đảng Cộng sản trong chặng đầu quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta thể hiện: vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn, mặt khác thể hiện trách nhiệm của Công đoàn trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, và tham gia xây dựng Đảng.

  • Công đoàn hoạt động không thể thiếu sự lãnh đạo của Đảng - bộ phận tiên phong nhất, tích cực nhất của giai cấp công nhân. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn được hình thành trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo cảu Đảng, Công đoàn Việt Nam đã tham gia tích cực trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
  • Đảng lãnh đạo Công đoàn bằng đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đại hội, Nghị quyết của cấp ủy Đảng. Công đoàn Việt Nam với chức năng của mình triển khai đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đảng thành chương trình công tác của tổ chức mình.
  • Đảng lãnh đạo Công đoàn thông qua phát huy vai trò của từng đảng viên trong tổ chức Công đoàn các cấp.
  • Đảng tôn trọng tính độc lập về mặt tổ chức của tổ chức Công đoàn, không can thiệp, không ép cán bộ của Đảng làm công tác Đoàn. Đảng chỉ giới thiệu những đảng viên là đoàn viên ưu tú để Công đoàn xẽm xét, tín nhiệm bầu vào Ban lãnh đạo Công đoàn các cấp thông qua Đại hội.
  • Tính độc lập về mặt tổ chức của Công đoàn có nghĩa là: Công đoàn xây dựng tổ chức và hoạt động phù hợp với điều lệ của tổ chức Công đoàn Việt Nam trên cơ sở Nghị quyết Đại hội công đoàn các cấp. Cần tránh nhận thức sai lầm về sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn, mà Đảng chỉ giới thiệu những Đảng viên tốt để Đại hội Công đoàn lựa chọn và bầu vào các cương vị lãnh đạo Công đoàn. Đồng thời không được đồng nhất tính độc lập về mặt tổ chức của Công đoàn với sự "biệt lập", "trung lập", "đối lập", "tách biệt"  của Công đoàn với Đảng dẫn đến xa rời sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn; nếu nhầm lẫn sẽ dẫn đến sự lệch lạc mục tiêu hoạt động và không đúng bản chất của Công đoàn cách mạng.
  • Đảng kiểm tra Công đoàn thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng.

►Trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam với Đảng

  • Công đoàn là người tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chế độ chính sách và Nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước đến với quần chúng công nhân, viên chức và lao động, đồng thời vận động tổ chức cho công nhân, viên chức và lao động thực hiện nghiêm túc.
  • Công đoàn thường xuyên tổ chức cho quần chúng tham gia góp ý xây dựng Đảng với tinh thần thẳng thắn, chân thành, trung thực và xây dựng.
  • Công đoàn thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện công nhân, viên chức và lao động, từ để lựa chọn, giới thiệu những đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, nhằm bổ sung, tăng cường thành phần công nhân trong Đảng.
  • Công đoàn nắm những tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc của quần chúng công nahan, viên chức, lao động phản ánh với Đảng, để Đảng nghiên cứu đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của quần chúng công nhân, viên chức lao động.

► Mối quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước

  • Dưới chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ giữa Công đoàn Việt Nam với Nhà nước là mối quan hệ bình đẳng, hợp tác, tôn trọng, phối hợp chặt chẽ với nhau trong các mặt hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu chung là : "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh".
  • Nhà nước luôn tạo cho tổ chức Công đoàn về điều kiện vật chất, ban hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp luật cho Công đoàn hoạt động. Giữa Công đoàn và Nhà nước không có sự đối lập.
  • Công đoàn Việt Nam luôn cộng tác đắc lực với Nhà nước, góp phần xây dựng chính quyền Nhà nước không ngừng lớn mạnh. Công đoàn là người cung cấp, bồi dưỡng, rèn luyện những cán bộ ưu tú cho Đảng và Nhà nước.

 

 4.2 Vai trò của Công đoàn Việt Nam

Nói vai trò của tổ chức là nói đến sự tác động của tổ chức đó đến tiến trình phát triển của lịch sử và cách mạng, được phản ánh trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng mà tổ chức đó tồn tại và phát triển.

