Dẫn chứng về sự sáng tạo của tuổi trẻ

Lạc quan là một thái độ tinh thần phản ánh niềm tin hoặc hy vọng rằng kết quả của một số nỗ lực cụ thể, hoặc kết quả nói chung, sẽ là tích cực, thuận lợi và như mong muốn. Những tấm gương tiêu biểu cho tinh thần lạc quan, thái độ sống tích cực, không dễ chán nản bế tắc, mất niềm tin vào cuộc sống luôn tạo cho chúng ta động lực vươn lên khó khăn trong hiện tại.

Dẫn chứng về sự sáng tạo của tuổi trẻ

Hiểu được điều đó, việc cần làm ngay hôm nay là hãy xem họ đã vượt lên nghịch cảnh đạt tới thành công như thế nào, đồng thời không ngừng củng cố niềm tin, tìm cách thoát khỏi hoàn cảnh của mình, đạt được mục tiêu mà mình mong muốn.

Câu chuyện về đề thi.

Tại Viện Nghiên Cứu Cao Cấp Princeton, Einstein ra đề thi cho sinh viên. Một anh phụ giáo hớt hải chạy đến báo ông biết : “Thưa giáo sư, đề thi năm nay giống y như năm trước, chắc là giáo sư quên không để ý”. Einstein mỉm cười : “Đề thi thì giống nhưng đáp số thì đã khác!”

⇒ Không ngừng tìm tòi, sáng tạo để hoàn thiện vì mọi đích đến đều có những lối đi của riêng mình.

Nơi Thượng Đế cất giấu món quà quý giá nhất.

Khi Thượng Đế tạo ra con người, Người muốn dành cho sinh vật đặc biệt này một món quá – món quà rất quý giá nhưng Ngài muốn nó không dễ để tìm được ra, ấy là sự sáng tạo. Thượng Đế liền họp các cận thần của mình lại để tìm cho ra nơi hoàn hảo nhất để cất giấu sự sáng tạo. Người thì cho rằng hãy chôn sâu trong lòng đất. Người thì gợi ý hãy cất chúng trên những đỉnh núi cao…. Nhưng những ý kiến đó đều bị bác bỏ, con người một ngày nào đó bằng sự khôn ngoan và dẻo dai của mình cũng có thể tìm được.

“Vậy hãy cất nó sâu bên trong chính con người” – một ý kiến được đưa ra khi tất cả đang nhọc công nghĩ ngợi. Thượng Đế nghe thấy vậy thì hết sức tâm đắc và đã quyết định đem giấu sự sáng tạo vào sâu bên trong mỗi con người – nơi mà không thể dễ dàng tìm được ra nếu con người không có niềm tin, không ngừng học hỏi và trải nghiệm, khám phá.

Góc nhìn Einstein.

Einstein khi giảng giải về công việc của mình cho con trai nghe, ông nói: “Khi con bọ hung bò trên một cành cây cong, nó không biết là cành cây bị cong. Ba may mắn hơn nó : ba thấy được điều mà con bọ hung không thấy”.

⇒ Chúng ta khác nhau ở chỗ chúng ta thấy được gì, học hỏi được gì, sáng tạo được gì từ những cái vốn có trong cuộc sống.

Năng động, sáng tạo, không ngừng suy nghĩ là cỗ xe đưa ta đến thành công.

Những tỷ phú thế giới như Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg,….; những nhà bác học vĩ đại Newtons, Einstein, Edison,… những vị tướng quân sự tài ba bậc nhất thế giới như Napoleon, Alexander Đại Đế, Thành Cát Tư Hãn, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đại tướng Võ Nguyên Giáp…. đều là những con người hết sức linh hoạt và sáng tạo, luôn không ngừng suy nghĩ để tìm ra con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để thực hiện được mục tiêu của mình.

⇒ Ngay cả những con người bình thường như mỗi chúng ta cũng mang trong mình sự sáng tạo, quan trọng là chúng ta có biết phát hiện và không ngừng sử dụng nó để làm cho cuộc sống của mình trở nên thú vị, tươi đẹp, đáng sống hơn hay không.