► Khi chưa giành được chính quyền

Công đoàn có vai trò là trường học đấu tranh giai cấp, Công đoàn vận động, tổ chức công nhân, lao động đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, bảo vệ quyền, lợi của công nhân, lao động. Cuộc đấu tranh của Công đoàn ngày càng phát triển, từ đấu tranh kinh tế sang đấu tranh chính trị với mục đích lật đổ giai cấp thống trị xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân.

Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của Công đoàn Việt Nam ngày càng khẳng định

Vai trò của Công đoàn Việt Nam ngày nay càng được mở rộng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sự mở rộng vai trò Công đoàn là phù hợp với tính tất yếu, khách quan, tính quy luật vận động và phát triển của tổ chức Công đoàn, nó phù hợp với quy luật chung của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thực tế, trong chặng đường lịch sử của đất nước những năm qua, Công đoàn Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng, thể hiện vai trò của mình đối với xã hội. Công đoàn đã thu hút, vận động giáo dục, tổ chức công nhân, viên chức và lao động tham gia tích cực vào công cuộc cách mạng. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa và tư tưởng), Công đoàn đã tỏ rõ sự tham gia tích cực, tác động mạnh mẽ của mình thông qua hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương, ngành, cơ sở, thông qua lực lượng đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Vai trò của Công đoàn Việt Nam thể hiện trong các lĩnh vực:

   ♦ Trong lĩnh vực chính trị: Công đoàn có vai trò to lớn trong việc góp phần xây dựng và nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị - xã hội xã hội chủ nghĩa. Tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực thi pháp luật và để Nhà nước thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Để đảm bảo sự ổn định về chính trị.

   ♦ Trong lĩnh vực kinh tế: Công đoàn tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nhằm xóa bỏ quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cở mở rộng dân chủ. Góp phần củng cố những thành tựu kinh tế văn hóa và khoa học kỹ thuật đã đạt được trong lĩnh những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển có lợi cho quốc kế dân sinh. Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, từng bước đưa nền kinh tế tri thức vào Việt Nam, góp phần nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hoạt động của các thành phần kinh tế vẫn đảm bảo cho kinh tế quốc doanh giữ vị trí then chốt, đóng vai trò chủ đạo.

   ♦ Trong lĩnh vực văn hóa - tư tưởng: Trong nền kinh tế nhiều thành phần Công đoàn phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục công nhân, viên chức và lao động nâng cap lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

   ♦ Trong lĩnh vực xã hội: Công đoàn có vai trò trong tham gia xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, tính tổ chức kỷ luật, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, có nhãn quan chính trị, thực sự là lực lượng nòng cốt của khối liên minh công - nông - tri thức, làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, là cơ sở vững chắc đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh của Nhà nước.

 

 4.3 Tổ chức bộ máy của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

  • Là cơ quan lãnh đạo của các cấp Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thay mặt cho công nhân, viên chức và lao động tham gia quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân, viên chức và lao động tham gia quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi, ngĩa vụ của công nhân, viên chức và lao động.
  • Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước.
  • Tổ chức phong trào thi đua trong công nhân viên chức và lao động, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu của phong trào công nhân, Công đoàn.
  • Thông qua quyết toán và dự toán ngân sách hàng năm và tiến hành công tác đối ngoại theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sau đây gọi là Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố) và Công đoàn ngành Trung ương

  • Là tổ chức Công đoàn theo địa bàn, tỉnh, thành phố có nhiệ vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân lao động trên địa bàn. Triển khai thực hiện các Chỉ thị,Nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và Nghị quyết Ban Chấp hành Công đoàn tỉnh, thành phố.
  • Tham gia với cấp ủy Đảng, các cơ quan Nhà nước tỉnh, thành phố về chủ trương phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục, các vấn đề liên quan đến đời sống, việc làm, điều kiện làm việc của công nhân, viên chức, lao động.
  • Tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động xã hội của công nhân, viên chức và lao động trê
  • n địa bàn.
  • Phối hợp với cơ quan chức năng của Nhà nước tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các chính sách về lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ người lao động tại địa phương.
  • Tham gia hội đồng trọng tài lao động và an toàn lao động ở địa phương, hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động. Chỉ đạo Công đoàn ngành địa phương, Công đoàn quận huyện, thị xã và các Công đoàn trực thuộc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
  • Tổ chức giáo dục nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ và các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao trong công nhân, viên chức, lao động. 
  • Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Công đoàn ngành Trung ương cần phải phối hợp chặt chẽ, để cùng nhau chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Công đoàn các cấp thuộc ngành trên địa bàn và lãnh thổ.