Dẫn chứng về sự sáng tạo của tuổi trẻ

Bài học:

– Hãy sống ở thế chủ động, tránh xa thể thụ động, nghĩ nhiều đến những gì mà bạn có khả năng làm được hơn là những gì có thể xảy ra cho bạn.

– Hãy sống ở cách khách quan. Hãy quan tâm đến thực tế cuộc sống đúng với những gì đang thật sự diễn ra, hơn là mong muốn chuyện đời sẽ xảy ra như bạn mơ ước.

– Hãy sống ở thì hiện tại, can đảm trực diện đối đầu với công việc ngày hôm nay. Không luyến tiếc quá khứ, cũng đừng lo lắng vớ vẩn đến tương lai.

–  Hãy sống ở ngôi thứ nhất, nghiêm khắc tự kiểm điểm mình hơn là đi bươi móc những sai sót, lỗi lầm của thiên hạ.

–  Hãy sống ở số ít, lắng nghe lời phê bình xuất phát từ lương tâm mình hơn là thích thú với những lời tán thưởng của đám đông.

–  Và nếu phải chọn một động từ thì hãy chọn lấy động từ yêu thương.

– “Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lònng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó.Tôi chỉ có thể trở thành người do chính tôi tạo ra”

– Con người muốn tồn tại trong cuộc sống thì phải tư duy, phải không ngừng nỗ lực rèn luyện, cố gắng học hỏi, trải nghiệm…. để phát triển. Con người suy nghĩ như thế nào, hành động như thế nào thì sẽ quyết định tính cách, con người và số phận của người đó.

–  Một con ếch khi được thả vào nước nóng 100 % nó sẽ lập tức nhảy ra và sống sót, nhưng nếu thả nó vào nước lạnh và đun nóng từ từ, nó sẽ không hay biết gì và rồi chết nóng. Đôi khi trong cuộc sống chúng ta rất dễ bị “đánh lừa”, thiếu tỉnh tháo, dễ bị thay đổi theo môi trường và đánh mất mình từ lúc nào không hay.

– Con chim có thể đậu ở cành cây mà không bao giờ sợ cành cây gãy, bởi lẽ niềm tin của nó là ở đôi cánh chứ không phải ở cành cây.

– Kẻ hoang phí sẽ là kẻ ăn mày trong tương lai. Kẻ tham lam là kẻ ăn mày suốt đời (Ngạn ngữ Balan)

– Có 3 thứ ngu dốt: không biết những gì mình cần biết, không rành những gì mình biết và biết những gì mình không cần biết. (La Rochefoucould)

– Cuộc sống không có đường cùng, chỉ tồn tại những ranh giới, việc quan trọng là làm thế nào để vượt qua những ranh giới ấy.

– Trong cuộc sống này, biết chấp nhận đã là điều khó, song biết từ chối lại là một điều không dễ.

– Ta vẫn hay chê cuộc đời méo mó/ Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?

– Tôi biết ơn tất cả những người đã nói “không” với tôi, nhờ đó mà tôi biết tự mình giải quyết mọi việc (Einstein)

– Hai người cùng nhìn vào vũng nước nhưng một người chỉ thấy vũng nước, người còn lại thấy cả những vì sao

– Người bi quan luôn thấy khó khăn trong cơ hội còn người lạc quan lại luôn tìm được cơ hội trong khó khăn

– Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời dẫu anh sống chỉ một đời lặng lẽ. Quen với cái lặng thinh không tô vẽ cho mình thì lại chính cái lặng thinh nhường ấy biến anh thành đáng nhớ với xung quanh!

– Nếu bạn không nhận được một điều kỳ diệu, hãy tự mình trở thành một điều kỳ diệu (Nick Vujicic)

Nghị luận xã hội về sự sáng tạo để thấy sự thành công của mỗi người luôn gắn liền với sự sáng tạo, đặc biệt trong thời kỳ phát triển hiện nay. Chính bởi vậy mà mỗi người cần biết cách đánh thức sự sáng tạo tiềm ẩn cũng như luôn phải kiên trì nghiêm túc trong công việc và học tập. Bài viết dưới đây của DINHNGHIA.VN sẽ cung cấp cho bạn những ý văn hay khi trình bày suy nghĩ và nghị luận xã hội về sự sáng tạo, cùng tìm hiểu nhé!.

Gợi ý mở đề Nghị luận xã hội về sự sáng tạo và năng động

Steve Jobs đã từng cho rằng “Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng tạo. Điều quan trọng là phải nhanh chóng thừa nhận nó và tiếp tục phấn đấu.” Đó chính là những lời truyền cảm hứng đến cho chúng ta, khi chúng ta gặp phải bế tắc trong công việc vì nghĩ mãi không lên được những ý tưởng mới, độc đáo, lạ. Sáng tạo là một yếu tố giúp ta định vị được bản thân, giúp ta phát triển thêm tư duy rộng mở, bản thân bứt phá được thêm nhiều thứ khác.

Trình bày suy nghĩ và nghị luận xã hội về sự sáng tạo

Giải thích khái niệm sự sáng tạo là gì? 

Đầu tiên, chúng ta sẽ đi giải nghĩa sáng tạo là gì mà nó giúp ích được rất nhiều cho cuộc sống của chúng ta đến như vậy? Chúng ta khi bắt đầu làm một việc gì đó thì đều phải suy nghĩ rồi mới quyết định là làm hay không, nếu suy nghĩ lâu chúng ta sẽ nghĩ ra thêm nhiều cái mới, cái hay hơn lúc ban đầu, đấy chính là sáng tạo. Như vậy, theo định nghĩa thì sáng tạo chính là hoạt động của con người khi tìm thấy cũng như làm nên giá trị vật chất hay giá trị tinh thần mới mẻ mà trước đó chưa có. Bên cạnh đó, sáng tạo còn được hiểu là các hoạt động nhằm tạo ra bất cứ cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi

Nói một cách rõ hơn thì sáng tạo chính là quá trình suy ngẫm trong thời gian dài. Sáng tạo khác hoàn toàn với việc suy nghĩ, suy ngẫm. Sự khác biệt giữa hai loại này chính là sáng tạo thường sẽ không lặp lại những ý tưởng cũ, đã có sẵn mà sẽ tạo ra một cái mới, khác hoàn toàn với cái có sẵn. Sáng tạo thường mang lại nhiều lợi ích trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống, những ai mà họ có khả năng sáng tạo tốt thường sẽ giúp được rất nhiều thứ trong con đường đời của họ.

Những hoạt động như tìm thấy những ý tưởng mới mẻ, những điều chưa ai làm, chưa ai nghĩ tới, và từ đó làm nên giá trị cho những ý tưởng đó, những điều đó bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần thì đó được xem là sáng tạo. Trong việc sáng tạo đôi khi bạn sẽ mắc lỗi, mắc những sai lầm đáng tiếc, thậm chí sáng tạo không đúng còn mang lại rủi ro cao không mong muốn cho chúng ta. Bởi lẽ, đôi lúc sự sáng tạo của chúng ta sẽ không được công nhận, không được chấp nhận và thậm chí những cấp cao, cấp trên yêu cầu chúng ta hãy bỏ phần sáng tạo đi và làm theo lối mòn, những lối cũ xưa nay mọi người ai cũng làm rồi. 

Dẫn chứng về sự sáng tạo của tuổi trẻ

Nghị luận xã hội về sự sáng tạo trong cuộc sống

Tại sao con người cần sự sáng tạo? 

Sáng tạo là một việc, là một hành động rất rất quan trọng với cá nhân bản thân mỗi một người trong xã hội này nhưng bên cạnh đó cũng có những rủi ro, những thất bại mà chung qui lại là những khó khăn sóng gió mà ai cũng phải trải qua, cũng phải gặp qua trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Chính vì lẽ đó, Steve Jobs mới có câu nói trên “Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng tạo. Điều quan trọng là phải nhanh chóng thừa nhận nó và tiếp tục phấn đấu.”. 