Công đoàn cấp trên cơ sở

Công đoàn cấp trên trực tiếp của Công đoàn cơ sở gồm Công đoàn Tổng công ty, Công đoàn ngành nghề địa phương, Công đoàn quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Công đoàn các cơ quan bộ; Công đoàn ngành giáo dục quận, huyện trực thuộc Liên đoàn lao động quận, huyện.

Công đoàn ngành địa phương là Công đoàn cấp trên cơ sở, là tổ chức Công đoàn của công nhân, viên chức và lao động cùng ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố.

♦ Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn ngành địa phương

  • Tổ chức triển khai các chủ trương công tác của Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, của Công đoàn ngành TW và Ngị quyết của Công đoàn cấp mình.
  • Tham gia với chính quyền cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội của ngành địa phương, các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm và lợi ích ngành nghề, xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức và lao động trong ngành.
  • Hướng dẫn, thông tin về các chế độ, chính sách, khoa học kỹ thuật, ngành, nghề. Tổ chức các phong trào thi đua, giáo dục truyền thống, nghĩa vụ, quyền lợi của công nhân, viên chức và lao động trong ngành. Phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố (thuộc tỉnh) hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách ngành, nghề, bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức và lao động trong ngành.
  • Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, xây dựng Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn vững mạnh, tập huấn bồi dưỡng vấn bộ Công đoàn.

♦ Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn Tổng công ty

  • Công đoàn Tổng công ty là Công đoàn cấp trên cơ sở, là tổ chức Công đoàn của công nhân, viên chức và lao động trong các công ty.
  • Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương công tác của Công đoàn cấp trên và Nghị quyết Đại hội Công đoàn Tổng công ty.
  • Tham gia với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về quy hoạch, kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế của Tổng công ty, tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, chế độ tiền lương, tiền thưởng và các quy định có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động Tổng công ty.
  • Phối hợp với chuyên môn thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức Đại hội công nhân, viên chức, đại diện cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức và lao động thỏa ước lao động tập thể với Tổng giám đốc phù hợp với các quy định của pháp luật, tham gia các Hội đồng của Tổng công ty để giải quyết các vấn đề có liên quan đến công nhân, viên chức lao động.
  • Chỉ đạo các Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Tổng công ty thực hiện các hình thức tham gia quản lý, thực hiện Luật lao động, tổ chức phong trào thi đua, tuyên truyền giáo dụ theo đặc điểm ngành, nghề, hướng dẫn công tác bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách ngành, nghề khác.
  • Quyết định thành lập hoặc giải thể các Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Tổng công ty phù hợp với các nguyên tắc và quy định của Tổng Liên đoàn, thực hiện công tác cán bộ theo sự phân công của Công đoàn cấp trên, chỉ đạo xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.
  • Tiếp nhận ý kiến tham gia và chỉ đạo của các Liên đoàn Lao động địa phương đối với các Công đoàn cơ sở. Công đoàn cơ sở là thành viên của Công đoàn Tổng công ty đóng trên địa bàn địa phương.

Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn

  • Công đoàn cơ sở được thành lập ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị sự nghiệp và cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội có 5 đoàn viên trở lên và được Công đoàn cấp trên Quyết định công nhận.
  • Nghiệp đoàn Lao động, tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề được thành lập theo địa bản hoặc theo đơn vị lao động có mười đoàn viên trở lên và được Công đoàn cấp trên ra Quyết định công nhận.
  • Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn được tổ chức theo 4 loại hình sau:
    • Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
    • Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
    • Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có công đoàn bộ phận, có nghiệp đoàn bộ phận.
    • Công đoàn cơ sở có Công đoàn cơ sở thành viên.

Vừa rồi Luật Minh Khuê đã trình bày nội dung về Công đoàn tiếng Anh là gì? Thuật ngữ về Công đoàn bằng tiếng Anh? Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với quý bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!