Sáng tạo không phải là điều dễ dàng trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta phải biết tự mình càng nỗ lực càng phấn đấu để vượt qua thời điểm khó khăn, gian nan, vất vả trong sự nghiệp sáng tạo. Để rồi từ đó chúng ta sẽ cố gắng cố gắng để tiếp tục hoàn thiện hết những công việc cũng như sự nghiệp học tập của mình. Cuộc sống luôn có những bí ẩn cùng với những hiểm nguy luôn rình rập xung quanh chúng ta mà đòi hỏi chúng ta phải học, phải trau dồi thêm nhiều kiến thức thì mới có thể cảm nhận, mới tìm thấy được chúng.

Biểu hiện của sự sáng tạo trong cuộc sống

Cá nhân bản thân con người trong mỗi chúng ta ai cũng cần phải có ý thức học tập, trau dồi kĩ năng nhiều hơn trong việc sáng tạo, và chúng ta phải luôn luôn suy nghĩ, phải luôn luôn sáng tạo trong chính suy nghĩ, chính hành động của chúng ta. Như vậy để làm gì? Chính là để chúng ta có thể linh hoạt, linh động hơn trong việc đáp ứng nhu cầu, trong việc đáp ứng những sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ của xã hội mà điều đó mà cấp thiết là cần thiết đối với xã hội càng nay, rất rất nhiều. 

Chẳng hạn như trong công việc cũng như trong việc học tập buộc chúng ta phải biết sáng tạo để khi có những vấn đề mới nảy sinh mà trước khó chưa từng gặp phải thì với đầu óc nhạy bén của chúng ta sẽ có thể linh hoạt xử lý được những vấn đề mới đó mà không rập khuôn, không theo lối mòn, không theo phương án cũ vì có đôi khi những phương thức cũ sẽ không còn phù hợp, và không thể giải quyết được các vấn đề mới đó một cách tốt nhất, hiệu quả nhất và tối ưu nhất. Thế nên chúng ta phải linh hoạt, năng động trong việc sáng tạo. 

Để có sự sáng tạo linh hoạt và cấp thiết như thế này thì quả thật không phải điều đơn giản, chúng ta ai ai muốn đạt được điều gì thì cũng cần phải trải qua quá trình học tập, thu thập kiến thức, rèn luyện và trau dồi các kĩ năng thì mới đạt được. Sáng tạo cũng vậy, chúng ta cũng cần phải trải qua quá trình học tập, thu thập kiến thức, rèn luyện và trau dồi các kĩ năng thì mới có thể linh động, nhạy bén trong quá trình sáng tạo của bản thân trong mọi mặt của cuộc sống. 

Sáng tạo không ai dạy chúng ta cả mà chúng ta phải biết tự học, tự tìm tòi tìm hiểu, mở rộng thêm kiến thức, sự hiểu biết thì mới có khả năng sáng tạo tốt được. Ngoài ra chúng ta còn cần phải chủ động tìm kiếm các cơ hội mới, các cách giải quyết vấn đề mới, tự bản thân chúng ta hành động chứ không phải chờ đợi ai hay chờ vào sự giúp đỡ của người khác. Sáng tạo là nói không với phụ thuộc vào người khác, sáng tạo chính là ở bản thân, là ở tư duy, là ở suy nghĩ riêng của mỗi người chứ không nằm ở đâu khác.

Điển hình như là Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi – một tinh thần sáng tạo kì tài, hiếm có của đất nước ta trong sử sách để đến ngày hôm nay ông được xem là một trong những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo, học hỏi theo. Thì trong lần ông được vua cử đi sứ Trung Quốc để bàn giao việc và kết nối thân tình, với tài năng ứng đối điêu luyện của mình, Mạc Đĩnh Chi đã khiến vua nhà Nguyên vô cùng khâm phục và cảm động về tài năng và đức độ của Mạc Đĩnh Chi. Bởi lẽ vua nhà Nguyên cảm kích vô cùng tấm lòng của Mạc Đĩnh Chi nên vua nhà Nguyên đã phong tặng cho Mạc Đĩnh Chi làm Lưỡng quốc Trạng nguyên – một danh hiệu cao quý xưa nay chưa từng có.

Ý nghĩa, vai trò của sự sáng tạo trong cuộc sống

Vai trò của việc sáng tạo là vô cùng vô cùng quan trọng và rất rất có ý nghĩa trong công việc cũng như trong học tập của cá nhân mỗi con người chúng ta. Chúng ta – mang trong mình bản chất sáng tạo sẽ biết vận động và suy nghĩ theo chiều hướng tích cực và tốt đẹp hơn. Chúng ta sẽ không cần phải dựa vào những điều đã có sẵn để thực hiện công việc mà thay vào đó, nhờ có sự sáng tạo chúng ta sẽ tự suy nghĩ, tự phát triển tư duy, phát triển năng lực bản thân của chúng ta. Có thế thì những năng lực, những tư duy tiềm ẩn trong bản thân chúng ta mới có cơ thể hội phát huy, để bộc lộ ra rõ nét hơn.

Chúng ta – mỗi con người với mỗi bản chất riêng biệt, không ai giống ai, chúng ta sẽ đều là những cá thể, những con người với những tư duy, những suy nghĩ khác nhau rõ nét, mà chính vì đó mà qui tụ lại sẽ tạo ra những ý tưởng mới, mang tính chất đột phá rất nhiều để mang lại cho xã hội thêm nhiều lợi ích, thêm nhiều các sự phát triển mới mà trước giờ chưa ai nghĩ tới, chưa ai thực hiện. Sáng tạo giúp con người không đi theo lối mòn, giúp bản thân được phát triển toàn diện ngay chính trong suy nghĩ, trong tư tưởng của họ để hướng tới một cái chân thiện mỹ, để hướng tới một mục đích tốt đẹp hơn, mang lại nhiều lợi ích lớn cho bản thân, cho cộng đồng, cho xã hội.

Dẫn chứng về sự sáng tạo của tuổi trẻ

Giá trị và ý nghĩa của sự sáng tạo trong cuộc sống

Phê phán những người thiếu sự sáng tạo trong học tập và công việc

Chúng ta – những thế hệ trẻ, những mầm non nhỏ của Tổ quốc – được đánh giá rất cao về tư duy phát triển, chúng ta được đánh giá là khá năng động và sáng tạo. Sáng tạo trong cách thực hiện hành động các nhiệm vụ được giao của mình theo một cách chủ động làm việc mà không cần nhờ quá nhiều vào sự giúp đỡ của các đàn anh, đàn chị. 

Những vấn đề mới, những kế hoạch mới chúng ta luôn suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo và đưa ra được những ý kiến, những ý tưởng, những hoạt động mới lạ để thực hiện. Điều đó thật tốt đúng không nào! Nhưng bên cạnh đó vẫn có một số nhóm nhỏ rất thụ động trong công tác công việc và kể cả trong học tập. Họ không chủ động tìm tòi, học hỏi và thậm chí là cũng không có ý thức về sự sáng tạo. Họ làm theo những cái đã có sẵn, chấp nhận những cái mà người khác đã sử dụng qua, làm việc theo khuôn mẫu, hành động rập khuôn và cuộc sống của những người đó quả thật là tẻ nhạt và nhàm chán. 

Những con người thiếu sự sáng tạp sẽ luôn thụ động ngay trong chính suy nghĩ của họ, ngay trong cả bản thân của họ, để không cần phải suy nghĩ hay làm thêm được nhiều việc giúp ích cho đời. Nhưng con người như vậy như là gánh nặng của xã hội, họ đã mang đến những tác động xấu, tác động tiêu cực cho xã hội. Bởi chính vì có những thành phần như vậy nên xã hội ngày càng trì trệ, không kịp phát triển để sánh bằng với các nước anh em. 

Những kẻ thụ động, lười suy nghĩ, thích hưởng thụ thành quả người khác chứ không chịu lao động tạo ra thành quả đáng bị người đời xem thường, khinh miệt và chỉ chính. Để khắc phục và làm biến mất những thành phần gây xấu cho xã hội như vậy thì nền giáo dục Việt Nam phải mang một trọng trách lớn, phải thay đổi, cải cách nền giáo dục nước nhà thì mới có đủ khả năng để thay đổi, giáo dục, rèn luyện lại thành phần xấu này.

Bài học rút ra khi nghị luận về tính sáng tạo trong cuộc sống

Chúng ta – những thế hệ trẻ ngày nay, cần phải làm gì ? Chúng ta – những thế hệ trẻ tiếp bước theo sau công sức của các ông cha ta đã xây dựng, gìn giữ hòa bình cho đất nước. Chúng ta cần phải nghiêm túc học tập và làm việc, trau dồi thêm nhiều kĩ năng, kiến thức cho bản thân, suy nghĩ nhiều hơn nữa trong công việc cũng như trong học tập. 

Bên cạnh đó, mỗi người cũng cần không ngừng sáng tạo, đổi mới để đánh thức những năng lực tiềm ẩn, những khả năng sáng tạo mới mẻ, không tư duy theo lối mòn. Để làm gì ? Có như vậy thì chúng ta mới có thể phát triển bản thân góp phần xây dựng đất nước ngày một tốt đẹp hơn.

Không những phải sáng tạo mà mỗi con người chúng ta ai cũng cần phải phát triển thêm những phẩm chất tốt đẹp khác để thuận lợi làm thực hiện trong công việc hay trong việc học tập như tính kiên trì, tính tự trọng, tính khoan dung, khiêm tốn, khiêm nhường, sự quyết đoán… Có như vậy thì chúng ta mới có thể sáng tạo ra được những cái tốt, mới mẻ và được công nhận, và giúp ích được cho bản thân, cho cộng đồng, cho xã hội.

Gợi ý kết đề Nghị luận xã hội về sự sáng tạo và năng động

“Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” – Lỗ Tấn. Nhà văn Lỗ Tấn đã có một câu nói rất hay, quả thật đúng như vậy, sự lười biếng lao động, lười biếng suy nghĩ, lười biếng sáng tạo sẽ dẫn đến việc ngu dốt mà ngu dốt và lười biếng thì không thể nào tạo nên được sự nghiệp thành công, tương lai rực rỡ mang lại vinh quang được cho con người. 

Để thành công, cách duy nhất là mỗi bản thân con người chúng ta phải biết tự thân vận động, làm việc, suy nghĩ và sáng tạo không ngừng trong công việc cũng như trong đời sống. Sáng tạo giúp ích được cho chúng ta, giúp ích được rất nhiều cho cộng đồng và cho sự phát triển của xã hội và góp phần tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp hơn cho cuộc sống này.

Dàn ý nghị luận xã hội về sự sáng tao trong cuộc sống và học tập 

Từ nội dung bài viết trên đây, hãy dùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu dàn ý nghị luận xã hội về sự sáng tạo cụ thể nhé.

Mở bài trình bày suy nghĩ và nêu dẫn chứng sự sáng tạo

  • Đề cập giới thiệu đến vấn đề chính trong bài viết: sự sáng tạo.
  • Nêu tác dụng cùng ý nghĩa của tính sáng tạo trong cuộc sống.

Thân bài nghị luận xã hội về sự sáng tạo và một số dẫn chứng

  • Khái niệm tính sáng tạo là gì?.
  • Vì sao mỗi người cần có sự sáng tạo?.
  • Biểu hiện, dẫn chứng của sự sáng tạo như nào?.
  • Tác dụng, vai trò của sự sáng tạo trong học tập, cuộc sống.
  • Phê phán những người sống ỷ lại, thiếu sự sáng tạo khi làm việc.
  • Bài học kinh nghiệm rút ra khi nghị luận xã hội về sự sáng tạo.

Kết bài suy nghĩ của em về tuổi trẻ và sự sáng tạo ngày nay

  • Nêu một số câu nói về sự sáng tạo hay nhất.
  • Nhấn mạnh ý nghĩa cùng vai trò của sự sáng tạo trong cuộc sống.
  • Thể hiện một số suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tính sáng tạo.

Cùng với sự quyết đoán và tính kiên trì thì sáng tạo chính là những đức tính quan trọng để mỗi người đạt được ước mơ và hoài bão của mình. Hy vọng bài viết của DINHNGHIA.VN đã cung cấp cho bạn những ý văn hay phục vụ cho quá trình tìm hiểu và nghị luận xã hội về sự sáng tạo. Chúc bạn luôn học tập tốt!.